30 Tháng 4 – Chuyện Những Người Tháo Chạy

Trong Tay Lũ Sát Nhân



Chiếc Dodge 4 đi vào thành phố Phan Rang một cách bình thường. Thành phố nơi chôn nhau cắt rún của tổng thống Thiệu, quả thật là đẹp và yên lành. Chiếc xe đậu lại bên đường nghe ngóng.

Kinh nghiệm của lần trước, trên xe Dodge 4 không ai muốn xảy ra cái cảnh bị chận lại trước Phan Rí.

Các điều dự đoán của Thái và tôi đã sai. Khi bị chặn lại ở con suối Xuân La, chúng tôi tưởng là do tụi Phan Rang, nhưng thật ra do Nha Trang muốn giữ để bắt lính lại nên đánh sập cầu bịt lối thoát. Vì nếu do Phan Rang thì chúng tôi chưa chắc đã dễ dàng đến đây khi thoát khỏi suối Xuân La.

Thái bước xuống xe, nói với mọi người ở phía sau:

Đến đây, chúng ta cỉ cần nghỉ lại trong thoáng chốc, để xem xét cho rõ tình hình đường vào Nam. Anh em có thể đi quanh quẩn đây đó trong vòng một tiếng đồng hồ rồi chúng ta họp lại mà quyết định. Bây giờ khoảng 10 giờ – 11 giờ gặp lại, nhưng tốt hơn hết chúng ta chớ để lộ hành tung, và đề nghị có ai đó ở lại giữ xe.

Trong xe mọi người nhìn nhau với nhiều ý nghĩ. Một ai đó nói vọng ra:

Sao mình không đi luôn trung úy nhỉ?

Đi luôn cũng được. Thái cười: – Nhưng có thể chúng ta sẽ bị chặn lại khi ra khỏi Phan Rang, chúng ta nên biết rõ điều này, để quyết định tại nơi yên lành đây tốt hơn.

Một người khác lại nói cộc lốc:

Chỉ tại mình là chim bị tên, thấy cây cung cũng sợ.

Không hề gì đâu. Cứ đi đi.

Một người khác lại nói thêm:

Ngừng lại thế này vô ích quá. Chúng ta sẽ mất thêm thời gian. Tôi đã xuống xe đứng kế bên Thái và chặn những lời bàn tán:

Dù sao cũng phải ngừng lại đây để kiếm thêm xăng và xem lại bánh, hồi nãy xe bị dằn dữ quá. Giọng người khác nữa lại nói:

Thế thì chúng tôi đợi đây. Xong mình đi ngay.

Thái ra vẻ tươi cười:

– Vậy là chúng ta đã có mấy vị ở đây canh chừng xe rồi đó. Còn những người khác, ai muốn đi thì cứ đi nghe ngóng dùm.

Ai đó nói:

Trung úy có đi không?

Đi! Thái đáp gọn lỏn – Tôi cần biết cụ thể tình hình nhất. Người đó hỏi ngang phè:

Trung úy định đi bằng ghe?

Thái nghe hiểu ngay ý người này, anh liền trả lời:

Nếu xét thấy cần. Chút nữa chúng ta sẽ định, bây giờ đi xem xét đã. Người hỏi ngang phè cười hềnh hệch:

Đợi chút nữa thì trung úy đã lênh đênh trên biển rồi. Dù sao sử dụng ghe cũng chắc ăn hơn.

Thái khó chịu với ý nghi ngờ này, Thái nghĩ mình đối xử như vậy mà còn có người chưa tin mình, vì cái trò gạt gẫm này mấy ngày nay đầy rẫy trong “quân lực cộng hòa”. Nhưng chỉ có người này hay còn ai nữa? Thái đảo mắt nhìn một loạt, những gương mặt im lìm nhìn anh, anh khó biết quá. Thấy Thái ngần ngừ, tôi hiểu ý, nên tự nguyện:

– Ở lại coi xe, cũng còn có tôi, tài xế cũng phải trông chừng xe.

Tôi cũng muốn chêm thêm câu nói móc, “Vì tất cả chúng tôi bỏ đi dám mất xe lắm”, nhưng anh thấy không nên, vì trong xe còn có nhiều người tốt.

Nhưng tại sao chúng ta lại không đi ngay? Một người nào đó còn vẫn giữ ý ấy.

Không! Chúng tôi ở đây đúng một tiếng đồng hồ. Thái đáp gọn rồi bỏ xe đi.

Trên xe nhiều người nhảy xuống, thoáng chốc sau, chỉ còn lại quanh xe là tôi và chừng mươi người. Tôi ngồi bên lề đường ngó bâng quơ, bên tôi, có ông già. Buồn vì không có việc làm. Tôi quay sang hỏi thăm ông cụ:

Nghe giọng nói của cụ, cháu đoán cụ quê ở miền Tây? Ông già hơi cười:

Cậu nói đúng quá, cậu dân Nam thì rành quá rồi. Ông cụ trả lời và hỏi ngược lại:

Cậu dân Sài Gòn hả?

Tôi lại cười, chợt nhớ ra ông già đã bị bắt giam nên hỏi:

Cháu không hiểu tại sao chúng nó lại bắt giam cụ tại phòng tối trên tàu hàng?

Thì ai chửi nó, nó nhốt thôi.

