36 Kế Nhân Hòa

Kế 14. Kế lự trào



Lợi dụng thang thuốc hạ nhiệt lùi bước như thê’nào?

Hài hước thường được xem là nghệ thuật ngôn từ chỉ có những người thông minh mới sử dụng được và tự trào được xem là đỉnh cao của hài hước. Cho nên tự trào phải là người thông minh trong người thông minh, cao thủ trong cao thủ. Tự trào là một kỹ thuật mà người không có lòng tự tin không dám sử dụng bởi vì tự trào yêu cầu mình chửi mình, cũng có nghĩa là đem ra chế giễu những sai sót, khuyết tật của mình, không che giấu chỗ xấu, chỗ thẹn, không tránh né mà trái lại phóng đại, khoa trương, mổ xẻ chúng ra rồi sau đó mới dẫn dắt, hóa giải khiến cho mọi người cười vui. Không có tâm tính siêu thoát thì không thể nào làm được việc này cho nên những kẻ tự cho mình là phải, so đo tính toán, ghen ghét đố ky khó lòng làm được.

Tự trào không tổn thương ai cả, rất an toàn. Anh có thể dùng tự trào để khuấy động không khí chuyện trò, giải tỏa khẩn trương. Trong cảnh bế tắc có thể tìm ra lối thoát, giữ được thể diện, ở nơi công cộng khiến cho mọi người hứng thú, trong hoàn cảnh đặc biệt có thể nói bóng nói gió châm chích kẻ tiểu nhân càn quấy.

1. Tự mình cù, tự mình cười

Trong giao tế gặp khi quẫn bách, xấu hổ thì dùng tự trào không những dễ tìm ra lối thoát mà lại thường sinh ra hiệu quả hài hước. Cho nên tự mình cù nách mình, tự mình cười, tự mình cười trước là một thủ đoạn thoát thân rất cao minh.

Tương truyền ngày xưa có một học sĩ họ Thạch lần nọ cưỡi lừa vô ý té xuống đất, người khác không biết làm thế nào, còn ông học sĩ họ Thạch lại lồm cồm bò dậy nói “May tôi là học sĩ Thạch (đá) chứ là học sĩ Ngõa (ngói) thì ngã vỡ tan rồi”. Cả đám người vây quanh phá nên cười thoải mái khiến cho ông học sĩ khỏi thẹn. Một ông béo ngã lăn quay nói: “May mà béo núc ních chứ nếu không thì đã gãy hết xương rồi. Một ông gầy ngã lăn quay lại nói :”May mà nhẹ cân chứ không thì đã nát thịt”. Có một bà vợ chế giễu ông chồng học giả lùn, ông ta cười hì hì bảo: “Lùn hóa hay, nếu tôi không phải cao 1m57 thì làm sao trước tác cao bằng tôi được? Nếu tôi không vừa nhỏ vừa yếu thì bà làm sao đánh gục tôi được Nói xong, cả hội cười xòa vỗ tay khen “Tuyệt, tuyệt “. Cho nên khi tự trào phải công kích mạnh chỗ yếu của mình mới dễ dàng làm cho mọi người hứng thú, tất nhiên không phải một mình anh cười mà cả hội đều cười. Sau khi kháng chiến thành công, Trương Đại Thiên từ Thượng Hải về Tứ Xuyên quê nhà. Trước khi ra đi, bạn bè đặt tiệc tiễn chân và đặc biệt mời Mai Lan Phương dự. Tiệc vừa bắt đầu, mọi người mời Trương Đại Thiên ngồi ghế chủ tọa. Ông Trương nói: “Mai Lan Phương tiên sinh là quân tử mời ngồi ghế chủ tọa, tôi là tiểu nhân xin bồi tọa”. Mai Lan Phương và mọi người chưa hiểu ý của ông. Trương Đại Thiên giải thích: “Không phải có câu “Quân tử động khẩu, tiểu nhân động Thủ” (quân tử động miệng, tiểu nhân động tay) hay sao?Mai tiên sinh hát kinh kịch là động khẩu, tôi vẽ tranh là động thủ nên tôi mời Mai tiên sinh ngồi ghếch tọa”.

