Công Viên Khủng Long Kỷ Jura
3. ĐỔI KHUÔN MẪU
Malcolm nẩy người lên vì chiếc gối, nói đứt quãng:
– Mọi thứ… mẫu…
Hammond hỏi:
– Ông ta tỉnh lại rồi hả?
Harding lắc đầu. Hammond hỏi tiếp:
– Thế ông ta nói gì vậy?
– Tôi không nghe kịp.
Hammond bước tới thêm vài bước. Lão đẩy cửa sổ mở rộng hơn, cho không khí mát mẻ vào thêm. Cuối cùng, khi không còn chịu đựng nổi, lão nói:
– Ở ngoài kia có vấn đề gì không, nếu đi ra ngoài một lát?
– Tôi chắc là không việc gì đâu. – Harding trả lời – Tôi nghĩ quanh đây không can gì.
– Vậy thì, trông chừng ông ta nhé. Tôi ra ngoài một chút.
– Được rồi. – Harding điều chỉnh lại dây truyền trụ sinh.
– Tôi sẽ trở lại ngay.
– Được rồi.
Hammond ra khỏi phòng, bước vào ánh nắng, tự hỏi tại sao mình lại báo cho Harding làm gì. Dẫu sao, ông ta cũng là người làm của mình. Lão cần gì phải giải thích.
Lão đi ngang qua cổng hàng rào, nhìn quanh công viên. Trời đã quá nửa chiều, thời điểm các đám sương bay đã thưa đi, thỉnh thoảng mặt trời ló ra. Lúc này đang có ánh nắng, và Hammond cho đó là một điềm gở. Dù họ có nói gì, lão biết rằng công viên của lão rất hứa hẹn. Và cho dù gã điên Gưnnaro có quyết định đốt trụi đảo này thì điều đó cũng chẳng có gì thay đổi.
Wu là nguyên nhân.
Cũng thế, lão phải thừa nhận rằng Arnold rất thích hợp cho công việc của kỹ sư trưởng. Arnold có được phẩm chất nghề nghiệp đáng thán phục, nhưng đến thời điểm này anh ta đã mệt mỏi trong nghề nghiệp của mình, và anh ta là một người luôn lo lắng cáu kỉnh. Anh ta không được hướng dẫn và đã bỏ sót nhiều điều. Những điều quan trọng.
Không. Cả Wu lẫn Arnold không ai thích hợp với công việc như thế.
Và, cũng thế, Ed Regis cũng là một sự lưa chọn nghèo nàn. Harding chưa phải là một lựa chọn xuất sắc, Muldoon là một lão say…
Con T-rex đang làm gì ở đây? Tại sao nó lại ra được bên ngoài hàng rào?
Hammond cảm thấy một cơn giận bùng lên: và rồi lão thấy một người làm công, đang hớt hải chạy để thoát thân, Hammond ráng đứng dậy lao thục mạng vào khu rừng bên kia đường. Lão đâm sầm vào bóng tối, lão loạng choạng và ngã, mặt lão chúi vào đám lá ướt và đất ẩm, lão lảo đảo đứng dậy, chạy tiếp tới, lại ngã, và lại chạy lần nữa. Lúc này lão vấp ngã không đứng dậy được, lăn tròn trên mặt đất mềm trước khi dừng lại ở chân đồi. Mặt lão đập vào một vũng nước cạn âm ấm.
Lão dang nằm, mặt vục xuống một dòng suối nhỏ.
Lão đã quá sợ! Thật là điên! Đáng lẽ lão đã đến căn nhà nghỉ mát của mình! Lão rủa thầm mình. Khi đứng dậy, lão cảm thấy đau đớn ở mắt cá bên trái đến chảy nước mắt. Lão mò mẫm ấn thử chỗ đau: có thể đã gãy xương. Lão cố sức đứng dậy dồn cả sức nặng lên chân phải, răng nghiến chặt.
Hầu như chắc chắn gãy xương.
– Em ước chi họ đem chúng ta đi đến chỗ tổ trứng.
– Ở đấy quá nguy hiểm cho chúng ta. Bọn mình phải ở lại đây. Này em nghe đây. – Cậu bé bấm một nút và âm thanh ghi âm tiếng gầm của con khủng long bạo chúa vang khắp các loa trong công viên.
