36 Kế Nhân Hòa

Kế 30. Kế phản ngữ



Làm thế nào cho quan hệ giao tế sinh động?

Ngôn từ của mọi người đều có tính qui tắc do phong tục hay thói quen tạo thành. Trong tình huống nhất định cũng có khi người ta phá vỡ sự ràng buộc của thói quen mà nói ngược lại (phản ngữ). Nói ngược ]à một cách diễn đạt cực kỳ quanh co vòng vèo.

Công dụng chủ yếu của nói ngược là:

1 Dùng nói ngược diễn đạt ý chính diện trong hoàn cảnh không thể diễn đạt trực tiếp.

2. Gặp phải chuyện hoang đường mà không muốn phản bác mạnh mẽ bèn dùng nói ngược đẩy sự hoang đường càng hoang đường khiến cho bộc lộ hoang đường.

3. Khi ngôn từ chính diện không thể diễn đạt được tình cảm mãnh hệt thì dùng nói ngược.

4. Dùng nói ngược lật ngược tập quán dẫn đến hài hước.

Hình thức chủ yếu của kế nói ngược gồm có: Phản thoại (chính ngữ phan thuyết), phản phúng (phản thuyết chính thuyết), mạ thoại (minh biến ám bao), khi thoại (minh bao thực biến), tiếu bì thoại (hài hước)…

Trong quan hệ giao tế, chúng ta nên có lỗ tai thứ ba nghe được ý tại ngôn ngoại, nhất là phản thoại thì mới khỏi bị động.

1. Ý chính diện lời phản diện là kính phóng đại hoang đường

Có một số ý tuyệt đối không được phép nói ra nói ra sẽ gây nên tình thế khó chịu, đi quá một bước thì thành hoang đường. Lời nói phản diện diễn giải thêm một chút thì có thể đến phản diện của phản diện.

Sở Trang Vương có một con ngựa quí bị chết, rất buồn lòng, hạ lệnh (đóng quan tài hậu lễ mai táng. Văn quan võ tướng ra sức can gián mà vô ích. Cuối cùng Sở Tranh Vương quyết định ai còn can gián sẽ chém đầu. Rõ ràng bất cứ nói như thế nào, dù chỉ cần thốt ra một chữ “ bất” không thì sẽ manh họa vào thân. Anh hề Mạnh biết tin bèn vào cung ngước mặt lên trời khóc lớn khiến cho Sở Trang Vương đang cực kỳ buồn bực cũng phải hỏi có việc gì mà khóc. Hề Mạnh nói rằng: “Con ngựa này đại vương cực kỳ yêu thích mà lại chỉ dùng tang lễ cấp đại phu để mai táng thì quá bạc bẽo, xin dùng tang lễ quân vương để mai táng?” Trang Vương suy nghĩ hồi lâu và hiểu ý anh hề. Hề Mạnh tiếp tục nói: “Xin đại vương dùng ngọc quý làm quan tài, bắt sứ thần các nước phải tham gia tang lễ, dùng lễ nghi tối cao để tế nó. Làm như thế để cho các nước chư hầu biết đại vương khinh người mà quý ngựa”. Bấy giờ thì Trang Vương hoảng hốt và tỉnh ngộ bảo hề Mạnh cho biết làm thế nào để sửa sai. Cuôí cùng bảo đầu bếp làm thịt con ngựa nấu ăn. Địa vị anh hề thấp kém nếu như trực tiếp trình bày lợi hại thì được người đời kính trọng nhưng e là vô lý. Còn như dùng lời nói phản diện diễn đạt ý chính diện mà nói năng không quá đáng thì đạt được hiệu quả. Há chẳng đáng khen sao?

Nói phản diện là gì? phản ngữ là thuật vu hồi trong nghệ thuật ngữ ngôn, mà lại là loại thuật vu hồi cực đoan, ý chính diện lời phản diện dùng lời lẽ hết sức uyển chuyển vừa nắm vừa buông, chọn đúng góc độ mà nói thì đạt đến hiệu quả lớn hơn nói thẳng.