Mọi người cả cười và mời cả hai ông ngồi hai ghế song song ở hàng đầu. Trương Đại Thiên tự trào là tiểu nhân, tựa hồ như tự hạ mình nhưng ý tại ngôn ngoại, ở đây biểu thị tấm lòng rộng mở của ông và tạo ra không khí cởi mở của bửa tiệc. Có một ông muốn ra nước ngoài học tập, vợ đùa: “Anh đến xứ đào hoa e lại mê cô nào khác!”. ông chồng cười bảo: “Em xem bộ dạng của anh đây: mặt lưỡi cà , chân vòng kiềng, đứng giữa đường e không ai liếc mắt”.

Lời nói đó làm cho vợ vui vẻ. Mọi người đều sợ tướng mạo mình có khiếm khuyết nhưng ông chồng này lại phô trương cái tiện thiên bất túc và không hổ thẹn. Tự trào như thế biểu thị tâm hồn tiêu sái và nhân sinh trí tuệ, có hiệu quả hơn là thề thốt với vợ nhất định không trêu hoa ghẹo nguyệt. Trong mắt vợ lúc này ông biện thành vô cùng đẹp, vô cùng đáng yêu. Trong giao tế khi anh sa vào quẫn bách thì có thể nhờ tự trào thoát thân mà vẫn giữ được thể diện. Một câu lại bộ nọ tổ chức chiêu đãi, một chiêu đãi viên lỡ tay làm đổ rượu trên chiếc đầu hói của một qúy khách người chiêu đãi viên sợ hãi cuống cuồng, quan khách lặng người, nhưng vị khách này lại mỉm cười nói: “ Chú em, chú cho rằng phương pháp trị liệu bệnh hói này có hiệu quả ư”. Tất cả bàn tiệc cười vang, cục diện bế tắc được hoá giải. Vị qúy khách này dùng tù trào để biểu lộ lòng khoan dung của mình, đồng thời vẫn giữ được sự tôn nghiêm của mình, xua tàn cảm giác xấu hổ.

Cho nên tự trào đúng lúc đúng độ là một loại hàm dưỡng, một kỹ xảo giao tế đầy ma lực . Tự trào có thể tạo ra không khí thoải mái, hài hòa. khiến cho anh có thể sống thanh thản tiêu sái, khiến cho người khác cảm thốt anh đáng yêu và đậm nhân tình, nhiều khi lại bảo vệ thể diện một cách hữu hiệu, lấp lại được thăng bằng tâm lý.

2. Nhân vật đại chúng lại càng cần phải tự mình cười mình

Trong giao tế, những người có địa vị cao, các minh tinh trong khi tiếp xúc quần chúng dễ bị người ta cảm thấy quan cách. Có thể vì họ quá khẩn trương, có áp lực hoặc có thể vì họ chưa biết cách tiếp xúc với quần chúng. Thông thường, nói đùa một chút có thể hóa giải sức ép tâm lý và lại có thể làm cho người dân thường cảm thấy có tình người, mình cũng giống như dân thường khiến cho quần chúng thoải mái.

Loại ví dụ như thế nhiều không kể xiết. Các nghệ nhân kể chuyện, các nhà hoạt kê, những người dẫn chương trình thường dùng phương pháp này để chiếm cảm tình của quần chúng. Trong cuộc sống cũng không thiếu những người như vậy.

Một vị giáo sư tuy tuổi nhiều mà tóc ít để lộ ra một “mảnh đất nhẵn thín”. Học trò thường lén gọi sau lưng là giáo sư hói. Về sau lúc lên lớp giảng bài ông bèn nói toạc nguyên nhân bị bệnh rụng tóc rồi còn thêm một câu tự trào: “Đầu không còn một sợi tóc cũng hay, ít ra khi tôi giảng bài thì phòng học sáng sủa hơn”. Học trò cười ồ một cách đầy thông cảm, về sau không ai gọi ông là giáo sư hói nữa.

