Bản Lĩnh Putin

CHƯƠNG 9: PHẢI DÌM CHẾT BỌN KHỦNG BỐ



1. Cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất

Năm 1975, người Ba Tư tiến công đánh chiếm thủ phủ Tbilisi của Georgia. Khi đó nước Nga rất khó khăn mới có thể viện trợ cho Georgia từ biển Hắc Hải, quân chi viện chỉ có thể vượt qua dãy núi Caucasia, rồi phải đi qua khu dân cưở mạn bắc thung lũng.

Năm 1801 nước Nga đã chiếm Georgia, khơi nguồn cho mối hận thù 200 năm với người Chechnya.

Thủ phủ Grozny của Chechnya ngày nay được phát triển lên từ các lô cốt của quân đội Nga.

Năm 1944, Hồng quân Liên Xô bao vây nước cộng hòa Chechnya.

Ngày 8 tháng 1 năm 1957, Liên Xô tuyên bố xây dựng lại Chechnya thành nước Cộng hòa tự trị Ingushetia. Năm 1991 Liên Xô tan rã, mối hận thù lớn của người Chechnya cuối cùng đã có thể thanh toán. Ngày 27 tháng 10, thiếu tướng không quân Liên Xô Zohar Dudayev trúng cử Tổng thống Chechnya và tuyên bố Chechnya tách khỏi Liên bang Nga.

Vì vậy, chính phủ Yeltsin đã phải dùng hàng loạt chế tài phi quân sự đối với Chechnya như: Kiểm soát chặt chẽ về cung cấp tài chính cho Chechnya. Người Chechnya cự tuyệt không thừa nhận hiến pháp của Liên bang Nga, không ký kết hiệp ước với Nga, không tiến hành tuyển cử liên bang, càng không tham gia vào quốc hội Nga. Điều này làm cho Yeltsin hết sức đau đầu.

Tháng 10 năm 1992, Yeltsin quyết định gây sức ép quân sự với Chechnya và tuyên bố đặt toàn bộ Chechnya trong tình trạng khẩn cấp. Bề ngoài Yeltsin kêu gọi Chechnya ký kết điều ước gia nhập liên bang, nhưng bên trong ngấm ngầm cung cấp tiền và vũ khí cho lực lượng của Dudayev.

Năm 1994, sau khi Yeltsin nã pháo Toà nhà Quốc hội, hạ gục phe đối lập và để thuận theo lời kêu gọi của “một nước Nga hùng mạnh” đang dấy lên trong lòng dân chúng cũng như để chuẩn bị về chính trị cho cuộc tuyển cử tổng thống, năm 1996, Yeltsin bắt đầu lên kế hoạch đối phó với Chechnya.

Ngày 26 tháng 11 năm 1994, phe chống đối Chechnya tấn công thủ phủ Grozny của Chechnya. Quân đội Nga đánh trả mạnh mẽ, kiên quyết tiêu diệt phần tử vũ trang bất hợp pháp Chechnya. Nhưng Chính phủ Nga đã đánh giá thấp thực lực của Dudayev, lực lượng từ khắp nơi trên Chechnya nổi dậy chiến thắng phe đối lập, và bắt sống được hơn 70 binh sĩ Nga.

Ngày 11 tháng 12 năm 1994, Yeltsin ký lệnh giải trừ lực lượng vũ trang bất hợp pháp Chechnya. 7 giờ sáng ngày 11, khoảng 30 ngàn quân Nga nhanh chóng tiến vào Grozny từ phía Tây và Tây Bắc. Ngày 16 tháng 12, quân đội Nga tiến sâu vào Chechnya. Ngày 31 tháng 12, chiến tranh Chechnya lần thứ nhất bùng nổ.

Sau khi chiến tranh lần thứ nhất bùng nổ, các nước phương tây đã chỉ trích Nga. Yeltsin nhấn mạnh, bất kỳ ai đều không được can thiệp vào vấn đề Chechnya.

Lúc này, người Chechnya đã làm tốt mọi công tác chuẩn bị cho chiến tranh. Qua các cuộc chiến đấu trên núi, các trận đánh du kích và giao tranh trên đường phố chứng tỏ họ đã tiến hành đánh trả có hiệu quả đối với cuộc tiến công của quân đội Nga. Khi đó phần lớn quân đội Nga đều có tư tưởng nước lớn và tin tưởng rằng, chỉ một trận là quét sạch lực lượng vũ trang bất hợp pháp của Chechnya.

