36 Kế Nhân Hòa

Kế 28. Kế lộ xấu



Chữa thẹn giấu xấu là bản năng của con người, cho nên chủ động lộ xấu thì cần phải có ý chí và dũng khí cực mạnh. Cố gắng che đậy khuyết điểm, sai sót của mình thì có khi càng che đậy càng lộ liễu, che chỗ này hở chỗ kia.

Chi bằng chủ động lộ xấu trước là tăng cường lòng tự tin và dũng khí, sau là biểu hiện bản sắc nhân tính thì người ta sẽ phê bình ít đi. Hơn nữa biểu hiện nhược điểm mà biết cách phát huy thì có thể làm người ta yêu mến hơn. Lộ xấu có công dụng chủ động tấn công.

1 Lộ một xấu che trăm xấu: Lợi dụng khu vực mà trong tư duy người ta lộ ra một chỗ xấu có thể khiến người ta không thấy các chỗ xấu khác.

2. Cô ý lộ xấu để đặt bẫy: Giả vờ vô ý làm sai khiến cho đối phương tưởng đó là cái chuôi hoặc là thông tin thật, do đó mà sa vào bẫy đã giương sẵn.

3. Ra sức quảng cáo cái xấu, lợi dụng lòng hiếu kỳ của mọi người, cố ý phô trương cái xấu, sở đoản sai lầm ra sẽ đạt đến hiệu qủa quảng cáo xuất kỳ bất ý.

Tóm lại, cái vậy xấu xí cũng có thể làm người ta thích cũng nói tiếng như minh tinh. Chủ động lộ xấu có thể khiến sở đoan thành sở trường, thậm chí có thể dụ địch mắc lùa dùng “xấu” đạt thắng lợi.

1. Lộ một xấu che trăm xấu

Thời Đường quy định chặt chẽ trình tự tuyển dụng quan lại, dù cho thi đỗ cũng còn phải qua khảo sát của bộ Lại mới được bổ dụng. Lý Lam Phủ làm thị lang bộ Lại nắm quyền khảo tuyển quan lại. Không bao lâu, ông đã lôi kéo được bộ hạ làm vốn chính trị, ngoài mặt làm ra vẻ không xu nịnh mà ngầm làm nhiều việc khác. Mỗi năm bộ Lại đều khảo tuyển quan lại đăng bảng công bố.

Một lần nọ, trước khi treo bảng, Ninh Vương em của hoàng đế Huyền Tông ngầm đưa cho Lý Lâm Phủ một danh sách 10 người yêu cầu ông xếp lên đầu bảng. Đương thời nghiêm cấm chạy cửa sau. Lý âm Phủ thấy thời cơ câu kết với Ninh Vương đã xuất hiện. Ông nhận danh sách trong lòng rất vui mừng nhưng trên mặt lại ra vẻ khó xử nói rằng: “Vương gia chắc chắn biết việc này rất khó làm dù cho 1 người huống hồ đến 10 người”. Và không đợi Ninh Vương đáp, Lý Lâm Phủ nói tiếp: “Vương gia giao việc này cho tôi chứng tỏ Vương gia tín nhiệm tôi, cất nhắc tôi. Vương gia là hoàng tộc, làm việc cho hoàng gia há còn sợ trách nhiệm hay sao?” Lời nói này đương nhiên làm cho Ninh Vương vui lòng, tránh mặt lộ ra thần sắc úy lạo. Lý Lâm Phủ từ trong thần sắc này tính ra một việc khác. ông nói: “Vương gia, vậy thì như thế này. Để bảo vệ kỷ cương triều đình và đề phòng người khác thừa cơ nói xấu, xin Vương gia cho tôi tự ý chọn ra 1 trong 10 người này, bác bỏ trước mặt mọi người để lần sau sẽ xét vào đầu bảng bổ nhiệm cho một chức vụ cao Lý Lâm Phủ che giấu toàn bộ âm mưu gian trá trong lòng tỏ ra vẻ trung chính cung kính vâng lời. Trong lòng đương nhiên Ninh Vương rất vui mừng, coi Lý Lâm Phu thật sự vì triều đình phục vụ và năng nổ bèn tán thưởng. Ngày treo bảng, Lý Lâm Phủ nói trước mọi người rằng: “ông này nhờ Ninh Vương nói hộ, như vậy là bại hoại không thể nhẫn nhịn được. Không thể tuyển ông này.” ông vừa dứt lời, mọi người thè lưỡi bảo nhau rằng: “Lý lại bộ dám chống lại cả Ninh Vương thật là một vi quan chính trực quang minh.” Có người lại còn nói “ông ta làm quan rất cứng rắn, tất được hoàng thượng sủng ái nếu không sao lại dám cả gan như thế.” chuyện này đến tai Huyền Tông, Huyền Tông rất vui lòng nghĩ rằng: “Trong triều có vị quan đại thần như thế thì phải trọng dụng”.