Đương nhiên tự trào không phải là tự làm nhục, không phải là bộc lộ cái xấu của mình, ở đây phải nắm vững mức độ. Cá tính hóa, hình tượng hóa và học được cách tự trào thì khiến cho ngôn từ của anh lý thúcho những nhân vật thực sự vĩ đại biết cười mình và khích lệ người khác cùng mình cười. Họ cho và được tình người.

Tổng thống Lincoln cũng tự cười mình, nhất là về tướng mạo của mình. Có một lần ông kể một câu chuyện, ông nói: “Có lúc tôi cảm thấy mình là một người thô lỗ dạo bước trong rừng sâu gặp một bà già”. Bà già nói: “Anh là người xấu xí nhất mà ta đã gặp”. Tôi đáp lại: “Không, tôi không đồng ý”. Bà cụ nói: “ít ra anh có thể ru rú trong nhà không ra khỏi cứa”. Tôi đáp lại rằng: “Nhưng tôi lại không thể ru rú ở nhà. ” Cười mũi mình dài hay cười mình làm việc gì đó không đẹp lắm khiến cho anh tương đối có tình người hơn. Nếu như anh đẹp trai tuấn tú thì hãy tìm khuyết điểm khác. Nếu quả không có khuyết điểm gì thì hư cấu ra, nói chung tìm khuyết điểm không khó lắm. Một huấn luyện viên bóng đá được người ta hỏi về một cầu thủ siêu sao. Ông nói: “Khi anh ta còn học năm thứ tư đại học thể thao thì là một cầu thủ có tài. Nhưng có một khuyết điếm là đã học năm thứ tư rồi”.

Nếu đặc điểm, năng lực và thành tích của anh khiến người ta đố ky thậm chí oán ghét thì hãy cố gắng làm thay đổi nhưng thái độ đó. Ví dụ như có thể nói một câu đại loại như sau: “Thê giới không có người nào toàn diện kỳ mỹ ca, tôi là ví dụ tốt nhất”.

Anh dùng việc tự cười mình để cười cùng mọi người, như vậy sẽ giúp người ta thích anh, cảm kích anh, thậm chí bái phục anh bởi vì sức mạnh hài hước của anh chứng tỏ anh có tình người. “Tôi thích anh” dẫn đến “tôi hiểu anh” và tiến tới “tôi tin anh”. Như vậy, cuối cùng anh đạt được mục đích lấy được lòng tin của người khác. Khi người ta đã tin anh thì anh có thể ảnh hưởng người ta, khiến người ta phát huy tiềm năng giúp đỡ anh. Khi một người đã thông cảm với anh thì sẽ tích cực tiến đến hòa hợp với anh.

Kỳ thực bất kể anh là nhân vật lớn hay nhân vật nhỏ, tự trào đều có thể khiến cho anh được hoan nghênh gấp bội. Nhân vật lớn thì nhờ tự trào có thể giảm bớt đố ky, được cho là người hảo tâm. Nhân vật nhỏ tự trào đem lại niềm vui trong nỗi khổ, tự an ủi mình.

