Các Triều Đại Việt Nam

15.TRIỀU TÂY SƠN (1778-1802)



Thái Đức Hoàng Đế (1778-1793)

Quang Trung Nguyễn Huệ (1789-1792)

Nguyễn Huệ sinh năm Quí Dậu (1752), là em của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Khi còn nhỏ, Nguyễn Huệ thường được gọi là chú Thơm, là em thứ hai trong nhà. Trong ba anh em, Nguyễn Huệ có nhiều đặc điểm nổi trội nhất: tóc quăn, tiếng nói sang sảng như chông, cặp mắt sáng như chớp, có thể nh́n rõ mọi vật trong đêm tối.

Dưới quyền của Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc, ông được phong làm Long Nhương tướng quân khi mới 26 tuổi. Là một tay thiện chiến, hành quân chớp nhoáng, đánh đâu được đấy, Nguyễn Huệ nhanh chóng trở thành vị tướng trụ cột của vương triều Tây Sơn. Khi mà vua Thái Đức đang phải lo củng cố xây dựng triều đình, thì Nguyễn Huệ là người được trao cầm quân đánh Đông dẹp Bắc. Tất cả những chiến thăng lớn vang dội của quân Tây Sơn đều gắn liền với tên tuổi của vị tướng trẻ tài ba này.

Đem quân ra Thăng Long lật nhào họ Trịnh chuyên quyền, Nguyễn Huệ tỏ ý tôn phò nhà Lê. Cùng với thuộc tướng là Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ vào điện Vạn Thọ tiếp kiến vua Lê. Lê Hiển Tông trân trọng mời Nguyễn Huệ ngồi ở sập bên giường ngự mà hỏi thăm yên ủi. Nguyễn Huệ thưa:

– Tôi vốn là kẻ áo vải ở Tây Sơn, nhân thời thế mà nổi dậy. Bệ hạ tuy không cho cơm ăn, áo mặc, nhưng tôi ở cơi xa, bấy lâu vẫn kính mến thánh đức. Bữa nay được nh́n thấy mặt trời, đủ thoả được tấm lòng khao khát. Họ Trịnh vô đạo, hiếp đáp hoàng gia, nên trời mượn tay tôi một trận phá ngay được, ấy là nhờ ở oai đức của bệ hạ.

Vua Lê ôn tồn đáp:

– Ấy là võ công của tướng quân cả, chứ quả nhân nào có tài đức gì! Nguyễn Huệ khiêm tốn thưa:

– Tôi chỉ tôn phò, đau dám kể tới công lợi. Việc ngày nay đă xảy ra như thế thật bởi lòng trời xui nên hết thảy… Thế là trời có ý xui bệ hạ chấn kỷ cương, nảy mực, khiến cho trong ấm ngoài êm, tôi đây cũng được ơn nhờ.

Vua Lê sai các cựu thần Trần Công Sáng, Phan Lê Phiêu, Uông Sĩ Điển ra tiếp chủ súy Tây Sơn. Sau cuộc gặp gỡ này, thiên hạ yên lòng, chợ lại họp, ruộng lại cày, tình hình trong nước dần dần ổn định.

Theo lời Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ vẽ, Nguyễn Huệ xin vua Lê cho thiết lễ đại triều ở điện Kính Thiên để Huệ dâng sổ sách quân dân, tỏ cho toàn thiên hạ rõ việc tôn phò đại thống. Cử chỉ này của Nguyễn Huệ khiến ông vua cao tuổi Lê Cảnh Hưng vô cùng xúc động, chứng kiến việc ban bố chiếu thư “nhất thống”.

Đáp lại công lao của chủ súy Tây Sơn, vua Lê sai sứ sang tận doanh quân thứ phong cho Nguyễn Huệ làm Nguyễn Súy Dực chính phù vận Uy Quốc công. Nguyễn Huệ sai người sang cảm tạ vua Lê theo đúng lễ nhưng trong lòng không vui. Nguyễn Huệ nói với Nguyễn Hửu Chỉnh rằng:

– Ta mang vài vạn quân ra đây, một trận dẹp yên Bắc Hà. Vậy thì một thước đất, một người dân bây giờ không phải của ta thì của ai vào đây nữa? Dẫu ta muốn xưng đế, xưng vương chi chi, ai còn dám làm gì nổi ta? Thế mà ta còn nhường nhịn không làm, chẳng quan hậu đăi nhà Lê đó thôi, danh mệnh Nguyên súy, quốc công có làm cho ta thêm hơn gì? Các đình thần Bắc Hà muốn lấy nước miếng cho cái danh hăo, chực lung lạc ta sao? Đừng bảo ta là mán mọi, được thế đă lấy làm vinh rồi đâu! Ta không nhận lấy, chắc người ta bảo ta thất lễ; ta nhận mà không nói ra, người ta lại cho ta là không biết gì!

