Bản Lĩnh Putin

CHƯƠNG 5: BA NĂM ĐỂ LÀM TỔNG THỐNG



1. Giờ phút quyết định, mũi tên của Anatoly Chubais

Đầu tháng 6 năm 1996, Sobchak thất bại trong cuộc bầu cử thị trưởng, Putin rất không vui, ông không muốn tham gia vào chính quyền mới và cũng không có việc gì khác để làm. Ông đi học kinh tế tại Học viện mỏ St Peterburg. Không lâu sau, ông nhận được học vị tiến sĩ kinh tế.

Mặc dù Putin rơi vào hoàn cảnh không chốn nương thân nhưng thời gian này rất ngắn vì người ta vẫn không thể lãng quên ông.

Anatoly Chubais từ Moscow gửi lời mời tới Putin và đưa ra một đề nghị mà Putin không thể chối từ.

Sau khi từ chức Phó thủ tướng thứ nhất, Anatoly Chubais không còn đất dụng võ, nhưng Yeltsin lại rất thích nhà kinh tế học tới từ St Peterburg này và mời Anatoly Chubais giữ chức chủ nhiệm văn phòng Tổng thống.

Putin chuyển công tác từ St Peterburg tới Moscow, con đường chính trị của ông cũng từ đấy có nhiều thay đổi to lớn. Putin chuyển từ vị trí Phó thị trưởng tới cơ quan quyền lực tối cao, tất nhiên lúc đầu ông cũng chỉ có thể đứng ở vòng ngoài.

Yeltsin là người nắm trong tay quyền lực hành chính tối cao, trong đó văn phòng tổng thống là một cơ quan hành chính rất lớn.

Putin là Phó cục trưởng Cục Tổng hợp thuộc Văn phòng tổng thống, chuyên phụ trách các vấn đề pháp luật và kinh tế. Cấp trên của Putin là một người thân tín của Yeltsin.

Công việc mà Cục Tổng hợp quản lí còn bao gồm cả các vấn đề bất động sản của phủ Tổng thống, chẳng hạn như điện Kremly, bệnh viện, khu điều dưỡng, văn phòng… Lúc này, Putin còn chưa được Yeltsin để tâm tới.

Công việc mà Putin phụ trách có nhiều vấn đề liên quan tới môi trường làm việc của ông tại KGB trước đây. Ông đã dùng những kiến thức pháp luật có được để giải quyết những vấn đề liên quan tới tài sản của Liên Xô cũ. Nước Nga được thừa hưởng những khoản nợ và tài sản của Liên Xô ở nước ngoài. Khoản tiền đó lên tới hàng tỉ đô la.

Tháng 3 năm 1997, Chubais trở thành Phó thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Tài chính. Sau 8 tháng, Putin được điều tới làm tại Văn phòng Tổng thống với chức vụ Phó chủ nhiệm văn phòng kiêm Cục trưởng Cục giám sát.

Văn phòng Tổng thống hoàn toàn không giống như Cục Tổng hợp. Cục Tổng hợp chủ yếu quản lí cơ sở vật chất còn Văn phòng Tổng thống lại lo công tác phục vụ cho Tổng thống, tại đây Putin có cơ hội tiếp cận với Yeltsin hơn.

Lúc này, Putin có quan hệ với nhiều thành viên trong gia đình Yeltsin như Chủ nhiệm văn phòng Yumashev.

Công việc của Putin chủ yếu là giám sát và thay mặt Tổng thống tiếp xúc với các đoàn thể xã hội, các thành viên trong liên bang.

Liên bang Nga là đất nước có diện tích lớn nhất thế giới với 1,707 tỉ km2 và 89 bang. Các bang đều vì lí do này, lí do khác mà mâu thuẫn với chính quyền trung ương. Putin có nhiệm vụ giám sát tình hình thực hiện các mệnh lệnh của Tổng thống tại các địa phương, giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của địa phương gửi tới chính quyền trung ương và cải thiện quan hệ của trung ương với địa phương. Do đảm nhận công việc này, Putin có thể từ góc độ trung ương bao quát được tình hình của 89 bang trong Liên bang, ông đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong khi làm việc với các địa phương.

Khi làm việc với đại diện các địa phương, Putin luôn có thái độ cương quyết nhưng linh hoạt, biết cương nhu đúng lúc. Thời gian đó, những người chủ trương ly khai, độc lập tại các địa phương rất nhiều, mâu thuẫn giữa trung ương và địa phương ngày càng gay gắt.