Nước Tề có một người đắc tội với Tề Cảnh Công. Tề cảnh Công nổi giận sai bắt trói kẻ cả gan này bỏ trước đại điện rồi gọi võ sĩ đến xé xác. Để ngăn chặn không cho ai can gián, Cảnh Công hạ lệnh ai can sẽ chém đầu. Văn võ bá quan thấy quân vương giận dữ như thế không ai dám kêu oan cho kẻ bị hại. Yến Anh thấy võ sĩ sắp xé xác người đó bèn vội vàng bước tài nói rằng: “Để ta chém nhát thứ nhất” Mọi người đều thấy kỳ quái, tướng quốc xưa nay không hề bao giờ thân hành ra tay giết người, hôm nay sao lại giết người như thế Chỉ thấy Yến Anh tay trái nắm đầu người đó, tay phải mài đao bỗng nhiên quay đầu lại nói với Tề Cảnh Công đang đứng bên cạnh rằng: “Ngày xưa các bậc anh quân muốn xé xác ai thì bệ hạ có biết bắt đầu từ chỗ nào chăng?” Tề Cảnh Công vội vàng bước đến xua tay bảo rằng: “Chớ động thủ, chớ động thủ. Thả nó ra lỗi ở quả nhân.” Người này đã sợ quá hôn mê bất tỉnh mãi mới dần dần hồi phục, thật không dám ngờ đầu còn trên cổ bèn sụp lạy Yến Anh ba lạy Yến Anh ở bên cạnh Tề Cảnh Công thường xuyên dùng trửơng pháp ý chính diện lời phản diện này buộc Tể Cảnh Công phải thay đổi một số quyết định hoang đường. Trong trường hợp trên, Yến Anh có ý chính diện thì không giết người đó song lại dùng lời phản diện thân hành giết người để lấy cơ hội nhắn Tề Cảnh Công là các bậc minh quân không giết người bừa bãi như vậy.

Một trường hợp khác, có một mã phu giết một con ngựa già mà Tề Cảnh Công đã từng cưỡi. Nay nó đã già và ốm không chữa được, mã phu sợ truyền bệnh cho các con ngựa khác nên giết nó. Tề Cảnh Công biết tin rất đau lòng cầm đao toan chém người mã phu. Mã phu không ngờ quốc vương vì một con ngựa mà giết anh ta, ca sợ mặt mày như chàm đổ. yến Anh đứng bên cạnh thấy tình hình như thế bèn vội vàng nắm cây đao trong tay Tề Cảnh Công mà nói rằng: “Bệ hạ giếtnó như thế này thì nó không biết vì tội gì mà đã chết. Xin bệ hạ hãy kể tội nó đã rồi sau mới giết cũng chưa muộn”. Tề Cảnh Công bèn nói rằng: “Được rồi, ta giao cho ông giải quyết thằng khốn nạn này”. Yến Anh giơ đao tiến lại phía tên mã phu nói rằng: “Người nuôi ngựa cho quốc vương mà lại giết ngựa, tội đáng chết. Ngươi khiến cho quốc vương vì con ngựa bị giết mà không thể không giết người nuôi ngựa, việc này lan truyền ra các nước chư hầu khiến cho mọi người biết quốc vương yêu ngựa không yêu người, gán cho quốc vương tiếng bất nhân bất nghĩa. Như vậy tội của ngươi càng đáng chết. Vì những lẽ đó không thể không giết ngươi.” Yến Anh còn toan nói nữa, Tề Cảnh Công vội nói: “Phu tử tha cho nó đi để cho trẫm khỏi mang tiếng bất nhân bất nghĩa thiên hạ chê cười. Yến anh đã cứu được mạng người mã phu.

Ý chính diện lời phản diện có thể phóng đại hoang đường khiến cho chân tướng của hoang đường bộc lộ ra rõ ràng, do dó đạt đến hiệu quả can ngăn tốt hơn. Nhũ mẫu của Hán Vũ Đế Lưu Triệt đã phạm tội ở ngoài cung. Sau khi Vũ Đế biết chuyện muộn xử tội đúng theo pháp luật. Nhũ mẫu biết Đông Phương Sóc khéo nói bèn cầu cứu ông ta. Đông Phương Sóc nói với bà rằng: “Đây không phải là việc khua môi múa mép. Nếu bà muốn thoát nạn thì khi người ta sắp bắt bà, bà cứ nhiều lần quay đầu lại nhìn Vũ Đế nhưng không được nói câu nào. Làm như vậy có thể có một tia hy vọng”. Khi lệnh truyền đến, nhũ mẫu bèn cố ý bước đến trước mặt Vữ Đế để vĩnh biệt. Lúc bấy giờ Đông Phương Sóc đang ngồi bên cạnh. Chỉ thấy nhũ mẫu mặt buồn rười rượi nhìn chằm chằm Vũ Đế, Đông Phương Sóc bèn nói với nhũ mẫu rằng: “Bà ngu quá, bây giờ hoàng đế đã trưởng thành rồi, đâu còn sống nhờ vào sữa của bà nữa?” Vũ Đế hiểu Đông Phương Sóc ý tại ngôn ngoại, mặt lộ vẻ thê lương bèn xá tội nhũ mẫu.