Dứt lời, Nguyễn Huệ hầm hầm tức giận. Nhờ có Nguyễn Hữu Chỉnh là tay khéo dàn xếp, Huệ mới nguôi lòng. Sau khi trở thành phò mã nhà Lê, Nguyễn Huệ không trực tiếp can dự vào nội bộ triều Lê vì còn giữ tiếng. Khi vua Lê bị bệnh nặng, công chúa Ngọc Hân giục phò mă Nguyễn Huệ vào thăm song ông từ chối:

– Tôi chẳng sớm thì chầy rồi cũng về Nam; việc nước không dám dự đến. Vả, tôi xa xôi tới đây, chắc người ngoài Bắc hăy còn chưa tin mấy, nếu vô nội thăm hỏi vua cha, muôn một xa giá chầu Trời, chẳng hóa ra tự mình chuốc lấy cái tiếng hiềm nghi không bao giờ giăi toả được?”

Vào một đêm mưa to, gió dữ của tháng 7 năm Bính Ngọ (1786), thành Thăng Long nước ngập đến một thước, vua Lê Cảnh Hưng qua đời ở tuổi thọ 70. Trước khi nhắm mắt ông còn kịp trối lại cho Hoàng tôn Duy Kỳ:

– Quân bên ngoài đang đóng ở đây; truyền nối là việc quan trọng, cháu nên bàn cùng Nguyên súy (Nguyễn Huệ), chứ đừng tự tiện làm một mình.

Trái với những người muốn lập Hoàng tôn Duy Kỳ, công chúa Ngọc Hân khi được chồng hỏi nên lập ai lên ngôi báu, đă nghiêng về Lê Duy Cận. Nghe lời vợ, Nguyễn Huệ muốn hoăn lễ đăng quang của Duy Kỳ. Cả triều đình nao núng ngờ vực. Các tôn thất nhà Lê cho rằng công chúa Ngọc Hân cố tình làm lỡ việc lớn của triều đình và bảo sẽ từ mặt công chúa. Ngọc Hân sợ, vội nhân nhượng mà nói lại với Nguyễn Huệ thu xếp cho Duy Kỳ được nối ngôi.

Đến ngày lễ thành phục của nhà vua quá cố Lê Hiển Tông ở nội điện, Nguyễn Huệ thực hiện đầy đủ nghi lễ của phò mă: rể mặc áo tang trắng, đứng trong điện dự lễ. Thấy viên tiểu lại có cử chỉ bất kính trọng lúc làm lễ, Nguyễn Huệ lập tức sai lôi ra chém. Từ đó triều thần khiếp sợ và nghi lễ được cử hành hết sức tôn nghiêm. Ngày đưa linh cữu vua xuống thuyền về Thanh Hoá để an táng, Nguyễn Huệ mặc tang phục đi hộ tang đến tận bờ sông, lại sai bộ tướng là Trần Văn Kỷ và Nguyễn Hữu Chỉnh mặc áo tang trắng đi hộ tống đến tận bến sông, lại sai bộ tướng là Trần Văn Kỷ và Nguyễn Hữu Chỉnh mặc áo tang trắng đi hộ tống đến lăng Bàn Thạch. Mặc dù vừa mới trải qua binh đao, tang phục tuy đơn sơ, giản dị nhưng lễ nghi thì đầy đủ và trang trọng khác thường. Xong tang trở về, Nguyễn Huệ tự hào nói với công chúa Ngọc Hân:

– Tiên đế có hơn 30 người con, thế mà không người nào bằng một mình nàng là gái. Trong việc tang tiên đế, mình với các anh em khác, ai hơn nào?

Một thời gian sau Nguyễn Huệ đem công chúa Ngọc Hân cùng Nguyễn Nhạc rút quân về Nam, rồi được phong làm Bắc Bình Vương.