Trong quan hệ với chính quyền trung ương, nhiều địa phương chỉ cần có điều không thoả mãn là lập tức mang vấn đề “độc lập” ra ép chính quyền trung ương. Putin có năng lực quản lí rất tốt khiến cho các địa phương đều phải tuân theo mệnh lệnh, có quan chức địa phương còn ngầm gọi ông là “Người theo chủ nghĩa đế quốc”.

Cũng giống như khi ở St Peterburg, Putin chuyên tâm vào công việc, xử lí tốt quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp. Công việc ông đã làm ở Cục giám sát giúp ích rất nhiều cho công việc của ông sau này.

Vận mệnh của ông lúc này so với người đã đưa ông vào điện Kremly Borisovich có sự khác biệt rất lớn. Nếu con đường của Putin lên như diều gặp gió thì Chubais lại bị giáng chức, việc này có liên quan mật thiết tới sự đấu đá giữa các quan chức tối cao.

Chubais rời khỏi chính trường, còn Putin thì nhanh chóng thăng tiến.

ANATOLY CHABAIS:

Ngôi sao trên chính trường nước Nga

Lane Borisovich Anatolievich Chubais sinh ra tại Belarut. Tổ tiên ông là những người công nhân đến từ vùng duyên hải Ban Tích mà Pie Đại đế thuê đến để xây dựng thành phố St Peterburg. Sau khi tốt nghiệp Học viện kinh tế công trình St Peterburg, Anatoly Chubais ở lại làm việc tại trường. Năm 1988, ông tới Hungary một năm để nghiên cứu về “Kinh tế học”.

Anatoly Chubais cũng đã từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ban chấp hành Xô Viết thành phố St Peterburg, rồi đến chức cố vấn kinh tế cho Sobchak. Sau này ông là Phó Thủ tướng thứ nhất của liên bang Nga, ông chủ trương tiến hành tư hữu hoá trên toàn nước Nga. Yeltsin lên làm Tổng thống liền chọn Anatoly Chubais làm chủ nhiệm văn phòng tổng thống, ngay sau đó ông cũng lập tức điều Putin về điện Kremly.

Tháng 5 năm 1997, chính phủ Yeltsin chủ trương tư hữu hoá công ty Cổ phần đầu tư điện tín. Bezerovsky và Potanin tranh giành gay gắt với nhau. Sau này, Potanin được sựủng hộ của Anatoly Chubais và các phó thủ tướng khác nên giành được thắng lợi, Bezerovsky thất bại. Một người thân tín của Borisovich Chubais bị Yeltsin cách chức, đó là sự trả thù của Bezerovsky. Chubais cũng tố cáo một số tội trạng của Bezerovsky với Yeltsin khiến Yeltsin cách chức Bezerovsky. Bezerovsky lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng tung tin về Chubais cùng vài người khác viết cuốn sách “Lịch sử tư hữu hoá nước Nga”, sách chưa viết xong mỗi người đã bỏ túi 90 ngàn đô la. Bezerovsky cung cấp thông tin đó cho các phương tiện thông tin đại chúng làm cho Chubais mất uy tín.

Tháng 3 năm 1998, Yeltsin cải tổ nội các, Borisovich không vào được nội các bắt đầu quay sang kinh doanh.

MOSCOW:

Thủ đô của liên bang Nga

Moscow – thành phố lớn nhất của nước Nga được xây dựng từ giữa thế kỉ 12, một thế kỉ sau đó trở thành thủ đô của Công quốc Moscow.

Đến cuối thế kỉ 15, Moscow trở thành thủ đô của nước Nga cho tới khi Pie Đại đế chuyển thủ đô về St Peterburg vào năm 1712. Đến năm 1918, Moscow là thủ đô của Liên bang Nga. Từ năm 1919 đến năm 1991, là thủ đô của Liên Xô và hiện nay đến năm là thủ đô của Liên Xô và hiện nay vẫn là thủ đô của Liên bang Nga.

Mosow là thành phố rất lớn, tuy không cổ kính như St Peterburg nhưng cũng rất đặc sắc.

Mùa hè nhìn từ trên không xuống, Mosow trông giống như một khu rừng xanh làm ngây ngất lòng người.

Moscow có 4 sân bay, 3 cảng sông, 9 ga tàu khách, 90 điểm chuyển hàng và 14 tuyến đường sắt dẫn tới các nơi trên toàn quốc.

