Bản Lĩnh Putin

CHƯƠNG 10: VUNG GƯƠM HÀNH ĐỘNG CÁC ÔNG TRÙM LẦN LƯỢT NGÃ NGỰA



1. Ai đang thống trị Nga

Trước khi Putin lên lãnh đạo đất nước, bạn hỏi bất kỳ người Nga nào: Ai đang thống trị nước Nga? Câu trả lời đều là: Gusinski, Boris Berezovsky, Khodorkovsky và những ông trùm tài phiệt.

Trong quá trình nước Nga thực hiện chính sách tư hữu hóa, một số nhân vật đã khống chế dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, kim loại màu, đá kim cương… rồi dần dần trở thành những ông trùm kinh tế. Một cuộc điều tra các công ty phi quốc hữu hóa lớn nhất nước Nga đã cho thấy, 85% trong đó tập trung vào tay 8 tập đoàn cổ đông.

Những ông trùm khi đó ở Nga ngoài những tên già xảo quyệt từ thời kỳ đầu tư hữu hóa, ví dụ như ông trùm tập đoàn công nghiệp và công ty cổ phần kim loại toàn Nga Vladimir Potanin, và tổng giám đốc tập đoàn công nghiệp và ngân hàng tư bản Alpha Miha Gillver ra còn có những ông trùm mới trỗi dậy như hai ông chủ tập đoàn nhôm của Nga là Oleg Deruipasigia và Roman Undop.

Nền công nghiệp Nga như dầu mỏ, gang thép, nhôm, xe hơi và công nghiệp nặng đều do các ông trùm nắm giữ. Các ngành còn lại trong ngành công nghiệp cơ bản như than, gỗ cũng đang bị họ lũng đoạn.

Theo điều tra, tổng mức tiêu thụ của 64 công ty lớn nhất của Nga năm 2000 đạt 109 tỷ đô la. Trong đó 47 tỷ đô la chủ yếu là từ công ty cổ phần công nghiệp khí đốt của Nga và công ty điện lực thống nhất, còn doanh nghiệp tư nhân có mức tiêu thụ là 62 tỷ đô la.

Lĩnh vực kinh doanh nổi bật nhất của các ông trùm kinh tế là khai thác dầu mỏ. Dầu mỏ là ngành quan trọng nhất trong các ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân Nga bị tư bản tư nhân khống chế, ông trùm dầu mỏở Nga đang chiếm địa vị không kém phần quan trọng.

Những công ty dầu mỏ có thực lực nhất ở Nga là công ty dầu mỏ Luke, công ty dầu mỏ Yukos, công ty dầu mỏ Tyumen, công ty dầu mỏ Siberi và công ty Surgut. Ông chủ của các công ty này đều là những tỷ phú đứng đầu ở Nga. Tên tuổi của họ hầu như ngày nào cũng được thấy trên báo chí, truyền hình Nga.

Nếu như khi gặp tình trạng giá dầu mỏ dao động mạnh, Tổng thống Nga sẽ phải mời họ vào cung điện Kremly để lấy ý kiến của họ và cùng nhau bàn bạc đối sách. Từ đó có thể thấy quyền lực của các “ông trùm” này.

Trong đó ông trùm số một Nga Khodorkovsky vẫn vững vàng chiếm lĩnh vị trí thứ nhất trong danh sách những tỷ phú, tài sản của ông ta chỉ trong thời gian ngắn đã tăng lên 8 tỷ đô la, ông ta đứng hàng thứ 26 trong 101 những người giàu có nhất thế giới.

Trong khi của cải đang dần dần tập trung vào tay một số người thì tổng GDP thu nhập quốc nội hàng năm của Nga lại giảm một nửa so với những năm 80 trong thế kỷ 20, một phần ba dân số Nga sống trong cảnh khốn khổ.

Các ông trùm kinh tế và phương pháp kiếm tiền làm giàu của họ đã gây ra nhiều tranh luận gay gắt. Qua cuộc trưng cầu dân ý do tập đoàn ROMIR tiến hành cho thấy, 80% dân Nga đồng ý tiến hành thay đổi quá trình tư bản hóa của những năm 90 thế kỷ 20, 90% số người cho rằng, tài sản của các ông trùm là do làm ăn phi pháp.

2. Khai đao đối với Gusinski

Những năm 90 của thế kỷ 20, nước Nga tiến hành phong trào tư hữu hóa. Nhà nước thực hiện chuyển nhượng quốc hữu hóa tư sản với giá thấp, làm cho một số người sau một đêm bỗng trở thành tỷ phú.

Putin nói: “Có một số người Nga trong chớp mắt bỗng trở nên giàu có, đó là do họ thông qua phương thức ăn sống nuốt chửng tài sản của nhà nước mà có được”. Câu nói này đương nhiên cũng ám chỉ những kẻ như Gusinski.

Công ty cổ phần truyền thông Đại kiều do ông trùm Gusinski 52 tuổi đứng đầu đã kiểm soát phần lớn cổ phần trong các đài truyền hình và báo chí quan trọng ở Nga.

Cụm từ “Ông trùm tài phiệt” có thêm trong từ điển thường dùng ở Nga chính là xuất hiện cùng với sự phất lên của những con người như Gusinski.

Năm 1993, Gusinski bước vào ngành truyền thông và là người tiên phong trong cuộc cạnh tranh trong ngành này.

Ông tự bỏ vốn lập ra một kênh mới trên đài truyền hình độc lập ở Nga, sau này đã bán 77% cổ phần. Ông ta cũng nắm giữ các báo lớn có ảnh hưởng ở Nga như “Báo ngày nay”, “Báo thứ bảy”, ngoài ra còn mua tiếp “Đài tiếng

nói Moscow”, hợp tác với tạp chí Tin tức của Mỹ cho ra đời “Tuần báo Tổng kết”. Ông ta còn đặt ra mục tiêu phấn đấu là thành lập “Tập đoàn truyền thông Murdoch và Time Warner”.