Lần ra Bắc lần thứ hai năm Mậu Thân (1788), khi Lê Chiêu Thống đă bỏ kinh thành chạy ra ngoài, Bắc Bình Vương cũng đă nghĩ đến chiếc ngai vàng bỏ trống, đă triệu tập các cựu thần nhà Lê để tính việc, song không thuận lợi. Ông cho tổ chức lại hệ thống cai trị ở Bắc Hà, đưa những danh sĩ có tên tuổi đă được Bắc Bình Vương trọng dụng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích ra đảm đương công việc. Trí thức Bắc Hà lần lượt ra giúp Bắc Bình Vương như Trần Bá Lăm, Vơ Huy Tấn…

Sau khi đălập Sùng Nhượng công Lê Duy Cận lên làm Giám quốc, sắp đặt các quan coi việc Bắc Hà, một lần nữa Nguyễn Huệ lại rút quân về Nam. Trước khi trở về Nam, Bắc Bình Vương đă dặn bảo cận thần rằng:

– Đại Tư mă Ngô Văn Sở, Nội hầu Phan Văn Lân là nanh vuốt của ta; Chưởng phủ Nguyễn Văn Dụng, Hộ bộ thị lang Trần Thuận Ngôn là tâm phúc của ta. Lại bộ thị lang Ngô Thì Nhậm tuy là người mới, nhưng là bậc tân thần, ta coi như khách. Nay ta giao cho các khanh hết thảy mọi việc quân quốc, coi quản 11 trấn trong toàn hạt. Hễ có điều chi, ta cho cứ được tiện nghi làm việc. Song các khanh cần phải hợp bàn với nhau, chứ đừng phần b́kẻ mới người cũ, miễn sao làm cho được việc, ta mới yên lòng…

Thế rồi không đầy 6 tháng sau, Bắc Bình Vương đang ở thành Phú Xuân thì được tin Lê Chiêu Thống đă dẫn đội quân xâm lược Măn Thanh vào chiếm đóng kinh thành Thăng Long, quân đội Tây Sơn do Đại Tư mă Ngô Văn Sở chỉ huy phải tạm rút lui về đóng ở Tam Điệp-Biện Sơn chờ lệnh. Nguyễn Huệ lại lần thứ ba ra Thăng Long. Lần này ông ra Bắc với tư cách là Quang Trung hoàng đế. Thể theo lời khuyên của tướng lĩnh và lòng mong mỏi của ba quân cùng thần dân, Bắc Bình Vương cho chọn ngày, lập đàn tế trời đất, thần sông, thần nước và lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân, ngay hôm đó kéo cả quân bộ, quân thuỷ ra Bắc diệt quân xâm lược Thanh, giải phóng Thăng Long và Bắc Hà.

Dự tính trước mọi khả năng tiếp theo của thời cuộc, vua Quang Trung đă nơi với quan quân ngay trước khi bước bào chiến dịch:

– Nay ta tới đây, thân đốc viện binh, chiến thư ra sao đă có phương lược sẵn. Chỉ nội mười ngày nữa, thế nào ta cũng quét sạch giặc Thanh. Song, ta nghĩ: nước Thanh lớn hơn nước ta gấp mười lần, Thanh bị thua tất lấy làm thẹn, chắc phải tìm cách rửa hờn. Nếu cứ để binh lửa kéo dài măi, thật không phải là phúc trăm họ, lòng ta không nỡ!
Nên chi, sau khi thắng, ta nên khéo đường từ lệnh thì mới dập tắt được ngọn lửa binh tranh, việc từ lệnh đó, ta sẽ giao cho Ngô Thì Nhậm.

Đúng như dự kiến và lời hứa hẹn của vị tổng binh, ngày 7 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789) quân đội của hoàng đế Quang Trung đă vui vẻ ăn tết khai hạ tại thành Thăng Long. Hoa đào làng Nhật Tân còn đang nở rộ đón chào chiến thắng.

Việc binh lại giao cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân, việc ngoại giao và chính trị giao cho Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích, lần thứ ba Nguyễn Huệ đă ra Bắc rồi lại về Nam. Lần này với tư thế là Hoàng đế, Quang Trung gấp rút tiến hành việc xây dựng kinh đô mới ở Nghệ An, nơi mà từ xưa là quê gốc của anh em Tây Sơn và trong con mắt của Quang Trung là trung gian Nam và Bắc. Mặt khác, theo kế hoạch ngoại giao đă được Quang Trung vạch ra: Bình thường mối bang giao với nhà Thanh. Triều đình Quang Trung đă buộc sứ Thanh phải vào tận Thuận Hoá phong vương cho Nguyễn Huệ; rồi Hoàng đế Quang Trung giả đă sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long nhà Thanh. Dưới thời trị vì ngắn ngủi của triều Quang Trung, nhiều chính sách về xă hội, chính trị và kinh tế được ban hành khá độc đáo, mở ra những triển vọng cho một xă hội năng động hơn. Song chưa được bao lâu, căn bệnh đột ngột và hiểm nghèo đă cướp đi cuộc sống của ông vua đầy tài năng, có những dự định lớn lao, mới ở tuổi 40.