Cụ già rồi, chửi tụi nó chi cho mệt xác! Tôi nghiêng đầu như tiếc cho ông cụ còn mang cái tính không chịu được những điều trái tai gai mắt nên khổ thân già. Nhưng tự nhiên, ông già mắt đỏ ngầu:

Tại già rồi, chứ còn trẻ tôi dám giết tụi nó ngay lúc ấy!

Nghe lời nói quyết liệt đó, tôi nhớ lại buổi trưa nắng trên nông cát trại an ninh quân đội. Chính ông khơi mào vụ trả đũa ở đây. “Ông già này gân lắm”. Tôi có ý phàn nàn:

Thật đáng tiếc, cụ đã châm ngọn lửa vào hai thùng dầu. Ông già vẻ ngớ ngẩn, thoáng cái lại hằn học:

Trong tay tôi mà có cây súng là tụi nó không còn một mạng.

Tôi nghĩ bụng: “Giết không còn một mạng, mà cũng chưa vừa lòng. Sao cái ông già này căm thù tụi nó dữ vậy?”.

Ông nói như trong xa xăm:

Tôi cứ nhìn cái lan can mà tưởng như nó còn đứng đó, nó nhảy nhanh quá, tôi không ngờ. Đến lượt tôi ngớ ra:

Ai? Nhảy ở đâu?

Ôi thì con tôi đó, cái thằng trung úy quân lương nhảy xuống biển đó. Tôi cứ nhìn sững cái lan can, hai thằng áo xanh bị đánh lòi tròng con mắt ra mà tôi có biết gì đâu!

Tôi sực nhớ ra chuyện trên chiến hạm, nhớ tới người đã để cho tôi cái áo mặc trên người. Lúc đó ông già chặc lưỡi nói tiếp:

Tội nghiệp cái ông thiếu tá, chắc bây giờ ổng chết rồi. Tụi nó bắt là chết thôi.

Ổng là bạn tôi đó – Tôi buông thỏng một câu rồi thở dài: – Thôi, chuyện qua rồi, bây giờ trở đi đã yên lành, chỉ còn kỷ niệm tiếc thương.

Làm thinh một lúc, ông già như đi sâu hơn vào kỷ niệm về người con:

Tánh nó lúc nào cũng quyết liệt. Lúc nó ra trường sĩ quan bộ binh đóng ở vùng I, thì đứa con của nó mới sanh. Nó gởi vợ con lại cho tôi ở chợ Đệm. Một năm hai lần nó về phép. Được ba năm, nó không về nữa kêu tôi dẫn con nó ra. Chuyện như thế đó, chỉ quanh đồng lương lính nghèo, vợ nó bỏ đi bán ba lấy Mỹ – Rồi trên tàu, con nó chết, nó quyết liệt tìm cái chết.

Ê mấy thằng kia! Ở đâu tới đây? Tôi và ông già quay lại thấy bốn thằng đốm đỏ đứng dang chân hỏi mấy người trong đám xe tụ tập sau chiếc Dodge 4.

Chúng hỏi bất ngờ làm họ quýnh quáng cả lên, nhất là do mấy bộ đồ này ở Đà Nẵng đã bao phen làm họ khiếp vía.

– Cho coi giấy tờ. Tụi đốm đỏ xẳng giọng.

Một vài người lóng cóng móc giấy tờ tùy thân, số còn lại đứng ngó dáo dác. Thấy thế, tôi nói với ông già:

Cụ băng qua bên kia đường, cụ sẽ thông báo lại với trung úy khi nào ở đây chúng tôi bị kẹt. Ông già nghe và qua đường ngay, đến bên đó, ông quay nhìn lại theo dõi. Trong khi đó tôi đứng lên vòng ra sau chiếc Dodge 4.

– thằng này, mày đứng úp mặt vào tường! Một thằng đốm đỏ chĩa súng vào anh bị thương mũi, huơ huơ mũi súng vào bức tường rào bên đường.

Tôi đủ giấy tờ mà! Người bị thương mũi cãi lại!

Tao biểu mày đứng úp mặt vào tường! – Đ. m, mày có chịu nghe lời không?

Nhưng mà, tôi…Anh bị thương mũi muốn cố cãi, nhưng liền khi đó bá súng của một thằng đốm đỏ khác đứng gần bên, dộng một cái thật mạnh lên lưng anh ta làm anh quỵ xuống.

Thằng đốm đỏ đang chĩa súng vào anh bị thương mũi, quát thét:

– Đứng dậy mày! Đ. m, tính nằm ăn vạ hả? Nằm luôn à mày!

Lúc đó, tôi đã đến kế bên, đưa tay đẩy thằng đốm đỏ sang bên. Thằng này quay nhanh mũi M16 chĩa vào tôi. Tôi bình tĩnh, móc lấy trong túi áo tờ sự vụ lệnh chìa ra và nói:

– Công vụ đây, các anh không được đánh người của tôi.