Sau khi hai ông chủ truyền thông Gusinski và Boris Berezovsky cùng nhau giúp đỡ Yeltsin trúng cử tổng thống liên tiếp hai nhiệm kỳ và họ đã trở thành hạt nhân của chính quyền.

Cuối năm 1997 đến đầu năm 1998, các ông trùm tài chính bắt đầu cuộc đại chiến truyền thông xung quanh việc mua cổ phần công ty thông tin.

Gusinski nhờ sự trợ giúp của tư bản phương Tây đã lập ra công ty thông tin, truyền hình hiện đại, cự tuyệt mọi điều đình của chính phủ và bắt đầu cuộc chiến đầy cam go với các ông trùm khác. Điều này dẫn đến hai lần khủng hoảng chính trị nghiêm trọng và một lần khủng hoảng tài chính ở Nga.

Cuộc đại chiến truyền thông lần này đã khiến cho nền kinh tế nước Nga suy thoái nghiêm trọng, phá vỡ tính ổn định của cơ chế nhà nước.

Tháng 3 năm 2000, Putin trúng cử tổng thống Nga. Ông quyết tâm xây dựng lại hình ảnh một nước Nga hùng mạnh vốn có.

Người dẫn chương trình “tổng kết” của đài truyền hình độc lập của Gusinski là Hsieh Ching nói, Putin “không phải là người kế nhiệm của Yeltsin.

Đài truyền hình độc lập trong quá trình đưa tin về chiến tranh Chechnya, họ từng đưa cả những sự thực đẫm máu.

Sau khi lên nắm quyền, Putin đã phân rõ giới hạn cho những ông trùm này và đã có nội dung 3 chương pháp lệnh để nói rõ, các ông trùm chỉ có thể kinh doanh chứ không được can thiệp vào chính trị. Putin thi hành hàng loạt chính sách cứng rắn, thực hiện lời hứa với các cử tri trong cuộc bầu cử là “sẽ hạ bệ các ông trùm”.

Chỉ vài tuần sau khi Putin lên nắm quyền, ông đã tiến hành “khai đao” ông trùm tài phiệt Vladimir Gusinski – một trong bảy tập đoàn truyền thông lớn ở Nga.

Putin tiến hành kế hoạch làm suy yếu vai trò và ngăn chặn sự lộng quyền của các ông trùm đối với chính phủ. Ông đã sa thải một bộ phận quan chức đã tiếp tay cho các ông trùm tài phiệt.

Ủy ban cảnh vệ điện Kremly là một cơ quan trọng yếu bảo vệ an toàn và thực thi quyền lực của tổng thống.

Tháng 6 năm 2000, Gusinski bị tạm giữ 3 ngày, sau đó được thả tự do, rồi bị khởi tố vì tội lừa đảo tài sản nhà nước. Tháng 12 ông ta bị truy nã. Mấy tháng sau Gusinski bị bắt tại Tây Ban Nha.

Bên cạnh đó, viện kiểm sát liên bang còn tiến hành khởi tố công ty khai thác khoáng sản V.O Bodaning vì tội tham ô tài sản của nhà nước; ngày 11 tháng 7, Vagit Alekpunov ông trùm công ty khai khoáng này bị khởi tố vì tội trốn thuế.

Ngày 8 tháng 7 năm 2002, Putin cảnh báo các ông trùm tài phiệt: Nước Nga sẽ không chấp nhận bất cứ một tập đoàn nào rửa tiền ra nước ngoài, thành lập các tổ chức bảo vệ ngầm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế thị trường của Nga.

Phương châm của Putin đối với việc trừng trị các ông trùm kinh tế rất rõ ràng, đó là “tước đoạt tài sản của họ trả lại cho nhân dân”.

Ngày 21 tháng 8 năm 2003, khi Vladimir Gusinski đáp máy bay xuống sân bay Athens (Hy Lạp), đã bị cảnh sát Athens phát hiện và một lần nữa bị bắt giữ.

Bộ nội vụ Nga và nhân viên thuế quan qua kiểm tra phát hiện bốn cơ cấu của chi nhánh Bridge và chính thức tố cáo Gusinski tham ô chiếm đoạt tài sản nhà nước.

Gusinski là mục tiêu thứ nhất trong chiến dịch “hạ bệ các ông trùm” của Tổng thống Putin.

Tài liệu về Gusinski – ông trùm truyền thông mạnh nhất nước Nga

Gusinski là con cháu của người Do thái, có đầu óc linh hoạt. Ở Nga, cái tên Gusinski được ví với từ “Tiếng sấm lừng lẫy”.

Trước 30 tuổi, ông ta từng là một đạo diễn “danh bất hư truyền”. Năm 1986, khi Gorbachov lên nắm quyền, lúc đó ông ta mới 34 tuổi nhưng những biến động của xã hội đã đem lại cho ông ta rất nhiều cơ hội buôn bán, Gusinski nhanh chóng gây dựng nên sự nghiệp công danh của mình.

Đầu tiên, ông ta làm cai thầu xây dựng, sửa chữa các công trình kiến trúc, sau đó làm tư vấn pháp luật về tiền tệ và phân tích chính trị. Bất cứ việc gì kiếm được nhiều tiền là ông ta lao vào.

Năm 1989, Ngân hàng Nga từng bước thương mại hóa, ông ta lại một lần nữa chọn đúng thời cơ, lập nên ngân hàng thương mại Bridge số một ở Moscow.

Lúc đó, ông ta có mối quan hệ rất khăng khít với những người đứng đầu thành phố, cho nên ngân hàng của ông ta đương nhiên có được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo các cấp.

Trong quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, thực lực của các ngân hàng không ngừng được mở rộng. Tài sản cá nhân của Gusinski lúc này lên tới 400 triệu đô la. Mỗi năm, ông ta giành một thời gian nhất định đến sống tại Tây Ban Nha và Luân Đôn.

Khi Gusinski đi đánh tennít cuối tuần, có đến hơn 15 nhân viên cảnh sát vũ trang đi tuần quanh sân để bảo vệ ông ta.

