90 Giây Để Thu Hút Bất Kỳ Ai

Phần kết. Những điều tiên quyết



Những gì bạn học được trong cuốn này cũng giống như bạn học được khi cưỡi ngựa. Sớm hay muộn rồi bạn sẽ phải leo lên yên cương. Ban đầu thật khó khăn và bạn thấy dường như mình không thể, nhưng chỉ cần thực hành một chút thôi, thì cưỡi ngựa sẽ dễ dàng và tự nhiên. Việc kết nối với mọi người cũng vậy. Ban đầu có vẻ xa cách ngại ngùng để đến gần một người bạn không quen biết, lại còn phải trở nên hòa hợp với họ nữa thì thật khó, nhưng chỉ làm quen một chút, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản. Hãy nghĩ mà xem, bạn sẵn có toàn bộ những gì cần thiết cho việc kết nối và giao thiệp với người khác: thân thể, giọng nói, ngũ quan và cái tôi gọi là “Siêu năng lực”, cụ thể là: lòng nhiệt thành, sự ham hiểu biết, khả năng phản hồi, sự thấu cảm và sức tưởng tượng. Trong giao tiếp trực diện, cũng giống như cưỡi ngựa, đánh cờ, đều là việc tạo nên đột phá từ những thứ tiểu vi.

Bạn hoàn toàn có thể tự nhủ với mình rằng: “Ồ, tốt thôi, mình sẽ mua và đọc ngấu nghiến cuốn sách. Nhưng, mình phải luyện tập thế nào để mọi người quý mến mình đây?” Câu trả lời là: 21 bài thực hành đơn giản sẽ giúp tinh chỉnh năng lực kết nối sơ khai của chính bạn, giúp bạn thành công không chỉ đối với tình bằng hữu mà với tất cả mọi người, trong trường học, nơi công sở hay bất kỳ đâu. Một tình yêu bền lâu cũng chờ đón bạn ngay sau khi bạn thực hành đúng những điều này.

Nhiều bài tập trong phần thực hành này được thực hiện trong chưa đầy 90 giây. Để đạt thành công lớn nhất, hãy ghi nhớ nguyên tắc vàng sau: không có thất bại, chỉ có sự phản hồi.

Chìa khóa ở đây là nhận phản hồi với những gì bạn làm, và làm tốt hơn vào lần sau. Tất thảy cách xử sự của con người đều chịu tác động từ người khác. Hãy gắng thử lại, nếu không đạt, bạn nên đổi chiến thuật và làm lại lần nữa.

Một viên phi công không thể cất cánh khỏi London tới mục tiêu là thành phố Miami. Cô bèn ước lượng lại đường bay, thời tiết và các chuyến bay khác và đưa ra những hiệu chỉnh theo đường bay. Cô tiếp tục chỉnh hành trình, bẻ gãy và sắp xếp lại các khớp nối cho hợp lý, cuối cùng, cô cũng có được một chuyến đi đáng mơ ước. Nếu cô không làm thế, chuyến bay rất có thể đã phải hạ cánh trên bờ biển Atlantic hoặc sa mạc Sahara! Bài thực hành trong sách này cũng tương tự vậy. Hãy thực hành đi, nhìn sự việc biến chuyển và biến chúng trở thành điều hữu ích đối với bạn.

Cuốn sách này không yêu cầu bạn phải trở thành một ai khác; nó chỉ chỉ ra điều tốt nhất bạn có thể làm được. Hãy là chính mình. Bạn được sinh ra để làm điều đó. Ban sẽ đạt được thành công bằng cách thực hành và rút kinh nghiệm sau mỗi phản hồi. Bạn có thể ‒ hoàn toàn không chút nghi ngờ.

1. Trước khi bắt đầu

Nếu tâm thức bạn chưa thực sự sẵn sàng thì bất kỳ một việc làm nhỏ nào cũng không thành. Bởi vậy, hãy cất vào kho mọi sự sợ hãi đi và bắt đầu đòn bẩy cho sự quyết tâm của bạn.