Lý Lâm Phủ vị tình làm trái pháp luật mà lại khiến cho trong ngoài triều đều cho là trung. Đó là vì ông đã dùng kế lộ một xấu che trăm xấu. Kế này lợi dụng tâm lý suy luận sai lầm của con người. Nếu như 10 người đều không có vấn dề gì thì người ta sẽ nghi ngờ thực tế đúng như vậy sao? Nếu như trong 10 người có 1 người có vấn đề thì mọi nhời nghĩ bụng rằng, quả ta nghĩ không sai và tập trung ánh mắt vào một người có vấn đề đó. Còn 9 người khác thì không ai quan tâm dò xét.

Thầy tướng số đoán số mệnh người ta cũng như thế không bao giờ thầy nói anh trăm sự như ý mà nói có một việe không như ý nhưng chẳng qua là có cách vượt qua được. Nói như vậy anh mới cho là đáng tin vì nghĩ rằng đúng vậy đời người làm sao không có hoạn nạn nhỏ. Và tin vậy 99 điều hay được anh chấp nhận cả.

Thời Ngũ Đại có một ông tên là Vương Trạc có con làm quan lớn, có tiền. Có quyền nên dâm dật kiêu sa, ăn chơi nhậu nhẹt từ nhỏ phải hưởng hết lạc thú trên đời. Duy ông thì có một điều lo lắng là không biết sống đến bao nhiêu tuổi. Một hôm ông ta nghe nói có một thầy bói đi qua, bèn sai một người lính già gác cửa gọi thầy bói đến. Thầy bói là một người mù. Lén hỏi người lính già ai gọi ông ta bói. Người lính già đáp người đó là cha của quan tôi có tiếng có quyền nhưng không biết có thể sống bao lâu. Thầy bói vào Thày hỏi ngày giờ năm sinh của Vương Trác xong bèn gieo quẻ. Thầy bói kêu to: “Mệnh này thọ lắm Vương Trác rất vui vội vàng hỏi”. Sống đến 70 tuổi không? Thầy bói bảo : “Còn hơn nhiều? Còn hơn nhiều”. Vương Trác lại hỏi: “Sống đến 80 tuổi không?” Thầy bói nói: “Còn hơn nữa”. Vương Trác hỏi: “Có đến được 100 không?” ông mù nói: “ít ra phải đến 130, 140 tuổi” Vương Trác rất vui sướng hỏi tiếp: “Sống như vậy liệu có ốm đau gì không?!’ ông mù đáp: ‘không”. Tiếp theo ông mù tỏ ra thận trọng bèn lại sờ soạng vào que lẩm nhẩm một hồi như tính toán rồi khẳng định: !’Quả thực trong quẻ không có bệnh gì, chỉ năm đủ 120 tuổi khi mà xuân mùa hạ ông hơi đau bụng rồi sẽ hết thôi”.

Vương Trác cực kỳ đắc ý, quay đầu lại bảo con cháu đang đứng sau lưng rằng: “Chúng mày nhớ kỹ đến năm đó không được để tao uống rượu lạnh sinh đau bụng nghe chưa”.

Ông thầy mù đã lộ một xấu nói là Vương Trác có bệnh đau bụng thì mới che giấu được 99 xấu khiến cho Vương Trác tin sống đến 140 tuổi.

2. Dám lộ bộ mặt thật Lư Sơn Tô Đông Pha có câu thơ:

Bất thức Lư Sơn chân diện lục Chỉ duyên thân tài thử sơn trung

(Không biết bộ mặt thật của tư Sơn mà chỉ giam mình trong núi đó)

Theo ý thơ này mà suy luận, một con người rất khó thấy bộ mặt thật của mình tức không thấy khuyết điểm và chỗ chưa đủ của bản chân. Tôi nghĩ ngược lại rằng, tại sao con người lại không chủ động lộ bộ mặt thật Lư Sơn của mình để cho thiên hạ hiệu cái tôi của mình?

Gần đây tôi đọc một cuốn sách về tâm lý giao tiếp của một tác giả Nhật Bản cảm thấy có nhiều ý hay. Trong sánh này viết: Để cho thiên hạ thấp khuyết điểm hoặc nhược điểm cửa mình thì thiên hạ mới cho anh thật đáng tin cậy không giả dối, từ đó họ thân cận anh. Trái lại nếu người ba không hiểu cá lính chân thật của anh tức không thấy con người có mang khuyết điểm hay nhược điêm của anh thì họ lại không thể nào yên tâm sinh ra cảnh giác đề phòng anh không dám tiếp cận anh. Quả thật đó là danh ngôn chí lý, thấu tiểu nhân tâm. Tôi ngờ rằng trong cuộc sống thì những người bộc trực. không ruột ngựa không câu lệ thường được người ta thân cận và yêu thích, bạn bè khách khứa đông đảo sở dĩ như thế là vì đạo lý đó. Cho nên tôi khuyên những bạn trẻ lo lắng khi bộc lộ khuyết điểm hay nhược điểm hãy an tâm chớ sầu não.