Moscow nằm trong nội địa, là trung tâm của phần lục địa châu Âu của nước Nga. Thành phố có 8 tuyến tàu điện ngầm, trong đó có 1 tuyến xung quanh thành phố và 7 tuyến đi ra các hướng, chiều dài khoảng 189km với 115 ga. Thành phố có 31 khu hành chính, Quảng trường Đỏ và điện Kremly nằm ở trung tâm. Thành phố cũng có rất nhiều trường đại học, bảo tàng, nhà hát, thư viện…

2. KGB – Tôi đã trở về!

Tổng thống Yeltsin rất thích khả năng ưu việt mà Putin đã thể hiện tại Cục giám sát, ngoài ra còn đánh giá cao về công việc của Putin tại KGB trước đây.

KGB vẫn luôn là một cơ quan tình báo hết sức quan trọng, Đảng Cộng sản Liên Xô có thể dùng nó thì Yeltsin cũng có thể dùng nó.

Là một cơ quan tình báo có lịch sử lâu đời và tổ chức hoạt động rộng lớn, KGB không những không bị giải thể khi Liên Xô sụp đổ mà còn được tăng cường cải tổ.

Ngày 25 tháng 7 năm 1998, Yeltsin phong cho trung tá dự bị Putin làm Cục trưởng Cục An ninh Liên bang Nga. Yeltsin đề nghị phong tướng cho Putin nhưng Putin cảm ơn và từ chối. Ông cho rằng một bước từ trung tá dự bị phong vượt cấp lên tướng là quá đáng. Ông hiểu rằng, là một trung tá dự bị mà được giao giữ chức Cục trưởng Cục An ninh Liên bang sẽ khiến rất nhiều người bất mãn. Nhưng ông không quan tâm, điều ông suy nghĩ là hiệu quả công việc sau khi nhận chức.

Ngày đầu tiên nhận chức Cục trưởng, Putin đến ngay trụ sở Cục An ninh Liên bang, và cũng chính là đại bản doanh của KGB trước đây. Ông nói: “Tôi đã trở về”.

Ngay sau khi nhận chức, Putin bắt tay vào xây dựng đội ngũ nhân viên của mình, đồng thời tiến hành cải tổ toàn bộ Cục An ninh.

Cục An ninh có tổng cộng 6 nghìn người, Putin tinh giảm xuống còn 4 nghìn người. Số người giảm biên này ông không điều về các chi nhánh địa phương mà cho chuyển ngành.

Putin đã trở thành người lãnh đạo của KGB, theo quan điểm của ông, KGB phải có những con người được đào tạo nghiệp vụ cơ bản, có thực tài tổ chức và trung thành phục vụ đắc lực cho chính quyền. Như vậy, KGB phải là một công cụ quan trọng cho người lãnh đạo đất nước, là cơ quan phục vụ cho lợi ích của chính quyền và cũng phục vụ cho cả lợi ích của nền chính trị dân chủ.

Lúc này Putin đã trở thành chủ nhân mới của KGB.

3. Tiến vào trung tâm hậu trường của Yeltsin

Tháng 3 năm 1999, Putin giữ chức Thư kí Ủy ban an ninh quốc gia kiêm Cục trưởng Cục An ninh.

Ủy ban an ninh quốc gia là cơ quan thuộc quyền quản lí của Tổng thống, chuyên giải quyết những vấn đề an ninh của đất nước và xã hội, đề ra các chính sách an ninh quốc gia.

Ủy ban an ninh quốc gia bao gồm chủ tịch, thư kí, uỷ viên thường vụ và các uỷ viên, Tổng thống cũng đồng thời là chủ tịch ủy ban; Thủ tướng chính phủ, chủ tịch Duma quốc gia và Chủ tịch hội đồng liên bang là các uỷ viên thường trực; phó thủ tướng, bộ trưởng các bộ và nhân viên chuyên trách của Tổng thống là các ủy viên.

Ủy ban an ninh quốc gia bao gồm các cơ quan phụ trách chính sách đối ngoại, an ninh khu vực, an ninh quốc tế, biên phòng, an ninh kinh tế… Quyền lực của Uỷ ban an ninh quốc gia còn lớn hơn Thủ tướng và Chủ tịch thượng, hạ viện.

Thư kí Ủy ban an ninh quốc gia do Tổng thống bổ nhiệm và có quyền hành rất lớn. Putin được bổ nhiệm vào chức vụ này chứng tỏ ông đã giành được niềm tin của Yeltsin và trở thành một thành viên tham gia vào những quyết sách. Ông giữ chức Cục trưởng Cục An ninh, phụ trách một phần công tác tình báo, Cục quản lí số 1 của KGB trước đây đã được cải tổ thành Cục tình báo đối ngoại, không trực thuộc Cục An ninh nữa.

