Bản Du Ca Cuối Cùng Của Loài Người Không Còn Đất Sống

CHƯƠNG 9



Lão giám đốc Potzloch, người nhỏ thó nhưng linh hoạt, râu mép lùi xùi, kính kẹp mũi chừng như lúc nào cũng chực vuột ra khỏi cái sóng mũi to quá cỡ. Ông ta gần như chẳng bao giờ rảnh rỗi, nhứt là những lúc chẳng có gì để làm.
Vừa thấy Kern, ông ta hỏi mau Steiner:
– Chuyện gì đây? Mau lên.
– Chúng ta cần một người phụ việc. Cần có một người dọn dẹp ban ngày và ban đêm phụ giúp chương trình thần giao cách cảm. Xin giới thiệu ông, người nầy là Kern.
– Có biết chút ít gì không?
– Vừa đủ với sự đòi hỏi.
Potzloch nheo mắt:
– Bạn của chú hả? Tiền công ra sao đây?
– Aên uống, chỗ ở và ba chục Đức kim.
– Dữ vậy? Trả như vậy là bằng một nữ minh tinh màn bạc. Bộ chú muốn tôi sạt nghiệp sao, Steiner? Phải tính lại chớ.
Kern sợ lỡ mất cơ hội:
– Thưa, tôi có thể giúp việc không cần tiền.
– Hoan hô, cậu bé! Có biết như vậy mới trở thành triệu phú. Chỉ có những kẻ khiêm nhượng mới tiến bộ mau. – Ông ta cười khoái chí và vội vàng chụp cái kính kẹp mũi sắp rơi ra – Nhưng cậu bé vẫn chưa biết được tấm lòng của nhà nhân ái Potzloch nầy. Cậu sẽ được lãnh mười lăm Đức kim mỗi tháng. Nên nhớ đây là tiền “cachet” trả cho một tài tử chớ không phải là tiền công. Kễ từ nay trở đi, cậu là một tài tử. Một “cachet” mười lăm Đức kim còn có giá trị hơn một ngàn Đức kim tiền công, cậu hiểu chưa? Aø, cậu có biệt tài gì không?
– Tôi biết đờn dương cầm.
Potzloch gắn chặt kính kẹp mũi vào:
– Cậu có biết đệm nhạc không? Nghĩa là chơi thế nào để phù hợp với ngoại cảnh.
Kern gật đầu.
Potzloch lấy điệu bộ của một Tổng tư lịnh:
– Tốt lắm. Steiner, chú cho cậu ta biết qua các màn Ai Cập nghe! Mình cần nhạc đệm trong cảnh xác ướp.
Ông ta nhảy vài bước là mất dạng. Steiner nhìn Kern, lắc đầu:
– Quan điểm của tôi thế là không sai: Dân Do Thái là dân ngu nhứt mà cũng đáng tin cậy nhứt trên thế giới. Phải lúc nãy cậu đừng nói bậy là mình đã moi được của lão ba chục Đức kim.
Kern cười giả lã:
– Có một điều mà anh quên: Sự sợ hãi về các cuộc tàn sát tập thể dân Do Thái vẫn còn ám ảnh dân Do Thái suốt hai ngàn năm. Trên phương diện đó, người Do Thái đại diện cho một giống dân bé nhỏ nhưng lì lợm vô cùng. Phần tôi, tôi chỉ mới có nửa dòng máu Do Thái thôi.
Steiner cười:
– Cũng tạm được. Nhưng kiếm cái gì ăn trước đã. Mình phải ăn mừng lớn. Lilo là một đầu bếp hiếm có.
Cơ sở của Pootzloch tại khu hội chợ gồm có một kỵ mã trường, một gian hàng bắn bia và một viện gây ảo giác. Ngay buổi sáng, Steiner đưa Kern tới chỗ làm việc để quét chuồng ngựa và lau chùi yên cương.
Kern cặm cụi làm việc đến nỗi Steiner tới gần cũng không hay.
– Thôi, đi ăn.
– Ủa, lại ăn nữa à?