Thằng đốm đỏ tay cầm sự vụ lệnh liếc mắt đọc, tay kia vẫn giữ mũi súng chĩa vào tôi. Mấy người trên xe Dodge 4 tụ dần về phía sau lưng tôi. Thằng đốm đỏ đọc xong nó nhìn chăm bẳm vào tôi; tôi móc túi lấy ra gói thuốc Pan – man trong thùng đồ hộp Mỹ, chìa ra mời nó. Nó hạ mũi súng, vớ điếu thuốc; nhưng tôi kịp ấn cả gói vào tay nó và nói:

Anh giữ đi. Rồi tôi tranh thủ, hỏi luôn:

Tại sao anh lại giữ nhiệm vụ tuần canh trong thành phố mà không phải là tụi quân cảnh?

Quân cảnh mà làm gì nổi – Ông Thiệu chỉ thích sử dụng bọn tôi, tin tưởng hơn. Rồi nó cười hềnh hệch! – Thành phố quê hương của ổng mà, phải để đám con cưng của ổng coi sóc chứ!

Tôi làm bộ ngạc nhiên:

Thế làm sao mà phải coi sóc một cách quan trọng vậy?

Tại hạ sĩ I không biết – Bọn di tản hỗn loạn vô kể, chúng nó làm nát Nha Trang rồi, chúng tôi chờ tụi nó ở đây, buộc tụi nó phải trật tự và quay đầu trở ra…

Thế thì phải phong tỏa ngay! Tôi làm bộ sốt sắng chú ý để dò thêm tình hình.

Phong tỏa đã hai tiếng đồng hồ rồi hạ sĩ ơi. Chúng tôi vừa từ Sài Gòn ra bắt tay vô làm liền. Ở thành phố này, một cây kim cũng không chui ra nổi, mà một con muỗi cũng không bay vào được.

Hòa thử dò thêm:

Sao chúng tôi vào không thấy gì hết?

Không làm sao thấy được chúng tôi, lực lượng hai biệt kích dù và các anh em Lữ đoàn 6 thủy quân lục chiến và biên đội 4 biệt động quân nổi danh như những bóng ma mà.

Vậy sao chúng tôi vào lại không bị chặn lại?

Thằng đốm đỏ cười vang, chỉ vào biển chiếc xe Dodge 4. Tôi cũng cười, làm ra vẻ như mỉa mai:

Vậy mà người của chúng tôi lại bị anh đánh đập tàn nhẫn. Thằng đốm đỏ tắt cười, nó nhăn mặt:

Đập chết cũng được nữa mà hạ sĩ, tụi nó rời khỏi xe là tôi không cần biết, cái sự vụ lệnh đã gắn chúng vào chiếc xe hạ sĩ biết không? Nó trở giọng nghênh ngang: – Hạ sĩ nên biết, bọn này được lệnh tiền trảm hậu tấu mà. Thấy lạng quạng là làm liền báo cáo sau, làm trúng được thưởng xứng đáng, phần thưởng nhân đôi so với lúc bình thường; làm sai, tội chia bốn.

Tôi giật mình, tái xanh mặt. Thôi rồi! Những người lang thang trong thành phố giờ này đã ra sao? Anh giả lả:

– Thôi mời các anh nghĩ một chút, tiện chúng ta ăn cái gì.

Nghe thế, thằng đốm đỏ quay nhìn đồng bọn, tụi nó đồng ý với nhau là nên cho cái gì vào bụng.

Lên ăn bay! Cái bụng tao đã nghe cồn cào rồi. Thằng đốm đỏ rủ rê cả bọn. Tôi cũng làm ra vẻ quát nạt bọn của mình:

Các anh lên xe, cấm không được leo xuống.

Cac3 bọn chủ khách ngồi đối nhau, ở giữa thùng đồ hộp còn phân nửa, được tiếp tục đem ra đánh chén, hỏi thăm tình hình sức khỏe của nhau. Được nửa chừng, tôi vô đề:

– Này anh – Tôi gọi tên binh nhất đốm đỏ trưởng toán – Tôi có một điều lo quá. Dù tôi là an ninh quân đội mặc lòng, nhưng phải cậy oai lực các anh

Thế làm sao biết mà làm vừa lòng tổng thống? Tôi tỏ vẻ rụt rè.

Cũng khó mà biết được. Thằng đốm đỏ phân vân: – Đại khái là cái gì chúng tôi thấy không vừa lòng thì điều đó có nghĩa là không thể vừa lòng ổng (! ).

“Sự vừa lòng ông Thiệu là đồng nghĩa với vừa lòng một thằng đốm đỏ hung ác và ngu dốt! À ra thế!”.

Tôi nghe ruột mình cuộn lên, nhưng làm bộ khoan thai chép miệng khẩn khoản:

Vậy các anh cứu chúng tôi với! Trong bụng tôi tiếp “Thoát khỏi nanh vuốt các anh”.

Cứu các anh? Thằng đốm đỏ nhăn nhó khó khăn: – Cứu các anh khó quá! Lỡ bọn các anh đã lọt vào tay chúng tôi rồi thì thật khó cứu quá.

Bọn đốm đỏ, chính chúng cũng thấy chúng là mối nguy hiểm, nhưng theo “luật pháp”, người ta chấp nhận sự nguy hiểm do chúng gây ra! Đấy là hai bên cùng có trách nhiệm thực hiện cho bằng được ý muốn của tên Thiệu, kẻ đã khai sinh ra đám bần tiện bạo tàn này…Và tình trạng nhiễu nhương hung hiểm nơi đây của đám dân di tản khổ đau.

