Site icon Trang cá nhân của Trịnh Đình Linh

Nguồn gốc quyền lực – 6 cơ sở quyền lực của nhà lãnh đạo

Nguồn gốc quyền lực – Từ các nghiên cứu của các nhà tâm lý học John French và Bertram Raven, vào năm 1959 sau đó sáu năm sau, thêm một cơ sở quyền lực được bổ sung. Họ đã xác định 6 cơ sở quyền lực của nhà lãnh đạo:

1. Quyền lực hợp pháp (Legitimate Power)

Ví dụ như: Tổng thống, Thủ tướng, Giám đốc, Trưởng phòng…

Đây là loại quyền lực được mọi người biết đến nhiều nhất, tuy nhiên, loại quyền lực này không ổn định. Nếu bạn bị mất vị trí, ngay lập tức quyền lực của bạn biến mất.

Ngoài ra, phạm vi của loại quyền lực này bị hạn chế bởi danh giới của tổ chức. Ví dụ: Giám đốc của một công ty thì chỉ có quyền lực trong công ty đó.

Vì vậy, nếu dùng quyền lực chức danh là cách duy nhất để tạo ảnh hưởng người khác là chưa đủ mạnh. Để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, bạn cần nhiều quyền lực hơn thế.

2. Quyền lực khen thưởng (Reward Power)

Ví dụ: Tăng lương, Thưởng tiền mặt, Cơ hội đào tạo, hay đơn giản là khen ngợi…

Nếu những người khác hy vọng rằng bạn sẽ thưởng cho họ để làm những gì bạn muốn, xác suất cao là họ sẽ làm điều đó vì phần thưởng.

Hạn chế của loại quyền lực này là bạn không có nhiều phần thưởng như bạn cần. Là trưởng phòng bạn không thể quyết định việc tăng lương; Ngay cả là CEO trong nhiều trường hợp cũng cần sự cho phép của Hội đồng quản trị (How to Get a Seat on the Board)…

Vì vậy, khi bạn sử dụng hết phần thưởng có sẵn, hoặc khi những phần thưởng không đủ giá trị với người khác, quyền lực của bạn sẽ yếu đi.

Một trong những nhược điểm của việc sử dụng phần thưởng là nếu muốn phần thưởng có tác dụng tạo động lực – chúng cần phải lớn hơn sau mỗi lần. Thậm chí sau đó, nếu phần thưởng được trao thường xuyên, mọi người có thể cảm thấy mãn nguyện (tâm lý nghiễm nhiên) bởi những phần thưởng, vì vậy mà nó mất hiệu quả tạo động lực. lời cảm ơn (Celebrating Achievement) và khen ngợi (Giving Praise) cũng được hiểu như một phương thức khen ngợi hiệu quả

đọc thêm : phần thưởng (Rewarding Your Team)

3. Quyền lực cưỡng bức (coercive Power)

Ví dụ: Sa thải, Kỷ luật, Giảm lương, Chỉ trích…

Quyền lực này thường dễ dàng bị lạm dụng. Hơn nữa, nó có thể gây ra hành vi tiêu cực và không hài lòng trong công việc.

Như một phương sách cuối cùng, đôi khi bạn cần trừng phạt mọi người (Formal Warnings). Tuy nhiên, sử dụng rộng rãi quyền lực cưỡng chế – hiếm khi thích hợp cho việc thiết lập một đội nhóm hùng mạnh.

Rõ ràng, sử dụng quyền lực cưỡng chế là phong cách hạn chế nhất của nhà lãnh đạo. Để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, bạn cần những quyền lực mạnh mẽ và đi vào lòng người hơn.

4. Quyền lực chuyên gia (Expert Power)

Khi bạn có kiến thức và kỹ năng giúp bạn hiểu tình hình, đề xuất các giải pháp và triển khai tốt hơn những người khác – mọi người sẽ lắng nghe bạn. đọc thêm : Sử dụng tối đa kiến ​​thức của bạn (Building Your Reputation as an Expert)

Hơn nữa, bạn có thể mở rộng sự tự tin (How Self-Confident Are You?), quyết đoán và danh tiếng bản thân để có thể tư duy hợp lý (Positive Thinking, Thought Awareness, and Rational Thinking) vào các chủ đề, vấn đề khác. Đây là một cách tốt để xây dựng và duy trì quyền lực chuyên môn, và để cải thiện kỹ năng lãnh đạo của bạn.

Quyền lực chuyên gia không đòi hỏi sức mạnh vị trí, vì vậy bạn có thể sử dụng nó để đi xa hơn. Đây là một trong những cách tốt nhất để nâng cao kỹ năng lãnh đạo của bạn.

5. Quyền lực tính cách (Referent Power)

Điều này đôi khi được coi là sức thu hút, sự lôi cuốn, ngưỡng mộ, hay sự mê hoặc. Quyền lực giá trị cá nhân đến từ sự yêu mến và tôn trọng một người theo một cách nào đó.

Những người nổi tiếng có sức hút, đó là lý do tại sao họ có thể ảnh hưởng đến tất cả những fan hâm mộ họ. Trong một môi trường làm việc, một người quyến rũ thường làm cho mọi người cảm thấy tốt và yêu mến hơn.

Quyền lực tính cách có thể là một trách nhiệm lớn đối với bạn, bởi vì bạn không nhất thiết phải làm bất cứ điều gì để có được nó. Vì vậy, nó có thể bị lạm dụng khá dễ dàng.

Một người nào đó đáng yêu, nhưng lại thiếu tính toàn vẹn và trung thực, có thể làm dụng quyền lực đó để làm tổn thương người khác, cũng như để đạt được lợi ích cá nhân.

Chỉ dựa vào quyền lực giá trị cá nhân sẽ không phải là một chiến lược tốt; Nhưng bạn sẽ rất thành công khi kết hợp nó với sức mạnh của quyền lực chuyên gia. ( đây là một điều tôi rất tâm đắc trong cuộc sống và tìm đã thử tìm kiếm người có thể làm điều đó, nhưng thực sự quá khó để có được, nhất là ở tuổi trẻ, rất đáng tiếc, có thể xuy nghĩ đó quá mang tính cầu toàn (How to Preserve Your Integrity))

6. Quyền lực thông tin (Informational Power)

Đây là dạng quyền lực mà người nắm giữ có trong tay những thông tin được người khác cần đến hoặc muốn có. Quyền lực thông tin chỉ mang tính ngắn hạn, không nhất thiết có ảnh hưởng tới độ tin cậy của người sở hữu.
Chẳng hạn, một nhà quản lý dự án có tất cả thông tin về một dự án cụ thể, và điều đó đem đến cho anh/cô ấy “quyền lực thông tin”. Nhưng thật khó để anh/cô ấy giữ quyền lực này lâu, vì cuối cùng, thông tin “bí mật” kia cũng sẽ được công bố. Bởi vậy, không nên xem quyền lực thông tin như một chiến lược dài hạn.

customize by TDL

Exit mobile version