– Nghe hay quá. – Lex reo lên.
– Em cũng làm được. – Tìm bảo em – Và nếu em bấm nút này, sẽ có tiếng vọng.
– Để em làm thử xem. – Cô bé ấn nút. Tiếng con khủng long bạo chúa gầm lên lần nữa – Chúng ta có làm cho nó kéo dài nữa không?
– Xong, chỉ việc xoay núm này…
Chúa ơi! Lão rùng mình khi nghe âm thanh ấy. Thật kinh khủng, tiếng thét từ một thế giới bên kia nào đó. Lão chờ xem việc gì xảy ra. Con tyranosaur sẽ làm gì? Nó đã chụp được người làm công? Hammond chờ, chỉ nghe tiếng râm ran của lũ ve rừng, cho đến khi lão nhận ra là mình đang nín thở, và lão buông một tiếng thở dài.
Với mắt cá bị thương, lão không thể nào leo lên đồi. Lão sẽ phải chờ dưới dáy khe. Sau khi con khủng long bạo chúa bỏ đi, lão sẽ kêu cứu. Trong lúc đó, ở đây ít nguy hiểm hơn.
Rồi lão nghe tiếng nói qua âm li:
– Nào, anh Tim. Để em làm thử lần nữa. Nào? Để em bấm cho nó kêu.
Mấy đứa nhỏ!
Con khủng long bạo chúa lại rống lên, nhưng lần này nó phát ra một âm thanh như âm nhạc, giọng trầm, và có tiếng vọng kéo dài tiếp theo sau.
Mấy đứa nhỏ chết tiệt!
Lão cảm thấy tim mình bắt đầu dập như chạy đua, và cảm thấy hụt hơi thở. Lão bắt mình phải thư giãn. Chẳng sao cả.
Hammond ngồi xuống mặt đất ẩm, lắng nghe những âm thanh của khu rừng quanh mình. Và rồi, sau một lúc, lão bắt đầu kêu cứu.
– Mọi thứ… trông khác… ở phía bên kia.
Harding cúi sát người bên Malcolm:
– Ở phía bên kia. – Ông nghĩ là Malcolm đang nói về việc chết.
– Khi… đổi chỗ.
– Đổi chỗ?
Malcolm không trả lời. Đôi môi khô của ông mấp máy. Và cuối cùng thốt lên:
– Khuôn mẫu.
– Đổi chỗ khuôn mẫu? – Harding nhắc lại. Ông có biết mấy từ này. Trong suốt hai thập kỷ vừa qua, chúng là những từ rất hợp thời để nói về sự thay đổi trong khoa học. “Khuôn mẫu” chi là một từ khác để chỉ mốt, model, nhưng khi các nhà khoa học dùng thuật ngữ này thì nó có nghĩa hơn thế, là một quan điểm về thế giới. Một cách nhìn rộng lớn hơn về thế giới. Đổi mới khuôn mẫu được xem là sẽ xảy ra một khi khoa học thực hiện một thay đổi chính trong quan điểm của mình về thế giới. Những thay đổi như thế tương đối hiếm, xảy ra chửng một thế kỷ một lần. Thuyết tiến hóa của Darwin đã thúc đẩy một đổi chỗ khuôn mẫu. Cơ học lượng tử cũng đã thúc đẩy một đổi chỗ khuôn mẫu nhỏ.
Malcolm mấp máy môi:
– Không… không… khuôn mẫu… vượt quá…
– Vượt quá khuôn mẫu? – Harding cố hiểu.
– Đừng bận, bận tâm về… những gì… nữa.
Harding thở dài. Bất chấp mọi cố gắng, Malcolm đang nhanh chóng lâm vào tình trạng hôn mê lần cuối. Cơn sốt càng cao hơn, và họ thì xem như đã hết cả thuốc kháng sinh.
– Ông không bận tâm về điều gì?
– Bất cứ điều… gì. Vì… mọi thứ trông khác… ở phía bên kia.
Malcolm mấp máy môi.
Và ông mỉm cười.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.