Nhưng lộ nhược điểm hay không lộ nhược điểm lại là một chuyện khác. Lộ nhược điểm một cách thích đáng thì tốt, làm cho bộ mặt thật của mình thêm hoàn thiện, thêm đẹp. Lộ nhược điểm không thỏa đáng thì biến thành lộ cái xấu xa, sẽ không lợi cho giao tế. Cho nên “lộ bộ mặt thật Lư Sơn” phai có nghệ thuật.

1. Đối với khuyết điểm ngẫu nhiên phát sinh phải lập tức thừa nhận và sủa sai.

Khuyết điểm ngẫu nhiên là do nhất thời không thận trọng và hàng ngày tu dưỡng không đủ mà xảy ra. Khi gặp trường hợp đó chớ có hoang mang, phải lập tức chân thành nhận khuyết điểm không nên chối quanh. Ví dụ có một tiểu thư chủ trì một cuộc thi văn học, bất cẩn đã đem câu thơ “Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng” (trời sinh ra ta tất phải có chỗ dùng) của Lý Bạch nói thành của Đỗ Phủ, mọi người)cười ầm. Nhưng cô tiểu thư này không hoang mang, khấn trương lập tức mỉm cười và sửa lại, nói rằng: “Do trình độ văn hóa tôi kém cho nên vừa rồi đã nhầm thơ Lý Bạch ra thơ Đỗ Phủ. Mọi người cười là có lòng trách phê bình nhắc nhở tôi, yêu mến tôi. Xin đa tạ”. Mọi người lại vỗ tay ào ào để khuyến khích cổ vũ cô ta.

2. Đối với khuyết điểm lâu dài thì không nên che giấu

Có một số sai lầm khuyết điểm, nhược điểm không phải một lúc có thể sữa chữa ngay. Có cái do khiếm khuyết sinh lý mà có. Trong trường hợp này chớ có xử sự như AQ lúc nào cũng sợ người ta chê là “quang trọc” (đầu trọc), thậm chí có người nói “đăng quang” (ánh sáng đèn) cũng cảm thấy khó chịu. Kỳ thực thừa nhận khiếm khuyết cửa mình mà không tự ti thì đó là đánh giá đúng bản thân. Còn nếu cố ý che giấu hay kiêng ky khuyết điểm của mình thì sẽ sinh ra phản tác dụng, khiến cho mình hư trương thanh thế và thô bạo, ngạo mạn. Một khi giải phóng khỏi mắc mớ đó thì trong lòng thanh thản phát huy được sở trường và người khác sẽ yêu mến. Trong phim Vòng hoa dưới chân núi có một nhân vật là “hổ tướng” là một hình tượng bộc trực, khảng khái, đáng yêu. Nhưng ông ta có một cái miệng giống như nòng pháo, nếu ông ta nhận định đó là sai thì dù người làm sai có là thiên vương hay là cấp trên cũng đều nhả đạn không biết sợ chút nào. Riêng tính nóng nảy và cái miệng nòng pháo này thì không thể sửa chữa nhanh chóng được nhưng ông rất thẳng thắn tự xưng là “nòng pháo lớn nhất sư đoàn”. Khuyết điểm của ông hiện ra lồ lộ trước mặt mọi người, chưa bao giờ ông che giấu. Chính vì vậy toàn bộ cán bộ chiến sĩ trong sư đoàn đều hiểu, tín nhiệm và yêu mến ông ta trừ cấp trên trực tiếp của ông ta. Đủ thấy khuyết điểm đã thành cố tật lâu ngày thì tự nhiên bộc lộ không có gì đáng sợ, vấn đề là không nên che giấu. Che giấu thì trở thành giả dối, khiến cho người ta càng chán ghét.

Ngoài ra khi người ta đã chỉ ra khuyết điểm thì cần khi nhận thấy động cơ tốt của người ta, không nên tranh cãi hay nổi nóng.

Tóm lại, ngọc không thể không có vết, người không thể hoàn mỹ. dám bộc lộ “bộ mặt thật Lư Sơn” là thượng sách . Nếu cố che giấu sai lầm thì sẽ thành cố chấp không hướng thiện. Đó chính là một khuyết điểm lớn.