Năm Nhâm Tý (1792), sau nhiều lần bắn tin rồi lại gửi thư trực tiếp đến vua nhà Thanh xin được sánh duyên cùng một nàng công chúa Bắc quốc và mượn đất đóng đô, vua Quang Trung đă sai toàn sứ bộ do Vũ Văn Dũng làm chánh sứ sang triều kiến vua Thanh Càn Long. Trong một cuộc bệ kiến của sứ thần Vũ Văn Dũng ở Ỷ lương các, những yêu cầu của vua Quang Trung đă được vua Thanh chấp thuận. Vua Càn Long đang chuẩn bị cho cô công chúa khuê các sang đẹp duyên cùng Quốc vương nước Nam; Quảng Tây được hứa sẽ nhường cho Quốc vương phò mă đóng đô để cho gần “Thánh Giáo”. Giữa lúc sứ thần đang mừng vui vì sắp hoàn thành một trọng trách quá sức mình, thì được tin sét đánh: vua Quang Trung từ trần. Mọi việc đều bị gác lại, Vũ Văn Dũng đành ôm hận trở về. Rồi từ đó, việc xin lại đất Lưỡng Quảng chỉ là câu chuyện lịch sử mà cơ đồ của vương triều Tây Sơn cũng dần dần tan theo giấc mộng xuân của nàng công chúa Măn Thanh. Một chiều đầu thu, vua Quang Trung đang ngồi bỗng thấy hoa mắt, sầm tối mặt mũi, mê man bất tỉnh. Người xưa gọi đó là chứng “huyễn vận” còn ngày nay y học gọi là tai biến mạch máu năo. Khi tỉnh dậy được, nhà vua cho triệu trấn thủ Nghệ An Trần Quang Diệu về triều bàn việc thiên đô ra Nghệ An. Nhưng việc chưa quyết xong thì bệnh tình nhà vua đă nguy kịch. Trước khi mất, nhà vua dặn Trần Quang Diệu và các quần thần:

– Ta mở mang bờ cơi, khai thác đất đai, có cả cơi Nam này. Nay đau ốm, tất không khỏi được. Thái tử “Nguyễn Quang Toản” tư chất hơi cao, nhưng tuổi còn nhỏ. Ngoài thì có quân Gia Định (Nguyễn Ánh) là quốc thù; mà Thái Đức (Nguyễn Nhạc) thì tuổi già, ham dật lạc, cầu yên tạm bợ, không toan tính cái lo về sau. Khi ta chết rồi, nội trong một tháng phải chôn cất, việc tang làm lao thảo thôi. Lũ người nên hợp sức mà giúp Thái tử sớm thiên đô về Vĩnh Đô (Vinh ngày nay) để khống chế thiên hạ. Bằng không, quân Gia Định kéo đến thì các ngươi không có chỗ chôn đâu!

Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792) vào khoảng 11 giờ khuya, Quang Trung từ trần, ở ngôi 5 năm, thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái tổ Vũ hoàng đế. Thi hài ông được táng ngay trong thành, tại phủ Dương Xuân. Sau khi Nguyễn Ánh lấy được Phú Xuân đă sai quật mồ mả lên để trả thù.

Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi, sai sứ sang nhà Thanh báo tang và xin tập phong. Vua Càn Long thương tiếc tặng tên hiệu là Trung Thuần, lại thần làm một bài thơ viếng và cho một pho tượng, 300 lạng bạc để sửa sang việc tang. Sứ nhà Thanh đến tận mộ ở Linh Đường (mộ giả) thuộc huyện Thanh Trì (Hà Nội) để viếng.

Bắc Cung Hoàng Hậu Lê Ngọc Hân

Cảnh Thịnh Hoàng Đế (1793-1802)

Quang Trung ở tuổi 40 mà các con còn nhỏ. Quang Toản là con trưởng cũng mới lên 10 tuổi. Bình sinh Quang Trung đã lập Quang Toản lên Thái tử. Sự lựa chọn này có lẽ là chính xác. Trước khi mất, Quang Trung đã nhận xét về Thái tử như sau:

– Thái tử là người có tư chất, nhưng tuổi hãy còn nhỏ.

