284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

TRỊNH PHONG



Trịnh Phong người làng Phú Vinh, huyện Vĩnh Xương nay là xã Vĩnh Thanh, huyện Vĩnh Xương tỉnh Khánh Hoà. Ông theo nghề binh từ khi còn trẻ, lập được nhiều chiến công, được phong tới chức Để đốc, chỉ huy thành Diên Khánh là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hoà, nên quân sĩ và nhân dân gọi ông là Đề Phong.

Đề đốc Trịnh Phong vốn là người thuộc phe chủ chiến từ khi giặc Pháp đánh chiếm thành Gia Định rồi cướp cả lục tỉnh Nam Kỳ, hai lần đánh Bắc Kỳ, tấn công cửa Thuận An uy hiếp triều đình Huế thì trong lòng Trịnh Phong rất căm thù giặc Pháp. Vì vậy chiếu Cần vương vừa ban ra, Trịnh Phong cùng ba anh em Nguyễn Khánh, Nguyễn Dy, Nguyễn Lương chỉ huy thành Diên Khánh hưởng ứng chiếu Cần vương chiếm thành Diên Khánh.

Ông cho người đến yết kiến vua Hàm Nghi và đại thần Tôn Thất Thuyết còn tự mình đem quân đi đánh chiếm các phủ huyện trong tỉnh Khánh Hoà. Khi quân Pháp và tên vua bán nước Đồng Khánh cho quân ra Khánh Hoà đàn áp phong trào Cần vương, Trịnh Phong giao thành Diên Khánh cho các ông Nguyễn Khánh, Nguyễn Dy giữ, còn mình đem quân ra Hòn Khói ở Đông bắc quận Ninh Hoà để đón đánh quân Pháp ngay từ khi chúng đặt chân tới Khánh Hoà. Công việc chưa xong thì quân Pháp và quân của Đồng Khánh kéo ra tấn công. Cuộc chiến đấu giữa quân của Trịnh Phong với quân Pháp diễn ra vô cùng quyết liệt. Song quân Pháp đông, thiện chiến, trang bị vũ khí hiện đại, có tàu chiến, đại bác yểm trợ, lại được quân của Đồng Khánh đưa đường dẫn lối và khống chế các làng ĩriệt đường tiếp tế của nghĩa quân. Quân của Trịnh Phong ít, trang bị kém xa quân Pháp nên chỉ cầm cự được một ngày một đêm, rồi phải bỏ chiến luỹ, rút lên rừng phòng thủ. Quân Pháp đuổi theo truy kích. Quân Pháp ngày càng thắt chặt vòng vây, chúng cho quân triệt phá các làng chung quanh cắt đứt hoàn toàn nguồn tiếp tế của dân cho nghĩa quân… Nghĩa quân đã thiếu đạn dược lại thiếu lương thực nên ngày càng nguy ngập. Quân Pháp được tăng viện, ngày càng ngọn núi ở Hòn Khói, Trịnh Phong chỉ huy anh em quân sĩ đánh thọc ra hướng Tây để rút vào rừng rậm cách đó khoảng 5 dặm. Song quân Pháp vây vòng trong, vòng ngoài, tấn công mãnh liệt, nghĩa quân bị thương vong nặng nề. Trịnh Phong cũng bị thương ở cánh tay. Bọn giặc xô đến, quyết không để giặc bắt sống, ông rút đoản đao định đâm vào cổ tự sát nhưng bị tên giặc xô tới giằng mất. 

Bọn Pháp cho bọn quan lại Nam triều dụ dỗ ông đầu hàng sẽ được phục nguyên chức. Ông không chịu chỉ luôn mồm nguyền rủa giặc Pháp và bọn vua quan Đồng Khánh. Không khuất phục được ông chúng đưa ông về thành Diên Khánh, đem ra cái gò ở bờ sông Cạn gần chỗ Cây Dầu đôi để chém đầu. Người ta kể lại, trước giờ giặc hành hình, người nhà dọn cỗ cho ông ăn. Ông ngồi ăn đàng hoàng, sau đó bảo người nhà dọn đi rồi ông ung dung ra nơi hành hình. Tên đao phủ chém ông, dòng máu đỏ của ông vọt lên cao như khí phách ông khi còn sống.

Từ đó nhân dân gọi gò bên bờ sông Cạn là “Gò chết chém”. Nhân dân thương tiếc lập đền thờ ông ngay tại nơi đó.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.