Bách Khoa Cuộc Sống

TẠI SAO CÓ ĐƯỜNG MỘT CHIỀU?



Khi ngồi xe taxi, bạn thường gặp phải tình huống sau đây: phía trước có đường rất thẳng, nhưng tài xế lại tránh không đi. Họ đi theo đường vòng xa hơn. Như vậy, có phải là taxi lừa đối khách hay không? Không phải vậy; đó là do một số con đường chỉ cho phép đi một chiều.
Khi làm bất cứ công việc gì, người ta đều tính tới hiệu quả của nó. Vậy tại sao lại quy định chỉ cho đi một chiều?
Thực ra, mục đích cơ bản của việc quy định chỉ đi một chiều là nhằm nâng cao hiệu quả đi lại. Nói như vậy tưởng như mâu thuẫn nhưng trên thực tế lại không phải vậy.
Mọi người biết rằng, các điểm ngã ba ngã tư thường xuyên xảy ra hiện tượng tắc đường. Tại một điểm giao nhau của một con đường hai chiều, chỉ tính riêng xe ôtô vào lúc cao điểm nhất, số xe đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải có thể lên tới 16 chiếc làm cho khi qua hai điểm giao nhau, thời gian các xe phải chờ đợi rất lâu dẫn tới tắc đường.
Đi một chiều còn gọi là giao thông đơn hướng là chỉ việc trên một con đường quy định, chỉ cho phép xe cộ đi lại theo hướng đã định. Sau khi thực hiện quy định này, ôtô chỉ được phép đi một chiều và rẽ phải, không được phép đi ngược chiều hay rẽ trái. Điều này làm cho những điểm giao thông giao nhau tại các ngã ba ngã tư giảm đi tới 4 làn xe; giảm tới 3/4 lượng số hướng rẽ. Từ đó có thể thấy, thực hiện đi một chiều là một biện pháp quản lý nhằm nâng cao lưu lượng xe đi lại trên đường. Lấy ví dụ tại các đường Thạch Môn, Thuỵ Kim và Thiểm Tây ở thành phố Thượng Hải – Trung Quốc. Sau khi thực hiện đi một chiều vào năm 1994, theo ước tính, người ta thấy tốc độ xe đã nâng cao được 20%, lưu lượng xe được tăng thêm 30%. Trước mắt, chỉ riêng tại thành phố Thượng Hải đã có tới hơn 300 con đường một chiều.
Khi thiết kế những đoạn đường một chiều, người ta thường phải xem xét tới sự điều tiết hợp lý, lưu lượng xe chạy theo chiều ngược lại ở đường bên kia. Ví dụ, tại hai con đường sát nhau chạy song song với nhau (chỉ cách nhau 1 dảiphân cách), người ta đồng thời có thể quy định chúng là 2 con đường hai chiều nhưng có hướng ngược nhau. Nhưng tại ngã tư có thể cho phép xe rẽ trái, như vậy có thể đáp ứng được nhu cầu của những xe đi ngược chiều ở phía bên kia.
Xe nhiều đường ít là một vấn đề tồn tại phổ biến tại các thành phố của nước ta, đặc biệt là các thành phố lớn. Vấn đề này trong một thời gian khá dài vẫn chưa được giải quyết triệt để vì thế chỉ có thể dựa vào việc quản lý giao thông để tạm giải quyết. Trong đó việc thực hiện việc đi một chiều tại một số con đường là một trong những giải pháp rất hiệu quả. Đương nhiên, muốn giải quyết triệt để tình trạng ách tắc giao thông tại các thành phố thì cần sự nỗ lực lớn hơn nữa trong xây dựng đường xá, phát triển các hình thức giao thông và quản lý lưu lượng xe.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.