Tóm lại, hiệu quả nói lời phản diện bắt nguồn từ tác dụng “kính phóng đại” phóng đại hoang đường đến cùng cực thì hoang đường không còn chỗ ẩn nấp mà phải lộ diện ra.

2. Lời nói phản diện châm chọc cay đắng hơn

Liễu Trị Huy là sử gia nổi tiếng của Trung Quốc. Tác phẩm Trung Quốc văn hóa sử hơn 70 vạn từ của ông đã tái bản nhiều lần có ảnh hưởng rất lớn. Một hôm có một thanh niên tự xưng “tân học giả” đến nhà ông nói rằng: “Sách cổ đóng gáy hủ lậu quá, không có ích gì cho hội, nhất định phải cho một mồi lửa”. Liễu Trị Huy mỉm cười dịu dàng nói: “ý kiến này của anh tôi hoàn toàn tán thưởng. Nhưng tôi lại có kiến nghị tốt hơn. Hành động này đã không thực hiện thì thôi, nếu đã thực hiện thì phải triệt để. Nếu đốt ở nơi này thì vẫn còn ở nơi khác, như thế không có tác dụng gì đáng kể. Phải có hành động thống nhất cả nước, phải cho tất cả cổ thư một mồi lửa. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Đốt hết cổ thư trong nước ta thì thư viện các nước trên thế giới còn tàng trữ rất nhiều cổ thư nước ta như bảo vật. Phải đốt tất cả cổ thư trong các thư viện thế giới, nếu không bọn họ “nhập lậu” vào nước ta thế là cổ thư lại phổ biến khắp nước. Vì vậy không những đốt tất cả cổ thư trong nước mà còn phải đốt tất cả cổ thư trong các thư viện các nước. Đốt tất. Như vậy không những trong nước trung Quốc chúng ta không còn quyển cổ thư nào mà cả các nhà Hán học nước ngoài cũng không còn chui rúc trong đống sách cổ nửa. Nếu không, khi bọn họ đen thăm Trung Quốc, nêu ra một số vấn đề trong cán bộ kinh sử trao đổi với chúng ta, người nước ta há hốc mồm nhìn họ không đối đáp được, há chẳng phải là nực cười lắm ư? thật là nan giải quá phải không?” Anh học giả thanh niên nọ nghe nói xong đỏ mặt đến tận mang tai, vội vội vàng vàng cáo biệt.

Cụ liễu với tư cách là một sử gia đường đường chính chính bỗng nhiên lại tán đồng đốt sách cổ, thậm chí phải đốt sạch trên toàn thế giới. Phản pháo của cụ quả lão luyện thành thực. Tân học giả có ngu độn mấy cũng không thể không thấy gai nhọn trong lời nói của cụ.

Phản pháo bắt đầu từ nắm được phán đoán của quần chúng. Đưa ra những lời nói phản diện khoa trương đến mức trào lộng. khiến cho người nghe từ chỗ thấy tựa hồ có lý phát triển thành mâu thuẫn rồi muốn nắm được hạt nhân tư tưởng ta muốn diễn đạt.

Có người dùng phương thức tự trào để truyền đến đối phương sự đồng tình ưu ái. Có một người bán đồ dùng cho khách du lịch vừa mới vào nghề gặp trên đường đi một vị lão làng bèn kể khổ rằng: “Tôi làm việc không tốt đi đến đâu cũng bị người ta làm nhục. Vị lão làng rất xúc động, thấy cần giúp người bạn trẻ này nhưng lại dùng một phương thức độc đáo. Ông tỏ vẻ thông cảm nói rằng: “Thế thì hỏng bét, tôi không làm sao hiểu được việc này. Bốn mươi năm trước tôi đi bán hàng du lịch khắp nơi. Tôi đưa hàng mẫu tặng người ta bị người ta ném hàng ra ngoài cửa sổ. Bản thân tôi cũng bị người ta đuổi ra khỏi của, bị người ta đạp xuống cầu thang, bị người ta đấm vào mũi. Nhưng may quá tôi chưa bị ai làm nhục.