Như vậy, ở một khía cạnh nào đó, quyền hành của Putin còn lớn hơn Thủ tướng vì Thủ tướng chỉ quản lí các công việc của chính phủ, mà Cục An ninh còn có quyền lớn hơn chính phủ.

Trở thành Thư kí Uỷ ban an ninh quốc gia là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp chính trị của Putin. Lúc này nhiệm kì Tổng thống của Yeltsin chỉ còn 1 năm. Trong nhiều năm sức khỏe của Yeltsin không tốt, nhiều khi còn uống rượu say mềm.

Những người thân tín bên cạnh Yeltsin như con gái của ông, Tachyana và Yumashev đều không có vai trò chính trị tích cực, thậm chí còn thường xuyên bị công luận phê phán. Nền kinh tế Nga gần như đã bị phá huỷ, các vấn đề xã hội gia tăng, các cuộc đấu đá chính trị ngày càng gay gắt.

Vị thế của nước Nga trên trường quốc tế cũng bịảnh hưởng nghiêm trọng, NATO mở rộng ồạt sang phía Đông đã đe doạ trực tiếp tới tình hình an ninh của nước Nga. Uy thế và hình tượng của nước Nga đã bị giảm sút và mờ nhạt trong con mắt người dân các nước. Ba nước vùng biển Baren và các thành viên Hiệp ước Vacsava đã chuẩn bị gia nhập NATO.

Cuộc chiến Kosovo do NATO phát động là vấn đề an ninh đầu tiên mà Putin phải giải quyết trên cương vị thư kí Uỷ ban an ninh quốc gia.

Tháng 3 năm 1999, nguy cơ chiến tranh Kosovo trở nên vô cùng nghiêm trọng. NATO kiên quyết can thiệp vũ trang vào Kosovo, Nga cực lực phản đối nhưng lúc này nước Nga đã yếu thế nên không thể làm được gì cho Nam Tư.

NATO kiên quyết can thiệp vũ trang, hơn nữa lý luận “nhân quyền cao hơn chủ quyền” đã được các nước phương Tây khởi xướng từ lâu, nhân dân ở nhiều quốc gia phương Tây cũng ủng hộ NATO gây sức ép buộc quân đội Nam Tư rút khỏi Kosovo.

Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1999, bất chấp sự phản đối của Liên hợp quốc, NATO vẫn tiến hành chiến dịch không kích suốt 78 ngày xuống Nam Tư và Kosovo, buộc quân đội Nam Tư phải rút khỏi đây.

Khi chiến tranh xảy ra, Putin vừa mới nhận chức thư kí Uỷ ban an ninh quốc gia. Cuộc chiến Kosovo kết thúc, các nước tập trung bàn bạc công việc hậu chiến, Nga đã tham gia vào đội quân gìn giữ hoà bình ở đây. Putin đã thể hiện được vai trò nhất định của mình trong vấn đề này.

Khi đó, Putin là một quan chức quan trọng của Nga trong đoàn đàm phán gìn giữ hoà bình. Nga đã cực lực phản đối chiến dịch không kích của NATO đối với Nam Tư nhưng tiếng nói của họ không còn trọng lượng.

Khi quân đội NATO tiến vào thủ phủ Kosovo, một nhóm quân Nga cũng nhảy dù xuống đây và chiếm lĩnh sân bay. Tổng tư lệnh quân đội Mỹở Nam Tư đã yêu cầu quân đội Anh tấn công sân bay nhưng Tư lệnh quân đội Anh trả lời: “Tướng quân, tôi không thể vì ngài mà phát động chiến tranh thế giới lần thứ ba!”

Uỷ ban an ninh quốc gia Nga đã thực hiện cuộc tấn công lần này theo một câu nói của Stalin: “Người chiến thắng không bị trách cứ”.

Bộ tham mưu quân đội Nga đã vạch kế hoạch cho cuộc tấn công lần này và trình lên Tổng thống phê duyệt. Trong việc điều phối kế hoạch tấn công này, với tư cách là Thư kí uỷ ban an ninh quốc gia, Putin đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình.

Quân Nga chiếm lĩnh sân bay tuy không tạo thêm được uy thế nào trên trường quốc tế cho nước Nga song cũng khiến cho người Nga được an ủi phần nào. Qua sự việc này, NATO cũng có cái nhìn khác đối với Nga.