3. Cú nốc ao đối với Boris Berezovsky

Từ năm 1994 đến năm 1995, Boris Berezovsky giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị công ty tiêu thụ xe hơi. Lợi dụng chức vụ của mình, ông ta cùng đồng bọn buôn lậu 7.033 chiếc xe hơi hãng Lada, thu món lợi kếch xù lên tới 600 triệu rúp, tương đương với 2 tỷ đô la.

Năm 1999, Viện kiểm sát tối cao đã ký lệnh bắt giữ Boris Berezovsky nhưng trong Chính phủ đã có người tuyên bố “lệnh truy bắt đó không có giá trị”.

Trong khi Viện trưởng Viện kiểm sát đang ra sức thu thập chứng cứ buôn lậu của Boris Berezovsky thì ông ta lại thoải mái nghỉ ngơi trong khách sạn cao cấp ở Moscow.

Ngày 30 tháng 1 năm 2000, khi trả lời phỏng vấn của các nhà báo, Boris Berezovsky không hề tỏ ra lo lắng về việc chính phủ sẽ kiểm tra tình hình tài chính của công ty hàng không quốc gia của ông ta. Ông ta không cần phải để ý đến việc mọi người đang có ý định như thế nào vì rất tin ở lực lượng “bảo vệ”.

Sau khi Putin lên nắm chính quyền, trước lúc cơ quan kiểm sát chuẩn bị khởi tố, nghe được tin này, Boris Berezovsky vội vã chạy sang nước Anh.

Chính phủ Putin vẫn xét xử Boris Berezovsky theo luật pháp Nga và áp dụng biện pháp tích cực để trấn áp ông ta. Putin đặt lòng tin và cổ vũ động viên các quan chức kiểm sát rằng: Chỉ cần xét xử đúng theo hồ sơ thẩm tra, thì sẽ không có ai bị liên luỵ. Điều mà Putin cần là pháp luật chứ không phải là chính trị.

Tháng 1 năm 2002, kênh truyền hình TV6 của Boris Berezovsky bị buộc ngừng phát sóng.

Putin không những triệt để xóa sổ các ông trùm tài phiệt mà còn kiểm soát chặt chẽ họ, làm cho hoạt động kinh tế đi vào khuôn khổ pháp luật.

Tháng 10 năm 2002, văn phòng viện kiểm sát liên bang Nga đã tiến hành khởi tố tội danh lừa đảo của Boris Berezovsky và ban bố lệnh truy nã toàn cầu.

Nhưng nói đúng ra thì Boris Berezovsky cũng là người có công đối với Putin.

Sau khi Yeltsin từ chức, ông ta đã bỏ ra nhiều sức lực để giúp Putin tranh cử. Ông ta cứ nghĩ rằng Putin cũng sẽ phải cảm kích đối với ông ta như Yeltsin. Không ngờ rằng sau khi Putin nhậm chức đã có thái độ hoàn toàn khác, Putin xác định rõ ranh giới đối với bọn đầu sỏ.

Sáng sớm ngày 24 tháng 3 năm 2003, cục cảnh sát Lon don Anh báo tin là bắt được Boris Berezovsky.

Boris Berezovsky cảm nhận sâu sắc về việc “bị bán đứng”. Ông ta sử dụng công cụ truyền thông trong tay, ra sức công kích chính phủ Putin, tuyên truyền, đả kích những vấn đề lớn của Putin về Chechnya, về thể chế liên bang, và phát triển kinh tế…

Ông ta đã công khai công kích làm cho Putin cực khổ trăm điều, đặc biệt là vấn đề Chechnya. Boris Berezovsky liên tiếp chi viện kinh tế cho lực lượng vũ trang chống chính phủ ở Chechnya.

Putin bắt đầu làm rõ hành vi phi pháp của Boris Berezovsky, vấn đề này đối với chính phủ Putin thật dễ như lật bàn tay, vì những hành vi phi pháp của ông ta quá rõ ràng..

TƯ LIỆU VỀ BORIS BEREZOVSKY:

Cha cố giáo chủ cung điện Kremly.

Boris Berezovsky đầu trọc, lông mày đen và rậm, đôi mắt thâm trầm, nhà nghiên cứu lịch sử Mỹ Paul Khlenikov gọi ông ta là “Cha cố điện Kremly”.

Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, ông ta bỏ nghề để bước vào đi vào kinh doanh, bởi vì nghề dạy học không thể giúp ông ta thoát khỏi cảnh nghèo đói. Ông nhanh chóng đào được cả thùng vàng trên thương trường buôn lậu xe hơi.

Dựa vào số tiền kếch xù này, ông ta nhanh chóng xây dựng cho mình một đế chế thương mại và kiểm soát công ty dầu lửa Siberi, đài truyền hình công cộng và cả công ty tiêu thụ xe hơi Luogewaci.

Năm 1997, ông ta được một tạp chí danh tiếng ở Mỹ xếp vào vị trí thứ 97 trong danh sách những người giàu có nhất thế giới.

Khi có tiền thì rất muốn có quyền lực. Ông ta nhanh chóng mở tung được cánh cửa điện Kremly.

Đêm trước của cuộc bầu cử tổng thống năm 1996, mười ba ông trùm tài phiệt dưới sự thao túng của ông ta cùng nhau ủng hộ Yeltsin và cung kính cúng tiến 3,5 triệu đô la cho kinh phí tranh cử. Vì vậy ông ta nhanh chóng trở thành nhân vật hết sức quan trọng, có ảnh hưởng lớn bên cạnh Yeltsin. Có một thời gian, trong nội các chính phủ Nga nhiều cán bộ cao cấp trong đó có cả thứ bộ trưởng và những nhân vật quan trọng khác bị thay đổi lên xuống, người ta đều nhận thấy có “bàn tay vô hình” của ông ta nhúng vào. Ông ta trở thành nhân vật làm mưa làm gió trong chính trường Nga.

