100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người
84. CẢM GIÁC ĐÓI BỤNG VỚI GIÁ TRỊ SỬ DỤNG ĐƯỜNG GLUCÔ
Béo phì có mối liên hệ rất lớn với người phát bệnh ở tuổi trưởng thành cho nên cần đặc biệt chú ý đến tình trạng trước khi phát bệnh tiểu đường.
Người ta thường thông qua ăn uống để nâng cao lượng glucô trong máu. Sau khi hệ thần kinh phát tín hiệu ngừng hành động ăn uống là bắt đầu tiết ra Insulin. Khi lượng đường glucô trong máu cao khiến con người có cảm giác no thì tế bào trong toàn bộ cơ thể người bắt đầu hấp thụ Insulin. Như vậy khiến cho lượng đường glucô trong máu giảm xuống. Nhưng có một số người do ăn quá nhiều nên khiến cho lượng đường glucô không ngừng sản sinh khiến cho Insulin phải gánh trọng trách quá lớn sẽ khiến cho chức năng tiết ra Insulin bị cản trở. Như vậy sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Tuy lượng đường glucô trong máu của người mắc bệnh đái đường rất cao nhưng họ vẫn muốn ăn. Điều đó trái với lý luận cân bằng đường glucô. Cho nên chúng ta có thể coi bệnh đái đường là một loại bệnh sử dụng đường ít. Dưới đây chúng ta có thể thấy một số nguyên nhân của cảm giác đói bụng.
Chúng ta có thể căn cứ vào sự khác nhau của lượng đường glucô trong máu, trong tĩnh mạch và động mạch để hiểu được trong mạch máu cuối cùng có bao nhiêu đường glucô được dùng. Khi máu dùng gần hết lượng đường glucô cũng là biểu thị đường glucô trong máu đã hạ đến mức độ thấp nhất. Với người bình thường thì khi đói bụng, lượng glucô trong máu gần như cạn kiệt, mà khi lượng đường glucô tăng lên là lúc con người cảm thấy no bụng. Khi lượng glucô trong máu giảm xuống là lúc con người ta cảm thấy đói bụng.
Thực tế chứng minh lượng glucô trong máu của người mắc bệnh tiểu đường mặc dù cao nhưng giá trị sử dụng thấp, thậm chí còn để dư thừa nhưng không hấp thụ được. Đó là vì sau khi cơ thể con người được tăng glucô thì giá trị sử dụng không được nâng cao. Nguyên nhân là vì tế bào không có khả năng hấp thụ và tiêu hao glucô. Từ đó chúng ta không có cách nào phát hiện được lượng đường glucô trong động mạch và tĩnh mạch.
Người bệnh tiểu đường mặc dù có lượng glucô trong máu cao nhưng vẫn đói bụng ghê gớm. Ở đây, điều quan trọng nhất không phải là giá trị tuyệt đối mà là giá trị sử dụng đường glucô trong máu. Cảm giác đói bụng của người mắc bệnh tiểu đường cũng giống như cảm giác đói của người không mắc bệnh. Người béo phì nếu như lúc nào cũng có cảm giác muốn ăn thì cũng dễ mắc bệnh tiểu đường.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.