YUMASHEV

Thân tín của Yeltsin

Yumashev xuất thân là nông dân, sau khi phục viên được nhận làm phóng viên kiến tập ở báo “Chân lí Đoàn thanh niên” rồi trở thành Bí thư Đoàn thanh niên toà soạn. Về sau Yumashev làm việc tại toà soạn báo “Tin tức”

– Cơ quan ngôn luận của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, rồi làm Phó tổng biên tập tạp chí “Sao hoả”.

Khi Yeltsin tranh cử chủ tịch Xô Viết tối cao, Yumashev đã là người trợ giúp đắc lực cho Yeltsin trên mặt báo. Yumashev giúp đỡ Yeltsin viết hai cuốn sách “Yeltsin tự truyện” và “Sổ tay Tổng thống”. Yeltsin cũng tiếp thu rất nhiều kiến nghị có ích từ Yumashev.

Năm 1997, Yumashev giữ chức Chủ nhiệm văn phòng Tổng thống, việc bổ nhiệm này đã gây xôn xao dư luận trong nước. Yumashev có quan hệ rất tốt với con gái của Yeltsin là Tachyana.

Quan hệ với Yumashev là một trong những điều kiện quan trọng để Putin có thể tiếp cận với Yeltsin.

SỰ KIỆN KOSOVO:

Kosovo là một tỉnh của Nam Tư, trong số 2 triệu dân ở đây có 90% là người Albania và 10% người Serbia.

Dưới thời Tổng thống Tito, chính sách cứng rắn của nhà nước khiến cho mâu thuẫn giữa người Albania và người Serbia tạm thời lắng xuống.

Năm 1981, Tổng thống Tito qua đời, người Albania đòi độc lập, chính quyền Nam Tư đã dùng vũ lực đàn áp.

Năm 1990, chính phủ Nam Tư giải tán chính quyền Kosovo, quyền hành được giao cho các quan chức và quân đội người Serbia. Năm 1991, người Albania thành lập “nước Cộng hoà Kosovo”, quân Giải phóng Kosovo nhiều lần giao chiến với quân đội Serbia. Tình hình Kosovo hết sức phức tạp.

Đối với vấn đề Kosovo, Nga ủng hộ người Serbia, NATO lại lấy cớ ủng hộ người Albania để tiến hành không kích Nam Tư.

4. Yeltsin nói: Tôi đã có người kế nhiệm.

Cuộc khủng hoảng Kosovo là vấn đề của quốc tế, đối với Putin điều quan trọng nhất là vấn đề trong nước, đặc biệt là vấn đề giữa Tổng thống và Thủ tướng, Tổng thống và Viện trưởng Viện kiểm sát.

Tháng 3 năm 1998, Thủ tướng Nga Chernomydin bị miễn chức, Bộ trưởng Năng lượng Kiryenko lên thay.

Kiryenk sinh năm 1961, khi đó mới 35 tuổi, ở độ tuổi này, nếu ở các nước châu Aù chỉ có thể làm đến chủ tịch huyện là cùng.

Phó thủ tướng Nemtsov sinh năm 1959, khi đó cũng chỉ mới 37 tuổi. Cả Thủ tướng và Phó thủ tướng đều không coi những nhà tài phiệt như Bezerovsky ra gì.

Bezerovsky có quan hệ mật thiết với Yumashev và Tachyana con gái Tổng thống, Nemtsov lại có mâu thuẫn gay gắt với nhóm người này. Khi ông đi tố cáo tội lỗi của bọn họ với Yeltsin thì nhận được câu trả lời: “Không cần anh dạy tôi cầm quyền như thế nào. Tôi biết tôi phải làm gì”. Chính phủ của Kiryenko phải giải quyết một vấn đề nan giải là thanh toán các khoản nợ mà Nga không có khả năng chi trả do đồng rúp mất giá. Cố vấn kinh tế của Kiryenko đã tiến hành đàm phán với Quỹ tiền tệ quốc tế nhưng không thành công, bởi Quỹ tiền tệ quốc tế không có đủ niềm tin đối với nước Nga.

Tháng 5 và tháng 8 năm 1998, nền kinh tế nước Nga trải qua hai đợt khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, đồng rúp liên tục mất giá, tình hình kinh tế Nga ngày càng tối tăm, Kiryenko buộc phải từ chức.

Yeltsin hai lần đề nghị để Charnomydin tổ chức lại nội các nhưng đều bị Duma quốc gia Nga phủ quyết. Sau đó Yeltsin lại đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao Primakov làm Thủ tướng và lần này đã được Duma quốc gia thông qua.