Khi Putin bắt đầu hành động, mặc dù việc tấn công vào các ông trùm tài phiệt được nhân dân ủng hộ nhưng vẫn có rất nhiều người âm thầm lo lắng cho Putin.

Khi những nắm đấm của Putin giáng xuống, có rất nhiều ông trùm dần dần tỏ thái độ hợp tác với chính phủ, tuân thủ chính sách kinh tế của chính phủ và cũng vẫn thu được lợi từ việc kinh doanh của mình. Thời đại kiểm soát chính phủ của những người như Boris Berezovsky và Vladimir Gusinski đã không còn tồn tại nữa.

Thắng lợi của việc đánh mạnh vào các ông trùm tài phiệt đã giúp chính phủ Putin có khả năng đẩy mạnh cải cách kinh tế, thực hiện sự chuyển mình to lớn trong tăng trưởng kinh tế, nỗ lực rút ngắn khoảng cách giàu – nghèo, dần điều hòa các mâu thuẫn xã hội và làm cho nước Nga trở lại phong độ oai hùng của một thời.

4. Truy bắt Khodorkovski

Ngày 2 tháng 7 năm 2003, đại cổ đông công ty dầu khí Yukos, chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng Menatel là Platon Lebedev bị Viện kiểm sát Cộng hòa Liên bang Nga bắt giữ..

Tội danh của ông ta là, năm 1994, trong quá trình tư nhân hóa một công ty phế liệu, ông ta dùng thủ đoạn lừa bịp để chiếm đoạt 283 triệu đô la.

Từ đó, Nga lật lại vụ án cũ của nhiều năm trước, trong đó có nhiều khả năng vì nguyên nhân chính trị.

Chủ tịch hội đồng quản trị công ty dầu khí Yukos Khodorkovski nhận trợ giúp tiền của hai đảng phái cải cách trong nước có sự hậu thuẫn của phương Tây. Hai đảng phái này thường xuyên lên án, chỉ trích chính sách cải cách của chính phủ Nga..

Trước đây, đối với các ông trùm thì không điều gì mà họ không làm được, nhưng sau khi Putin lên nắm quyền thì tất cả đổi khác.

Kế hoạch của các ông trùm ở Nga là xây dựng đa đảng trong quốc hội, tiến cử thủ tướng theo ý đồ riêng của họ, chia sẻ quyền lực tổng thống. Lúc đó Khodorkovski sẽ được chọn là người thích hợp nhất cho vị trí ứng cử thủ tướng.

Khodorkovski tuyên bố sẽ rút khỏi giới thương gia vào năm 2007. Điều này vừa là để nói với các chuyên gia rằng ông ta có ý sẽ tham gia tranh cử tổng thống vào nhiệm kỳ năm 2008. Tổng thống Putin không đưa ra bất cứ bình luận nào về điều này. Ông chỉ nói rằng, nhà nước cần phải đánh mạnh vào các loại tội phạm kinh tế..

Ngày 4 tháng 7, Viện Kiểm sát Liên bang Nga lên án và tố cáo công ty dầu khí Yukos trốn thuế, gian dối trong chuyển đổi tài sản và có liên quan đến một số bản án hình sự.

Cùng ngày hôm đó người đứng đầu công ty dầu khí Yukos là Mikhail Khodorkovski phải chấp hành lệnh của viện kiểm sát Liên bang Nga gọi lên thẩm vấn hai giờ đồng hồ.

Ngày 25 tháng 10 năm 2003, bộ đội đặc nhiệm Cục An ninh Liên bang Nga trong bộ quần áo ngụy trang màu đen tới bắt Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dầu khí Yukos lớn nhất của Nga là Khodorkovski tại sân bay Siberia. Sự kiện này gây sự chú ý rất lớn ở trong và ngoài nước Nga.

Người phát ngôn của Yukos là Nicolas Peterov cung cấp thông tin cho giới báo chí về tình hình Khodorkovski bị bắt và dẫn lời của người tận mắt chứng kiến sự việc như sau:

Khodorkovski đáp máy bay từ Norgorod đến Irkutsk. Khoảng 5 giờ sáng, chiếc máy bay hành khách T-134 chở Khodorkovski hạ cánh xuống sân bay Seberis tiếp dầu. Không hiểu vì sao sau khi hạ cánh thì được dẫn vào một đường băng hẻo lánh của sân bay – Hành khách trên máy bay đều ngơ ngác ngạc nhiên. Bỗng nhiên tất cả các đèn xung quanh máy bay đều bật sáng. Nhìn qua cửa sổ thì thấy nhiều chiếc xe tải đang bao quanh máy bay. Rất nhanh, có hai chiếc xe ô tô khách chạy đến đầu máy bay, rất nhiều quân nhân từ trên xe nhảy xuống, họ xông lên máy bay và nói to: “Chúng tôi là người của Cục An ninh liên bang, tất cả bỏ vũ khí xuống đất, nếu không chấp hành sẽ bị tiêu diệt”.

Một đặc công vũ trang lao thẳng đến trước mặt Khodorkovski yêu cầu đi theo anh ta. Trong chốc lát, Khodorkovski hiểu ra, ông ta trả lời: “Được, đi thì đi!”.

Sau khi Khodorkovski bị áp giải đi, đội đặc nhiệm vẫn còn ở trên máy bay khoảng 1 giờ đồng hồ nữa, không cho bất cứ một hành khách nào rời khỏi máy bay.

Serkin nói: “Hiện nay, không ai biết được Khodorkovski đang ở đâu”.

Các cơ quan hành pháp Nga cũng từ chối bình luận về vấn đề này.

Trên thực tế, trước đó một ngày, công ty dầu khí Yukos biết rằng, tình hình rất xấu, công ty PR-Apple của Đảng quả táo Nga vốn có quan hệ mật thiết với Khodorkovsky đã bị văn phòng viện kiểm sát Liên bang cùng với hơn 20 đặc nhiệm của Cục An ninh Liên bang khám xét.

Trong 8 giờ đồng hồ khám xét, các nhân viên đặc nhiệm tạm thu 5 đĩa cứng về tình hình và kế hoạch của các nghị sĩ Duma, về cuộc tranh cử của Đảng Quả táo và một số tài liệu quan trọng khác.