Steiner gật đầu:
– Phải ăn mới có sức làm. Cậu nên nhớ mình đang sống một cuộc đời tài tử, có rất nhiều mùi trưởng giả. Xế chiều lại còn thêm một bữa ăn lót dạ, có cả cà phê và bánh ngọt.
– Đúng là một vùng đất thần tiên! Steiner, tôi cảm thấy sờ sợ vì mấy lúc sau nầy toàn gặp chuyện may. Hôm qua tôi còn chưa biết sẽ phải ngủ ở đâu, vậy mà hôm nay đã có việc làm, có chỗ ở lại có người tới mời mình đi ăn. Khó mà tin là có thật!
– Nhưng phải cố mà tin. Đừng suy nghĩ nhiều, cứ nhìn đời với cặp mắt bình thản. Đó là phương châm của khách giang hồ.
– Cầu Trời cho tình trạng nầy được kéo dài.
– Ít lắm cũng được ba tháng. Cho tới lúc trời lạnh.
Lilo đã đặt sẵn một cái bàn lung lay trên sân cỏ ngay trước ngôi nhà di động bằng bánh xe. Trên bàn là một nồi súp to lềnh bềnh rau thịt. Nàng ngồi giữa Kern và Steiner. Trời trong sáng bàng bạc gió thu.
Steiner vươn vai:
– Sống thế nầy là lành mạnh đến tột cùng. Thôi, mình tới gian hàng bắn bia.
Anh ta chỉ các khẩu súng cho Kern và dạy cách nạp đạn.
– Những người bắn súng được chia làm hai hạng: hạng có tham vọng và hạng có bản năng chiếm hữu.
– Cũng giống như ở ngoài đời – Lão Potzloch từ đâu trờ tới, nói chêm vào.
Steiner tiếp tục giải thích với Kern:
– Hạng có tham vọng bắn vào bia hoặc những con số. Đó là những người không nguy hiểm. Hạng kia thì muốn lấy một vật gì đó – anh chỉ vào các kệ tủ trên đó có những con gấu bông trắng, những con búp-bê, những cái gạt tàn thuốc đủ kiểu, nhiều chai rượu chát và những món đồ tương tự – bắn đủ điểm, họ có quyền lấy một trong những vật đó. nhưng khi đã quá năm mươi điểm, họ có quyền chọn lấy một vật trên các kệ cao hơn. Mỗi món đồ bên trên trị giá mười Đức kim nhiều hơn. Bởi vậy, khi thấy họ gần đủ điểm, cậu nạp cho họ những viên đạn quỷ quái do chính ông Potzloch chế tạo. Loại đạn nầy bề ngoài cũng giống hệt những viên kia. Đó, chúng nằm bên cạnh đây, cậu ráng nhớ kỹ. Dĩ nhiên là họ sẽ bắn trật mục tiêu vì ít thuốc tống hơn. Cậu hiểu chớ?
– Cũng chẳng có gì khó.
Lão Giám đốc nói rõ thêm:
– Nhứt là phải nhớ đừng đổi súng khiến họ nghi ngờ. Vấn đề chánh là phải để họ được phần thưởng nhưng phải tương đồng với khoản tiền mình thâu vào, hoặc là phần thưởng đó phải kém hơn. Cậu nhớ cho phần sau… kém giá hơn.
Steiner nói thẳng:
– Người nào đã bắn tới năm đức kim thì thưởng cho họ một pho tượng nữ thần bằng đồng trị giá một Đức kim.
Giọng nói lão Potzloch bỗng ra chiều thống thiết:
– Còn một điểm quan trọng tối hậu mà cậu nên đặt biệt lưu ý cho tôi. Đó là lô độc đắc. Không ai có quyền được trúng. Cậu nghe rõ chưa? Đó là tiếng riêng của gia đình tôi, không thể mất được.
Ông chỉ một cái rổ bằng bạc chạm, bên trong có mười hai bộ dĩa cũng bằng bạc:
– Thà chết còn hơn để họ bắn quá sáu mươi điểm. Cậu hứa với tôi chớ?
Kern gật đầu:
– Dạ, nhớ kỹ lắm. Tôi xin hứa.