Bộ trưởng quốc phòng Nga Grachyov tuyên bố công khai trước dân chúng rằng, chỉ trong vài ngày, quân đội Nga sẽ chiếm lĩnh hoàn toàn thủ phủ Grozny của Chechnya.

Tư liệu về Chechnya vốn chưa bao giờ khuất phục

Nước Cộng hòa Chechnya là một trong những nước thuộc Liên bang Nga và có vị trí quan trọng trong Liên bang Nga, được thành lập năm 1921, nằm ở phía bắc dãy núi Caucasia, phía nam giáp với Georgia, có diện tích 17000 km2, dân số hơn 1,2 triệu người.

Chechnya chia thành 15 khu vực hành chính, có 5 thành phố: Grozny, Gudermes, Sali, Urusmartan, Argonne và 448 làng bản, thủ phủ là Grozny. Người Chechnya cũng được gọi là người Maheqiao đa tín ngưỡng đạo hồi, chủ yếu sống tập trung ở nước Cộng hòa Chechnya và nước Cộng hòa Dagestan.

Khoảng thế kỷ 15 – 16, sau khi nước Golden Horde bị diệt vong, người Chechnya di cư về vùng đồng bằng và định cư ven các sông Terek, Argonne. Năm 1818, Sa hoàng Nga đã chinh phục Caucasia, xâm chiếm lãnh thổ Chechnya. Sa hoàng đặt tên cho các vùng đất mới là Grozny (nghĩa là khu vực đáng sợ). Từ đó người Chechnya bắt đầu tiến hành cuộc chiến chống lại nước Nga kéo dài hơn một thế kỷ.

Lãnh tụ tôn giáo Charmiller lãnh đạo người Chechnya và các dân tộc khác tiến hành chiến tranh du kích kéo dài 25 năm từ năm 1834 đến 1859 chống lại người Nga. Năm 1859 chính phủ Nga hoàng chính thức xâm chiếm Chechnya.

Sau cách mạng tháng 10 Nga, quân đội Belarus của phiến quân Denikin đã giao chiến với hồng quân Liên Xô ở khu vực Caucasia. Người Chechnya đã tiến công mạnh vào quân đội Belarus trên lãnh thổ Chechnya. Liên Xô đã thành lập nước Cộng hòa Chechnya tự trị thuộc liên bang Xô Viết.

Năm 1921, nước Cộng hòa tự trị Chechnya được thành lập.

Năm 1929, đội công tác do công nhân Nga thành lập đã tuyên bố thu hồi hết ngựa của họ. Ngựa là tài sản quan trọng gắn bó nhất của người Chechnya. Từ đó, người Chechnya liên tục tiến hành chiến tranh du kích với người Nga cho đến khi quân đội phát xít Đức tiến hành xâm lược nơi đây.

Tư liệu về Sự kiện nã pháo vào Trụ sở Quốc hội làm chấn động thế giới Điện Kremly là nơi diễn ra đại hội đại biểu toàn quốc và là trụ sở Xô Viết tối cao của Nga.

Phó Tổng thống Rudskoi là người thân tín của Yeltsin, nhưng đã phản đối “Liệu pháp sốc” và phản đối chuyên quyền độc đoán của Yeltsin, đồng thời đứng cùng trận tuyến với chủ tịch Xô Viết tối cao Ruslan Khasbulatov.

Yeltsin chủ trương xây dựng chế độ nhà nước cộng hòa do tổng thống nắm quyền, còn Ruslan Khasbulatov chủ trương xây dựng nhà nước cộng hòa do quốc hội nắm quyền.

Tháng 3 năm 1993, kết quả công khai thăm dò ý kiến nhân dân cả nước cho thấy, đại đa số nhân dân đồng tình với Yeltsin nhưng lại phản đối hội đồng tuyển cử sớm của Yeltsin. Ngày 21 tháng 9, Yeltsin giải tán hội đồng đại biểu nhân dân và hội đồng Xô Viết tối cao. Hội đồng Xô Viết tối cao tuyên bố đình chỉ chức vụ Tổng thống của Yeltsin. Moscow lại xảy ra cuộc đối đầu giữa quốc hội và chính phủ nhưng phía Khasbulatov và Rusdkoi không nhận được sự ủng hộ của quân đội.