“Không có những tài liệu này thì việc tranh cử của đảng Quả táo sẽ bịảnh hưởng rất lớn, hơn nữa do toàn bộ hệ thống chỉ huy và đĩa cứng của máy tính bị phá hỏng cho nên toàn bộ hệ thống văn phòng của công ty đều bị tê liệt.

Nhưng văn phòng Viện kiểm sát Liên bang Nga vẫn phủ nhận mục đích của vụ khám xét là vì mục đích chính trị. Người phát ngôn văn phòng này nói rằng: “Cuộc điều tra là một phần quan trọng trong toàn bộ vụ điều tra đối với hành động trốn thuế của công ty này”. Văn phòng Viện kiểm sát tiết lộ rằng, họ thu được 700 nghìn đô la tiền mặt và còn phát hiện một số lượng lớn đĩa vi tính và tài liệu quan trọng của công ty Yukos.

Nhưng, hành động mới nhất cho thấy các hành động của chính phủ Putin nhằm vào Yukos đã mạnh mẽ hơn. Nicolai Peterov cho rằng đây là bước ngoặt quan trọng trong việc chống lại các hoạt động của Yukos. Hiện nay các cán bộ kiểm sát từ việc kiểm tra thương mại đi sâu vào điều tra sự can thiệp của thương mại đến bầu cử Duma”.

Trước những sự việc nói trên, Yukos tuyên bố sẽ tài trợ đểủng hộ cho liên minh lực lượng cánh hữu và Đảng quả táo. Trong danh sách những người tham gia tranh cử của đảng Quả táo còn có rất nhiều nhân vật quan trọng của công ty Yukos.

Văn phòng Viện kiểm sát Liên bang Nga ra tuyên bố họ phát giấy triệu tập Khodorkovski, yêu cầu ông ta ngày 24 phải ra tòa làm chứng trong điều tra vụ án Công ty Yukos. Điều này một lần nữa đã chứng tỏ quyết tâm xóa bỏ các ông trùm của chính phủ Nga.

Nhưng Khodorkovski đã cự tuyệt việc ra tòa. Ngay lập tức, cơ quan tư pháp quyết định cưỡng chế ông ta phải đến.

Theo hãng UPI của Mỹ đưa tin thì Khodorkovski bị bắt giam trong một trại giam rất chật chội và rách nát, điều kiện phòng giam rất kém.

Khodorkovski buộc phải từ chức sau khi bị bắt giam. Cái gọi là thành tích to lớn của công ty Yukos trong giới buôn bán ở nước Nga và cả thế giới là chưa có tiền lệ.

Trong 7 năm trang trải xong món nợ 3 tỷ đô la đã vượt quá thời hạn, trữ lượng khai thác dầu khí hạ xuống còn 5/6, năm 2003, nộp thuế đạt 5 tỷ đô la, mỗi năm quyên góp từ thiện một trăm triệu đô la…

“Tôi vốn mong muốn xây dựng công ty trở thành người đi đầu trong nền kinh tế toàn cầu hóa, nhưng tình hình hôm nay buộc tôi phải từ bỏ tham dự vào tiền đồ phát triển rạng rỡ của công ty”. Từ hôm nay, ông ta sẽ chú tâm vào công tác hội trưởng quỹ từ thiện “nước Nga mở cửa phát triển”.

Chính quyền lúc đó vẫn còn nghi ngờ ông ta. Có người nói, ông ta chuẩn bị bán 40% cổ phần cho một tập đoàn tài chính dầu lửa vốn trước đây đã từng mua 10% cổ phần của Yukos với giá 25 tỷ đô la. Nếu như kế hoạch của ông ta thực hiện được, dòng chảy tài chính từ 5 đến 10% của Nga từ nay về sau sẽ rơi vào tay các nhà tư bản Mỹ nắm giữ. Putin luôn coi trọng vận mệnh an ninh đất nước như chân tay, khối óc của mình, lẽ nào lại để cho mối nguy hiểm như vậy xảy ra. Ngày 29 tháng 3, Khodorkovski cuối cùng đã phải rơi nước mắt “sám hối” với chính phủ Putin.

Đến đây, “những ông trùm tài phiệt” nổi tiếng của nước Nga trong những năm 90 đầu thế kỷ 20 hoặc đã bị phá sản, hoặc là bị loại bỏ, còn Khodorkovski thì có thể nói vẫn là người có công. Từ đó trở đi, chính quyền không cần phải sửa gáy ông ta nữa.

Những sự việc đó làm cho người ta hồi tưởng lại lời nói nổi tiếng trong bản tường trình của Putin: Những ông trùm là một giai cấp, sẽ không thể để tồn tại.

Tư liệu về Khodorkovski – Nhà tỷ phú số một nước Nga

Sinh ra trong một gia đình bình thường ở Moscow, phất lên được là nhờ tiến trình phát triển mang đặc sắc Nga, Khodorkovski Nga mới phát triển nhanh chóng thành “phú gia” trong quá trình tư hữu hóa.

Năm 1986, lúc đó Khodorkovski 23 tuổi đã trúng cử Phó Bí thư Khu ủy đoàn thanh niên khu Fuyouzhi, Moscow. Sau một năm vất vả xây dựng tổ chức hợp tác xã Menatee, công việc buôn bán đầu tiên là bán rượu lậu. Ngoài ra ông ta còn tham gia bán lậu quần bò giả và máy tính.

Một người cùng làm việc với ông ta năm đó là Valeri nói rằng: Khodorkovski là một người cần cù chịu khó, một ngày ông ta làm việc đến 12 tiếng đồng hồ. Khi nói về công ty, ông ta nói: “Khi đó, việc mở công ty ở Moscow là do cá nhân làm với cá nhân, mà đều là vì mục tiêu mở công ty kiếm tiền, kiếm được món tiền lớn rồi thì vội vã đóng cửa và chạy làng, nếu không thì sẽ bị bắt, bị tống giam hết! Khodorkovski tỏ ra là một người rất có tài tổ chức trong việc vận hành một công ty như vậy, đặc biệt là ông ta dám mạo hiểm lao vào kiếm tiền.