3. Người không tự trào là người nhỏ nhen

Thoải mái là phẩm chất quan trọng hàm súc trong hài hước. Phàm lạc quan thì dù lâm vào vòng vây cũng vẫn thấy lóe ra tia hy vọng chứ không trời đất u ám, thê lương, ảm đạm, ủ rũ. Mô thức tư duy là “việc nhỏ” chứ không phải nhìn đâu cũng thấy gươm đao. Thường nghĩ khuyết điểm và bất tài của anh là điều tự trào của anh chứ không phải anh là nhất thiên hạ, hiếu thắng xông lên bừa bãi. Đó là tinh thần thoải mái. Thoải mái thường hàm ý siêu thoát nhưng không phát triển đến hư vô, cho nên vẫn là nhân tố tích cực, là một biểu hiện tốt đẹp của tình người. Trong sách Tính hài hước của người Trung Quốc có kể một câu chuyện như sau: Một diễn viên điện ảnh thập kỷ 60 xuống nông thôn tỉnh Tứ Xuyên thâm nhập thực tế. Giữa trưa gặp mưa, thấy một túp lều tranh có thể chui vào tránh mưa, ông đẩy cửa bước vào thấy hai vợ chồng già đang ôm nhau trên giường bèn vội vàng chạy ra, hết sức bối rối không biết nên đi hay nên ở. Không ngờ ông cụ chạy ra mời chào thân mật và giải thích: “Trời mưa không việc gì làm mà”. Cụ bà cũng bảo: “Cũng đỡ lạnh một chút”.

Sách Tuyển tập chuyện cười cũng có câu chuyện một ông khoe giàu, nói: “Nhà tôi không gì không có ”. Ông giơ hai ngón tay, nói tiếp: “Chỉ thiếu có mặt trăng”. Chưa dứt lời, người đầy tớ trong nhà nói: “ Củi trong bếp hết cả rồi”. Ông chủ bèn giơ thêm một ngón tay nữa nói: “Chỉ thiếu mặt trời, mặt trăng và củi”.

Hai nhân vật trong hai câu chuyện trên đều tự cười mình trong lấn bấn nên đã tự giải thoát được, chứng tỏ họ có phong độ thoải mái. Hãy nghĩ xem, họ còn có cách nào tốt hơn?

Đứng ra ngoài mà nhìn thương tích của mình thì có thể vui một chút. Ông He vin Buroin đem tiền ban tích lũy cả đời đặt vào thị trường chứng khoán trong thời kỳ khủng hoảng năm 1929 và đã khuynh gia bại sản. Khi biết tin này, ông không kêu khóc mà chỉ nói: “Đến cũng nhanh mà đi cũng nhanh”. Một đêm trắng tay, không thể không nói là “đi nhanh”, nhưng có “đến nhanh” hay không? Không, đó là 40 năm tích cóp dành dụm của ông. Rõ ràng ông đã nhảy ra ngoài tái nạn của mình mà tự trào.

Ông Khải Nhan Động có câu chuyện như sau: Lưu Thể và cháu là Lưu Huyền đều rất có học thức nhưng phạm pháp bị bắt. Quan huyện không biết họ là đại trí thức cùm hai tay họ. Lưu Thể nói: “Chỉnh thiên tại gia trung tọa trước, tựu thị bất liễu gia”. Lưu Huyền nói: “Ngã dã thị chung nhật phụ gia nhi tọa, tựu thị bất kiến phụ”. Họ đã dùng các chữ đồng âm dị nghĩa để tự trào. Âm “gia” có hai chữ, một chữ là cái cùm, một chữ là ngôi nhà. Âm “phụ” có hai chữ, một chữ là vợ, một chữ là mang cùm. Cho nên Lưu Thể nói: “Suốt ngày ở trong cùm (thành suốt ngày ở trong nhà) mà không có nhà “. Còn Lưu Huyền nói: “Cháu cũng suốt ngày ngồi mang cùm (thành suốt ngày ngồi với vợ) mà không thấy vợ “. Tự trào của họ rất trí thức. Họ bị cùm không thấy nhà không thấy vợ. Họ tự trào nên đã chiến thắng bi kịch. Còn tâm tính nhỏ nhen là kẻ thù của thoái mái, hào phóng. Người nhỏ nhen luôn luôn kêu khổ. Đường Nạp Đức lên thủ đô chơi một ngày, về nhà kêu với bạn ở một đêm khách sạn mất 600 đồng. Bạn bè nói: “Đáng gì, tôi tin rằng ông đã tham quan được bao nhiêu cảnh đẹp thủ đô thú vị lắm rồi”. Đường Nạp Đức giãy nảy lên: “ô, tôi không xem được cái gì cả. Anh tưởng tôi ngu hay sao mà mất bao nhiêu tiền thuê phòng lại không tận dụng tối đa? Đường Nạp Đức được mất những gì đã rõ, anh ta giống với Trần Mỹ Sinh trong truyện của nhà văn Cao Hiểu Thanh. Cao Hiểu Thanh lên thủ đô chẳng may bị ngất được người ta đưa vào khách sạn 5 sao. Sau khi đã tỉnh lại, khách sạn thanh toán, ông kinh hãi thấy quá nhiều tiền. Ông ngồi suy nghĩ một lúc rồi nằm lên đi văng lăn qua lăn lại, leo lên giường nhảy nhót cho đã đồng tiền thuê phòng. Trần Mỹ Sinh và Đường Nạp Đức đều thành đối tượng cho nhà văn châm chọc gây cười. Vì thế thoải mái; phóng khoáng rất quan trọng. Cuối cùng cần nói rõ: Khi tự trào phải siêu thoát nhưng không nên gai góc mà cũng không nên tự làm nhục.