Potzloch lau mồ hôi trán và sửa lại cái kính kẹp mũi:
– Mất cái rổ đó là vợ tôi nó giết tôi ngay. Đó là vật gia truyền từ đời nầy đến đời kia… lâu lắm… Một gia tài, đúng, đó là cả một gia tài, cậu nghe rõ chưa?
Ông ta phóng đi như mũi tên. Kern nhìn theo với ánh mắt đầy lo ngại. Steinr trấn an:
– Cũng chẳng có gì ghê gớm đâu. Mấy khẩu súng nầy đã có từ thời Mathusalem lận. Vả lại, khi nào gặp gì rắc rối, cứ gọi Lilo là xong ngay.
Steiner và Kern đi về phía viện gây ảo giác. Đó là một căn trại rộng lớn dán đầy bích chương màu mè sặc sỡ. Ở giữa là một sân khấu khá cao với ba bậc thang từ dưới đi lên. Trước đó là két thu tiền trình bày theo kiểu một ngôi chùa Trung Hoa. Steiner chỉ vào một tấm bích chương có vẽ hình một người mắt chiếu một chùm sáng:
– Alvaro, người mắt thần… Alvaro chính là tôi, và cậu sẽ đóng vai phụ tá.
Toàn trại bốc ra mùi ẩm mốc. Các dãy ghế không người được cố ý sắp vô trật tự. Steiner bước lên sân khấu:
– Bây giờ mình tập thử! Một khán giả ở đây giấu một món đồ… thường thường là những gói thuốc, hộp kẹo, hộp phấn, có khi lại là nhưng cái kẹp cà vạt hoặc kẹp tóc. Tôi phải tìm cho ra vật đó. Tôi sẽ mời một người nào đó trong số khán giả lên. Tôi nắm lấy tay người tình nguyện nầy và bắt đầu đi tìm. Cậu sẽ là khán giả tình nguyện đó. nhờ cậu mà tôi sẽ tìm ra vật kia. Tay cậu càng siết chặt hơn là tôi càng tới gần nơi cất giấu. Cậu sẽ dùng ngón tay giữa nhịp nhẹ vào tay tôi để báo hiệu. Để cho tôi biết vật kia ở trên cao hay dưới thấp, cậu chỉ có việc nhấc tay lên hay hạ tay xuống.
Lão giám đốc Potzloch lại bất thần xuất hiện:
– Sao? Nhắm được không?
– Chúng tôi mới bắt đầu tập. Mời ông Giám đốc ngồi xuống và thử giấu một vật gì đó. cái kẹp cũng được.
Potzloch sờ vào ve áo:
– Có đây?
– Hay lắm… Ông giấu đi. Kern, lại đây.
Potzloch lẹ làng giấu cái kẹp ở đế giày rồi bảo:
– Bắt đầu đi!
Kern lên sân khấu nắm tay Steiner. Hai người cùng tới chỗ lão Potzloch ngồi. Steiner bắt đầu tìm theo sự chỉ dẫn ngầm của Kern. Lão Giám đốc cười hô hố:
– Nhột lắm! Đừng, khoan đã!
Không đầy ba phút Steiner đã tìm ra chiếc kẹp. Hai người lại tiếp tục tập dượt. Trong những lần sau, Kern có dịp học thêm một số ước liệu khác.
Potzloch khen:
– Khá lắm. Nhưng buổi chiều nhớ dượt lại cho rành. Còn một điều quan trọng nầy mà cậu Kern phải lãnh hội cho kỳ được. Đó là cách giả bộ ngập ngừng, do dự như thật để khán giả không khám phá ra.
Nói xong, ông ta đứng lên đóng vai một khán giả tình nguyện lên nắm tay người mắt thần. Ông ta vặn vẹo mình trước khi đứng lên, nhìn quanh như xấu hổ rồi gượng cười làm như xin lỗi. Kế đó, ông ta làm như định ngồi trở lại và cuối cùng bước đi lên sân khấu với tất cả sự hăm hở của một kẻ tò mò…
Lên tới sân khấu, ông ta nhìn Kern:
– Đó, cậu làm đúng như tôi là khỏi phải lo sợ gì cả.