5. Kế hoạch “một mũi tên trúng nhiều đích” của Putin

Khodorkovski rất thích mặc complê, không thắt ca-vát, thích đeo một chiếc đồng hồ bình thường dây nhựa, trên sống mũi lúc nào cũng đeo chiếc kính không gọng, nói chuyện có duyên với nụ cười sảng khoái.

Khodorkovski là người sớm nhất đưa công ty của mình ra thị trường. Ông ta cho phép mọi người có quyền mua bán cổ phần của công ty. Có tin nói, khi đó, số tiền ông ta thu được sau khi bán cổ phần là 2,3 tỷ đô la.

Khi đó, cổ phiếu của công ty trách nhiệm hữu hạn khoa học thương mại Menatep nóng lên như cục than hồng, mọi người tranh nhau mua, nhưng không có ai có được một đồng lợi nhuận của công ty này.

Từ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20, công ty trách nhiệm hữu hạn khoa học thương mại Menatep kinh doanh hàng tiêu dùng mà người dân Nga đã quen thuộc – đó là đường đỏ Cu Ba. Khodorkovski làm khối lượng công việc tương đối lớn, bắt đầu đi sâu vào nghiệp vụ công tác này. Ông ta nêu vấn đề đổi dầu lửa của Nga để đổi lấy đường đỏ của Cu Ba. Cuộc trao đổi này đã đem lại mối lợi lớn cho người phụ trách mậu dịch quốc gia lúc bấy giờ.

Đầu năm 1988, Khodorkovski kết thân với Grubovic, bố mẹ ông ta đều công tác ở ngân hàng Liên Xô, Khodorkovski lợi dụng cơ hội này thành lập ngân hàng tư nhân, nghiệp vụ đều dựa vào ngân hàng khu Fuyoyzhi, ở Moscow – một ngân hàng thời Liên Xô. Tháng 5 năm 1991, Khodorkovski đăng ký thành lập “Ngân hàng liên hợp quốc tế, sau này còn có cái tên khác là: “Tập đoàn tài chính quốc tế Menatep”, Tập đoàn này tiến hành cổ phần bước đầu được các quan chức Liên Xô cho phép.

Bố mẹ của Grubovic đều được Khodorkovski tặng cổ phần của tập đoàn này.

Năm 1995, công ty dầu khí Yukos công khai phát mại, ngân hàng đầu tư Menatep theo chỉ đạo của Khodorkovski đã mua 75% cổ phần của công ty này với khoản tiền 350 triệu đô la.

Từ đó, công ty dầu khí Yukos trở thành “chiếc máy in tiền” của Khodorkovski.

Năm 1997, Khodorkovski bắt đầu chuyên tâm kinh doanh ở công ty dầu khí, ông ta đầu tư 1,7 tỷ đô la cho công ty Yukos và dùng 1 tỷ đô la để mua công ty dầu khí Phương Đông có sản lượng 11 triệu tấn một năm. Ông ta còn chuẩn bị hợp tác với công ty dầu lửa Siberia là một trong năm công ty dầu lửa lớn nhất nước Nga để lập nên công ty tư doanh dầu lửa lớn thứ tư trên thế giới.

Sau khi công ty dầu lửa Yukos được đưa ra thị trường, giá trị của nó tăng từ 9 tỷ đô la tăng lên 20 tỷ đô la.

Chỉ trong gần 10 năm, Khodorkovski từ một cán bộ đoàn làm công ăn lương bỗng trở thành người giàu có đứng đầu nước Nga với giá trị tài sản 8 tỷ đô la.

Một số người như Khodorkovski trong thời kỳ đỉnh cao, có thể tùy ý thay đổi Thủ tướng, có thể thực hiện bất cứ chính sách kinh tế nào mà họ muốn. Nhưng bây giờ thì không thể.

Đó là những kẻ phất lên một cách nhanh chóng trong thời kỳ chuyển đổi kinh tếở Nga. Quá trình làm giàu và tài sản hiện nay của họ đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn.

Người giàu nhất nước Nga “với giấc mộng tổng thống”, Khodorkovski không thể tin rằng kết cục lại phải đối đầu với Putin và lại càng không thể ngờ rằng, việc ông ta bị bắt chính là kế “một mũi tên trúng nhiều đích” của Putin.

Thứ nhất việc bắt giữ Khodorkovski làm cho bọn trùm tài chính mất đi cái ô bảo hộ to nhất là chức Chủ nhiệm văn phòng Tổng thống. Từ đó, Putin đã xóa bỏ hoàn toàn thời đại “các ông trùm can thiệp vào triều chính”, xóa đi tàn tích chính trị mà Yeltsin để lại.

Thứ hai, Khodorkovski bị bắt đã làm đảo lộn nguồn tài chính của ba đảng đối lập chính của Putin. Đó là, nguồn tài chính gần như 100% của đảng đối lập Yabloko lấy của Khodorkovski. Tỷ lệ của “liên minh lực lượng chính nghĩa” là 50%, Đảng Cộng sản Nga cũng có một bộ phận rất lớn tiền hỗ trợ là lấy từ Khodorkovski. Ba lực lượng đối lập chủ yếu của Putin đều lâm vào cảnh khủng hoảng về tài chính.

Thứ ba, người Nga rất căm ghét bọn trùm tài chính. Sau khi cơ quan kiểm sát ra lệnh bắt trợ lý Lebedev của Khodorkovski, tỷ lệủng hộ Putin lên đến 80%.

Trải qua việc thanh trừ những tên trùm tài chính “cứng đầu”, Putin đã đạt được mục đích của kế hoạch “hạ thủ các ông trùm”.

6. Quyết không thể đem quyền lợi quốc gia để trao đổi

Các ông trùm ở Nga lần lượt ngã ngựa, đặc biệt là sau khi ông trùm số một Khodorkovski bị bắt, đã gây ra những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế đang suy thoái của Nga.