Nhiều học giả cho rằng, cười khuyết điểm vì ngu dốt của mình là cảnh giới tối cao của nghệ thuật hài hước. Nhưng dẫn đến tình thế như thế nào thì khác nhau. Nếu như chúng ta tự trào đến mức quá đáng, trở thành ngu xuẩn, đáng trừng phạt thì chúng ta sẽ cảm thấy nhục. Cho nên đằng sau tự trào phải là tư tưởng vững chắc bản thân mình tốt đẹp, mà thái độ tự trào là sự siêu thoát những chướng ngại của bản thân.

4. Tự mắng mình là an toàn nhất

Khi anh muốn kể chuyện tiếu lâm hay nói một câu hóm hỉnh thì an toàn nhất là tự nói mình. Nếu như anh cười anh thì ai không lượng thứ? Có một luật không thành văn: Ai tự cười mình thì có quyền cười người khấc.

1. Trong lúc sắp diễn thuyết nếu diễn giả có thể tư trào thỏa đáng thì là biểu hiện của trí tuệ và hàm dưỡng cao.

Diễn giả có thể pha trò một chút để làm dịu quan hệ với quần chúng khiến cho buổi nói chuyện thêm thi vị.

Ngày 9 tháng 2 năm 1930 nhân ngày sinh nhật thứ 70 của Thái Nguyên Bồi, các nhân sĩ Thượng Hải đắt tiệc ở Quốc Tế phạn điếm để chúc mừng ông. Trong đáp từ, Thái Nguyên Bồi nói: “Các vị chúc thọ tôi đều là muốn tôi làm nhiều tiệc tốt. Tôi đã sống đến 70 tuổi, cảm thấy 69 năm làm toàn việc sai. Muốn tôi còn sống một vài năm nữa, hóa ra là muốn tôi làm sai mấy năm nữa”. Tân khách nghe xong đều cười vang, cả bữa tiệc cười nói vui vẻ khôn xiết. Nếu như đáp từ của Thái Nguyên Bồi nghiêm túc quá, qui củ quá thì không thể tạo ra không khí hân hoan, chân tình như thế được. Tuy nhiên, khi sử dụng tự trào phải chú ý hoàn cảnh cụ thể, trong những trường hợp nghiêm trang hay bị ai thì không được dùng lối gây cười này .