Hãy tự đánh giá theo thang điểm cao nhất là 10 cho các câu hỏi sau:

Tính tổng điểm lại, nếu thấp hơn 15, nghĩa là bạn chưa sẵn sàng hoặc niềm tin của bạn đã giảm chỉ còn một nửa. Cuốn sách này được mở đầu bằng một dòng trích dẫn đơn giản: “Không quá khó để biết được bí mật của thành công. Càng kết nối được với mọi người, thành công càng đến gần”. Dù bạn già hay trẻ, khi bạn mở rộng tấm lòng và có thể kết nối dễ dàng, nhanh chóng với người khác, bạn sẽ thành công. Điều này không liên quan gì đến trí tuệ, sắc đẹp hay tài năng, tất cả chỉ là việc chân thành làm quen với những người xung quanh. Hãy tự nhủ rằng lòng nhiệt thành ấy đang được đặt đúng chỗ, bắt đầu bằng bài thực hành ngay tiếp đây và duy trì nó cho tới tận bài cuối cùng.

2. Ai là người bạn muốn làm thân?

Tái hiện đời sống. Điều gì bạn muốn làm, ví thử, trong thời hạn một năm? Mạnh dạn mơ mộng một chút! Hãy thử gom sách báo cũ (càng cũ càng tốt). Ít nhất đó cũng là tập san mà bạn chẳng hề đọc thường xuyên. Cắt rời tranh ảnh, chữ, các mục quảng cáo – bất cứ thứ gì mà bạn thấy có mối liên quan tới điều bạn tưởng tượng – bắt đầu bức tranh cắt dán với chủ đề: Đời sống mà bạn hằng mong muốn. Làm cho chúng càng rõ ràng càng tốt, và dán nó ở một nơi bạn có thể trông thấy hàng ngày.

Bước tiếp theo, giải thích với bạn bè và người thân hay bất kỳ ai về bức tranh. Điều gì là quan trọng nhất trong bức tranh cuộc sống của bạn? Nhìn và lắng nghe giấc mơ sẽ khiến chúng trở nên rõ ràng hơn trong tâm trí bạn.

Với giấc mơ ấy, hãy nghĩ đến những người bạn cần kết nối để có thể biến nó trở thành hiện thực. Họ là ai? Hãy liệt kê một bản danh sách theo tên cá nhân hoặc nhóm người theo sự phân loại dưới đây:

Đồng nghiệp

Bạn bè

Các thành viên trong tổ chức xã hội, câu lạc bộ

Hàng xóm

Bố mẹ của bạn con

Bạn bè, họ hàng xa

Những người khác

3. Mức độ thoải mái khi giao tiếp

Theo cấp độ lớn dần từ 1 đến 10, hãy trả lời những câu hỏi dưới đây. Bạn phải gặp gỡ một người hoàn toàn xa lạ tại trường học, nơi công sở hay trong một buổi giao lưu:

Nếu có sự khác biệt giữa cột Trường học/Công sở và Ở ngoài xã hội, bạn có biết vì sao không? Và điều gì có thể cải thiện được mức độ thoải mái giữa hai nơi giao tiếp ấy?

4. Thái độ hữu ích của tôi

Ấn tượng đầu tiên cũng chính là ấn tượng cuối cùng. Người ta ấn tượng với bạn không phải từ kiểu quần áo hay mốt tóc mà chính từ thái độ của bạn. Hãy nhìn lại danh sách Những thái độ hữu ích và vô ích, sau đó trả lời những câu hỏi sau:

1. Tôi muốn mọi người thấy rõ quan điểm nào của mình?

2. Thái độ nào nói lên rõ nhất về tôi?

3. Cách thức nào có thể giúp tôi truyền đạt tốt nhất thông điệp của tôi tới mọi người?

Trong tuần kế tiếp, hãy tìm người nào mà bạn cảm thấy thú vị nhất và phân tích cách hành xử của họ để trả lời cho những câu hỏi sau:

1. Thái độ của họ?

2. Điểm đặc biệt gì ở họ khiến bạn phải có ấn tượng ngay từ lần đầu gặp mặt?

