100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người
79. TÍNH TỰ CHỦ
Một nguyên nhân quan trọng để kinh tế Nhật Bản phát triển là chất lượng hàng hoá của Nhật Bản rất cao. Ở Nhật Bản, hầu như mỗi xí nghiệp đều có tiểu tổ hoạt động từ C đến ZD. Một số phương pháp hành động của tiểu tổ đó có sự khác nhau giữa các xí nghiệp. Nhưng nhìn từ tổng thể, vấn đề chất lượng sản phẩm, hiệu quả công tác, thành phẩm, an toàn lao động v.v… hoàn toàn dựa vào năng lực của các thành viên trong tiểu tổ.
Bí quyết thành công của những tiểu tổ đó quyết định ở tính tự chủ của các thành viên. Họ không làm việc theo mệnh lệnh của cấp trên mà hoàn toàn dựa vào ý chí của bản thân để làm việc. Điều đó khiến họ đồng thời phát hiện được bản thân vừa có được niềm vui. Tình cảm đó giúp cho sự hình thành một tập thể đầy sức mạnh.
Các nhà tâm lý học cho rằng: ý chí của bản thân là cơ sở quyết định hành động, do nguyên nhân tự thân dẫn đến cho nên gọi đó là tính tự chủ. Người tự hiểu được bản thân được gọi là kẻ mạnh. Trái lại, người thiếu ý chí tự chủ được gọi là kẻ yếu.
Kẻ mạnh là người có thể tự chi phối số phận mình. Tất cả hành động của họ đều xuất phát từ tự thân họ. Kẻ yếu là người thiếu ý chí, bản thân chẳng qua chỉ là kẻ lười biếng.
Hai trạng thái tâm lý đó có ảnh hưởng lớn với hành vi động cơ của con người. Người cho rằng bản thân mạnh mẽ là người có tinh thần lạc quan tích cực, có thể nhận bất cứ sự khiêu chiến nào. Kẻ cho rằng bản thân yếu thì luôn luôn tiêu cực phòng thủ, thiếu tính quyết đoán, lẩn tránh sự khiêu chiến. Người mạnh tự thấy năng lực tiềm tàng của bản thân. Người yếu lại cảm thấy bản thân mềm yếu, nhu nhược không có tài năng.
Viên chức trong các xí nghiệp của Nhật Bản thông qua việc tham gia hoạt động các tiểu tổ mang đầy tính tự chủ có thể phát huy được tính tích cực của bản thân, cảm thấy bản thân là người chủ xí nghiệp. Như vậy, tự nhiên xí nghiệp sẽ làm ăn phát tài mà ngày một đi lên.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.