Án mạng trên chuyến tàu tốc hành Phương Đông

Phần III – Hercule Poirot Vận Dụng Những Chất Xám – I. Ai? Hoặc Những Ai Là Thủ Phạm?



Ông Bouc và bác sĩ Constantine đang ngồi nói chuyện thì Poirot bước vào toa. Ông Bouc có vẻ thất vọng: 

– Ông ta đây rồi! – ông, Bouc thốt lên khi trông thấy Poirot. Poirot vừa ngồi xuống, ông Bouc lại tiếp ngay: 

– Nếu ông tìm ra thủ phạm thì đó là một phép lạ đấy. 

– Vụ án này làm ông khổ tâm đến thế kia à? 

– Phải. Nhất là ta không biết phải bắt đầu điều tra từ đâu. 

– Tôi cũng đồng ý như thế, – bác sĩ Constantine nói. – Thật ra tôi chẳng hiểu chúng ta sẽ làm gì bây giờ 

Poirot đốt điếu thuốc và trả lời: 

– Đối với tôi, đó là điều đáng lưu ý của vụ án. Vì thiếu tất cả mọi thủ tục điều tra nên chúng ta không thể nào kiểm soát lời khai của tất cả hành khách. Vậy chỉ còn mỗi một cách: sử dụng trí thông minh. 

– Nhưng chúng ta phải bắt đầu từ đâu. 

– Chúng ta đã có những lời khai của những hành khách và những gì chúng ta đã trông thấy đó? 

– Cuộc hỏi cung các hành khách đã không cho ta biết thêm điều gì. 

– Xin lỗi ông, nó đã cho chúng ta biết về nhiều vấn đề. 

– Thế mà tôi chẳng thấy gì! 

– Có thể là ông đã không lắng nghe một cách chăm chú. 

– Vậy thì ông hãy phân tích rõ cho tôi đi. 

– Chúng ta hãy xem xét lại lời khai đầu tiên: lời khai của ông Mác Queen. Theo tôi, ông ta đã nói một câu mang nhiều ý nghĩa. 

– Về những bức thư hăm dọa ấy à? 

– Không, nhưng Mac Queen đã cho chúng ta biết là Ratchett đi du lịch rất nhiều nhưng lại rất bị lúng túng vì không biết ngoại ngữ. Mac Queen còn nói thêm anh ta là thông dịch viên cho Ratchett hơn là thư ký. 

Poirot chăm chú nhìn ông Bouc và bác sĩ Constantine. 

– Sao? Các ông vẫn chưa hiểu à? Thật không thể chịu nổi… 

– Ông giải thích đi. – Ông Bouc nôn nóng hỏi. 

– Khổ quá! Đây nhé: Ratchett không nói tiếng Pháp vậy mà khi anh phục vụ nghe chuông chạy đến một giọng nói đã trả lời bằng tiếng Pháp. Ngoài ra, người trong phòng Ratchett đã sử dụng tiếng Pháp thông dụng. Không phải thứ tiếng của những kẻ không biết nói tiếng Pháp. “Không có gì, tôi nhầm”. 

– Phải rồi! – Bác sĩ Constantine kêu lên. – Chúng ta phải nhận ra điều đó ngay mới phải. Bây giờ tôi hiểu tại sao ông lại ngại ngừng khi chấp nhận giờ trên đồng hồ Ratchett là giờ xảy ra vụ án mạng vào lúc 1 giờ kém 23, Ratchett đã chết rồi… 

– Và kẻ sát nhân đã trả lời thay thế cho Ratchett… – ông Bouc nói. 

– Ta không nên đốt giai đoạn sớm quá, – Poirot nói. – Dù sao thì chúng ta cũng có thể khẳng định rằng vào lúc 1 giờ kém 23 một người nữa đã ở trong phòng Ratchett và người này là người Pháp hay ít ra cũng nói tiếng Pháp thông thạo. 

– Ông rất tỉ mỉ trong cách làm việc. 

– Cứ đi chậm cho nó chắc, không có gì xác định là Ratchett đã chết vào lúc đó. 

– Nhưng ông đã bị thức giấc vì một tiếng hét? 

– Phải, đúng thế. 

– Điều khám phá hồi nãy chẳng làm chúng ta tiến thêm bước nào, – ông Bouc tuyên bố. – ông đã nghe thấy tiếng động ở phòng bên. Lúc đó không phải là Ratchett mà là kẻ sát nhân đang rửa tay vấy máu, xếp dọn lại và đốt lá thư. Sau đó, khi yên tĩnh đã trở lại trong toa, kẻ sát nhân đã móc xích an toàn phía trong phòng Ratchett. Hắn đã mở cửa ăn thông sang phòng bà Hubbard và đã thoát ra ngoài. Tóm lại, đó đúng là những gì chúng ta đã nghĩ… Với một sự khác biệt là Ratchett đã bị giết trước đó nữa tiếng và những kim đồng hồ ngừng chạy ở 1 giờ 15 chỉ là một chứng cớ vắng mặt. 