Không ngờ Primakov lại có rất nhiều mâu thuẫn với Tổng thống trong các vấn đề chính sách. Ông đã từng là Phó thủ tướng dưới thời Liên Xô, Primakov đưa ra những chính sách cải cách kinh tế mâu thuẫn với lợi ích của các trùm tài phiệt bị họ coi là phần tử cộng sản, các nước phương Tây liên tục gây sức ép với Yeltsin. Khi tấn công các tội phạm kinh tế, Primakov đã gây ra mâu thuẫn nghiêm trọng với các thành viên trong gia đình tổng thống.

Trong cuộc đấu tranh giữa Yeltsin và Viện trưởng Viện kiểm sát, Primakov cũng không đứng về phía Yeltsin.

Primakov có quan hệ mật thiết với Duma quốc gia, uy tín đối với quần chúng nhân dân còn lớn hơn cả Yeltsin. Điều này khiến cho Yeltsin hết sức bất mãn.

Primakov làm thủ tướng được 8 tháng thì mất chức, Phó thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng nội các Stepashin lên làm Thủ tướng.

Cuối thời kì cầm quyền của Yeltsin đã có liên tiếp có 3 thủ tướng vốn là người của cơ quan KGB, từ đó có thể thấy nhân tài của KGB thật phong phú!

Sau khi Stepashin lên làm Thủ tướng, Yeltsin có lần nói với các cơ quan báo chí, ông đã tìm thấy người có thể thay thế mình nhưng không nói ra là ai. Báo giới không tin những gì Yeltsin nói cho đến tận khi Putin lên làm Thủ tướng, vì trong 1 năm Yeltsin đã thay tới 3 Thủ tướng. Chỉ có Yeltsin biết rằng ông đã thực sự tìm thấy người tiếp tục sự nghiệp của mình.

STEPASIN:

Vị thủ tướng “Đoản mệnh” của nước Nga

Stepashin sinh năm 1952 tại Đại Liên, Trung Quốc. Cha ông là một sĩ quan quân đội Liên Xô đóng quân ở đây.

Ông tốt nghiệp học viện cao cấp của Bộ nội vụ tại Leningrad, sau đó được giữ lại làm giáo viên tại trường này, rồi được cử đi học nghiên cứu sinh tại Học viện chính trị quân sự Leningrad, được cấp học vị tiến sĩ.

Stepashin mang quân hàm thượng tá, cao hơn Putin một cấp, từng làm Giám đốc Cục An ninh Leningrad và có quan hệ rất tốt với Putin. Stepashin là Cục trưởng Cục An ninh trước Putin. Khi xảy ra sự kiện tấn công toà nhà Xô Viết tối cao, Stepashin luôn đứng về phía Yeltsin, nhờ đó mà ông trở thành Bộ trưởng tư pháp và Bộ trưởng nội vụ. Năm 1995, Stepashin mất uy tín do vài vấn đề bê bối và bị phê phán nhiều. Năm 1998, Stepashin được phong quân hàm Thượng tướng, cao hơn Putin tới mấy cấp. Tháng 5 năm 1999, Stepashin trở thành Thủ tướng Nga.

Yeltsin phát hiện thấy Stepashin không có đủ khả năng điều hành đất nước nên đến tháng 8 đã miễn chức ông ta.

5. Viện trưởng Viện kiểm sát bị lật đổ

Sau khi Thủ tướng Primakov bị cách chức, sự nghiệp chính trị của Yeltsin cũng gặp rất nhiều khó khăn. Sự đối kháng với Duma quốc gia càng khiến Yeltsin đau đầu hơn.

Tháng 3 năm 1999, Yeltsin không thể ngờ rằng trong khi giải quyết vấn đề Viện trưởng Viện kiểm sát, Thượng viện Nga từ lâu vốn ủng hộ Tổng thống lại bác bỏ đơn xin từ chức của Viện trưởng Viện kiểm sát Skolatov.

Skolatov là người ra sức chống lại những hiện tượng tiêu cực trong xã hội và các hoạt động tội phạm kinh tế. Thế nhưng tháng 3 năm 1999, ông đột ngột đệ đơn xin từ chức. Khi Thượng viện xem xét lá đơn của ông, ông giải thích là có một thế lực gây ra mâu thuẫn giữa ông và Tổng thống.

Thế lực mà Skolatov ám chỉ chính là Nemtsov và Giám đốc Ngân hàng trung ương Dubinin, ngoài ra ông còn đề cập tới những hành động mờ ám của họ đối với thị trường cổ phiếu. Skolatov nhấn mạnh kể cả Bezerovsky cũng có vấn đề.