2. Khi tự trào có thê giải tỏa tình thê’ khẩn trưởng.

Trong điện ảnh hay ti vi thường đưa ra cảnhh hai người cùng muốn nói, nhưng khi người này mở miệng sắp nói thì đối phương cũng vừa mở miệng, thế là cả hai đều ngượng ngập, ngậm miệng lại. Cứ như thế lặp đi lặp lại hai ba lần. Người ngoài thì thấy hoạt kê nhưng người trong cuộc thì ngượng ngập . Có một lần một người gặp phải cảnh đó, bèn giải thoát bằng cách nói: “Hai chúng tôi cả thở cũng nhất trí”. Thế là mọi người đều cười xòa, nhẹ người, vui vẻ. Khi lần đầu gặp người ta thì anh bao giờ cũng cảm thấy khẩn trương, đó là điều tự nhiên. Nếu suy nghĩ quá nhiều về lần sơ kiến đó thì càng khẩn trương. Để hóa giải tình thế đó, tự trào là một phương pháp khả thủ. Ví dụ như trong trường hợp đó có người nói: “Anh xem! Tôi khẩn trương quá hóa ra giống nhu say rượu trúng gió, tay run bần bật đây này”. Nói như thế xong, tay không run nữa.

3. Cả gan tự chế diễu lại tỏ ra tự tin và giữ được thể diện.

Người thiếu tự tin hay rơi vào cảnh khó chịu, khó giữ được thể diện. Ví dụ khi anh lùn thì tự hào là thể tích nhỏ sức mạnh lớn, công nghệ càng cao máy móc càng nhỏ. Anh xấu xí mà lại gặp người đẹp thì nói: “Mặt tôi không đẹp mà lòng đẹp”, “Cái nết đánh chết cái đẹp” v.v… Như lưng gù thì nói: “Lưu Đường còn mang sau lưng cái bồi lớn hơn tôi!”. Lưu Đường là viên đại thần giỏi hài hước thời Càn Long. Có một thầy giáo người Quảng Đông, nói tiếng Bắc Kinh không chuẩn, đáng lẽ nói: “Ngã hữu tử cá tỉ phương” thì lại thành ra “ngã hữu tử cá thỉ phóng” (tôi có 4 ví dụ thành ra tôi có 4 cái dắm) . Học trò cười ồ. Thầy nhanh trí ngâm ngay một bài thơ: “Tứ cá thỉ phóng, đại xuất dương tướng, các vị đồng học, mạc học ngã dạng, tảo nhật luyện hảo phổ thông thoại, niên khinh du sái hựu phiêu lượng” (Đánh 4 cái dăm, thật xấu hổ, các trò chớ bắt chước ta, hãy luyện tốt tiếng nói phổ thông, tuổi trẻ thoải mái lại đẹp trai). Học trò vỗ tay khen hay.

4. Tự trào tỏ ra anh phóng khoáng cận nhân tình.

Tự chế diễu diện mạo hay việc làm không đẹp của mình khiến cho anh trở thành người dễ thân cận với mọi người. Một lần nguyên soái Trần Nghị đến nhà bà con ăn Tết trung thu, vừa bước vào nhà thấy một cuốn sách hay bèn cặm cụi đọc vừa đọc, vừa đánh dấu vào sách. Chủ nhà mấy lần mời ăn cơm, ông không đi, chủ nhà bèn mang hoa quả đến cho ông. Ông vừa đọc vừa ăn, cầm hoa quả chấm vào nghiêm mực đưa lên miệng. Chủ nhà ôm bụng cười. Trần Nghị bèn nói: “ăn một chút mực không hại gì, tôi đang cảm thấy trong bụng ít mực quá”. (mực để viết chữ có nghĩa là tri thức) . Mọi người yêu Trần Nghị chắc là có quan hệ với tính tình phóng khoáng, hài hước của ông chăng? Tóm lại, trong quan hệ xã giao, tự trào là linh đan kỳ diệu hiếm có. Không có cái gì hay hơn thì đem mình ra chế giễu là an toàn nhất, trừ phi anh mượn chó mắng mèo thì nói chung không khiến cho người ta ghét. Lời nói vàng ngọc của bậc trí giả là: “Anh muốn cười người, trước hãy tự cười anh .