Trời ơi? Bị đánh bị ném ra cửa thế mà còn chưa là nhục ư? Đó là nhục chính hiệu? Vị lão làng này dùng phương thức nói phản diện và tự trào đê biểu thị lòng thông cảm. Quan tâm đối với người bạn trẻ. Phương thức này sở ái dĩ có sức mạnh còn bởi vì nó truyền đi một thông tin quan trọng nhứ sau: Tất cả những điều đó không đáng nói đối với một người đi bán hàng? Như vậy đã cung cấp sức mạnh và lòng tin để chiến thắng khó khăn cho người bạn mới vào nghề.

Đó là câu chuyện đời thường hiện đại, dưới đây là câu chuyện thời xưa.

Đời Thanh có một học sĩ là Đồng Dẫn Niên rất có danh tiếng cho nên tự phụ tài cao. Một hôm, Đồng Dẫn Niên du ngoạn Ngô Sơn bỗng nhiên mưa như trút nước vội vàng chạy vào trú mưa trong nhà một nông dân. Cụ chủ nhà đem ra một cây quạt đề nghị Đồng Dẫn Niên cho chữ. Dẫn Niên khinh thị cụ già bèn viết quấy quá mấy chữ. Ông cố ý viết chữ Táo thành chữ Qui, hai chữ Khổng Tước viết thành Tước Khổng. Dẫn Niên cho là dân quê mù chữ, không hiểu nghĩa nên cũng không cần chữa lại và mượn tên người bạn đồng niên là Hoàng Điện Soạn ký vào quạt rồi đưa cho cụ già. Chăng ngờ cụ già cầm quạt xem rồi cười nói rằng: “Hai chữ Tửu miết” không có chữ nào đối được nào ngờ hôm nay hai chữ Trà Qui chẳng phải là câu đối trời cho hay sao?” Xem quạt hồi lâu cụ nói tiếp: “Lão già dân quê này từ nhỏ không học sách, không biết Tước Khổng là cái gì? Có lẽ là toại đồ ăn gì đó chăng? Rồi cụ nghiêm sắc mặt nói tiếp: “Ngài tài danh bao trùm vũ trụ sao lại mượn tên Hoàng Điện Soạn. Xinh ghi đúng tên ngài để tiện xưng hô. Điện Soạn là học trò của lão ngu dốt này”. Dẫn Niên nghe xong vã mồ hôi, trong lòng hổ thẹn lập tức khấu dầu làm lễ xin cho biết cao danh quý tính. Thì ra cụ già là một tiến sĩ nổi tiếng ở Triết Giang nay về ở đất Ngô đã hơn 10 năm.

Cụ tiến sĩ già đã nói phản diện mình là dân quê mù chữ để răn đe Dẫn Niên.

3. Mắng yêu

Có một số từ hội trong khi diễn đạt ý lại còn thể hiện ca hình như tán mỹ hỉ ái (thông thường là bao nghĩa), tăng hận yếm ố (thông thường là biếm nghĩa)… Bình thường con người yêu ghét phân minh dùng từ đạt ý bao biện thích đáng (bao là khen, đề cao, biếm là chê, hạ thấp – ND). Nhưng thay đổi sắc thái thì phá vỡ quy luật này cố ý làm cho bao biếm đan xen, ra vẻ như không rõ thị phi, không biết tốt xấu, thực chất lại khiến cho yêu ghét được diễn đạt mãnh liệt hơn mà lại hóm hỉnh, ý vị thâm trầm.

