Bách Khoa Cuộc Sống

TẠI SAO HÒA ĐỒ UỐNG BẰNG NƯỚC PHÍCH LÀ KHÔNG KHOA HỌC?



Theo thói quen chúng ta thường dùng nước sôi trong phích để hòa đồ uống, như pha sữa, pha nước chanh, nước cam… Như vậy là không khoa học, bởi vì:
Giữa vỏ trong và vỏ ngoài của phích đều được tráng một lớp thuỷ ngân mỏng và được rút hết không khí tạo thành một lớp chân không. Khi đậy nắp phích để giữ cho nước nóng, nước trong phích không thể tiến hành bức xạ nhiệt, truyền nhiệt và trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài, cho nên nhiệt độ của nước có thể giữ nóng trong thời gian tương đối dài.
Chúng ta nấu sôi nước nhằm mục đích sát trùng đồng thời còn làm cho các chất có canxi và magiê lắng xuống giống như cặn bẩn ở trong nước. Nước dùng để uống mà có hàm lượng canxi và magiê khá nhiều sẽ làm cho tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận của con người tăng lên. Khi chúng ta lấy phích để hòa đồ uống, chúng ta có thể làm cho các phân tử canxi và magiê hoà lẫn với đồ uống. Khi hàm lượng canxi và magiê trong đồ uống quá nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe.
Ngoài ra, sự phản ứng của chất chua và khí cacbonnic trong đồ uống với cặn bẩn trong nước cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, hòa đồ uống bằng nước phích là không khoa học.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.