5. Bạt tai không đánh người tự trào

Khi sai sót của anh dẫn đến phản cảm của người khác? nếu như có thể tự trào thỏa đáng thì dễ dàng được tha thư. Cũng giống như hai người đánh nhau, một người bỗng ngã lăn ra tự nhận không phải đối thủ của người kia. Nếu như đối thủ không phải là tên vô lại thì sẽ cả cười chuyển giận làm lành, có khi còn đỡ kẻ chiến bại ngồi dậy. Có những trường hợp cụ thể như sau:

1 . Nếu như khi nói chuyện do khinh suất nhỏ dẫn đến đối địch thì chỉ cần tự trào sẽ hóa giải ngay. Ví dụ như lỡ văng tục, đối phương sa sầm nét mặt thì anh có thể tự chế giễu: “ôi, tôi thật là thô lỗ, chưa gột sạch những cái bẩn thỉu trong bụng, xin bỏ qua cho?”, như vậy đối phương sẽ không bắt bẻ nữa. Hay khi tranh luận quá kích động, dùng từ khiếm nhã lại lớn tiếng khiến đối phương không bằng lòng, anh nên tập tức hãm lại và nói: “Xin lỗi, tôi dễ bị kích động quá, vừa rồi giống như gà chọi”. Đối phương chắc chắn sẽ cười.

2 . Nếu khi nói năng đã tổn thương lòng tự trọng của đối phương, chạm vào vết thương âm thầm của đối phương thì sẽ gây ra tình thế nguy hiểm.

Nếu đối phương hàm dưỡng tốt thì sẽ lặng lẽ bỏ đi, nếu hàm dưỡng kém chắc sẽ trừng mắt xông lại toan đánh anh. Lúc đó, anh nên nghĩ đến biện pháp tự trào, phải nói lột cánh hài hước, chân thành để làm đẹp lòng đối phương. Ví dụ như anh ca tụng ưu thế của sức khỏe trước mặt người tàn tật, lại nói đến những việc mà người tàn tật đó không thể nào làm được, tất nhiên đối phương bất mặn. Lúc đó, anh có thể nói: “ô, nhưng nói cho cùng không phải hễ có sức khỏe là nhất. Trương Hải Định bán thân bật toại mà 1à luyện được một bản lĩnh nổi tiếng thiên hạ còn tôi chân tay khỏe mạnh mà đầu óc giản đơn, mẹ thường mắng đầu óc bã đậu…”.

3. Khi lỡ miệng nói oan thì nên nhanh trí chuyển lời nói về phía mình.

Trong một phòng ngủ tập thể nọ, các sinh viên mới đến tranh nhau chỗ nằm. Cậu Bảy tranh nhau với cậu Tám đã lâu, thấy cậu nhỏ hơn mình mấy ngày mà nằm ở giường cuối bèn nói: “Thôi, cậu ở hàng cuối là nốt ruồi phú qúy của phòng chúng ta. Cậu lại họ Vương, sau này cử gọi là “Vương nốt ruồi” nhé “. Người nói vô tâm, người nghe hữu ý, vốn cậu Tám mặt đầy tàn nhan xưa nay đã bực mình lắm, bây giờ làm sao không tức giận được. Cậu Bảy hối hận đã lỡ lời gây sự bèn lấy gương soi mặt mình rồi nói: !’ôi, hai má mình như sao trên trời từng chấm từng chấm mà đẹp sao! Tám này, nhìn xem mặt mình từng hàng từng hàng như sóng lớp sau đuổi lớp trước”. Cậu

Tám nghe xong không nhịn cười được, thì ra cậu Bảy mặt rỗ chằng rỗ chịt. Cậu Bảy đã sửa sai rất sáng suốt, vô ý mạo phạm người khác lập tức tự chế diễu mình mặt cũng rỗ chằng rỗ chịt, chẳng đẹp gì hơn bạn bị tàn nhang.