Thôi thế này. Tên đốm đỏ trưởng toán đứng lên: – Các anh chia những người này ra. Nó chỉ mấy người trong xe còn ngồi đó: – Đi theo bọn chúng tôi – Chúng tôi sẽ chia ra lùng sục tìm cho. Ai chưa bị câu dính thì chúng tôi bảo về đây ngay – Còn ai bị rồi thì cái đó chưa chắc – Thôi đi ngay.

Tụi đốm đỏ nhảy xuống, tôi đưa thêm cho mỗi đứa mấy hộp đồ hộp, chúng nhét vào túi hai bên ống quần, rồi gọi giật đám trên xe:

– Chia ra đi theo!

Khốn nạn thay, không ai dám theo cả! Mới đây họ suýt tiêu mạng, ở kế bên cái xe mà còn bị nguy thay, huống hồ theo lũ chúng, có bề gì chúng cho đi luôn thì…có trời mà biết! Còn hy sinh vì người khác, họ chưa hề nghĩ đến điều đó! Tôi biết vậy, thất vọng và nói luôn với bọn đốm đỏ:

Thôi khỏi chia đâu cả – Tôi sẽ cùng đi với các anh một nhóm, sẵn có tờ sự vụ lệnh của tôi đây làm bằng. Rồi tôi nói với những người trong xe như lẩy: – Các anh cứ ở đó chờ, yên thân hơn!

Tôi quày quả bỏ đi theo bọn đốm đỏ – Ông già bên kia đường nhìn theo.

Tình hình chiếc Dodge 4 yên ổn hơn nhờ cái bẳng số của nó. Khoảng 15 phút sau đó, Thái trở về, leo lên ca bin, cô giá Huế lẻn theo anh lúc nào không biết cùng trở về lên ngồi cạnh, Thái nhìn về tay lái thắc mắc cho sự vắng mặt của tôi. Ông già băng qua đường, mở cửa xe leo lên ngồi vào chỗ tay lái, báo cáo mọi sự ông thấy. Thái nhăn mặt châu mày:

Khó mà thoát khỏi Phan Rang, thành phố bị phong tỏa. Dân ở đây im thin thít như những con cừu non, mấy quan bảo thế nào, họ nghe theo như vậy.

Quan nào? Ông già tò mò hỏi.

Thì mấy quan thiên thần ông đã nói đó. Thái trả lời hậm hực và nói tiếp: – Ngoài ra còn mấy quan thiên lôi mặt sắt ở trên núi xuống nữa. Mấy quan này nói tiếng Thượng mà mặc đồ Mỹ. Mấy tên này còn cực kỳ tàn bạo hơn nữa, lúc nào cũng cho là cứt Mỹ ngào đường ngon khôn tả và hơi giấm của thằng Thiệu thì thơm vô ngần, tụi nó tự hào chính ông tổ ba đời của thằng Thiệu là người Thượng do trời sai xuống trên đất thiêng của tụi nó kia mà.

Mới vừa khi cô gái Huế chen vào lời Thái: – Đằng tê bọn hắn moi ruột một lượt hai người thanh niên rồi móc bốn con mắt bỏ vào túi vì tội nhìn bọn hắn mà cười – Hắn làm giữa ban ngày – Hắn làm tự nhiên. Trước tiên hắn đập bá súng vào đầu cho hai thanh niên té xuống, hắn quát: “Tụi bây nhìn tao mà nghĩ gì trong bụng”. Rứa rồi hắn moi ruột ra coi, đến lúc hai anh thanh niên giẫy chết trợn hai cặp mắt lên – Hắn cho nhìn như rứa là hỗn, hắn moi mắt, hắn tính quăng thì thằng tê cho là quí, hai thằng chia nhau bỏ túi, tụi còn lại chỉ cái thây máu me cười hắc hắc: “Cái áo đẹp, máu đẹp”. Xí sau, con đường nớ vắng giới nghiêm. Cô gái kể luôn một thôi, giọng còn bị kích động.

Ông già nghe mà gương mặt xanh lè.

Lúc đó, gần 12 giờ trưa ngày 2 – 4 – 1975. Trên đoạn đường chiếc Dodge 4 đang đậu bùng lên chao nghiêng như động đất.

Đình! Oành! Oành! Tiếng nổ ở đầu đường và nổ ở giữa đoạn đường. Đoạn đường nửa cây số, một chiếc xe tăng ở đâu bỗng xuất hiện nằm như bịt đầu đằng kia, bánh xích chuyển động, tiếng sắt nghiến ken két, tiếng động cơ ầm ầm. Khói đen hung hãn chầm chậm nhích lên. Khẩu đại liên trước đầu nó chổng ngược chênh chếch cứng ngắc rung rung, ánh sáng trắng lóe lóe trước mũi.

Cành cành cành cành!!! Cành cành cành!!! Tiếng nổ gõ nhịp từng chuỗi ngắn.

Chiếc tăng tiến lên đến gần nửa đoạn đường thì ngừng lại, xuống tấn tại chỗ, rồi toàn bộ khối sắt gắn cây đại bác dài ngoằn quay tròn chầm chậm, đầu đại bác lên xuống đều đều. Được hai vòng như vậy, nó đứng yên, và bánh xích lăn chầm chậm đến cuối đường đứng lại. Toàn bộ chiếc tăng trở hướng khuất dần từng đoạn đến biến mất.

