284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

ĐỒ MẬU



Đồ Mậu tên thật là Vũ Như Đẩu, sở dĩ có tên gọi là Đồ Mậu vì ông nối nghiệp cha là cụ Tú Phác ngồi dạy học ở “Mậu Hòa giảng thất”, huyện Đan Phượng gần Cầu Đơ thị xã Hà Đông, nay Mậu Hòa thuộc xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Nối chí lớp Văn thân đàn anh như Vũ Như Cầu, Vũ Duy Ninh, Nguyễn Tư Giản, Lê Văn Diên, Ngô Văn Dạng… năm 1896 Đồ Mậu Vũ Như Đẩu đã gia nhập hội Thượng Chí do Sư cụ Vương Quốc Chính tu ở chùa Ngọc Long Động, khu Hương Tích tổ chức.

Khi Sư cụ Vương Quốc Chính thành lập lực lượng vũ trang chống Pháp thì nhà thờ họ Vũ ở làng Mậu Hòa được chọn làm nơi hội họp, làng Mậu Hòa là địa điểm tập trung nghĩa quân vùng Cầu Đơ quanh thị xã Hà Đông hiện nay.

Theo sách “Chống xâm lăng” của Giáo sư Trần Văn Giàu có đoạn như sau:

… Đồ Mậu được phong làm Tán tương quân vụ nghĩa quân. Trước khi xuất phát, ông làm lễ Tế cờ ở đình làng Mậu Hòa, ứng tác một bài vè cổ động tướng sĩ, rồi mới kéo quân đi về phía Cẩu Đơ.

Khi phiên chế 5 cánh quân, Đồ Mậu dược phong làm Tán tương quân vụ của Trung quân Trương Công Bỉnh. Sau một thời gian chuẩn bị. Vương Quốc Chính nhận thấy chưa đủ vũ khí (cần chuẩn bị thêm) và thời cơ khởi nghĩa vào tháng 12/1898. Nhưng các thủ lĩnh nhận được tin giặc Pháp ở Hà Nội và các tỉnh đánh hơi đang có sự chuẩn bị cho cuộc khởi nqhĩa ở nhiều tỉnh. Đến tháng 10/1898 xảy ra sự kiện là Trung quân Trương Công Bỉnh và một số nghĩa quân bị giặc Pháp bắt ở Hà Nội. Vì vậy, ngày 1/12/1898, Lãnh tụ 5 quân họp tại nhà Tiền quân Nguyễn Hanh ở làng Cổ Nhuế để bàn kế hoạch khởi nghĩa. Sau một hồi thảo luận, Hội nghị đỡ nhất trí phải khỏi sự sớm vào giờ đêm ngày 5 tháng 12 năm 1889 tại Hà Nội đang có Hội chợ, có nhiều người đi lại, giặc Pháp không để ý”.

Hội Thượng chí đã tổ chức một cuộc khởi nghĩa. Theo đúng mệnh lệnh tác chiến, Đồ Mậu chỉ huy các cánh quân ở phía tây huyện Đan Phượng và vùng chung quanh Cầu Đơ (thị xã Hà Đông và vùng phụ cận ngày nay) về đình Mậu Hòa làm lễ Tế Cờ sau đó tiến ra Cầu Đơ thẳng đường về tập kết ở Ngã Tư Sở. Do cuộc khởi nghĩa nổ ra trước kế hoạch, vũ khí trang bị chưa thật đầy đủ, việc trinh sát các mục tiêu tấn công chưa được chính xác, và kế hoạch đánh Hà Nội bị bại lộ trước giờ nổ súng 1 tiếng đồng hồ. Nên quân Pháp có đủ thời gian bố phòng các mục tiêu, tổ chức lực lượng cơ động phản kích. Hơn nữa, chỉ có hiệu lệnh tấn công duy nhất là đèn điện thành phố tắt thì nổ súng, không có hiệu lệnh thứ hai như pháo lệnh, trống, chiêng nên khi giặc Pháp phát hiện ra cuộc tấn công bắt hết kíp thợ điện, đưa lính vào nhà máy, không tắt điện, thì các cánh quân chuệch choạc người đánh người rút. Đồ Mậu chờ đợi tới gần 12 giờ đêm, thấy đèn điện vẫn sáng thành phố vẫn yên tĩnh, đành phải ra lệnh rút lui. Nhưng khi đó đã quá chậm, quân Pháp đã bịt kín con đường từ Ngã Tư Sở về Hà Đông bằng rất nhiều toán quân mai phục và tuần tiễu. Đồ Mậu cùng nhiều nghĩa binh bị quân Pháp bắt, chúng xích tay chân ông cho vào cũi rồi đem đi đày ở Côn Đảo.

Vũ Thế Khôi viết về sự kiện này trong “Vũ Tông Phan với Văn hóa Thăng Long” như sau: ”Theo vài người cùng đi tù với Đồ Mậu ở Côn Đảo mãn hạn trở về nói với thân nhân ông Đồ Mậu thì sau một thời gian ra đảo, ông cùng một số đồng chí đóng bè vượt ngục, nhưng đã hy sinh ỏ giữa biển. Họ dặn thân nhân ông Đồ lấy ngày ông đồ xuống mảng vượt biển làm ngày giỗ và đưa một ít tiền quyên góp cho vợ ông Đồ Mậu và khuyên bà nên đưa con trốn đi xa tìm kế sinh nhai”.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.