Steiner vừa cười vừa bảo:
– Làm được như ông Giám đốc phải tập luôn mấy năm.
Lão Potzloch cười mát dạ:
– Muốn làm ra vẻ thiếu tự tin không phải là chuyện dễ. Phải là một con cáo già như tôi mới đủ tài.
Ông ta lại phóng đi như bay.
Steiner gật gù:
– Đúng là một mẫu người núi lửa! Trên sáu mươi tuổi mà vẫn tươi và khỏe!
Steiner còn ở lại chỉ thêm cho Kern cách điểm chỉ dãy ghế có người giấu đồ với mấy ngón tay gãi đầu. Kern hiểu rất mau. Steiner bảo:
– Bây giờ tôi đưa cậu đi xem chiếc dương cầm quí báu của chúng ta. Gởi vào bảo tàng viện cũng vừa. Có lẽ đây là một trong những cây đờn cỗ lỗ nhứt.
– Chẳng biết tôi có còn nhớ gì không.
– Cũng không sao. Cứ chọn vài đoạn hòa âm thật hay. Trong màn cưa xác ướp, nhớ chơi liên điệu. Tới màn người đàn bà không đầu thì đánh cho dồn dập. Chưa chắc đã có ma nào nghe.
– Được. Để tôi dượt lại một lúc xem sao.
Chiếc dương cầm quá cũ dường như chào đón Kern với nụ cười phơi trống tất cả những chiếc răng vàng vọt. Anh vừa bấm phím vừa nghĩ tới Ruth, tới Steiner, tới những tuần lễ nghỉ ngơi với những buổi ăn tối, và cuộc đời quá đẹp trong tầm tay.
Một tuần sau, Ruth tới khu Prater. Nàng tới giữa lúc giờ trình diễn “gây ảo giác” bắt đầu. Kern đưa Ruth tới ngồi ở hàng ghế đầu rồi trở lại ngay với cây dương cầm. để ăn mừng ngày tái ngộ, Kern thay đổi các bản nhạc. Trước tiên, anh chơi bản Dạ khúc hoa đang xứ Anh đào và kế đó là bản Phù Du Dạ vũ. Tới màn Tarzan Uùc, anh chơi những bản đô làm nổi bật mọi diễn xuất.
Kern vừa bước ra khỏi phòng, thì Potzloch chực sẵn bên ngoài, chụp lấy anh:
– Tuyệt diệu! Đờn như thế lá quá tuyệt. Bộ uống rượu, hả?
Kern mỉm cười:
– Dạ không. Chắc tại cảm thấy khỏe trong người.
Potzloch chụp lấy cái kính sắp vuột ra khỏi sóng mũi:
– Tôi đoán chắc là cậu muốn thử tôi. Như vậy là phải tính tiền “cachet”. Và kể từ nay là cậu phải luôn luôn khỏe trong người, nghe chưa?
– Dạ.
– Và hễ tới màn trình diễn của mấy con hải cẩu là phải chơi một cái gì… chẳng hạn như… à, nhạc cổ điển, phải chớ?
– Vâng. Tôi còn nhớ một đoạn trong Hòa tấu khúc số 9.
Kern trở vào ngồi ở một cái ghế trống, dãy sau cùng. Qua kẽ hở của một chiếc nón lông và một cái đầu sói, anh nhìn thấy đầu của Ruth mờ mờ trong khói thuốc. Đối với anh, đó là cái đầu đẹp nhứt trần gian.
Steiner bắt đầu diễn trò bất định. Anh ngập ngừng hoàn toàn tự nhiên, ngay khi đi gần tới sân khấu, anh còn muốn quay trở lại. Thật ra không phải Kern xuất thần trong vai trò giao phó nhưng anh ngập ngừng là do sự có mặt của Ruth. Màn “mắt thần” được trình diễn không một sơ suất.
Chờ Kern diễn xong, Potzloch nháy mắt gọi anh ta ra một chỗ vắng:
– Sao? Hôm nay anh có chuyện gì không mà xuất sắc qua vậy? Lại có cả mồ hôi trên trán. Mồ hôi thì khó mà làm cho có ngay được. Cậu làm gì? Có phải nín thở không?