Đình, Oành, Oành! Có tiếng đạn đại bác nhỏ hơn nổ gần.

Trong lúc ấy, chiếc Dodge 4, một cái khăn mùi soa trắng thêu cành mai còn đượm nước hoa được giăng ra trang điểm trên cái cần kính chiếu hậu của nó ngoài cửa. Sau xe có mấy người nhảy xuống nằm dài theo sát chân tường nhà, họ sợ ở trên xe sẽ ăn đạn đại bác của chiếc tăng. Khi chiếc tăng đậu lại gần bên chiếc Dodge 4, miếng bạt che bên hông run rẩy như da bụng con bò rung rung đuổi ruồi. Mặt những người ngồi trên xe cắt không còn hột máu. Ở ca – bin xe, người trung úy mang dấu công binh trên vai áo cố tình đưa dấu huy hiệu về phía chiếc tăng, mắt nhìn nó miệng cười mỉm. Anh nhận ra nó ở suối Xuân La, và không muốn nó ngộ nhận mình khi thấy chiếc Dodge 4 của an ninh quân đội.

Những người nằm theo tường nhà, đầu úp sấp he hé mắt nhìn bánh xích tăng, thấy nó lăn đi, họ thở phào ngẩng đầu lên và thấy bốn cái bánh gíp chạy tới ngang trước mắt họ, bốn cái bánh cao su chạy thật chậm và thấy rõ hình cái dù vẽ trên miếng chắn bùn bằng cao su. Tạch tạch tạch tạch!!! Một tràng tiếng nổ của một loạt mấy họng súng nhả đạn. Có mấy người trong bọn họ tưng tưng, lưng điểm nhanh lấm tấm lỗ vải cháy. Một người nào đó còn he hé cặp mắt lúc này đã lờ đờ, thấy bốn cái bánh cao su vượt qua cặp bánh xích. Bốn người thiệt mạng, năm hấp hối và năm phút sau cũng tắt thở.

Trong lúc ấy, ở đầu đường, một chiếc gíp của biệt kích dù tù xa chạy trờ tới ngừng sững trước đầu xe Dodge 4. Mấy cánh tay áo đốm đỏ lò ra khỏi gíp. Mấy họng M16 chĩa xéo xéo vào góc tường nhà, nó nhận ra là mấy người di tản đang nằm sấp nhìn nó và chiếc xe an ninh quân đội. Thế là nó muốn chận trước mấy trái lựu đạn có thể từ trong đám người đó quăng ra, nó cho nổ súng trước, và lập tức nó lách khỏi chiếc Dodge 4 mà nó ngỡ của bọn an ninh cùng phe với nó, chen vượt lên chiếc tăng, chạy biến. Giữa chiếc gíp và chiếc tăng chưa đứa nào kịp hiểu nhau là bạn hay thù, nếu kịp hiểu chắc chắn có một đứa bị hạ.

Trong lúc ấy, Thái trên xe nhảy xuống lôi cô gái theo, anh hét lên: “bỏ xe” và kéo biến cô vào trong ngõ hẻm bên kia đường. Tất cả người trên xe cũng nhảy ra chạy tỏa như bay. Khi đứng nép được vào hẻm, Thái mới nhận ra chỉ có mình mình đứng vào giữa hai góc nhà nào đó, cô gái lạc đâu mất. Nhìn ra đường anh thấy chiếc Dodge 4 như chồm cái đầu lên:

Ầm! Tiếng lựu đạn nổ.

Ầm! Ầm! Thùng xe phả lên một vùng lửa và khói đen phủ kín chiếc xe. Phuy xăng nó chở đã thiêu rụi nó hoàn toàn.

Ngay lúc ấy, một toán vằn sóng biển chừng mươi đứa ở đâu xuất hiện, kịp thấy chiếc tăng đứng quay nòng đại bác, chúng nhảy bổng vào tường rào ngay đó núp nhìn ra. Chúng nó thấy rõ các việc của chiếc gíp và chiếc tăng, của đám trên xe an ninh quân đội. Và nó còn thấy hai cái bóng trắng trên lầu căn nhà đầu hẻm, nơi Thái chạy vào, ló ra tung liền ba trái lựu đạn vào chiếc Dodge 4, mang bảng số an ninh quân đội. Mấy mũi súng trong tay đám vằn chông lên nổ giựt giựt:

Tằng tằng tằng tằng!!! Một cái xác áo trắng rơi đánh “bịch” trước mắt người trung úy công binh.

Bọn vằn nhảy ra băng qua đường, chạy về phía hẻm nhưng không vào đó, mà xông vào căn nhà chúng vừa chĩa súng bắn lên; khi nãy chúng nó có thấy một cái bóng tóc thề chạy vô đây cùng một ông già. Một số thường dân chạy toáng lên, cửa nhà đóng sàn sạt rầm rầm.

…Rồi sau lúc ấy, con đường vắng hoe, im lìm. Trên đường, mấy thứ sắt vụn còn ngún khói. Trong mấy cái thây bên tường nhà, một cái chống tay ngồi lên, cố dựa lưng vào mảng vôi vàng, và như cái kim đồng hồ to, cái thây từ từ quay một trăm tám mươi độ, từ nền lề đường bên này ngã xuống về bên kia.

