284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam
TRẦN TRỌNG KHIÊM
Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821) quê làng Xuân Lũng, tên Nôm là làng Dòng, nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Ông sinh trưởng trong một gia đình nho học nên thông thạo chữ Hán và chữ Nôm. Vợ ông ở nhà bị tên chánh tổng giở trò cường bức, bà chống lại, bị nó bóp cổ đến chết. Nhận được tin, ông về làng đâm chết tên Chánh tổng rồi bỏ làng đi.
Ông tới Phố Hiến làm thuê cho các tầu buôn nước ngoài. Từ năm 1843, ông là thủy thủ trên các con tàu viễn dương, từ Hồng Kông tới Malaixia, vượt biển Ấn Độ Dương, tới các nước nam Châu Phi. Sau đó ông tới Hà Lan học nghề đóng tầu, rồi sang sinh sống ở Pháp, Anh. Trong quá trình bôn ba ở các nước, ông vốn giỏi chữ Hán, nên học tiếng Quảng Đông, Quảng Tây rất nhanh, riêng tiếng Anh ông nói giỏi và viết thạo.
Năm 1847 ông đổi tên là Lê Kim (tiếng Anh viết là Lee Kim) trà trộn vào dòng người Tàu nghèo khổ di cư sang Mỹ. Vốn thông thạo tiếng Anh, ông Lê Kim làm bỉnh bút ngoại ngạch cho các tờ báo Alisa Caliornia, Morning Post, Daily Heraid… Sau đó ông vào làm biên tập cho tờ báo Daily Evering và viết bài có nhiều tờ báo khác.
Khoảng năm 1854, Lê Kim rời bỏ nước Mỹ, xuống tầu vượt Thái Bình Dương rồi rời Hồng Kông rồi theo tàu buôn về Việt Nam. Vì trước đây ông đã giết tên Chánh tổng, nên không dám về Bắc Kỳ mà vào Nam Kỳ với giấy tờ của người Minh hương. Ông xin cư trú ở làng Hòa An, phủ Tân Thành, tỉnh Định Tường, nay là tỉnh Tiền Giang khai phá đất hoang làm ruộng. ông lấy vợ người Nam Bộ, sinh được 2 con trai là Lê Xuân Lâm và Lê Xuân Lương.
Ông tìm được cách liên lạc về quê và nhận được tin nhắn: “Gia đình bình yên và lúc này người đi xa đừng nên vội về quê cũ”. Trần Văn Khiêm hiểu rõ cần phải tiếp tục giấu lai lịch của mình để sống ở nơi hoang vu ngút ngàn lau sậy ven sông Tiền Giang.
Tháng 9/1861, Trương Định giữ chức Phó quản cơ Gia Định chiêu mộ hơn 5.000 quân đánh Pháp. Võ Duy Dương đã cùng Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Đạt đến giúp ông chỉ huy nghĩa quân.
Trần Trọng Khiêm tức Lê Kim dã đem một số trai tráng và lương thực, tiền bạc giúp nghĩa quân Võ Duy Dương. Song ông vẫn không dám để lộ tung tích, họ tên thật, quê quán, cùng tên khi di cư sang Mỹ và quê lương, bản quán của mình, mà chỉ giới thiệu chung chung là “Người Minh Hương”. Võ Duy Dương và các tướng cũng tôn trọng, không gặng hỏi rõ tên tuổi, quê quán, mà cũng chỉ gọi là “Người Minh Hương”. Vì vậy một số tư liệu lịch sử viết về cuộc khởi nghĩa Võ Duy Dương cũng chỉ viết ông – một bộ tướng xuất sắc của Thiên hộ Dương là “Người Minh Hương”.
Theo gia phả họ Lê Xuân ở Rạch Giá viết về cụ tổ Trần Trọng Khiêm: “… Ngoài 20 tuổi, cụ cải danh họ Lê (húy Kim) khảng khái rời quê cha đất tổ, xuống một tầu buôn ngoại nhân, suốt mấy năm lênh đênh từ Á sang Âu, năm châu, bốn biển không ở đâu không lưu dấu tích. Tới xứ đạo cụ cũng tìm hiểu văn minh, phong tục, cái hay, cái dở đều nhân định phân minh, ý hẳn muốn thâu tháo để sau này kinh bang tế thế. Cụ thật có nhãn quan thiên lý, nhìn suốt cổ kim, có chí kế vãng khai lai, đáng làm gương cho hậu thế vậy… Coi khắp các kỳ quan, dị cảnh trên hoàn vũ rồi năm Giáp Dần (triều Tự Đức) cụ về Tổ quốc lập nghiệp ở làng Hòa An, tỉnh Định Tường. Noi đó còn hoang vu, toàn lau cùng sậy, tràm với lat (cỏ lác), cụ quy tụ một số người khai phá thành ruộng nương tươi tốt… Cư khai phá làng lập Hoài An chưa được 10 năm, làng xóm vừa mới phong túc, thì nước nhà bị nạn ngoại xâm. Năm Giáp Tý (1864), cụ khảng khái bỏ nhà cửa ruộng đất cùng với cụ Ngũ Linh Thiên bộ (hiệu của cụ Thiên hộ Dương) mộ được mấy ngàn nghĩa binh, phất cờ khởi nghĩa ở trong Đồng Tháp Mười. Các có tài bắn súng, bách phát, bách trúng, xây cất đồn lũy (theo mô hình, kinh nghiệm của tướng Mỹ Jolin A Sutter – chú thích của MTH), cầm đầu một nhóm lính đào ngũ Pháp (vì thông thạo ngoại ngữ, nên ông Kim đứng đầu địch vận lính Lê dương – chú thích của MTH) tấn công (các đồn Pháp) ở Cái Bè, Mỹ Quới, quân Pháp trăm phần điêu linh. Cụ bà cũng dắt con theo (cụ bà họ Phan), thật đáng mặt cân quốc anh hùng. Năm Bính Dần quân Pháp dèm quân bao vây ba mặt, tấn công đồn Tiền, cụ tổ chúng ta chống cự không nổi, tuẫn tiết. Trước khi mất, cụ dặn cụ bà lánh qua Rạch Giá, gắng sức nuôi con, dạy chúng giữ đạo trung hiếu, làm ruộng mưu sinh, đừng trục lợi cầu vinh, đừng ham vàng bỏ ngãi. Nghĩa quân chôn cụ dưới chân Giềng Tháp (tỉnh Đồng Tháp) năm đó cụ chưa được ngũ tuần”.
Trên mộ ông có đôi câu đối của các đồng chí xưa, cũ. Tạm dịch:
Lòng trời không tựa, tấm gương tiết nghĩa vì nước quyên sinh.
Chính khí nêu cao tinh thần Hùng Nhị còn truyền hậu thế.
(Bản gia phả do ông Lê Xuân Lăng, cháu nội cụ Lê Xuân Lương viết bằng chữ quốc ngữ khoảng năm 1930 dựa theo lời trăng trối, dặn dò của các bậc tiền nhân kể từ cụ Lê Xuân Lâm, con trai cả cụ Lê Kim. Ông Lăng truyền cuốn gia phả trên cho con trai là Lê Xuân Liêm, truyền cho cháu nội là Lê Xuân Lưu. Ông Liêm có học chữ Tây, tự tay ghi dòng chữ Bilio thèque familiale – Lê Xuân Liêm – Vilacfe de Mỹ Quới. Rạch Giá – Mai Thanh Hải (Theo bài “Từ giữa thế kỷ XIX đã có một người Việt Nam làm báo ở Mỹ, Văn nghệ Công an số 18 (118 tháng 6/2005).
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.