284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam
ĐẶNG NHƯ MAI
Năm 1865, linh mục Pháp lấy tên Việt là Chu đến truyền đạo ở hai thôn Bàn Thạch và Mạc Vĩnh thuộc các huyện Thanh Chương và Quỳnh Lưu (Nghệ An), Đặng Như Mai người Nghệ An đã cùng thày học là tú tài Trần Tấn cùng phó tổng Phan Điểm, Hoàng Đức Đề, Nguyễn Mỹ Nghị, Nguyễn Văn Vinh đã nêu khẩu hiệu “Bình Tây sát tả” đốt phá các làng theo đạo Thiên Chúa và tiêu diệt đám giáo dân quá khích.
Sau ký hòa ước với Pháp, triều đình bỏ lệnh cấm đạo. Linh mục Chu tố việc Trần Tấn, Đặng Như Mai làm năm 1865. Để lấy lòng bọn Pháp, triều đình Pháp đánh trượng, thu văn bằng, chức tước của những người tham gia.
Đến tháng 5/1868, Linh mục Chu chưa thỏa mãn với án xử của triều đình, tiếp tục khiếu nại lên bộ Lễ. Triều đình sợ mất lòng Pháp xử tử những người chỉ huy vụ “Bình Tây sát tả”. Trần Tấn, Đặng Như Mai làm thơ phản đối thực dân Pháp và triều đình theo giặc.
Tháng 5/1872, triều đình chuẩn bị ký Hòa ước mới với Pháp cho Ngụy Khắc Đản ra Nghệ An dàn xếp vụ này. Tháng 2/1874 Trần Tấn, Đặng Như Mai phát động nhân dân “Quyết đánh cả triều lẫn Tây”.
Cuộc khởi nghĩa nổ ra 2 tháng sau khi triều đình ký Hiệp ước Giáp Tuất, nên còn mang tên là khởi nghĩa Giáp Tuất. Cuộc khởi nghĩa nổ ra từ tháng 2 đến tháng 5 thì lên đến đỉnh cao. Khẩu hiệu nêu ra là “Bình Tây sát tả”(tức là diệt Tây và đạo Thiên chúa). Sở dĩ có khẩu hiệu này vì một số dân theo đạo Thiên chúa quá khích, được Pháp tập hợp thành lực lượng vũ trang, trang bị vũ khí dẫn đường cho quân Pháp đánh phá làng xóm, phá đình chùa, tàn sát dân bên lương.
Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông và mạnh. Ngày 31/5/1874, quân khởi nghĩa chiếm đóng lị sở Hà Tĩnh. Vài ngày sau nhiều huyện ở Nghệ An lọt vào tay nghĩa quân. Cuối tháng 6, nghĩa quân chiếm thành Nghệ An.
Đầu tháng 7/1874, khởi nghĩa từ Nghệ An lan ra các tỉnh khác. Nghĩa quân vượt đèo Ngang vào chiếm châu Bố Chính (Quảng Bình), một bộ phận nghĩa quân tiến ra Thanh Hoá.
Cùng lúc đánh chiếm lỵ sở Hà Tĩnh, Nghệ An một số nghĩa quân còn đốt phá các làng công giáo, đàn áp giáo dân. Được sự đồng ý và khuyến khích của giám mục Garthier (tên Việt là Ngô Gia Hậu) nhiều làng công giáo đã tự vũ trang, thành lập những đội quân tự vệ, chống lại nghĩa quân rồi kéo về thành Nghệ An hỗ trợ cho quan quân đang bị nghẽn ở đó.
Cuộc khởi nghĩa nổ ra thì triều đình Huế sai Khâm sai Nguyễn Văn Tường, Tổng thống quân vụ Lê Bá Thận hội quân với quân Pháp vây đánh. Trần Tấn, Đặng Như Mai liền rút quân lên rừng, liên minh với các lực lượng nghĩa quân Trần Quang Cán, Nguyễn Vĩnh Khanh, Trương Quang Thư, Nguyễn Huy Điểm (Tá Khanh) chỉ huy đánh Pháp.
Quân triều đình, quân Pháp đem toàn lực tấn công, Trần Tấn, Đặng Như Mai lui về huyện Cam Môn, Trần Tấn bị bệnh ốm chết. Con là Trần Hướng tiếp tục sự nghiệp của cha thì bị bọn tổng lý ở xã Hữu Bình, bắt nộp cho Pháp. Trần Quang Cán hy sinh trong chiến đấu. Đặng Như Mai đem quân chiếm Phủ Quỳ châu xây dựng căn cứ, bị nội phản bắt giao cho quân Pháp. Chúng xử tử ông ngay. Cuộc khởi nghĩa tan rã.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.