Năm Quí Sửu (1793) Quang Toản chính thức lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh, sai Ngô Thì Nhậm sang nhà Thanh báo tang và xin sắc phong. Vua Thanh vốn đã sắc phong cho Quang Toản làm Thái tử khi vua Quang Trung còn sống nên lập tức xuống chỉ phong Toản làm An Nam Quốc vương. Án sát Quảng Tây được lệnh làm sứ thần đến Bắc Thành, Quang Toản cũng sai người đóng giả nhận thay. Sứ thần nhà Thanh có biết việc ấy song không có phản ứng gì.

Quang Toản lên ngôi vua, vẫn để hai em là Quang Thùy và Quang Bàn giữ tước vị cũ, dùng cậu là Bùi Đắc Tuyên làm Thái sư Giám quốc trông coi mọi việc trong ngoài; Thái úy Phạm Công Hưng cũng giữ việc quân; Trung thủ phụng chính Trần Văn Kỷ làm ở Trung thư cơ mật, và Trần Quang Diệu giữ việc văn thư lệnh thị.

Quang Toản tuổi còn nhỏ, mọi việc đều quyết định bởi Bùi Đắc Tuyên. Từ đó Đắc Tuyên ngày càng chuyên quyền, trong ngoài đều oán. Đại thần trong triều ngoài trấn nghi kỵ lẫn nhau, Quang Toản không ngăn chận nổi đành chỉ khóc lóc mà thôi. Giữa lúc đó lại có cận thần gièm pha rằng, oai quyền của Trần Quang Diệu quá lớn, mưu đồ cướp ngôi… Quang Toản tin là thật, liều rút hết binh quyền của Trần Quang Diệu. Trần Quang Diệu gửi mật thư vào Qui Nhơn hẹn với Lê Văn Trung đem quân ra phế hạ Quang Toản, lập Quang Thiệu lên ngôi.Việc không thành, Quang Thiệu bị giết; Lê Văn Trung bị chém. Con rể Lê Văn Trung là Lê Chất sợ hãi, bỏ Tây Sơn sang hàng Nguyễn Ánh. Về sau Lê Chất đem quân của Nguyễn Ánh ra đánh thắng Tây Sơn bị thu hết quân trang, quân dụng.

Năm Canh Thân (1800) Nguyễn Ánh vượt biển ra đánh thành Qui Nhơn, tướng Tây Sơn là Vũ Tuấn đầu hàng. Nguyễn Ánh chiếm thành Qui Nhơn đổi là trấn Bình Định, giao Võ Tánh và Ngô Tòng Chu giữ thành. Quân Tây Sơn bao vây nhiều tháng mà không hạ được vì Võ Tánh và Ngô Tòng Chu liều chết giữ thành.

Năm Tân Dậu (1801) Nguyễn Ánh ra đánh Phú Xuân. Quang Toản dốc sức chống giữ không nổi, Phú Xuân bị chiếm, Quang Toản phải chạy ra Bắc Hà, đổi niên hiệu là Bảo

Hưng. Tháng 8 năm đó, Quang Toản đem quân bốn trấn Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc và quân Thanh Nghệ vào đánh Nguyễn Ánh lại thua, vội rút về Thăng Long.

Ngày 16 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802) Nguyễn Ánh ra đánh Thăng Long, khí thế rất mạnh, Quang Toản cùng hai em là Quang Thuỳ bỏ thành chạy theo hướng Bắc, bị thổ hào Kinh Bắc bắt được, đóng cũi đưa về Thăng Long. Quân Tây Sơn đến đây hoàn toàn tan rã. Mùa đông năm đó (1802) Nguyễn Ánh về Phú Xuân cáo tế miếu, trả thù Tây Sơn cực kỳ tàn bạo và hèn hạ, Quang Toản và nhưng người thân bị hành hình… Ấp Tây Sơn đổi thành ấp An Tây, mọi dấu ấn Tây Sơn đều bị họ Nguyễn xoá sạch.

Quang Toản lên ngôi vua năm Quí Sửu (1793) đến năm Nhâm Tuất (1802) thì mất, ở ngôi 10 năm, chết ở tuổi 20. Triều Tây Sơn kể từ vua Thái Đức đến hết Cảnh Thịnh (1778-1802) tồn tại được 25 năm.

1. Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc (1778-1793)

2. Quang Trung Nguyễn Huệ (1789-1792)

3. Cảnh Thịnh Hoàng đế (Quang Toản) (1793-1802)


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.