Thời khắc trôi qua thật chậm. Một phút, hai phút, năm phút, con đường vắng tanh; mười phút, hai mươi phút, nửa giờ sau, con đường vẫn vắng tanh.

Giữa đường, người trung úy công binh bước ra, đầu đường một bóng áo thun trắng có cổ bước ra. Cả hai di động đến bên xác xe, đứng nhìn xác người và nhìn vào mắt nhau, cùng lắc đầu.

Họ đâu cả rồi? Đáp lại là cái lắc đầu.

Còn họ đâu rồi? Đáp lại cũng là cái lắc đầu.

Tự dưng ở đâu không biết, người và xe đổ túa ra, nhộn nhạo, hỗn loạn chạy tới chạy lui…

Cái cảnh rần rần ào ào chỉ diễn ra trong 10 phút rồi biến mất để nhường cho cảnh thậm thụt, lò dò, len lén, rón rén, vội vã, vụt thoáng vụt hiện, Hia người công binh còn ở đó, chờ đợi; nhưng gần cả giờ rồi, chẳng ai đến với họ. Tám mươi tám người, năm người chết được Thái chứng kiến, sáu cái chết bị các thiên lôi[25] bắt úp mặt vào tường xử tử mà tôi cùng đám đốm đỏ chưa kịp can thiệp, thì còn 74, 74 người nữa đâu? Đâu mất? Sự hỗn loạn, hay là thác loạn, hay là gì gì đó…đã làm biến mất 74 con người. Đi khỏi xe là chết, ở lại xe là sống, đi khỏi xe là sống và ở lại xe là chết? Còn biết sống chết là đâu?

Bây giờ thì thành phố Phan Rang đầy dân di tản, phải nói là cả vạn người và xe. Qua hai tiếng đồng hồ, thành phố này không biết ai là chủ nữa.

Lúc thường thì đám chính quyền và an ninh tỉnh làm chủ. Trước đây hai giờ thì đám lính dù, con cưng của thằng Thiệu làm chủ. Cách đây một giờ thì đám di tản làm chủ. Bây giờ thì cả ba đám đó làm chủ hoặc chẳng đám nào dám ló bộ mặt chủ ra, sợ bị hai đám kia làm thịt. Tình hình thật kỳ quặc, ba đám đó bây giờ đều có mặt trên đường đi tới đi lui, chạy tới chạy lui, đám nào cũng dường như chẳng để ý đám nào. Ba đám này cố dấu tung tích; nhưng ở kẹt hóc hẻm nào đó, lỡ không dấu được thì gầm gừ làm thịt nhau ngay.

Chúng tôi ngồi trên đường đầy loạn lạc đó, vừa có vẻ yên ổn vừa vô cùng nguy hiểm. Thần chết đang lảng vảng đâu đây. Bất cứ lúc nào nó cũng có thể quơ lưỡi hái lên.

Bồn chồn vì sự vắng bóng lâu quá của người em gái, Thái cứ lẩm bẩm:

Bây giờ tôi mới nhận ra cô bé trở nên dễ thương lắm, cô đã biết vì mọi người, rất sẵn lòng với mọi người, không quên mọi người. Cô đã biết sống có ích cho sự sống của người khác. Lúc nãy tôi rời xe và cô ấy cũng tìm xuống mé biển định thuê một chiếc ghe đò xuôi về Vũng Tàu, vì dân ở đây cho biết thành phố đã bị phong tỏa, chỉ có thể thoát bằng đường biển thôi. Cũng có một số người ở đây sợ chiến tranh muốn trốn đi, họ âm ỉ tổ chức từng đợt đò lớn nhỏ. Đúng như chúng ta dự tính ban sáng là mười lượng cho tám mươi tám. Nhưng khi có tin phong tỏa Phan Rang thì giá vọt lên một người một lượng. Thế nên do có một chiếc ghe sắp khởi hành, tôi đề nghị cô theo họ đi trước và giữ thêm một lượng, giao sáu lượng còn lại cho tôi để xoay xở cho đám mình. Thế mà cô nằng nặc không nghe, không muốn bỏ ai ở lại cả. Chính tôi thấy tình hình những người trên xe Dodge 4 cũng đa đoan quá, nên đã đề nghị là tôi rủ cụ với ông già, bốn người cùng lẻn đi, cô cũng không chịu. Cô nhất định đi thì cùng đi cả, không thì không đi cả, và chúng tôi trở ra đây. Tôi định sẽ lừa một dịp cả bốn cùng đi, nhưng bây giờ thì…

Thái thở dài: – Xét ra tôi chưa vì mọi người bằng cô ấy.

Đi tìm cô ta ngay thôi, anh Thái! Tôi quí cô gái ấy nên thúc giục Thái.

Cũng chẳng biết đâu mà tìm. Thái bâng khuâng: – Cô chạy lạc đâu đó, có lẽ mình chờ ở đây, cô nhớ đường tìm về tốt hơn.

Không thể được, con gái nguy lắm, tôi lại giục và hỏi lại Thái.

