Bách Khoa Cuộc Sống

LÒ VI SÓNG LÀM CHÍN THỨC ĂN NHƯ THẾ NÀO?



Cách nấu thức ăn truyền thống từ trước tới nay chủ yếu là dùng lửa, được đốt bằng các nguyên liệu như: than, củi, gas, dầu hỏa… Khi có điện người ta còn dùng bếp điện để nấu thức ăn. Nguyên lí hoạt động của bếp điện là dùng bức xạ nhiệt, chuyển điện năng thành nhiệt năng để nấu chín thức ăn, tuy tiện lợi nhưng rất tốn điện. Sự ra đời của lò vi sóng đã cải tiến một bước phương pháp nấu thức ăn truyền thống, vừa nhanh gọn tiết kiệm năng lượng, đảm bảo vệ sinh và hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng trong thức ăn. Lò vi sóng nấu chín thức ăn nhờ nhiệt năng, được sinh ra từ chính nó. Nguyên lí hoạt động của lò vi sóng như sau:
Trong lò vi sóng có một mạch điện điều chỉnh từ trường, sau khi được nối thông với nguồn điện, lò vi sóng được khởi động và sẽ phát ra vi sóng (sóng vi ba) có tần suất rất lớn, tần suất thay đổi của sóng vi ba là 2,45 tỷ lần/giây. Trong thức ăn có một lượng nước lớn, nước có cực tính, một đầu là cực dương, một đầu là cực âm, giống như nam châm, cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau. Các phân tử nước cũng chịu ảnh hưởng của trường vi sóng và vận động với tần số tương đương với tần số biến đổi của sóng vi ba. Trong một giây, các phân tử nước cọ sát với nhau hàng tỷ lần sẽ sinh nhiệt lượng đủ để nấu chín thức ăn trong vài phút.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.