Có một vị giáo sư ngoại quốc tự xưng là “Trung Quốc không” (chuyên gia về Trung Quốc cái gì cũng biết) khi giảng bài cho học trò đã nói: “Người Trung Quốc gọi đồ vật là ,đông tây” như bàn ghế, phích nước, ti vi. Nhưng động vật có sinh mệnh thì không gọi là đông tây” như sâu bọ, cá mú, thú vật con người. Cho nên anh và nó không phải là đông tây”, Tôi cố nhiên không phải là “đông tây (Đông tây không phải là hướng đông hướng tây là có nghĩa là “cái” như cái bàn, cái ghê- ND)

Trong Hán ngữ, từ “Đông tây” có sắc thái ba loại hình cam: bao nghĩa, biếm nghĩa và trung tính. Vị giáo sư đáng yêu này muốn dùng sắc thái trung tính của từ, “đông tây”, không hề nghĩ đến sắc thái biếm nghĩa mang ý chê bai: đánh giá thấp. Khi nói con dao, cái bàn là những “đông tây” thì “đông tây!’ mang nghĩa trung tính chỉ đồ vật. Khi dùng từ “đông tây” chỉ người là mắng người ta là đồ vật vô tri vô giác. Vị giáo sư nọ đã không hiểu thấu cái sắc thái của từ này nên dẫn ví dụ tôi không phải là đông tây, đã vô tình tự thóa mạ mình.

Trong quan hệ giao tế thân mật thường dùng từ biếm nghĩa để khen, để tỏ ra gần gũi thân thiết với nhau theo kiểu mắng yêu, thương cho roi cho vọt. Giữa bạn thân thường hay bảo nhau “cậu quá tàn nhẫn”, “cậu quá vô nhân đạo”, “không nên bóc lột quá đáng”, cậu hơi có vẻ Hoàng Thế Nhân, “thằng quỷ này”… Trong quyển Vi Thành có câu: Anh (Phương Hồng Tiện) kháng nghị vô hiệu quả, Tô Tiểu thư nói sao lành vậy anh chỉ còn có cách phục tùng sự độc tài đầy thiện ý này.” Trong cuốn Câu chuyện ban biên tập viết: Ngưu đại thư nói: Đó là thời đại của thế hệ Lôi Phong, lúc bấy giờ muốn làm việc tốt thì giống như làm giặc.” Những câu này đều dùng từ biếm nghĩa thành từ bao nghĩa. Cách vận dụng phản ngữ này tương đối điển hình trong các cuộc đấu khẩu giữa các bạn tình nam nữ. Có nhà văn gọi đó là “ngôn ngữ luyến ái đụng xe”. Những người đã từng sử dụng ngôn ngữ đụng xe đó đều biết lạc thú ở chỗ đụng đàng tây, đụng đàng đông, anh công em thủ. Với nhiều cặp uyên ương nhất là những người có trình độ văn hóa cao thì đấu khẩu là một loại trò chơi đụng xe đặc sắc.

Trong tiểu thuyết Lạc mộng của cố văn sĩ Đài Loan là Huyền Tiểu Phật đã miêu thuật một cuộc đấu khẩu giữa Đái Thành Hào và Cốc Tuần như sau:

– Anh không biết tại sao em không ôn nhu một chút?

– Em cũng không biết tại sao anh không ôn hòa một chút?

– Được rồi… em thiêu nhu anh thiếu hòa, như vậy không khí gữa chúng ta thiếu cái trò chơi nhu hoà.

– Anh muốn chế tạo ra nó ư?

– theo em thì sao?

– Tuỳ anh.

– Về sau em có thể on như một chút thì ôn nhu một chút.

– Anh có thể ôn hoà một chút thì ôn hoà một chút.

– Chúng ta yêu nhau 4 năm thì chúng ta cũng cãi nhau 4 năm.

– Thủ phạm là Đái Thành Hào.

– Cốc tuần là thủ phạm.

– Ít ra anh cũng đáng chết, tương đối cấu chơi.

Rõ ràng đôi tình nhân này tin cậy nhau, yêu nhau sâu sắc nhưng đều có tính cách độc lập không ai chịu khuất phục ai. Ai cũng muốn cải tạo đối phương ai cũng không thể tự cải tạo. Nhưng qua những lời nói ăn miếng trả miếng của họ ta có thể thấy họ khoan dung cho nhau.

Tương tri, đó là điều chúng ta cảm nhận sâu sắc qua lời nói của họ. Đoạn văn này phản ánh xuất sắc những đặc điểm của đối khẩu giữa bạn tình.