3. Có phải ở bên cạnh họ khiến bạn có cảm giác gần gũi?

Nào, giờ hãy nghĩ về thời điểm gần đây khi bạn cảm thấy nhiệt tình nhất.

1. Lòng nhiệt tình của bạn bắt nguồn từ đâu?

2. Bạn có thể hiện lòng nhiệt tình giống như người khác không?

3. Bạn kết nối thế nào giữa cảm xúc của mình lúc đó với cách tiếp cận để hoàn thành mỗi bài tập trong cuốn sách này?

4. Bạn truyền tải lòng nhiệt tình tới người khác thế nào trong suốt cuộc chuyện trò?

5. Thái độ nào bạn muốn bộc lộ với người bạn vừa làm quen?

5. Những cuộc chạm trán hên xui

Đọc kịch bản dưới đây. Sử dụng các chi tiết có trong tình huống và quyết định bạn sẽ nói gì. Đưa ra một đến hai cuộc đối thoại và rồi tạo ra những câu hỏi mở. Ví dụ, bạn đang xếp hàng dài ở sân bay để xem lại chuyến bay đã bị hủy vì cơn bão bất ngờ, bạn nên nói thế này với vị khách đứng kế bên bạn: “Ôi trời, người đâu mà đông quá!”, sau đó tiếp tục hỏi: “Anh đã nghe dự báo thời tiết sắp tới chưa?” hoặc, “May mà tôi không phải làm công việc hoàn vé này – làm sao có thể phân phát bấy nhiêu nỗi thất vọng cho từng này con người cơ chứ?”

1. Trời đang mưa, bạn cùng một số người đang đứng trú dưới mái hiên. Không một ai, kể cả bạn có ô. Bạn sẽ nói với người đang đứng kế bên bạn:

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

2. Bạn đang ở cơ quan và thơ thẩn làm một cốc cà phê. Bất chợt bạn thấy một người bạn vốn không quen biết nhưng làm tại văn phòng khác cùng tòa nhà với bạn. Bạn bước tới và nói:

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

3. Trên đường đi học, bạn dừng lại mua một gói snack và chợt bắt gặp một người bạn vẫn thường thấy trên sân trường cũng đang mua một gói khoai tây chiên. Bạn sẽ nói:

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

6. Quy tắc 3 giây

Đã bao giờ bạn bỏ lỡ cơ hội chỉ vì bạn đã đắn đo về nó quá lâu chưa? Hoặc từ chối một cơ hội để rồi tha hồ hối tiếc về nó? Hay đã khi nào bạn ngồi im lìm trong quán cà phê, lặng lẽ ngắm mọi người? “Tôi chỉ ngồi, và sẽ từ chối bất kỳ cuộc chuyện trò nào”. “Lần tới nếu anh ta nhìn tôi, tôi sẽ mỉm cười với anh”. Nếu bạn chỉ ngồi đó với những ước mơ chờ đợi, hy vọng, sẽ chẳng có điều gì xảy ra hết. Tất nhiên, bạn sẽ trở nên chán nản với chính mình. Chờ đợi càng lâu chỉ càng làm mình thêm chán nản trước sự chần chừ của chính mình mà thôi.

Cần bắt tay vào làm. Càng thực hành nhiều, chuyện kết giao càng đến với ta dễ dàng.

Trong vòng một tuần, mỗi ngày hãy tiếp cận ba người và nói những điều đơn giản thôi.

Hãy nhắm đến một người nào đó mà bạn thấy thú vị, đếm đến ba và bước tới nói chuyện với họ. Nếu bạn do dự, bạn sẽ thất bại. Vì thế, hãy tự tin lên. Thói quen “1, 2, 3” sẽ mau chóng trở thành phản xạ. Làm, làm, làm – chỉ cần làm mà thôi. Điều tệ nhất là sự tự ti ấn lõm vào trong bản ngã của bạn. Và điều tuyệt nhất chính là bạn đã tạo nên một sự kết nối mới. Hãy nắm lấy điều tốt.