Dầu mỏ và đầu tư là động lực chủ yếu để phát triển nền kinh tế Nga, nhưng cơ sở của nó đã bị lung lay. Vấn đề khó khăn nhất mà Putin phải đối mặt là xử lý Khodorkovski: Nếu tiếp tục giam giữ thì cơ sở kinh tế của Nga sẽ bịảnh hưởng, nếu thả thì bọn đầu sỏ sẽ can thiệp sâu hơn vào công việc chính trị, việc bắt Khodorkovski dẫn đến một số khó khăn.

– Khó khăn thứ nhất do thị trường cổ phiếu chấn động. Sau khi Khodorkovski bị bắt, cổ phiếu của công ty dầu khí Yukos sụt giảm mạnh.

Ngày 27 tháng 10 năm 2003, sau khi thị trường cổ phiếu Nga được mở, do cổ phiếu của công ty Yukos sụt giảm mạnh đã tạo nên sự mất giá toàn diện thị trường cổ phiếu sau đó, lập tức ảnh hưởng đến thị trường giao dịch ngoại hối của Nga. Ngày 27 tháng 10 là một ngày mà thị trường cổ phiếu của Nga bị mất giá nhất trong những năm trở lại đây, giá trị cổ phiếu chỉ còn 14,5 tỷ đô la.

Dầu mỏ là một trong những trụ cột kinh tế của Nga. Thu nhập từ dầu mỏ và khí thiên nhiên chiếm 40% thu nhập tài chính của chính phủ Nga, công ty năng lượng chiếm 75% tiền tệ trên thị trường cổ phiếu của Nga. Khi bắt đầu nhậm chức, tổng thống Putin chưa thể ý thức được tính nghiêm trọng của việc thị trường cổ phiếu giảm giá sẽ vấp phải khó khăn, trắc trở như thế nào? Putin tuyên bố: “Trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng, cho dù tài khoản công ty của họ có bao nhiêu tiền”.

Ngày 30 tháng 10, cơ quan kiểm sát Liên bang tuyên bố cho tạm ngừng 53% cổ phần của công ty dầu khí Yukos, chỉ số cổ phiếu trong hệ thống mậu dịch của Nga đã hạ thấp đến mức chỉ còn 8%.

Khó khăn thứ hai: Nhà đầu tư nước ngoài rút vốn.

Do thị trường cổ phiếu không ngừng giảm đã làm cho những người đầu tư có tâm lý lo sợ.

Nền kinh tế Nga sau năm 1998 dần dần đi lên, nguyên nhân quan trọng là có sự đầu tư của phương Tây.

Khodorkovski là một nhà doanh nghiệp tầm cỡ, ông ta kiên trì theo cách kinh doanh của phương Tây, điều này giúp cho nước Nga thu hút được vốn đầu tư của nhiều công ty lớn tầm cỡ quốc tế. Việc bắt giữ Khodorkovski làm ảnh hưởng đến đầu tư trước mắt vào Nga, ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà đầu tư và các công ty xuyên quốc gia đang chuẩn bị đầu tư vào thị trường Nga.

Nước Nga muốn phát triển kinh tế, mỗi năm ít nhất phải cần lượng vốn đầu tư từ 100 đến 150 tỷ đô la mà trước mắt mức mỗi năm chỉ có trên dưới 500 trăm triệu đô la.

Chính phủ Putin luôn luôn cố gắng cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư nước ngoài. Sau khi Khodorkovski bị bắt, một số nhà đầu tư nước ngoài đã rút vốn khỏi thị trường Nga.

– Khó khăn thứ ba: Vốn đầu tư chảy ra nước ngoài

Vốn đầu tư chảy ra nước ngoài là khó khăn tiềm tàng lớn nhất của nền kinh tế Nga. Năm 2000, nhập siêu mậu dịch của Nga đạt 60 tỷ đô la, dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương tăng 16 tỷ đô la, lại thêm phần trả nợ 11 tỷ đô la, còn 33 tỷ đô la không biết đi đâu.

Theo thống kê, trong 10 năm, tiền vốn đầu tư của Nga bị chạy ra nước ngoài ít nhất lên tới 100 tỷ đô la.

Sau khi Khodorkovski bị bắt, các nhà máy, doanh nghiệp đều lên tiếng, họ buộc phải xem xét lại phương hướng đầu tư điều này còn làm cho các nhà buôn giàu có ở nước Nga sợ hãi.

Dân chúng Nga còn lo lắng, tiếp theo ai sẽ là mục tiêu bắt giữ của chính phủ Putin? Ngay đến cả Khodorkovski mà Putin cũng dám bắt giam thì còn ai có thể thoát khỏi vòng vây nữa đây?

Các nhà giàu rối bời ruột gan và tìm cách làm thế nào để một khi tình hình có biến thì Ngay lập tức có thể chuyển được tiền ra nước ngoài.

– Khó khăn thứ tư: Cục diện chính trị không ổn định. Khodorkovski được rất nhiều người ủng hộ, ví dụ như nguyên chủ nhiệm văn phòng tổng thống Nga Voloshin.

Ngày 10 tháng 3, Putin đã tước bỏ chức vụ của Voloshin, đồng thời đề bạt Medvedev làm Chủ nhiệm Văn phòng tổng thống.

Sự kiện này chứng tỏ tình hình chính trị của Nga chủ yếu là do các quân nhân KGB tạo thành. Ấn tượng của dân chúng Nga về KGB cũ là không tốt, Putin chủ yếu đề bạt đội quân KGB cũ và đội ngũ lãnh đạo, làm cho nhiều người dân cảm thấy bất an.

Tuy dân chúng Nga không ủng hộ bọn trùm kinh tế, nhưng nếu chính phủ lạm dụng quyền lực, sử dụng quyền lực một cách bất hợp pháp và võ đoán thì sẽ dẫn đến sự lo lắng trong đông đảo dân chúng.