Một là tính mơ hồ của mục đích. Đấu khẩu bạn tình không phải để giải quyết vấn đề cụ thể nào, đưa ra quyết định quan trọng nào mà chỉ mượn tính va chạm của ngôn ngữ để kích động tình cam, đạt được sự tương tri và tương thông của hai qủa tim. Bạn tình có thể tranh luận bất phân thắng loại vì một câu nói vô thưởng vô phạt hay vì một việc con con không đáng kể, người ngoài cuộc không hiểu nổi cái ảo diệu và lạc thú ẩn tàng bên trong. Hai là hình thức rất chua ngoa. Đấu khẩu bạn tình nhìn bên ngoài rất giống với cãi nhau. Anh nói qua, em nói lại. Anh chế giễu em, em moi móc anh không ai nhượng ai kẻ tám lạng người cửa cân. Nhưng hoàn toàn khác với cãi nhau. Khi đấu khẩu. Cả hai bên đều thoải mái thốt ra những lời gay gắt. Tình yêu là bức màn bảo vệ cho nên đấu khẩu thành ra một loại kích thích, một loại ma sát niềm vui vẻ không chút nguy hiểm trở thành phương thức tốt nhất để biểu hiện thân mật nũng nịu.

Không khó gì không tưởng tượng ra khi Cốc Tuần nói “ít ra anh cũng đáng chết: tương đối xấu chơi” thì mặt mày rạng rỡ tươi cười tinh nghịch. Nếu như nói câu này với thái độ lạnh như bình thì sẽ không còn là đấu khẩu mà là nhục mạ.

Hồi 1 9 trong hồng Lâu Mộng miêu tả Bảo Ngọc đến phòng Đại Ngọc thấy Đại Ngọc đang ngủ bèn lay gọi dậy. Đại Ngọc nói: “Anh đi quấy phá ở chỗ khác đi, một chốc nữa hãy trở lại” . Bảo Ngọc lay mạnh và nói: “Anh đi đâu đây? Thấy người khác là chán ốm”. Đại Ngọc xùy một tiếng cả cười bảo rằng: “Anh đã muốn ở đây thì cử ngồi thẳng đàng hoàng, chúng ta nói chuyện với nhau vậy,” Bảo Ngọc đáp: “Anh đang ngã nghiêng đây”. Đại Ngọc nói: “Ngã nghiêng thì cứ ngã nghiêng”.
Bảo Ngọc nói: “Không có gối hai ta cùng gối chung một gối vậy”. Đại Ngọc bảo: “Đồ trứng thối! Bên ngoài có cái gối đấy, lấy mà gối”. Bảo Ngọc liếc nhìn rồi quay lại cười nói: “ Anh không cần chiếc gói đó, không biết của con mụ bẩn thỉu lào.” Đại Ngọc nghe nói bèn trừng mắt ngồi dậy cười bảo ràng: “Anh thật là thiên quỉ tinh” trong mệnh của em! Hãy gối chiếc gối này.” Đại Ngọc đưa chiếc gối của mình cho Bảo Ngọc, lấy chiếc khác cho mình.

Đoạn đấu khẩu này nhằm cướp chiếc gối, việc rất nhỏ, lời nói cũng là những lời thường ngày, hơn nữa Đại Ngọc mắng không chút khách khí. Nếu là quan hệ nam nữ bình thường thì lời nói đó sẽ tổn thương hòa khí nhưng đối với đôi tình nhân thì đánh lại là thương, mắng là yêu. Đấu khẩu chỉ là một phương thức biểu lộ tình yêu một cách sinh động linh hoạt, cho nên Bảo Ngọc và Đại Ngọc đấu khẩu mà không đấu khí, trái lại càng đấu càng đấu khẩu không chỉ là trò chơi ngôn từ mà còn là một phương thức tinh diệu hữu hiệu xóa bỏ đụng độ giữa hai tình nhân. Tỉ dụ như anh cùng bạn tình đi du lịch dã ngoại rất không thuận lợi hoặc đi nhầm đường, hoác lỡ bữa cơm, lúc đó bạn gái sẽ chẩu môi trách rằng: “Ái da, sao cứ đi với anh thì gặp toàn chuyện rủi ro?” Đối với lời trách móc đó anh chớ giận mà nói rằng: “Chê anh không tốt thì tìm người khác”. Như vậy hai bên sẽ khó chịu và tổn thương tình cảm. Anh nên đấu khẩu với nàng đại để

– Đúng đấy , chúng ta là vợ chồng trời định mà!

– Thế nào là vợ chồng trời đinh? Vợ chồng thì rủi ro sao?