Nhưng bắt chuyện không phải điều tiên quyết. Mục đích của bài thực hành này là chặn đứng mọi sự ngập ngừng và làm chủ chính mình. Điều quan trọng là quyết định cách thức tiếp cận đối tượng đúng thời khắc mà bạn nhận ra họ. Dưới đây là một số mẹo để thực hành thói quen “1, 2, 3, bước!” trên:

“Xin lỗi, trung tâm thương mại nào gần với nhà ga vậy?”

“Xin chào, quanh đây có bán cà phê không bạn nhỉ?”

“Xin cho hỏi giờ là mấy giờ?”

Xin bạn nhớ rằng cử chỉ đầu tiên cũng quan trọng như ấn tượng đầu tiên vậy. Vì vậy, hãy thực hành cho đến khi nào bạn thấy thoải mái thì thôi. Và nhớ, hãy giữ lấy thói quen ấy.

7. Tìm sự đồng thuận

Tìm được sự đồng thuận chính là cốt lõi cho việc thiết lập sự kết nối tức thì, và một trong những cách hiệu quả nhất chính là tìm kiếm những khoảnh khắc “Tôi cũng thế.” Nghĩ xem nên nói gì, và khi có cơ hội, hãy nói “Tôi cũng thế” – chừng nào nó còn hợp lý. Ví dụ, một người vừa nói “Tôi yêu Ca ri bê”, đơn giản chỉ cần đáp lại “Tôi cũng thế”. Nhưng nhớ nhé, chớ cứ lặp lại liên hồi “Tôi cũng thế”, “Tôi cũng vậy”. Hãy đổi bài bằng những câu như “Trời, thật là trùng hợp!”, “Tôi cũng thế, hoàn toàn nghiêm túc”. Và sau đó, tất nhiên, bạn có thể thêm vào câu chuyện những câu hỏi tựa như: “Bạn ấn tượng với hòn đảo nào nhất?”, vv…

Trong ba cuộc nói chyện với toàn người quen biết sơ sơ, bạn hãy gắng tìm kiếm những khoảnh khắc “Tôi cũng thế”.

Với mỗi cuộc trò chuyện, điểm chung nhất có thể nhận ra ngay từ đầu là gì?

Cuộc trò chuyện 1:

…………………………………………………………………………

Cuộc trò chuyện 2:

…………………………………………………………………………

Cuộc trò chuyện 3:

…………………………………………………………………………

1. Bạn có thấy những khoảnh khắc ấy làm thay đổi không khí của cuộc trò chuyện?

2. Bạn có cảm thấy sự kết nối mạnh mẽ hơn với người đối diện?

3. Người đó có phản ứng khác với bạn không?

4. Cuộc trò chuyện trở nên dễ dàng hơn chứ?

8. Biết mình muốn gì

Dùng mỗi câu sau đây và biến nó từ dạng câu phủ định về điều bạn không muốn thành câu khẳng định về điều bạn muốn:

Không rời khỏi nhà mà không mang theo ô.

Không để lỡ tàu.

Không ngại ngùng.

Không quên khóa xe.

Không quên gọi một cuộc điện thoại.

Không lo lắng.

Không để đèn khi rời khỏi nhà.

9. Tiếp xúc mắt

Khi làm quen với một ai đó, điều quan trọng là nhìn vào mắt họ. Bài thực hành sau đây sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng đó, biết đâu, nó lại chính là một trong những phương thức hiệu nghiệm của chính bạn?

Bạn gặp ba người hoàn toàn chưa quen biết hay chỉ biết sơ sơ (người bán đồ ăn hay người thường đi cùng thang máy chẳng hạn), hãy nhớ kỹ những câu hỏi sau rồi ngay lập tức viết câu trả lời khi có thể.