Tổng thống Mỹ Nixon trong vụ Water gate đã biểu hiện cố chấp không hướng thiện. Ông ra sức che giấu vụ Water gate. kết quả càng vỡ lở ra to, toàn bộ nhân dân Mỹ cho ông lừa dối họ. Cuối cùng Nixon phải từ chức một cách nhục nhã. Nếu ngay từ đầu ông biết nhận lỗi thì chưa chắc đã phải tù chúc.

3. Giỏi phát huy sở đoản của mình

Đây là một vụ việc xảy ra ở Nhật Bản: một vị giọng vịt đực lại được người ta hoan nghênh vì ca hát. Mỗi khi hội họp mọi người đều vỗ tay mời ông lên hát. Ông không thể nào cứ nhiệt nhiệt tình của mọi người cho nên cứ mỗi lần như thế ông cũng chỉ hát lại mỗi một bài hát. Bạn bè gọi ông là “Ông A Tân vượt biển”.

A Tân rất thông minh, mỗi lần yêu cầu hát thì đều dùng giọng vịt đực của mình hát bài Bầu trời tháng năm. Mỗi khi ông cất tiếng hát thì không còn âm luật, giai điệu gì cả. Ông cất cao giọng rồi đột nhiên hạ giọng không kể gì nhạc khiến cho mọi người cười ngặt nghẽo. Nhưng trong tiếng cười tuyệt nhiên không chút khinh miệt mà trái lại chi làm cho không khí căng thẳng trong hội trường tan biến. Ông không cần che giấu nhược điểm trời sinh giọng vịt đực của ông khi cần ông còn bắt chước các danh ca thế mà đem lại sảng khoái cho mọi người.

4. Lộ sơ hở mời ông vào quan tài

Thời Đường Huyền Tông có hai vị tể tướng là Lý Quát và Lý Lâm Phủ cùng phụ chính. Hai ông bằng mặt không bằng lòng, đấu đá nhau nhưng ngoài mặt vẫn rất khách khí. Đường Huyền Tông say đắm tửu sắc, cực kỳ xa hoa dâm dục khiến cho quốc khố trống rỗng. Các quan trong triều đều rất lo lắng, ngày đêm mưu tính kế. Cuối cùng hoàng đế cũng cảm thấy tài chính bức bách ra lệnh cho hai vị tể tướng tìm ra giải pháp. Tình thế khẩn cấp hai vị tể tướng đã rất lo. Nhưng Lý Lâm Phủ lại chỉ lo làm sao hạ gục được địch thủ chính trị độc phiếm quyền lực ông thấy Lý Quát sáng mắt lên thì biết rằng ông này đã tìm ra giải pháp bèn lái câu chuyện sang hướng khác, không cho ông này tâu ngay lên hoàng đế. Quả nhiên Lý Quát trúng kế, vội vàng về nhà viết tấu sớ để dâng lên đề nghị khai mỏ vàng Hoa Sơn để bổ sung quốc khố. Đường Huyền Tông tiếp được tấu sớ rất mừng bèn triệu tập Lý Lâm Phủ đến bàn bạc. Lý Lâm Phủ giả vờ ngập ngừng không dám nói. Huyền Tông sốt ruột thúc giục: “Có ý kiến gì cứ nói đi.” Lý Lâm Phủ hạ giọng nói nhỏ rằng: “Hoa Sơn có vàng, ai chẳng biết. Nhưng Hoa Sơn là long mạch hoàng gia, nếu khai mỏ sẽ phá hoại phong thủy, quốc nạn khôn lường. Huyền Tông gật đầu suy nghĩ. Thời này thuyết phong thủy đang thịnh, long mạch đem phước lợi cho con cháu, bao vệ vận nước. Nay Lý Quát đưa ra chừ trương này, Huyền Tông đương nhiên không vui lòng. Lý Lâm Phủ thấy thời cơ đã đến bèn tâu tiếp: “Nghe nói Lý Quát thường nói sau lưng hoàng thượng là hoàng thượng phung phí, không biết chừng việc khai mỏ phá long mạch này có ý gì đó…”.

Huyền Tông bực dọc phất tay áo trở về hậu cung. Lý Lâm Phủ than đã đạt mục đích, trong lòng phấn khởi. Từ đó mỗi khi thấu Lý Quát là Đường Huyền Tông khó chịu, cuối cùng tìm ra một cái cớ cách chức ông ta. Thực quyền triều chính rơi vào tay Lý lâm Phủ. Lý Quát đã sơ hở nên phải vào quan tài.

Nói năng không kín đáo bị người ta lợi dụng sơ hở làm hại mình. Lợi dụng sơ hở của người khác thì có thể đạt mục đích của mình.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.