Ngày 3 tháng 10, Yeltsin dẫn đầu quân đội tiến vào Moscow. Sáng sớm hôm sau bộ đội đặc nhiệm đã chiếm được điện Kremly.

Phần lớn lực lượng vũ trang bảo vệ toà nhà Quốc hội đều bị thiệt mạng và bị bắt.

Sự kiện tấn công vào Trụ sở Xô Viết tối cao đã kết thúc sự đối đầu giữa chính phủ và quốc hội, và xóa bỏ quốc hội do Liên Xô để lại.

Ngày 1 tháng 1 năm 1995, quân đội Nga tiến công Grozny. Cuộc chiến đấu xảy ra rất ác liệt. Ngày 27 tháng 1, quân đội Nga dựa vào sức mạnh quân sự để thiết lập hai gọng kìm xiết chặt Grozny.

Người Chechnya chống cự quyết liệt gây thương vong rất lớn cho quân đội Nga. Ngày 28 tháng 1, lực lượng của Nga đánh vào Grozny đã lên đến 380 ngàn quân, huy động cả xe tăng, bộ binh cơ giới, pháo binh và pháo cối.

Đầu tháng 3 năm 1995, quân Nga tiến công toàn diện vào Grozny. Trải qua 6 ngày kịch chiến, đến ngày 6 tháng 3 năm 1995, quân Nga đã chiếm được Grozny. Trung tuần tháng 3, quân chủ lực Nga rút ra khỏi Georgia. Ngày 16 tháng 3, Quân đội Nga tiến đánh phần tử vũ trang Chechnya tại Samashin, Bamude, Assinovskaya.

Ngày 20 tháng 3, quân Nga tiến đánh áp sát Argonne, Gudermes, Sali; ngày 24 tháng 3, đánh chiếm Argonne; ngày 30 tháng 3 đánh chiếm được Gudermes; ngày tiếp theo, quân Nga chiếm được Sali; ngày 5 tháng 4, chiếm được Samashin; ngày 18 tháng 4, chiếm được Bamute; ngày 28 tháng 4, Yeltsin tuyên bố tạm dừng hành động quân sựở Chechnya.

Cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất nổ ra là do sai lầm của Yeltsin, đồng thời cũng tạo điều kiện cho Putin bước dần lên vũ đài chính trị.

Tư liệu về Dudayev: Đứa con Chechnya đau khổ

Dudayev sinh năm 1944, ông đã tận mắt chứng kiến cuộc sống bi thảm của người Chechnya.

Trong những năm tháng dài Chechnya lâm vào cảnh hỗn loạn tan rã. Phần lớn những tên khủng bố Nga đã lợi dụng nơi đây để ẩn náu. Sau khi trở về Chechnya, Dudayev tham gia quân đội, được thăng chức lên đến sư trưởng sư đoàn máy bay oanh tạc.

Năm 1989, khi đóng quân ở Estonia, Dudayev ủng hộ phong trào độc lập của dân địa phương. Đồng thời, tích cực hoà hoãn với phía quân đội Nga, vì vậy người Estonia vô cùng cảm kích và biết ơn ông.

Dudayev là một quân nhân thực thụ chứ không phải là nhà chính trị, dân tộc Chechnya lại thiếu nền chính trị hiện đại, cơ cấu xã hội của Chechnya không dễ dàng chấp nhận sự quản lý chính trị vượt quá lợi ích gia tộc.

Tháng 4 năm 1996, quân đội Nga đã bắt được tín hiệu vô tuyến điện và thông qua vệ tinh quân sự tín hiệu này Ngay lập tức được truyền đến chiếc máy bay chiến đấu đang chờ lệnh trên không. Chiếc máy bay này căn cứ theo tín hiệu, bắn một quả tên lửa không đối đất xóa sổ mục tiêu đã định. Sau vụ việc, Dudayev được chứng minh là đã bị chết do quả tên lửa đó.

Sau cái chết thê thảm của Dudayev ngày 23 tháng 8 năm 1996, Nga và Chechnya ký kết hiệp định ngừng bắn. Quân đội Nga rút về nước, kết thúc cuộc chiến tranh lần thứ nhất tại Chechnya.

2. Cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ hai

Ngày 27 tháng 1 năm 1997, người Chechnya đã tiến cử Maskhadov giữ chức Tổng thống. Ông từng là thượng tá pháo binh trong quân đội Nga, trong cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất, ông chỉ huy quân đội Chechnya chống lại quân đội Nga. Thái độ của Maskhadov tương đối ôn hòa.

Ngày 12 tháng 5, tổng thống Chechnya Maskhadov đã hội đàm với tổng thống Nga Yeltsin. Hai bên đi đến ký kết hiệp định hòa bình, đồng ý sau 5 năm sẽ thảo luận lại địa vị của Chechnya.

Tổng thống Maskhadov và thủ tướng Nga Primakov đã ký nhiều hiệp định hợp tác kinh tế. Nhưng tổng thống Maskhadov rất khó duy trì được trật tự tại Chechnya. Nạn bắt cóc nhà báo Nga đòi tống tiền thường xuyên xảy ra. Một vài nhà báo ủng hộ người Chechnya cũng không dám đến Chechnya. Tổng thống Maskhadov cũng hai lần suýt bị sát hại. Bom của bọn khủng bố còn nổ Ngay trong khu chung cưở Moscow.

Năm 1999, trong cuộc chiến Chechnya lần thứ nhất, tên Basayev với biệt hiệu “Sói xám vùng Caucasia” công khai tuyên bố thành lập đội cảm tử nhằm giải phóng Dagestan và Caucasia. Ngày 7 tháng 4 năm 1999, Basayev dẫn hơn hai trăm phần tử vũ trang bí mật đột nhập vào Dagestan tấn công trụ sở của lực lượng Bộ Nội vụ Nga. Sự việc này đã châm ngòi cho ngọn lửa chiến tranh Chechnya lần thứ hai.

Basayev vốn là Thủ tướng cộng hòa Chechnya và là người lãnh đạo các phần tử vũ trang chống đối. Basayev bị giảm uy tín trong cuộc chiến Chechnya cho nên hắn đã thất bại trước Maskhadov trong cuộc bầu cử tổng thống.

Ngày 7 tháng 8, Basayev dẫn hơn 500 tên phần tử vũ trang tập hợp tại biên giới Dagestan và Chechnya rồi chia làm hai đường xâm nhập vào Dagestan, đồng loạt tấn công vào quân đội Nga, nhằm mục đích lập nên một quốc gia do người theo đạo hồi thống lĩnh.

TƯ LIỆU VỀ MASKHADOV

Gây ra cuộc chiến Chechnya

“Hiệp định Khasavyurt” đã giúp Chechnya có quyền độc lập.

Ngày 27 tháng 1 năm 1997, Maskhadov trúng cử tổng thống.

Maskhadov sinh ra trong những năm tháng người Chechnya bị đày đọa khổ sở. Sự thô bạo của chính phủ Nga khi đó đã để lại vết hằn ghê gớm trong tâm khảm Maskhadov.

Lớn lên, ông trở thành sĩ quan pháo binh, từng phục vụ ở vùng biển Viễn Đông, HuNgary và Borneo.

Tháng 10 năm 1941, Dudayev tuyên bố Chechnya độc lập. Dudayev tham gia lực lượng vũ trang Chechnya chống chính phủ và trở thành Tổng tham mưu trưởng Quân đội Chechnya.

Maskhadov rất giỏi dùng binh. Ông lập nhiều chiến công trong việc đánh bại quân đội Nga và trở thành cánh tay đắc lực của Dudayev.

Do thái độ của Maskhadov đối với nước Nga tương đối ôn hòa nên Tổng thống Yeltsin đã từng gửi điện chúc mừng khi ông ta trúng cử tổng thống, đồng thời còn cử Thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Nga Rybkin sang dự lễ nhậm chức của Maskhadov.

Nhưng Dudayev vẫn kiên trì quan điểm Chechnya là một quốc gia độc lập, việc xây dựng mối quan hệ với nước Nga phải dựa trên cơ sở những quy ước quốc tế.