Nhưng dù như thế nào, Putin vẫn không dao động, quyết tâm đánh vào các ông trùm tài phiệt, hành động đó của ông sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện.

7. Bọn trùm sỏ mưu đồ quay lưng đánh trả.

Các ông trùm của Nga do Khodorkovski cầm đầu có mưu đồ quay lưng đánh trả, mặc dù chúng đã lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nhưng chúng quyết chưa chịu khuất phục.

Có ba ông trùm kinh tế lớn nhất ở nước Nga đã bị Putin “hạ bệ”, trong đó có Khodorkovski mưu đồ kiện Putin lên tòa án. Ngoài ba ông trùm đó còn có hai ông trùm khác nữa là Boris Berezovsky, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân hàng liên hiệp Nga đang lưu vong ở nước Anh và Gusinsky là ông trùm về báo chí. Họ chuẩn bị yêu cầu chính phủ Putin bồi thường vài tỷ đô la, tố cáo chính phủ Putin cưỡng bức chiếm đoạt một lượng lớn tài sản của họ.

Người giàu nhất nước Nga là Khodorkovski đã mua chuộc được chủ bút tờ báo lớn nhất của Nga “Tin tức Moscow” nhằm phê phán Putin. Putin tuyên bố sẽ tiến hành bầu cử Quốc hội vào ngày 7 tháng 12 năm 2004. Khodorkovski tuyên bố, ông ta sẽ tài trợ tiền để chống lại đảng tham gia bầu cử quốc hội.

“Tin tức Moscow” là tờ báo có lập trường độc lập, vào những năm 80 của thế kỷ 20, do đăng những tin tức xấu trong chính phủ và để lộ bí mật của KGB nên đã gây ra xung đột.

Tờ “Tin tức Moscow” đồng thời xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Nga nên có ảnh hưởng rất lớn, Khodorkovski tỏ rõ quyết tâm chuẩn bị tiến quân vào Duma quốc gia, và sẽ ra tranh cử tổng thống năm 2008.

Sau khi ông trùm đầu sỏ số một của Nga Khodorkovski bị bắt, chế độ dân chủ yếu kém của Nga càng thêm căng thẳng. Cố vấn chính trị trước đây của Putin chỉ trích ông là “dùng thủ đoạn phát xít của Stalin”.

Việc chính phủ Putin bắt giữ Khodorkovski không chỉ vì tội trạng thù hận cũ trong thời kỳ tư hữu hóa mà những tội trạng mới trong chuyện trốn thuế.

Họ tố cáo chính phủ Putin hành động mang cách nhìn phiến diện bởi vì: cuộc vận động tư hữu hóa là do chính phủ Yeltsin phát động, khi đó có rất nhiều người Nga tham gia; Khodorkovski đã dùng thủ đoạn trốn lậu thuế thông thường ở Nga về phương diện pháp luật đã được công nhận.

Từ ngày Putin lên nắm quyền, việc cải cách thị trường tự do, thực hiện pháp trị và chính sách ngoại giao theo chủ nghĩa thực dụng của ông đã nhận được sự tán đồng của người Nga, nhưng “kiểu khống chế dân chủ” thì làm nảy sinh vấn đề.

Bốn kênh truyền hình độc lập đã bị chính phủ đóng cửa, các phương tiện truyền thông chính thống không được đăng tải những lời phê bình đối với Putin.

Cơ quan thăm dò dân ý cũng bị Chính phủ Putin kiểm soát, việc bầu cử ở địa phương cũng bị Chính phủ Putin khống chế.

Khởi đầu, Putin rất trân trọng ý kiến của dân chúng Nga, luôn duy trì sự cân bằng giữa tập đoàn KGB cũ và các trùm kinh tế. Nhưng rất nhanh sau đó, Putin tuyên chiến với các ông trùm kinh tế. Trong vụ án Khodorkovski, rất nhiều người Nga đã nhận thấy, ở Nga tài sản và tính mạng của họ đều không được bảo đảm.

Mọi người không thể quên trong cuộc bầu cử năm 1999, hy vọng của nguyên Thủ tướng Yevgeny Maksimovich Primakov và Thị trưởng Moscow Yuri Luzhkov là rất cao, nhưng bởi vì quan hệ của hai ông này với giới báo chí không tốt, nên cuộc tranh cử của họ cuối cùng bị thất bại thảm hại.

Việc ra lệnh cấm phê bình Putin rất khó thu phục lòng người, chính đảng của chủ nghĩa tự do đang tấn công gay gắt vào Putin.

Sự kiện Khodorkovski đã chứng minh về quyết tâm của Putin với người dân Nga; đồng thời “khai hỏa” vào giới doanh nhân tiếng tăm của Nga, họ không có cách gì khác ngoài việc phản kháng, sức phản kháng của họ cũng không lớn, con đường dân chủ của Nga lại lần nữa có sức sống tự lập.

Việc bắt giam Khodorkovski thì không khó, mà cái khó là những bước tiếp theo xử lý như thế nào, thế lực ủng hộ Khodorkovski ở cả trong và ngoài nước đều rất mạnh. Nhìn chung mọi người đều cho rằng, việc bắt Khodorkovski là do nguyên nhân chính trị. Putin tuyệt đối không bao giờ đem vấn đề Khodorkovski để đổi lấy sự phát triển kinh tế của nước Nga.

Lúc này người phát ngôn quốc vụ khanh Mỹ Richard Bauches nói: “Chúng tôi cho rằng, chính phủ Nga nên từ bỏ những nghi ngờ chính trị về vụ án Yukos. Chính phủ Nga nên căn cứ vào trình tự pháp luật mà tiến hành xét xử công bằng vụ án này”. Trước tiên phải phán xét Khodorkovski theo pháp luật, sau đó là phải cho ông ta bào chữa, có thể đây sẽ là cách lựa chọn có danh dự.

Cho dù Putin lựa chọn như thế nào, thực sự mọi hoạt động chống đối của các ông trùm vẫn chỉ uổng công vô ích.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.