Skolatov khẳng định, nếu có sựủng hộ của Thượng viện, ông sẽ lại tiếp tục làm việc vì đất nước.

Ngày 17 tháng 3, Thượng viện bác bỏ đơn từ chức của Skolatov với 142 phiếu thuận và 6 phiếu chống. Vậy là Skolatov đã thắng.

Yeltsin vô cùng tức giận liền gọi Thủ tướng Primakov tới bàn bạc, hai người đã cùng tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Hội đồng liên bang nhưng cho rằng nếu mang quyền lực ra làm trò chơi là không phù hợp với Skolatov.

Đêm 17 tháng 3, Yeltsin triệu tập Skolatov, hơn mười phút trước đó, một đài truyền hình đã phát đi cảnh hành lạc của một người đàn ông với hai gái mại dâm. Dù đài truyền hình không tiết lộ gì về người đàn ông trong đó nhưng công chúng điều biết đó chính là Skolatov.

Vụ bê bối này đã làm chấn động cả nước Nga, Skolatov không phủ nhận với Yeltsin bởi ông cũng không có cách gì có thể phủ nhận. Thế là lá đơn xin từ chức của Skolatov lập tức có hiệu lực, Yeltsin đã lật đổ được Viện trưởng Viện kiểm sát.

Việc phát đi đoạn băng đó là kế hoạch của Cục An ninh mà khi đó Putin lại là Cục trưởng.

Vì Putin đã hạ được Skolatov nên tất nhiên Yeltsin phải bổ nhiệm Putin làm thư kí Uỷ ban an ninh quốc gia.

Tháng 8 năm 1999, Duma quốc gia Nga thông qua đề nghị của Yeltsin bổ nhiệm Putin làm Thủ tướng, ông cũng là Thủ tướng cuối cùng dưới thời Yeltsin.

6. Mới gặp Putin đã muốn trọng dụng

Sau khi từ chức, Yeltsin đã đồng ý trả lời phỏng vấn của các nhà báo và công bố những chuyện ít người biết dưới thời cầm quyền của mình.

Về việc Yeltsin chọn Putin làm người kế nhiệm, người Nga có hai quan điểm rất khác nhau. Nhưng Yeltsin cho rằng chọn Putin là quyết định đúng đắn. Yeltsin cho biết ông đã chú ý quan sát Putin suốt một thời gian dài chứ không phải chỉ nhìn vào bảng sơ yếu lí lịch.

Yeltsin cho biết, ông từng bồi dưỡng cho nhiều người như Nemtsov, Anatoly Chubais nhưng sau này ông mới phát hiện ra rằng, họ không thể giành được sựủng hộ của nhân dân trong các cuộc bầu cử. Yeltsin không còn sự lựa chọn nào khác, ông phải tìm được một người thực sự đủ năng lực giải quyết mọi vấn đề, một người dám hy sinh vì đại nghĩa để trao quyền. Putin đã có những thành công xuất sắc khi làm việc tại St Peterburg rồi cảở Moscow. Yeltsin đã giành rất nhiều thời gian và ông công sức để tìm hiểu con người này và nhận ra rằng Putin không chỉ có học vấn uyên thâm mà còn hết sức kiên định vững vàng, chính trực vô tư. Ông đã từng nói chuyện rất lâu với Putin và từng cất công tới tận công xưởng, kho hàng, nói chuyện với những người xung quanh, ông phát hiện ra rằng mọi người đều rất quý mến Putin. Yeltsin nhìn qua đã biết Putin chính là người mình cần tìm để đề bạt chức Tổng thống nhưng anh ta vẫn còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa, còn phải đi một chặng đường khá dài nữa.

Putin vẫn chưa đi hết con đường ấy, chưa trải qua hết các công việc như giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, khu vực, liên bang… Tại sao Yeltsin phải từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ nửa năm? Yeltsin nói rằng, ông muốn dành thời gian để mọi người quen dần với Putin, bởi những gì người ta biết về Putin còn quá ít. Yeltsin đã nói chuyện với Putin hai lần, lúc đó nước Nga đang phải đối mặt với vô số vấn đề phức tạp, Yeltsin trao quyền cho Putin lúc đó quả thực là làm khó cho Putin.

Lần thứ nhất, Putin nói: “Không! Tôi không phù hợp”. Yeltsin chỉ còn cách khuyên ông suy nghĩ lại.

Hai tuần sau, Yeltsin lại mời Putin tới nói chuyện: “Tôi có một việc khó khăn dành cho anh”. Cuối cùng, Putin nhận lời.