– Chắc là tại quá lo.
– Quá lo hả? A, đúng rồi, mối lo thật sự của một tài tử yêu nghề trước khi lên sân khấu! Từ nay cậu nhờ đờn cho hai màn hải cẩu và Tarzan, nghe chưa? Tiền cachet thêm năm Đức kim. Đồng ý chớ?
– Dạ, đồng ý. Nhưng xin ông Giám đốc trả trước mười Đức kim.
– Trả trước? Mới đây mà cũng rành vậy rồi à? Được, tôi kể cậu là một tài tử chính cống.
Ông ta trao cho Kern tờ giấy bạc mười Đức kim.
Steiner khoát tay:
– Xong rồi, thôi, cô cậu chuồn đi. Nhưng nhớ trở về trong một tiếng đồng hồ nữa để lót dạ. Sẽ có món pirogui nóng, món ăn trứ danh của người Nga, phải không Lilo?
Lilo gật đầu.
Kern và Ruth băng ngang cánh đồng cỏ phía sau gian hàng bắn bia và đi qua khu vực kỵ mã trường huyên náo. Aùnh đèn và âm nhạc đổ tràn lên người họ như những lượn sóng màu êm ái.
Kern nắm tay người yêu:
– Ruth, em phải sống một đêm thật vĩ đại mới được. Anh sẵn sàng tốn năm chục Đức kim.
Ruth dừng sững lại:
– Đừng anh!
– Không được. Anh phải xài năm chục Đức kim vì em. Rồi em coi. Anh có một cách xài không phải trả.
Cả hai đi về khu vực “chuyến xe ma”. Đây là cơ sở rộng lớn với những đường rầy cao vút trên không, và những toa xe nho nhỏ chạy hết tốc lực. Khách đứng nối đuôi ngay cửa vào chờ mua vé. Kern kéo Ruth, chen lấy lối đi giữa rừng người. Người bán vé vừa thấy Kern đã reo to:
– Chào George. Đến chơi với tụi nầy hả? Mời vô.
Kern mở cửa một toa xe:
– Lên với anh.
Ruth ngạc nhiên nhìn Kern. Anh cười thật tươi:
– Aûo thuật gia mà, cưng. Không ai bắt mình trả tiền đâu.
Toa xe chạy băng băng, vượt một dốc đứng rồi chui vào một đường hầm tối om. Một con quái vật bị xiềng khắp người, nhe răng như chực vồ lấy Ruth. Nàng hét lên và ép mình vào người Kern. Rồi một ngôi mộ mở ra, toa xe chui tọt vào. Các bộ xương người nhảy múa với những tiếng xương chạm vào nhau công cốc. Toa xe ra khỏi đường hầm, đánh một vòng quanh rợn người và tuột phanh xuống một cái hồ. Từ đầu kia, một chiếc xe chạy ngược chiều, hết tốc độ. Ngay khi Ruth hoảng kinh vì chắc chắn hai xe phải đâm bổ vào nhau thì toa xe của nàng và Kern bỗng tự nhiên lướt trệch qua. Ruth chưa kịp hoàn hồn thì toa xe lại phóng vào một hang động đầy khói mờ, có những bàn tay ươn ướt của ai đó sờ vào mặt họ.
Sau cùng, toa xe của họ cán phải một cụ già rồi nhô ra ánh sáng và đứng lại. ruth dụi mắt và cười:
– Ghê quá mà cũng đẹp quá! Không khí, ánh sáng, đẹp lạ lùng…
Họ sang khu vực “xe hơi đụng nhau”.
Anh chàng gác cửa ở đây vẫy tay với Kern:
– Chào bạn, Peperl. Lấy chiếc xe số bảy. Đụng ngon lành lắm.
Kern nheo mắt với anh ta rồi hỏi Ruth.
– Em thấy anh có giống Thị trường thành Vienne không?
– Em tưởng anh là chủ của khu Parter nầy.