– Một chứng cớ vắng mặt không có giá trị, – Poirot nói. – Kim đồng hồ chỉ 1 giờ 15… Giờ mà kẻ sát nhân đã rời khỏi hiện trường… 

– Đúng đấy, – ông Bouc đồng ý, vẻ hơi thất vọng! – vậy kim đồng hồ ngừng ở 1 giờ 15 chỉ gì? 

– Nếu kim đồng hồ bị xê dịch. Tôi nói nếu. Thì chắc phải có lý do. Trong trường hợp này, ta phải nghi ngờ tất cả những người có thể có chứng cứ vắng mặt vào lúc 1 giờ 15. 

– Lý luận trên có vẻ có lý, bác sĩ Constantine nói. 

– Chúng ta cũng nên có giả thuyết về giờ mà sát nhân đã vào phòng, Hắn đã có cơ hội lẻn vào lúc nào? Trừ phi chúng ta buộc tội anh phục vụ là đồng lõa, người phục vụ giả chỉ có thể lẻn vào toa tàu trong khi tàu ngừng ở Vincovei. Vì sau khi tàu rời ga, anh phục vụ, ngồi ở chỗ thường lệ của mình, có thể kiểm tra cả dãy hành lang. Dù cho không một hành khách nào để ý đến sự xuất hiện của một nhân viên tàu nằm thì anh phục vụ, chắc chắn sẽ để ý đến sự hiện diện của kẻ lạ mặt trên tàu. Nhưng, trong lúc tàu ngừng ở ga Vincovei thì anh phục vụ đã xuống sân ga. Như thế là kẻ lạ mặt đã có thể lên tàu mà không ai để ý. 

– Và sau cuộc điều tra sơ khởi của chúng ta thì thủ phạm chỉ có thể là một trong những hành khách thôi! – Vậy kẻ đó là ai? 

Poirot mĩm cười. 

– Tôi có ghi rồi đây. Nếu các ông muốn xem cho cho dễ nhớ thì đây. 

Bác sĩ Constantine và ông Bouc cùng xem những tờ giấy, trên đó có tên của từng hành khách đã được ghi vào, theo thứ tự của cuộc điều tra, kèm theo những nhận xét của Poirot. 

1. Hector Mac Queen: Quốc tịch Mỹ. Kút sét 16. Toa hạng nhì. 

Lý do để phạm pháp: có thể do sự quan hệ với nạn nhân. 

Chứng cớ vắng mặt: Từ 12 giờ đêm đến 2 giờ sáng (từ 12 giờ đến 1 giờ 30, chứng cớ vắng mặt được 

Đại tá Arbuthnot xác nhận và từ 1 giờ 15 đến 2 giờ, được anh phục vụ xác nhận). 

Chứng cứ buộc tội: Không có. 

Sự kiện khả nghi: Không có.. 

2. Pierre Michel: Nhân viên, Công dân Pháp. 

Lý do để phạm pháp: Không có. 

Chứng cớ vắng mặt: Từ 12 giờ đến 2 giờ sáng được Hercule Poirot trông thấy ở hành lang. Khi một giọng nói được nghe thấy trong phòng Ratchett lúc 12 giờ 37- Từ 1 giờ đến 1 giờ 16 chứng cớ vắng mặt xác nhận bởi hai người phục vụ toa tàu khác. 

Chứng cớ buộc tội: Không có. 

Sự kiện khả nghi: Bộ đồng phục của nhân viên toa nằm được tìm thấy trong hành lý của cô Ohlson đã có lợi cho Pierre. Kẻ gian đã sử dụng bộ đồng phục này để đổ tội cho Pierre. 

3. Edward Masterman: Công dân Anh. Kút sét số 4, toa hạng nhì. 

Lý do để phạm pháp: Có thể do sự quan hệ với nạn nhân. 

Chứng cớ vắng mặt: Từ 12 giờ đến 2 giờ sáng. Chứng cớ vắng mặt đã được Antonio Foscarelli làm chứng. 

Chứng cớ buộc tội: Trong nhóm hành khách chỉ có Masterman là có thể mặc vừa bộ đồng phục của nhân viên toa nằm tìm thấy trong hành lý của cô Ohlson. Ngoài ra, Masterman không nói thông thạo tiếng Pháp. 

4. Bà Hubbard: Công dân Mỹ. Két sút số 3, toa hạng nhất. 

Lý do phạm pháp: không có. 

Chứng cớ vắng mặt: Từ 12g đến 2g: Không có. 

Chứng cứ buộc tội: Không có. 

Sự kiện khả nghi: không có. 