Lúc anh kéo cô ta băng qua đường vào hẻm thì thấy cô ta chạy về hướng nào? Thái nhíu mày:

Lúc băng qua đường thì tay tôi rời tay cô, tưởng cô chạy sau lưng tôi chớ, ai ngờ vào hẻm, đứng vào ngách quay ra thì chẳng thấy cô ấy đâu.

Anh không thấy cô vượt qua mặt anh à?

Không. Thái thêm: – Lúc băng ngang đường còn có ông già, chắc ông già thấy. mà ông già thì tôi có thấy đâu mà hỏi!

Có lẽ cô gái chạy theo ông già? Tôi đưa giả thuyết.

Có lẽ hay không có lẽ. Thái ầm ừ: – Nếu theo ông già thì ông đã dẫn cô ra đây – Có lẽ cô gái không theo ông già.

Có lẽ theo ông già. Tôi lý luận dẫn ra vấn đề: – Vì ông già cũng không thấy ra đâu. Với ông già thì ông không thể chạy xa, nên không thể lạc đường. Mà như thế ông đã dẫn cô gái ra đây từ lâu rồi. Đây, hai người vắng bóng, có thể là hai người bị nạn. Tôi đứng lên và đoán chắc họ bị nạn rồi!

Thái cũng nhổm lên, hai người thất sắc ngó dáo dác.

Anh Thái, cô ấy băng qua đường theo anh: Anh vào hẻm, cô ấy không vào hẻm, chắc cô ấy vào mấy cái nhà ở đấy – Nhà nào anh Thái?

Thái nhớ lại: “Anh chạy qua, cô ta tách khỏi tay anh, tay trái, cô ở bên trái, ông già cũng ở bên trái”.

Anh buột miệng:

– Mấy cái nhà phía trái hẻm.

Rồi anh nhớ cái thây rớt xuống, mấy thằng vằn sóng biển chạy vào, căn nhà bên trái hẻm. A, ơ lại buột miệng:

– Coi chừng căn nhà đầu tiên!

Tôi chợt nhớ ra, khi con đường trở nên rần rần ào ào, một toán vằn sóng biển từ căn nhà đó thoát chạy ra quạnh ngay vào hẻm mất biết. Tôi bỗng choáng váng, té bịch xuống đất, Thái xốc tôi dậy, anh chỉ căn nhà đầu tiên phía trái hẻm:

– Đúng, đúng căn nhà đó!

Thái lao đi, tôi gắng gượng đứng dậy chạy theo. Căn nhà cửa còn khép hờ, chúng tôi tuôn vào.

Vừa vào đến nơi, chúng tôi đứng sững lại. Trong bóng nửa tối nửa sáng của tầng trệt, cái thang lầu hai cánh vắt theo chiều ngang căn phòng khách, một người toàn thân máu me vừa khô vừa ướtđang bu tay vào lan can ngay chỗ bậc nghỉ chân giữa hai cánh thang. Người này mặt xoay về phía cửa ra vào, nhợt nhạt. Thấy chúng tôi bước vào, cái miệng người này mở hé ra:

Ông cụ! chúng tôi la lên, chạy rầm rầm bậc thang đến bên ông già chung xe với mình. Chúng tôi vừa đến bên, ông già đưa tay chỉ ra ngoài, hai anh ngó theo ngón tay. Qua cánh cửa ra vào mở, tôi nhìn suốt qua đường, thấy xác chiếc xe, thấy cả chỗ chúng tôi ngồi đó chờ đợi đoàn người tụ họp khi nãy.

Trời ơi! Tôi gào lên: – Nãy giờ cụ nhìn thấy chúng cháu!

Ông già không trả lời được.

Mà cụ không gọi được? Ông già mệt mỏi gật đầu.

Cụ đuối sức rồi! – Cụ bị tụi vằn sóng biển nó giết chết rồi.

Ông già không gật đầu nổi nữa. Hai bàn tay buông lơi cầu thang ngã ra trong tay tôi, mắt từ từ nhắm, ông tưởng như đang yên lòng nhắm mắt trong tay con trai ông. Người ông nực mùi máu tanh, nhưng tôi vẫn không buông ông ra. Gần cả tiếng đồng hồ, ông mang cái thân xác thương tích của ông xuống được đến đây vì cái bậc cầu thang đi lên còn lại đầy máu. Ông ráng giữ cái thân xác hết máu này cho tim vẫn còn đập, và mắt ông vẫn nhìn trừng trừng vào những người ông cần gặp, thu hút cho họ đến gặp được ông, để ông chết an lòng. Ông cụ ơi, cụ cụng quyết liệt như con trai cụ Hòa! Hòa! Tiếng Thái thét lên tận tít trên cao. Tôi gấp rút đặt nhẹ nhàng ông già xuống nền bậc nghỉ cầu thang và chạy ào lên bậc cầu thang trên.

Hòa ơi! Lại có tiếng kêu tại phòng kế bên, tôi ào vào.

Trước mắt tôi hai cái xác đàn bà trần truồng, máu me.

– Hòa ơi! Tiếng kêu phát ra ở phòng trong nữa.