Chiếc xe số bảy của họ đụng mạnh vào nhiều chiếc khác rồi bị cuốn vào giữa đám hỗn loạn. Kern buông tay lái, Ruth chụp lấy cố điều khiển nhưng không được. Cuối cùng nàng buông tay ra, cười với Kern – cái cười ngây thơ của một đứa bé nhờ tới sự tiếp tay của người lớn. Kern không còn thấy rõ khuôn mặt Ruth mà chỉ còn thấy có đôi môi.
Cả hai còn đi viếng hơn một chục nơi khác, từ chỗ hải cẩu biết là toán tới gian hàng nhà tướng số Ấn Độ. Không nơi nào bắt họ phải trả tiền.
Kern hãnh diện bảo Ruth:
– Em thấy không, họ gọi anh bằng đủ thứ tên nhưng tất cả đều cùng chỉ có một thứ cảm tình. Đó là hình thức cao tột của tình người.
– Mình lại chỗ “bánh xe quay” được không anh?
– Phải được chớ. Tư cách của một tài tử dưới quyền lão Potzloch mà.
Người bán vé ở đây lại gọi Kern bằng một tên khác:
– Chào bạn, Schani. Vị hôn thê hả?
Kern gật đầu, mặt đỏ lên, không dám nhìn Ruth.
Người bán vé rút hai tấm bưu thiếp có in hình bánh xe quay trên nền trời thành Vienne.
– Xin gởi cô làm kỷ niệm.
– Cám ơn ông.
Cả hai lên một cái lồng treo. Kern ấp úng:
– Hồi nãy anh không cãi chánh về chuyện vị hôn thê vì sợ sẽ dài dòng.
Ruth cười tự nhiên:
– Nhờ vậy mà mình có thêm hai bưu thiếp. Nhưng biết gởi cho ai đây?
– Anh cũng không còn ai để gởi. Có những người muốn gởi thì lại không biết họ ở đâu.
Theo đà quay của bánh xe đồ sộ, Kern và Ruth từ từ trên cao, dưới chân họ, toàn cảnh thành Vienne lần lần mở ra như một cánh quạt khổng lồ. Trước tiên là những dãy ánh sáng của khu Prater với những con đường chói rực trong đêm như những xâu chuỗi trân châu. Kế đó là khu vực hội chợ lộng lẫy với những ánh đèn màu trông như những viên hồng và bích ngọc. Và sau cùng là dãy đồi viền mờ sương khói chạy dài mút mắt.
Chiếc lồng treo lên cao, lên cao mãi theo một đường vòng trôi tuột về phía trái, dường như họ đang ngồi trên một phi cơ càng lúc càng rời xa quả đất, và quả đất dường như đã bỏ họ mà đi khiến cả hai không còn thấy một nơi nào bám víu. Aán tượng ma quái đó đưa họ đi qua hàng trăm đất nước, hàng ngàn căn nhà, và trước mắt họ, ánh sáng chạy dài tới chân trời như mời mọc họ trở về trong khi họ biết những thứ đó không có nơi nào thuộc quyền của họ. Họ đi dạo trên trái đất, nơi nào thuộc quyền của họ. Họ đi dạo trên trái đất, giữa các tinh cầu và sự mất mát quê hương. Và công việc duy nhứt mà họ có thể làm được là đốt lên một sầu xa xứ…
Cửa sổ của căn nhà di động bằng bánh xe mở toang ra. Lilo đã trải lên giường một cái mền nhiều màu và trên chỗ nằm của Kern một tấm màn nỉ cũ của gian hàng bắn bia. Bên cửa sổ lủng lẳng hai chiếc đèn lồng.
Steiner vui vẻ hỏi:
– Đêm thần tiên của dân du mục, phải không? Cô cậu có vào trại tập trung nhỏ không?
– Anh muốn nói?…
– Chuyến xe ma.
– Có.
Steiner cười:
– Nhưng phòng giam, xiềng xích, máu và nước mắt… Không ngờ chuyến xe ma lại trở thành hiện đại, phải không cô bé Ruth?
Anh đứng lên:
– Mình nên uống một chút Vodka. Cô Ruth uống chớ?
– Dạ, một ly lớn.
– Còn Kern?
– Hai ly.
– Hay lắm, bọn trẻ tiến bộ quá mau.
Kern cãi chánh:
– Không phải vậy đâu. Tôi muốn để đánh dấu một ngày vui.