4. Trong hoàn cảnh mới, dùng tự trào đã hóa giải khoảng cách và ý thù địch.

Beri phụ trách văn thư một công ty nọ. Sau khi công ty này sát nhập vào một công ty khác, số phận của Beri trôi nổi bất định. Các bạn đồng sự mới hình như không thân thiện với anh ta lắm cho đến một ngày Beri sử dụng thuật tự trào. Beri giải thích : “Người ta không dám cách chức tôi, việc gì tôi cũng tụt hậu thiên hạ mà”.

Beri tự trào khiến cho các bạn đồng sự cùng cười với anh và cùng anh hợp tác. Beri đã chế diễu thói quen khất lần công việc như tự phê bình một cách khách quan, tỏ ra sẽ khắc phục khuyết điểm khiến cho người ta thông cảm và vì vậy đã thành công.

6. Nói mình mà người khác phải đỏ mặt

Người hài hước là người khoan dung, nhân hậu, có thiện ý với người khác, không bao giờ làm khó dễ người khác, không gây sự thị phi. Nói chung, khi gặp việc thì hay nhường bước dù rằng bị đối xử không công bình hay bị oan uổng thì cũng không bao giờ căm phẫn, mím môi nghiến răng mở mồm mắng chửi đến mức cầm dao giết người. Nhưng anh ta cũng không phải là đồ bỏ, biết cách phản kích bằng phương thức khoan dung, độc đáo kèm theo một chút diễu cợt. Như thế, anh ta sẽ là người chiến không ở tầm cỡ cao hơn.

Tương truyền nhà triết học Hy Lạp là Socrate có người vợ điêu toa, thường hay mắng mỏ ông nhưng ông vẫn bảo người khác: “Có bà vợ như thế được lắm điều hay, có thể rèn luyện tính nhẫn nại, tăng cường tu dưỡng”. Một lần, bà vợ nổi trận lôi đình, quát tháo om sòm không thôi. Socrate đành nhường nhịn lùi ba bước. Khi ông vừa đi ra cửa, bà vợ điên khùng đổ một chậu nước từ trên lầu xuống khiến ông ướt như chuột lột. Lúc bấy giờ, Socrate thong thả nói: “Tôi đã biết sấm sét rồi thể nào cũng mưa mà, quả nhiên không sai!”. Rõ ràng Socrate bất đắc dĩ mới phải dùng tự chế diễu để châm biếm vợ, vừa thoát khỏi cảnh khó chịu, vừa chứng tỏ hàm dưỡng cao khiến cho bà vợ đỏ mặt. Lời tự trào của ông vừa xóa tan cảnh không vui, vừa giáo dục vợ.

Nữ diễn viên kịch Carl Bam đang ăn trong phạn điếm bỗng một bà già đến cạnh bàn ăn đưa tay sờ mặt và giả vờ xin lỗi: “Tôi thấy cũng không có gì đẹp lắm”. Carl nói: “Thôi tôi không cầu bà chúc phúc, tôi không có gì đẹp” Không quen biết mà sờ mặt người ta thật là vô lễ, lại giả vờ xin lỗi, kỳ thực sự đố ky của bà già đối với cô diễn viên xinh đẹp đã lên đến tột đỉnh. Nếu bà già gặp phải người cũng vô lễ như bà ta thì tất xảy ra một cuộc đấu khẩu ồn ào. Nhưng Carl Bam là diễn viên kịch cho nên biết kịch khác với diễn trò, nên coi như không có việc gì xảy ra, trước tiên có ý hạ thấp không cần ai khen chúc phúc sau lại nói tiếp mình không đẹp để châm biếm đối phương bằng cách tự trào. Đối với những người thô bạo xúc phạm ta, ta phải bảo vệ lòng tự trọng đồng thời vừa tỏ ra khoan dung mà chiến thắng đối phương. Phàm ai đã sử dụng tuyệt hảo nghệ thuật ngôn từ đều là người hài hước “trí lực hơn người” mới có thể dùng vũ khí tự trào tài tình uyển chuyển đáng bậc “vua hài hước”.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.