Bạn có khả năng kết nối bằng ánh mắt chứ?

Màu mắt của họ?

Bạn có nói “Xin chào” không?

Họ phản ứng như thế nào?

Bạn cảm thấy mình có thể bắt thân được với họ chứ?

Bạn có biết tên của họ? Giờ, hãy viết chúng ra.

10. Được. Làm tốt lắm. Rất đẹp

Chẳng ai có thể mỉm cười thật tự nhiên và dễ dàng cả, vậy đây chính là mẹo mà giới thời trang thường dùng: “(Anh/chị mặc chúng) đẹp lắm” – chỉ vài giây sau, một nụ cười đã xuất hiện.

Nhìn thẳng vào gương và nói liên tục “Tuyệt lắm”, mỗi lần với một âm điệu khác nhau, lúc nhỏ lúc to, khi thì thào, khi mơn trớn. Một tâm trạng hoàn toàn thoải mái sẽ xâm chiếm lấy bạn. Chỉ bởi, đó là lời mà ai cũng muốn nghe.

Bất cứ khi nào, gặp ai, hãy mỉm cười. Nếu bạn gặp rắc rối, hãy tự nói: “Được lắm. Tốt. Mọi thứ ổn cả” ba lần trước khi lại phải chạm trán với một ai đó. Nụ cười sẽ trở về với bạn ngay lập tức, tin tôi đi.

11. Từ trái tim đến trái tim

Trong vài ngày tới, hãy chú ý quan sát ngôn ngữ cơ thể của mọi người và để tâm xem chúng có tác động gì tới bạn? Bạn có biết bạn sẽ rất tuyệt nếu thả lỏng cơ thể, để mặc cho cơ thể tự nói lên tiếng nói của mình? Khi gặp một người mới, hãy hướng trái tim ấm áp của bạn tới người đó. Đừng khoanh tay trước ngực, hãy mở rộng trái tim, vì điều đó cho thấy bạn không có bất kỳ nguy hại nào.

Thực hành ngôn ngữ cơ thể đóng và mở khi nói chuyện với ai đó và chú ý xem sự khác biệt trong thái độ cũng như phản ứng của họ. Hãy tạo thói quen sử dụng ngôn ngữ cơ thể mở trong khi bạn kiếm tìm sự hợp tác từ phía người khác.

12. Tạo sự đồng bộ

Khi nói chuyện với một người, hãy lập tức tạo sự đồng bộ với ngôn ngữ cơ thể của người đó trong vòng 30 giây. Ngưng 30 giây rồi lại tiếp tục. Bạn có để ý thấy sự khác biệt giữa quãng ngắn đồng bộ và không đồng bộ ấy? Người khác có phản ứng tích cực khi bạn làm thế không?

13. Từ đóng thành mở

Chuyển những câu hỏi đóng sau đây thành những câu hỏi mở bắt đầu bằng Ai, Tại sao, Cái gì, Khi nào, Ở đâu và Như thế nào?

1. Anh đã nghĩ về những gợi ý của tôi chứ?

2. Anh có thích chương trình Mua một, tặng một mà em đang theo dõi không?

3. Chúng ta dùng bữa tối bên ngoài chứ?

4. Hm, thu nhập anh độ này sao rồi?

5. Anh có nghĩ đến việc sẽ giới thiệu mình thế nào trong buổi phỏng vấn không?

Đôi khi, những câu hỏi đóng thường chẳng biết trả lời ra sao. Giải pháp cho vấn đề này chính là chuyển thật nhanh sang dạng câu hỏi mở. Ví dụ, nếu như bạn nói: Anh có mối quan hệ láng giềng gần gũi chứ? thì ngay sau khi họ đáp: Có, hãy lập tức bắt sang một câu hỏi mở, bâng quơ như: Anh thấy họ thế nào?