Lilo vừa bước vào với mấy dĩa thức ăn cũng phụ hoạ:
– Cho tôi một ly luôn.
Steiner rót rượu xong, nâng ly mình lên và hô to:
– Vạn tuế sự băng hoại sầu thảm, vạn tuế niềm yêu sống!
Lilo đặt mâm lên bàn và đi lấy hũ dưa chuột với bánh mì Nga đem lại. Nàng cầm ly lên và ngắm rồi lẳng lặng uống cạn. Aùnh đèn lồng phản chiếu vào rượu khiến Lilo có cảm tưởng như đang uống với một cái ly làm bằng hồng ngọc.
Nàng hỏi Stiner:
– Cho tôi một ly nữa chớ?
– Sẵn sàng, thưa người con của đồng cỏ hoang. Còn Ruth nữa thôi?
– Dạ, một ly nữa.
Kern đưa tay ra:
– Cho tôi ly nữa. Để ăn mừng lên hương.
Uống xong họ bắt đầu ăn. Dteiner thôi trước, lên giường nằm hút thuốc. Kern và Ruth ngồi trên chỗ ngủ của Kern. Lilo như cái bóng nhẹ nhàng tới lui dọn dẹp. Steiner bỗng đề nghị:
– Hát cho tụi này một bài gì đi, Lilo!
Không trả lời, Lilo bước tới lấy cây Tây Ban Cầm treo ở vách. Lúc nói, giọng Lilo hơi khàn khàn nhưng khi hát, giọng nang đột nhiên trầm ấm và trong rõ. Nàng ngồi hơi khuất ánh đèn. Khuôn mặt bình thường lúc nào cũng mang mặt nạ bây giờ thoáng hiện nhịều sinh khí, mắt chiếu ngời ánh man dại trong niềm đau mất quê hương. Nàng hát những bản dân ca Nga và những điệu ru du mục. Một lúc khá lâu, Lilo dừng lại, nhìn Steiner.
– Hát nữa đi.
Lilo cúi đầu xuống, đánh nhẹ mấy khúc hoà âm. Nàng bắt đầu ngâm nga những điệu du dương trầm buồn, thỉng thoảng trong lời ca có nhiều âm thanh lạ như tiếng chim đêm lạc loài trên những đồng cỏ xa xăm. Và rồi dưới ánh đèn hồng mờ ảo, căn nhà có bánh xe lăn bỗng trở thành một cái lều được hối hả dựng ban đêm và xếp lại sáng hôm sau để tiếp tục cuộc hành trình vô định.
Ruth ngồi dựa vào Kern. Vai nàng chạm vào hai đầu gối co lên của Kern. Nàng ngửa đầu ra sau tựa lên tay Kern. Kern như máu mình được hâm sôi. Một cái gì đó toan xâm chiếm anh đồng thời cũng có một cái gì đó chực thoát khỏi anh.
Cái gì đó có thể là tiếng hát liêu trai của Lilo, cũng có thể là những gợn gió đêm… tất cả biến thành những đợt chói chang nâng anh dậy và cuốn trôi… Anh đưa hai bàn tay ra vừa đúng lúc đỡ lấy một chiếc gáy thon mềm.
Bên ngoài tất cả đều lặng trang lúc Ruth và Kern ra đi. Các gian hàng được che kín bằng lá phủ, tiếng ồn ào huyên náo đã chìm mất trong sự tịch mịch của khu rừng.
Kern hỏi Ruth:
– Em có định về bây giờ chưa?
– Em không biết. Nhưng chắc là không.
– Vậy thì ở lại đây, chúng mình sẽ đi dạo. Anh muốn là ngày mai đừng bao giờ tới.
– Phải rồi, ngày mai luôn luôn mang theo sự sợ hãi và vô định. Ở đây thật là trọn lành.
Họ đi vẩn vơ giữa đêm. Cây cối chung quanh đứng im lìm. Tất cả dường như đang được bao bọc bởi một lớp gòn mềm mại vô hình. Không có cả tiếng xào xạc của lá cây.
– Dường như chỉ có chúng mình là những kẻ duy nhất còn chưa ngủ.
