100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người
48. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN NHU CẦU
Trẻ em thường tự mình tạo lập mục tiêu và không ngừng nỗ lực thực hiện. Nhưng có một số em không muốn chủ động làm bất cứ việc gì. Nguyên nhân nào khiến các em có biểu hiện như vậy. Đó chính là nhu cầu thực hiện của con người. Nhu cầu thực hiện của trẻ em có mối quan hệ mật thiết với việc cha mẹ có tôn trọng lòng tự tôn của các em hay không.
Nhu cầu thực hiện là trạng thái tâm lý tương đối ổn định. Dưới sự giáo dục và ảnh hưởng của cha mẹ, nhu cầu này có thể hình thành từ khi các em còn rất nhỏ. Trong thực tế, nhu cầu này cơ bản hình thành từ thời kỳ trẻ còn bú mẹ. Thí dụ, lúc trẻ em khóc, người mẹ lập tức có phản ứng thì trẻ em sẽ tin rằng tiếng khóc của chúng có thể làm thay đổi hoàn cảnh xung quanh. Nhu cầu thực hiện bắt đầu từ tư tưởng đó. Nếu người mẹ không có phản ứng tức thì thì sau này đứa trẻ sẽ không khóc nữa vì bé có khóc cũng không thay đổi được gì. Nhưng trẻ em không khóc mà khoẻ mạnh có phản ứng tương đối chậm với sự thay đổi hoàn cảnh bên ngoài. Trẻ em nói chung đều thông qua tiếng khóc để gây ảnh hưởng tới sự thay đổi hoàn cảnh thế giới bên ngoài. Đó là kinh nghiệm sống ban đầu của chúng.
Sự thể nghiệm ban đầu là hạt nhân hình thành tư tưởng của trẻ nhỏ. Cho nên, lúc trẻ còn nhỏ, các bậc cha mẹ nên tích cực đáp ứng phản ứng của trẻ. Khi các em thích gì thì cha mẹ nên giúp đỡ các em. Điều đó rất quan trọng để bồi dưỡng nhu cầu thực hiện của trẻ.
Thời thơ ấu, việc huấn luyện năng lực độc lập cho các em có quan hệ mật thiết với sự phát triển nhu cầu thực hiện ở trẻ. Các nhà tâm lý học đã tiến hành điều tra xem sự chăm sóc con của các bậc cha mẹ có liên quan đến nhu cầu thực hiện của trẻ hay không? Kết quả chứng minh những em có nhu cầu thực hiện cao nói chung được cha mẹ huấn luyện năng lực độc lập từ khi còn nhỏ. Thí dụ như dạy em một mình đi qua đường, tự mang tiền lẻ và thường khen ngợi hành động của các em. Vả lại các bậc cha mẹ không nên nói những lời như ra lệnh với các em như “Không được làm như vậy!”; “Con cần làm thế này” v.v…
Nói chung cha mẹ đặc biệt quan tâm sẽ khiến trẻ em có nhu cầu thực hiện mạnh mẽ. Trong gia đình, cha mẹ cổ vũ con trẻ giành được thành tích tốt, lại nhiệt tình động viên các em khắc phục khó khăn, đặc biệt khoan dung cho tính độc lập của các em. Trái lại, có những bậc cha mẹ hay trách mắng khi con gặp sai trái mà không biết hướng dẫn, cổ vũ các em khiến cho các em không biết làm gì, chỉ nghe lời cha mẹ một cách tuyệt đối, không có một chút nào độc lập của bản thân.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.