Ghi chú: 

Câu chuyện người đàn ông trong phòng bà Hubbard đã được xác nhận bởi lời chứng của Hardman và cô Schmidt. 

5. Guta Ohlson: Quốc tịch Thủy Điển. Kút sét số 7, toa hạng nhì. 

Lý do phạm pháp: không có. 

Chứng cớ vắng mặt: Từ 12g đến 2g sáng: chứng cớ vắng mặt xác nhận bởi Mary Debenham. 

Ghi chú: 

Cô là người cuối cùng thấy Ratchett còn sống. 

6. Công chúa Dragomiroff: đã chuyển sang quốc tịch Pháp. Kút sét số 14, toa hạng nhất. 

Lý do phạm pháp: Rất thân với gia đình Armtrong. Bà là mẹ đỡ đầu của Sonia Armtrong. 

Chứng cớ vắng mặt: Từ 12g đến 2g sáng: chứng cớ vắng mặt được xác nhận bởi anh phục vụ và cô hầu phòng. 

Chứng cớ buộc tội: Không có. 

Sự kiện khả nghi: không có. 

7. Quận công Andrenyi: Quốc tịch Hunggari, du lịch theo thông hành ngoại giao. Kút sét 13, toa hạng nhất. 

Lý do phạm pháp: Không có. 

Chứng cớ vắng mặt: Từ 12g đến 2g sáng: chứng cớ vắng mặt do anh phục vụ xác nhận trừ thời gian từ l giờ đến 1giờ 15. 

8. Vợ Andrenyi: Như trên. Kút sét 12. 

Lý do phạm pháp: Không có. 

Chứng cớ vắng mặt: Từ 12g đến 2g sáng: đã uống thuốc ngủ. Điều này do chồng và chai thuốc ngủ trong tủ xác nhận.

9. Đại tá Arbuthnot: Quốc tịch Anh. Kút sét 15, toa hạng nhất. 

Lý do phạm pháp: không có. 

Chứng cớ vắng mặt: Từ 12g đến 2g sáng: chứng cớ vắng mặt ngồi nói chuyện với Mác Queen đến 1g30. Về phòng và không rời phòng nữa (điều này do anh mắc Queen và anh phục vụ xác nhận). 

Chứng cứ buộc tội: không có. 

Sự kiện khả nghi: Cái nạo ống điếu. 

10. Cyrus Hardman: Công dân Mỹ. Kút sét 16, toa hạng nhất. 

Lý do phạm pháp: Không có. 

Chứng cớ vắng mặt từ 12g đến 2g sáng: Không hề rời phòng (Mác Queen và anh phục vụ xác nhận). 

Chứng cớ buộc tội: Không có. 

Sự kiện khả nghi: Không có. 

11. Antonio Foscarelli: Công dân Mỹ (gốc Ý). Kút sét số 5, toa hạng nhì. 

Lý do phạm pháp: Không có. 

Chứng cớ vắng mặt: Từ 12g đến 2g sáng: chứng cớ vắng mặt xác nhận bởi Edward Masterman. 

Chứng cớ buộc tội: Không có. 

Sự kiện khả nghi: Không có. Trừ việc dùng để giết người phù hợp với tâm lý của người Ý. (Ý kiến của ông Bouc). 

12. Mary Debenham: Quốc tịch Anh. Kút sét 6, Toa hạng nhì. 

Lý do phạm pháp: Không có. 

Chứng cứ vắng mặt: Từ 12g đến 2g sáng: chứng cớ vắng mặt, được Greta Ohlson xác nhận. 

Chứng cớ buộc tội: Không có. 

Sự kiện khả nghi: Câu đối thoại do Hercule Poirot nghe lỏm, và Mary Debenham không chịu giải thích. 

13. Hildegarde Schmidt: Quốc tịch Đức. Kút sét 8, toa hạng nhì. 

Lý do phạm pháp: Không có. 

Chứng cớ vắng mặt: Từ 12g đến 2g sáng có anh tài xế và công chúa Dragomiroff xác nhận. Sau khi về phòng ngủ. Khoảng 12g30, nhân viên phục vụ đánh thức để đến phòng chủ là bà Dragomiroff. 

Ghi chú: Lời khai của những hành khách trùng hợp với lời xác nhận của anh phục vụ về việc không một ai đã vào phòng Ratchett hoặc đã ra khỏi phòng giữa 12g và 1g (vào giờ này anh phục vụ đã sang toa bên) và từ 1g15 đến 2g. 

Đây chỉ là một bản tóm tắt cuộc hỏi cung. Nó đã được sắp xếp như vậy để cho dễ hiểu, – Poirot nói 

Ông Bouc nhăn mặt, trả lại tờ giấy cho Poirot. 

Không lấy gì khả quan lắm! 

Có lẽ những câu hỏi này hợp với ông hơn? – Vừa nói Poirot vừa đưa cho ông Bouc một tờ giấy khác.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.