Hãy viết ra một câu hỏi mà bạn có thể sử dụng liền ngay cho câu hỏi đóng sau đây:

1. Có phải đây là chuyến tàu 7h15 để vào thành phố?

2. Để tớ giúp cậu tìm ra món đồ đó nhé?

3. Anh đã từng tham gia tình nguyện chưa?

14. Kẻ khơi mào

Những câu hỏi chỉ tạo ra câu trả lời Có hoặc Không chẳng thể kích thích nổi một đoạn đối thoại cho ra hồn. Nhưng, những câu hỏi về Ai, Cái gì, Tại sao, Khi nào, Ở đâu và Như thế nào thường khiến mọi người bắt chuyện nhanh. Hãy viết liền ba câu hỏi mà bạn sẵn sàng bắt chuyện với một người lạ trong từng trường hợp sau:

1. Trước một cuộc gặp mặt

2. Trong một bữa tiệc

3. Ở điểm đợi xe bus

4. Trong hàng vào xem phim

Câu hỏi tuyệt nhất lại là… chẳng phải một câu hỏi. Bạn không tin ư? Thử bắt đầu bằng câu nói: “Anh kể cho em nghe về…” xem sao.

15. Làm người ta nhớ mình

Chỉ hai tuần sau cuộc trò chuyện với nhiều thú vị và ấn tượng, họ quên bay mất bạn, liệu điều ấy có thú vị không nhỉ?

1. Hãy lên một danh sách gồm ba người ưa nhìn mà bạn đã gặp và mô tả những đặc điểm khiến dễ nhận ra họ nhất.

2. Tự phác ra đặc điểm nhận dạng của bản thân.

3. Vẻ ngoài nào mà bạn tự cho rằng, nó đặc trưng cho chính mình?

4. Phục trang, phụ kiện, đầu tóc… những thứ ngoại lai có thể đánh dấu chính bạn?

5. Bạn cần làm gì để tạo nên nét cá tính của riêng mình?

16. Giác quan ưu trội

Hầu hết mọi người đều có một giác quan ưu trội để lĩnh hội thế giới. Có người cảm thức về thế giới bằng nhãn quan (kiểu người Thị giác), có người lại bằng âm thanh (kiểu người Thính giác), và số khác nữa cảm thụ thông qua xúc giác hay cảm nhận (kiểu người Xúc giác). Hãy hình dung bạn có thể nhận biết giác quan ưu trội của người khác. Khi phát hiện ra, bạn sẽ không còn bị ràng buộc bởi những điều mà ngũ quan mang lại. Chẳng ai rõ vì đâu, nhưng chắc chắn, người đối diện sẽ bị buộc phải lôi cuốn theo bạn.

Các nhóm người Thị giác, Thính giác và Xúc giác rất khác biệt. Họ nghĩ khác nhau. Mong muốn của họ, khát khao của họ, động cơ của họ cũng khác nhau. Họ nói năng và ăn mặc cũng khác nhau.

Khi tìm ra giác quan ưu trội của người khác, bạn có thể bắt thân ở mức độ sâu sắc hơn.

Thực hành bài tập sau đây để nhận biết kiểu người Thị giác, Thính giác và Xúc giác.

Đọc những câu này và điền vào ô bên phải kiểu người sẽ có phát ngôn như vậy.

17. Nhận diện giác quan.

Nào, hãy nhớ đến ba người mà bạn gần gũi nhất ‒ như: Chồng/ vợ bạn, người bạn thân nhất, đồng nghiệp ‒ và viết tên họ vào bảng dưới đây. Cố gắng nhớ lại các cuộc chuyện trò với họ và quyết định xem giác quan ưu trội của họ là gì.

18. Giao tiếp qua giác quan

Nhắm mắt và tưởng tượng bạn đang đứng ở sân bay trước chuyến bay của mình một giờ. Với bảng mẫu dưới đây, hãy viết ra những gì bạn nghe, thấy, sờ, nếm và ngửi.

Lập danh sách và trong vòng 30 giây mô tả chính xác những thứ bạn trông thấy. Tiếp tục 30 giây cho việc nghe, cảm nhận, nếm và ngửi.