– Em không biết. Nhưng hình như Cảnh sát luôn luôn ngủ sau cùng.
– Ở đây không có Cảnh sát. Không có ở trong rừng. Chúng mình có nghe thấy tiếng bước chân nào khác đâu.
– Mình không nghe gì cả.
– Có chớ, anh đang nghe em nói. Và cả anh cũng đang nói. Anh không biết phải nghĩ thế nào nếu chẳng có em.
Họ tiếp tục đi. Đêm yên tịnh bao la đến nỗi dường như sự im lặng cũng đang nín thở, thì thầm trong tình trạng chờ đợi một cái gì đó ghê gớm và xa lạ sắp xảy ra. Kern bảo Ruth:
– Đưa bàn tay cho anh. Anh sợ là thình lình em biến mất.
Ruth tựa người vào Kern. Anh ngửi thấy mùi tóc của nàng:
– Ruth, điều mà chúng ta đang ghi nhận là cảm giác mình thuộc về nhau giữa cuộc chạy trốn và giữa khoảng trống này. Mà cũng không phải vậy, có những cái gì mà anh không thể đặt tên.
Đầu Ruth ngã vào vai Kern. Họ đứng im lặng như thế một lúc lâu:
– Ludwig, lắm lúc em không muốn đi đâu cả. Em muốn ngã quỵ xuống đây rồi tan biến…
– Em có mệt không?
– Không đâu. Em không mệt. Em sẵn sàng đi mãi như thế này. Thật là bềnh bồng chẳng va chạm vào đâu cả.
Gió bắt đầu nổi lên. Tàng lá bắt đầu khua động. Một giọt nước âm ấm rơi trúng bàn tay anh, giọt thứ hai lăn dài trên má:
– Trời sắp mưa rồi, Ruth.
– Trời sắp mưa.
Những giọt mưa đã rơi đều và nặng.
– Mặc áo anh vào. Anh không sợ mưa, quen rồi.
Anh cởi áo ngoài choàng qua vai Ruth. Nàng cảm thấy như được thấm tràn hơi ấm, được một nơi trú ẩn an toàn.
Gió ngừng thổi. Khu rừng như đột nhiên nín thở. Từ chân trời một ánh chớp lóe sáng, rồi tiếp theo là một tràng sấm ầm ỹ. Mưa đổ ào xuống dường như tia chớp vừa rồi đã xé rách da trời.
– Chạy mau, Ruth.
Họ chạy vào kỵ mã trường. Kern dở một tấm lá phủ lên. Cả hai chui vào một căn trại. Họ cùng có cảm tưởng như đang trốn bên trong một cái trống mà những giọt mưa đang đánh liên hồi.
Kern nắm tay Ruth, mò mẫm bước.
Bóng dáng mờ ảo của những con ngựa gỗ hiện ra như ma quỉ. Kern lôi Ruth về phía chiếc du thuyền. Cả hai lấy những gối nỉ trong các cỗ xe gần đó dồn cả vào thuyền. Kern giựt phăng một tấm thảm vắt ngang lưng con voi giả, đưa cho Ruth:
– Đây, cái mền viền vàng của em.
Bên ngoài, sấm càng lúc càng nổ to. Những tia chớp lâu lâu lại lóe sáng bên trong gian lều ấm cúng. Kern nhìn thấy khuôn mặt và đôi mắt đen của Ruth. Tay anh chạm vào bộ ngực mềm khi anh sửa lại chiếc mền, và một lần nữa, cái cảm giác của đêm đầu tiên đi lộn phòng tại Prague chợt sống lại.
Một trận bão nhỏ đang diễn ra ở bên ngoài. Nước mưa từ trên mái lều đổ xuống ào ào, mặt đất lay chuyển theo từng hồi sấm. Và bỗng nhiên căn lều to lớn như bị cuốn trôi và từ từ quay cuồng đảo lộn. Rồi dường như có tiếng nhạc thánh thót từ đâu đó, những âm điệu dồn dập và ngắt quãng… rồi tất cả đều chìm lắng, chỉ còn có tei61ng mưa rơi – một điệu ru muôn đời.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.