Yeltsin nói, ông thường xuyên nói chuyện với Nemtsov, Chubais, Putin… về tình hình đất nước. Ông không hề công khai phê phán bất kì điều gì Putin đã làm, nhưng có vấn đề gì ông thường trao đổi trực tiếp với Putin.

Con người ai cũng có thể phạm sai lầm, Yeltsin cũng vậy. Ông có phạm sai lầm nào về vấn đề nhân sự không? Yeltsin công nhận, khi làm việc tại điện Kremly, ông thực sự đã phạm sai lầm trong vấn đề nhân sự. Ông giải thích: “Tôi hiểu về họ chưa đủ, tôi không có đủ thời gian tìm hiểu họ nhưng việc lựa chọn Putin, tôi chưa từng bàn với ai, và đó hoàn toàn là quyết định cá nhân của tôi”. Sau này lịch sử đã chứng minh tính đúng đắn trong quyết định lần này của Yeltsin.

7. Trao hết quyền lực cho Putin

Sau khi Putin nhận chức Cục trưởng Cục An ninh và thư kí Uỷ ban an ninh quốc gia, quan hệ của ông và Yeltsin càng thân thiết hơn, điều này giúp Yeltsin hiểu về ông nhiều hơn.

Năm 1999, sau khi cách chức Stepashin, Yeltsin thường xuyên đọc những tài liệu liên quan tới Putin và cuối cùng quyết định chọn Putin làm người kế nhiệm của mình. Putin có kiến thức uyên thâm, có thành tích xuất sắc trong thời gian làm việc tại nước ngoài, có kinh nghiệm tiến hành kinh tế thị trường ở St Peterburg. Trong thời gian 3 năm làm việc tại Moscow cũng có những thành tích rất xuất sắc.

Putin không thuộc đảng phái nào, trong mọi công việc đều có khả năng thích nghi tốt. Điều quan trọng nhất là gia đình Yeltsin trong gần 10 năm đã tạo ra rất nhiều kẻ thù, thậm chí còn liên quan tới làn sóng rửa tiền ở Nga, nếu không tìm được người kế nhiệm đáng tin cậy hoặc để người của Đảng Cộng sản lên nắm quyền thì chuyện gia đình Yeltsin bị truy xét là khó tránh khỏi.

Khi Putin lên nắm quyền, hàng loạt lãnh đạo cao cấp lần lượt bị hạ bệ khiến cho các thành viên trong gia đình Yeltsin hết sức lo lắng, nhưng Putin không hề “đục nước béo cò”, điều này có thể thấy được qua quan hệ của Putin với Thị trưởng St Peterburg trước đây.

Sau khi lựa chọn Putin, Yeltsin không hề “buông rèm nghe chính sự” mà trao toàn bộ quyền hành cho Putin. Mệnh lệnh đầu tiên của Putin sau khi nhận chức là yêu cầu không truy cứu bất kì ai trong gia đình Yeltsin và quy định rõ điều này trong luật pháp. Yeltsin cho rằng một người đầy kinh nghiệm trong KGB như Putin có đủ khả năng giám sát thực hiện mệnh lệnh đó.

Putin vẫn thể hiện sự tôn kính với Yeltsin rồi sau đó giữ khoảng cách xa dần. Ngày thứ ba sau khi nhận chức, Putin cho bãi miễn chức vụ của 4 phó chủ nhiệm Văn phòng tổng thống, chức vụ cố vấn Tổng thống của con gái Yeltsin cũng bị bãi miễn.

Ai lên làm Tổng thống cũng phải bổ nhiệm những trợ thủ thân tín của mình, và Putin cũng vậy. Ông lập nên “nhóm St – Peterburg” với thành viên chủ yếu là những người đến từ St Peterburg, đây cũng không phải là hiện tượng chưa từng có trong lịch sử.

Về phần chính phủ, ông vẫn kiêm giữ chức Thủ tướng. Ông phát hiện ra rằng các nước phương Tây không tin tưởng ông, nhất là về việc ông thiếu kinh nghiệm quản lí tài chính. Mối quan hệ tốt đẹp giữa nước Nga và Quỹ tiền tệ quốc tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với sựổn định tài chính của Nga. Putin đã bổ nhiệm Kasyanov làm phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính. Kasyanov sinh năm 1957, từng nhiều năm phụ trách đàm phán về các khoản nợ với phương Tây và được các nước này tin tưởng. Chính phủ mới của Nga với Putin làm trung tâm đã hình thành.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.