Giác quan nào dễ và giác quan nào khó bắt sóng?

Khi bạn nắm bắt được giác quan ưu trội của một người, khi đó, bạn có thể kết giao với họ hiệu quả hơn. Nếu họ nghĩ bằng hình ảnh, hãy nói chuyện với họ bằng hình ảnh. Nếu họ chủ về âm thanh, hãy nói với họ về âm thanh của mọi thứ. Và nếu họ chủ về xúc giác, hãy nói với họ cảm nhận của bạn về mọi thứ.

Nếu muốn xem kỹ hơn về phần thực hành này, làm ơn trở lại và đọc câu chuyện “Kỳ nghỉ khó khăn của Ingrid.”

19. Tiếng mách bảo từ tri giác

Muốn nói chuyện trơn tru với tất cả những mẫu người trên, hãy làm bài thực hành sau đây: hoàn thiện những chủ đề sau, trước nhất bằng ngôn ngữ của người Thị giác, tiếp đến sử dụng ngôn ngữ của người Thính giác và cuối cùng là ngôn ngữ của người Xúc giác.

Ngôi nhà trong mơ của bạn:

…………………………………………………………….

Kỳ nghỉ trong mơ của bạn:

…………………………………………………………….

Bữa ăn yêu thích của bạn:

…………………………………………………………….

20. Nói chuyện bằng màu sắc

Người ta thường tái hiện lại những trải nghiệm của mình thông qua các cuộc trò chuyện. Càng nhiều chi tiết được tái hiện, độ hấp dẫn của câu chuyện càng tăng thêm, người ta sẽ càng nhớ như in từng lời bạn nói.

Nên thực hiện bài tập này với một người nữa để có sự phản ứng trao đổi. Nhưng nếu bạn không có ai, hãy viết câu trả lời ra.

Hãy mô tả cảnh sắc, âm thanh, mùi vị và hương vị.

Về tính kiên nhẫn:

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

Về thứ bạn thấy gắn bó nhất:

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

Về mùa đông:

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

Về lời tự hứa của chính mình:

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

Về những thú tiêu khiển của bản thân:

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

Càng viết được chi tiết, phong phú, tâm trí bạn sẽ càng ghi nhớ và bạn sẽ có cách nói chuyện thu hút hơn.

21. Lập kế hoạch hành động

Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, bạn phải ra ngoài gặp họ trước khi kết bạn được với họ. Bạn sẽ không thể kết bạn nếu không gặp gỡ ai. Càng đi nhiều, càng tham gia nhiều hoạt động, bạn càng có thêm nhiều bạn mới với những trải nghiệm mới.

Có đến hàng tá cách để bạn đặt chân vào thế giới cộng đồng. Kế hoạch này sẽ giúp bạn hình dung đầy đủ cho một cuộc dự nhập xã hội căn bản.

1. Nhóm nào bạn muốn được tham gia nhất? Nhóm thể thao (yoga/thể dục trong nhà/trượt tuyết). Nhóm văn hóa nghệ thuật (âm nhạc/sách truyện/phim).

Nhóm tình nguyện.

Các lớp học (nấu ăn/ngôn ngữ/yoga/đồ gốm).

Các tổ chức tôn giáo.

2. Điều gì sau đây bạn vẫn luôn ao ước được làm? Nhảy dù, đánh xe ngựa, học nhảy điệu Flamenco, trở thành đấu sỹ bò tót, vận động viên bơi phối hợp, dựng ngôi nhà cây. Hãy viết chúng ra.

3. Bạn sẽ làm gì để thực hiện? Tìm kiếm thông tin trên internet hay tra danh bạ và gọi điện liên lạc? Hỏi qua bạn bè hay qua một tổ chức địa phương?