Tôi nhảy mấy bước vào tận trong. Tôi đứng sững ra, Thái ngồi bên cô gái mái tóc thề ngang vai buông xỏa rối loạn, mắt cô mở trừng trừng, nước mắt tuôn chảy dài, chảy dài; môi cô run run mà không tiếng nức nở, tấm chăn cô đắp run run theo nhịp môi run run. Cạnh cô, một cái khăn lông cuộn vào chân giường, chân tủ lạnh, song cửa sổ, tay nắm cánh cửa phòng. Tôi đã hiểu cô bị hành hạ thân xác đến là dường nào!

Thái cũng nước mắt ràn rụa, tình yêu thương cô em gái làm thắt ruột anh, anh thều thào:

– Hòa ơi, em tôi hồn như đã đi xa, em không nói nữa rồi…

Tôi ngồi xuống cạnh cô gái, nói gì không ai hiểu nổi, đầu óc mơ hồ ý nghĩ muốn cứu sống cô.

Anh Thái đưa cô ấy xuống thôi, ở đây, cách gì?

Không được đâu! Động vào người cô, mắt cô như oán hờn ghê lắm. Tháo mấy sợi dây trói mà mắt cô trợn lên giận dữ

Các anh tìm cách đưa cô đến bệnh viện. Tôi nói. Nước mắt tuôn nhiều hơn, cô gái lắc đầu.

Thế này không xong đâu, em sẽ chết mất! Thái lại khẩn khoản.

Lúc này tôi có cảm giác mình phải quyết liệt, quyết liệt như ông già. Tôi định tóm lấy cô trong cái mền bế lên; nhưng tôi giật mình, buông ra, cô gái đã thét yếu ớt:

– Lựu đạn! Rồi nước mắt tuôn trào, cô ngất đi.

Chúng tôi ngưng thở, từ từ kéo tấm chăn ra. Khi nãy thoạt bước vào, cô gái bị gái bị giăng chân tay bốn góc, thân thể trần truồng, mặt ngẩng sang bên, miệng bị cái khăn cột giữa hai hàm ra sau ót; Thái kéo vội tấm chăn giường đắp cô lại, tháo khăn, tháo dây trói tay chân cô ra, nhưng cô gái cứ lắc đầu. Thái định ôm cô đi nhưng cô trợn trừng mắt. Lòng bất nhẫn làm anh đầu hàng lý trí, anh ngồi đó gọi tôi. Bây giờ hai tiếng lựu đạn làm anh hiểu ra; nhưng mà sao em anh chẳng nói ngay.

Chúng tôi quì gối hai bên cô gái, thật nhẹ nhàng và từ tốn cho tay lùa nhẹ dưới thân xác như muốn lạnh của nàng thiếu nữ vừa qua tuổi dậy thì. Nhưng kỳ quái hoàn toàn bàn tay các anh không chạm vào khối sắt nào.

Đột dưng tôi nhận ra một sự méo mó trên đường cong hình thể người con gái, tôi nghiêng mình xuống và thấy giữa hai đùi cô gái, đầu một trái lựu đạn còn ló ra, khóa chốt đã bị rút, tôi bủn rủn, nói trong thần trí hôn mê:

– Lựu đạn rút chốt…

Thái cũng tái mặt. Chúng tôi ngồi bệt ra trên sàn nhà, Thái rên rỉ:

Vậy nên em tôi nhất định chẳng nói gì! Tôi còn chút quyết liệt; còn nước còn tát:
Làm nhanh đi anh Thái, cô đã ngất rồi!

Thời gian trôi qua chậm chạp. Tôi ngó lên trên trần nhà, màu trắng vôi là màu tang ma, màu vằn vện in cùng lên trên ấy là màu giết người. Tôi không quan tâm đến tiếng nổ của lựu đạn nữa, có hay không cũng vậy thôi.

Máu tuôn xối khi trái lựu đạn nhầy nhụa được thả ra trên sàn gạch, và tiếng cô gái nấc lên; cô lấy hơi buông từng tiếng nhát gừng:

Em nghe nhẹ…và em đã….biết chúng…mấy thằng theo mình từ bến thuyền…, chúng lấy hết vàng rồi…, mong các anh về thoát chúng…, bình an…

Cô gái không nói thêm, cô nhắm mắt lại, nước mắt tuôn giữa hai cặp mi đen đóng kín. Đột dưng cô há lớn miệng, máu lại tuôn xối xả. Thái hoảng hồn chụp tay cô gái lắc lắc, và anh lại thảng thốt buông ra, da của cô lạnh toát và tím ngắt.

Bây giờ thì cô nằm trên giường thân phủ kín chăn, anh hôn nhẹ lên trán cô và từ biệt ra đi cùng với tôi. Tôi cũng đang thương cảm, sửa ngay ngắn lại hai tử thi đàn bà, phủ chăn. Họ chết cùng kiểu như cô gái, nhưng thay vì bằng lựu đạn, thì bằng dao găm.

Cửa căn nhà lầu bên hẻm được khép chặt lại. Chúng tôi nhìn đăm đăm cánh gỗ như miếng ván hòm, bảng số nhà như chiếc bài vị; quay nhìn về mấy miếng sắt đen thui của chiếc Dodge 4 như những miếng vải điếu, mấy cái thây như những bộ đồ cũ ai vứt bên bờ tường. Bây giờ chúng tôi như hai người dân lầm lũi bước về hướng mấy xóm dân chài. Hình ảnh chiếc Dodge 4 chở 88 người reo vui xuôi Nam như vẫn còn đây.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.