– Vợ chồng thì phải cùng hoạn nạn Em nghĩ xem, không có em bên cạnh anh làm sao vui qua được những rủi ro đó?

Tất nhiên nàng sẽ không giận anh nữa.

Vì đấu khẩu là một trò chơi ngôn từ thú vị cho nên cũng có những quy tắc như bất kỳ trò chơi nào, xin các đôi tình nhân lưu ý. 1 Phải chắc chắn tình yêu đã sâu đậm.

Nói chuyện có nguyên tắc chung là “Thiểu giao bất khả thấm ngôn (tình cảm nông cạn chớ nói lời sâu đậm).

Câu nói này thích hợp cho cả luyến ái. Nếu như hai bên còn ở trong giai đoạn tìm hiểu, tình cảm còn mơ hồ, muốn dùng phương thức đấu khẩu để tăng tình thân mất thì phải tìm kiếm một chủ đề chung chung, không liên quan tình cảm đôi bên hay cá tính đôi bên, ví dụ như tranh luận về ở thành phố lớn hay ẩn cư chốn sơn lâm đâu tốt hơn, tranh luận người thuận tay phải hay người thuận tay trái ai thông minh hơn… Như vậy hai bên không bị gò bó, hệ số an toàn hơn. Còn nếu như tình đã thâm, nghĩa đã nặng, hai bên đã hiểu tương đối rõ cá tính của nhau thì có thể giả vờ mắng nhau, không còn cấm ky nào nữa.

2. Tốt nhất không làm tổn thương lòng tự trọng của đối phương.

Đấu khẩu tình nhân rất thích dùng lời lẽ hóm hỉnh châm chọc đối phương thường không tránh khỏi khoa trương và chọc xấu. Nhưng khoa trương và chọc xấu cũng vẫn phải chiếu cố lòng tự trọng cửa đối phương. Tốt nhất không nói đến khuyết tật bẩm sinh của đối phương hay là cha mẹ của đối phương, cũng không nên moi móc những người và việc đối phương tôn thờ, nếu không sẽ biến vui thành buồn, tự mình chuốc lấy tai vạ.

3. Phải lưu ý tâm trạng của đôi phương.

Đấu khẩu là giao tranh miệng lưỡi thì phải có hoàn cảnh thoải mái, tâm trạng thư thái thì mới vui thú. Cho nên khi đấu khẩu phải đặc biệt quan tâm tâm trạng lúc bấy giờ của đối phương. Mọi người đều có thể tùy tiện dẩu môi làm trò cười. Nếu trong khi người yêu đang lo lắng về việc thiếu tiền kết hôn mà lại nói rằng: !’Em thế nào vậy? Mặt ủ mày chau như ai nợ em hai vạn đồng vậy,” thì tất nhiên sẽ bị trách móc rằng: “Người ta đang lo chết người mà lại còn đùa, tôi gặp anh chàng kiết xác này thật là rủi ro”. Như vậy đấu khẩu trở thành tố khổ. Hỡi các bạn trẻ, khi các bạn bắt đầu ngây ngất hương vị ngọt ngào của tình yêu xin chớ quên chơi trò đấu khẩu cái trò đụng xe đáng yêu này!

4. Chớ nhầm lời mắng thành lời khen

Thời Thanh có một quan huyện được phân đến tỉnh Sơn Đông chờ bổ dụng lần đầu tiên yết kiến phủ quân (quan đầu tỉnh). Theo thông lệ, phàm thuộc hạ tham kiến trưởng quan phải mặc mãng bào (mãng bào là quan phục triều Thanh may bằng đoạn có nhiều lớp và thêu 5 hay 9 hình con mãng (loại rắn) tùy phẩm cấp thấp cao), bên ngoài mãng bào còn có áo khoác. Dù ngày nóng bức cực kỳ cũng không được không mặc. Bấy giờ đang mùa hè nóng bức tri huyện quan này vừa ngồi trong sảnh đường quan trên thì mồ hôi đã chay ròng ròng không chịu nổi bèn mở quạt cầm tay ra sức quạt phành phạch. Phủ quan nói: “Sao không bỏ áo khoác ngoài mãng bào ra” Quan huyện thưa: “Vâng vâng”. Bèn cởi áo khoác ra rồi cười nói huyên thuyên trước mặt phủ quân, bất giác đưa quạt sang tay phải rồi lại đưa sang tay trái quạt phành phạch liên hồi. Ban đầu phủ quân cho là anh ta không chịu nổi nóng bức của địa phương sau thấy anh ta phóng túng vô lễ bèn nổi giận, liếc xéo dùng phản ngư châm chọc anh ta. Ông nói: “sao không cởi nốt mãng bào ra cho mát mẻ hơn Quan huyện lại cởi cả mãng bào ra. Phủ quân thấy anh ta quá vô lễ bèn vòng tay nói rằng: “Mời trà?” Tả hữu của phủ quân bèn hô: “ Tiễn khách’”