4. Hãy đoan chắc rằng bản thân sẽ làm điều đó.

Suy ngẫm cuối: Không chối bỏ, chỉ lựa chọn

Khi bạn bước ra và bắt đầu cho cuộc hành trình của mình, điều tệ hại cuối cùng ‒ nếu bạn để nó xảy ra ‒ chính là việc từ chối. Tôi đã từ chối nhiều thứ trong giai đoạn trưởng thành của mình, và tôi đã tiếp thu một cách khó nhọc rằng, có ba điều căn bản mà bạn có thể làm với một hành động chối bỏ: 1) bạn gạt bỏ nó, 2) để mặc nó xâm chiếm và tàn phá niềm tin của bạn, hoặc, 3) chào đón nó.

Bạn sẽ làm gì khi chính bản thân mình bị loại bỏ? Điều này hoàn toàn có thể xảy ra; nó là một phần của cuộc sống. Chối bỏ đòi hỏi thay đổi thái độ ngay tức khắc. Nếu một người không thể chia sẻ sở thích với bạn, không có nghĩa đó là sự ám hiệu của việc từ bỏ và thất vọng; mà đây chính là lúc phải tiến lên! Nếu bạn là người hái táo, bạn trèo lên một cây táo chẳng có lấy quả nào, liệu bạn có thấy đau khổ và tự dằn vặt vì điều đó? Ồ không! Bạn có quyền cho rằng nơi này chẳng có gì dành cho bạn cả và chuyển sang cây bên cạnh. Còn nếu tiếp tục dằn vặt, bạn sẽ đánh mất cơ hội tiếp theo.

Hầu hết mọi người sẽ tỏ ra rằng, họ chẳng thiết tha gì mấy với kiểu tình bạn ngoại giao, hoặc bạn phải tiếp nhận một số trường hợp không mấy lịch sự cho lắm. Khi đó, chỉ cần lấy làm tiếc cho sự chân thành của mình và cảm ơn những gì mà bạn đã nhận ra trước khi mất công đầu tư cho mối quan hệ này. Thành thật mà nói, việc từ chối hay lựa chọn vốn đầy rủi ro, song, chịu vài vết bầm chẳng phải là điều gì ghê gớm. Cơ bản đừng để mình trở nên bi quan là được. Nói tóm lại, từ chối hay chọn lựa cũng chính là một phần của cuộc hành trình thám hiểm trải nghiệm thú vị.

Nguyên tắc: Không chối bỏ, chỉ lựa chọn, có nghĩa là, nếu bạn đang tán gẫu với mọi người và có đôi điều không được như ý, đó không phải lỗi lầm của ai cả. Nó chỉ có nghĩa giữa hai người thiếu một điểm chung hay là sự bất đồng về tâm lý. Bởi vậy, hãy tận hưởng mọi thứ, là chính mình, và hãy cứ luôn lịch sự và tốt bụng. Đừng quên nói câu Cảm ơn và tạm biệt trước khi rời đi. Hãy nhớ rằng, bạn có quyền từ chối (một cách lịch thiệp – tất nhiên): không nhất thiết phải nỗ lực cả đời với một mối quan hệ vừa mới làm quen.

Khép lại, tôi có một mong ước giản đơn, rằng, nếu bạn đọc cuốn sách này, bạn hãy ưu tiên cho việc kết nối với mọi người. Đừng phớt lờ đi một điều quan trọng trong cuộc sống của mình! Bạn phải lên lịch cho nó, ít nhất 15 phút một ngày đi ra ngoài và thực hành những điều trên. Chắc chắn, sẽ có những khó khăn bước đầu nhưng hãy cứ kiên trì. Cố gắng lần hai, lần ba, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng. Hãy tắt TV, máy tính, trò chơi điện tử, gác công việc sang một bên và dành thời gian trong vòng ba tuần để thực hiện những bài thực hành trên đây. Chẳng ai trừ bạn biết bạn đang làm gì. Không cần quá gay gắt làm gì, hãy cứ là chính mình với câu khẩu hiệu: “Không có gì là thất bại, chỉ có nỗ lực tự sửa không ngừng.”


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.