Bởi vì tập quán quan trường nhà Thanh, thuộc hạ yết kiến thượng quan mà trưởng quan không muốn tiếp nữa thì dùng hai chữ “mời trà” để tỏ ý không tiếp nữa. Khi khách vừa bưng chén trà lên thì quân hầu đã hô to “tiễn khách khách bắt buộc phải lập tức cáo biệt ra về. Quan huyện nghe tiễn khách, vội vàng không kịp mặc áo vội vã đội mũ. cắp nách y phục, mặc áo lót chạy ra giống như tên hề trên sân khấu tuồng. Bọn quân hầu của phủ quân cười ngặt nghẽo. Quận huyện vừa về đến cổng quan thì nhận được lệnh bài của phủ quân đuổi về quê quán học tập.

Lỗ tai của viên quan huyện nọ đã nghe nhầm tưởng lời nói khí (hàm ý giận ghét) thành lời nói chân tình nên đã dành mất chức mũ ô sao lại người điếc lúc này nghe không ra phản ngữ làm sao có thể làm quan được. Điều đáng tiếc là quan huyện này còn có “đồng chí”.

Một vị tiến sĩ người Sơn Đông làm tri huyện mà suốt ngày chỉ đọc sách, không làm việc dân đê cho chính sự sai sót bị người ta tố cáo, bị bắt giam tống ngục bộ Hình. Vị tiến sĩ bị giam trong lao vẫn điềm nhiên. Ông ta ngủ trên một chiếc giường lớn, hàng ngày ông ta nằm ngang trên giường tiếp tục đọc sách rất thoải mái. Ba năm trôi qua, gặp lúc trều đình đại xá, sắp được ra khỏi ngục tù, quan coi ngục đến chúc mừng ông. Ông tiến sĩ đi qua đi lại không muốn rời nhà nghe. Ông nói rằng “Nơi này rất yên tĩnh, đọc sách rất tốt, đáng tiếc không thể ở đây suốt đời? Ngoài ra tôi ở đây đã mấy năm mà có một điều không sao hiệu nổi”. Quan coi ngục hỏi là việc gì. Vị tiến sĩ bèn nói: “Tôi đã từng lật đi lật lại vấn đề mà cũng đành phải thỉnh giáo. Chiếc giường rộng lớn như thế này thì liệu đặt giường trước rồi xây nhà trùm lên sau chăng? Quan cai nghe xong không nhịn cười được đáp lại ràng: “Là như thế này. Tài ba của ông Lỗ Ban bị ngài với con mắt tinh đời thoáng nhìn là hiểu ngay” Tiến sĩ nói: “không dám! Tôi chỉ là nhìn qua lỗ cái ống mà thấy một vệt (ban) mà thôi.” (Đây là chơi chữ, Quan ngục nói Lỗ Ban là tên ông tổ thợ mộc. Ông tiến sĩ không biết tưởng là cái lỗ và ban (vệt) chữ ban này đồng âm với chữ ban trong Lỗ Ban song viết khác nghĩa khác.ND)

Cái gọi là cười và mắng đều là ẩn ý cho nên khi trò chuyện phải có lỗ tai thứ ba để nắm bắt ý đại ngôn ngoại của đối phương. ông tiến sĩ nọ đọc sách không ít mà lại không để giải mã được ẩn ý trong lời quan cai ngục, bị chế giễu mà vẫn hồn nhiên không biết. Thật là đần độn cục điểm ngốc không còn thể ngốc nghếch hơn nữa. Đó là bởi vì phần kinh của hạng người ngốc này không mẫn cảm. Người ta mắng mình lại tưởng khen mình, dù có một đôi tai to đến đâu cũng vô ích.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.