Đối mặt với hành động quân sự của phần tử vũ trang cực đoan ly khai, nội bộ chính quyền Nga chủ trương giữ thế thượng phong để duy trì lực lượng thống nhất quốc gia, buộc chính phủ Yeltsin phải dùng lập trường cứng rắn đối với chính quyền Maskhadov.

Tháng 8 năm 1999, cuộc chiến Chechnya lần thứ hai bùng nổ.

Yeltsin trao quyền chỉ huy cho Putin. Putin tuyên bố chính phủ Nga đã định ra phương án thống nhất để chỉnh đốn trật tự tại Dagestan và thành lập Bộ tư lệnh quân sự Dagestan.

Máy bay trực thăng vũ trang của không quân Nga đã tiến công các phần tử ly khai trong lãnh thổ của cộng hòa Dagestan, đồng thời sử dụng vũ khí kỹ thuật cao nhằm tấn công từ xa vào các phần tử khủng bố Chechnya; đồng thời tiến hành ném bom oanh kích dữ dội vào căn cứ địa, các cơ sở kinh tế giao thông, thông tin của nhóm phần tử ly khai. Ngoài ra còn điều động một lực lượng lục quân lớn tiến hành bao vây sào huyệt của phần tử vũ trang chống đối Chechnya.

Ngày 14 tháng 9, không quân Nga huy động 1.700 lượt chiếc máy bay chiến đấu tiêu diệt hơn 2.000 phần tử vũ trang ly khai Chechnya.

Basayev điều động nhiều nhóm phần tử khủng bố xâm nhập vào sâu lãnh thổ Nga, bí mật vận chuyển mấy trăm tấn thuốc nổ vào Moscow điên cuồng báo thù.

Vụ nổ đầu tiên xảy ra ngày 8 tháng 9 năm 1999 đã làm 93 người chết; lần thứ hai vào ngày 13 tháng 9 làm 118 người chết và bị thương.

Theo lệnh của Thủ tướng Putin, bắt đầu từ ngày 23 tháng 9 một lượng lớn máy bay của không quân Nga không ngừng oanh tạc vào lãnh thổ Chechnya; đồng thời lực lượng bộ binh Nga cũng tiến công vào bên trong biên giới Chechnya. Lúc này, người dân Nga không còn đồng tình với người Chechnya nữa mà đã tỏ thái độ ủng hộ chiến tranh.

Thái độ cứng rắn của Putin đã giành được lòng dân, điều này đã đặt cơ sở cho thắng lợi tuyển cử sau này.

Ngày 19 tháng 9, gần 2.000 phần tử vũ trang ly khai Chechnya đã đào công sự, chiến hào, đặt thuốc nổ ở gần biên giới Chechnya, chờ đợi quân Nga đến để tiêu diệt.

Cùng lúc này, lực lượng cảnh sát Nga cũng triển khai hành động “cơn lốc” để tiêu diệt các phần tử khủng bố.

Từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 9, đã bắt được 11.000 kẻ khủng bố, thu hơn 2.000 thùng vũ khí các loại và 300kg thuốc nổ. Tính đến ngày 2 tháng 10, lực lượng cảnh sát vũ trang Nga chính thức phá được hơn 170 ngàn vụ án liên quan đến khủng bố, thu 515 tấn thuốc nổ, hơn 7.000 thùng vũ khí.

Ngày 26 tháng 9, Tổng thống Chechnya Maskhadov tỏ ý muốn đối thoại chính trị với giới lãnh đạo Nga.

Maskhadov nói rằng, hy vọng thông qua biện pháp ngoại giao giải quyết những vấn đề giữa Nga và Chechnya. Maskhadov nói: “Nhân dân Chechnya và Nga đều không muốn chiến tranh xảy ra một lần nữa”.

Đồng thời với việc Putin bày tỏ có thể đàm phán, thì các cuộc tấn công của quân Nga càng mãnh liệt hơn. Ngày 26 tháng 9, Maskhadov triệu tập cuộc họp bộ tư lệnh tác chiến, phê chuẩn kế hoạch phòng thủ bí mật Grozny, bổ nhiệm Basayev phụ trách quân sự ở mặt trận phía Đông.

Ngày 27 tháng 9, toàn thể người dân Chechnya đào chiến hào, xây dựng công sự, lô cốt ở mọi nơi. Ngày 2 tháng 10, hàng ngàn lính Nga và hơn một ngàn xe bọc thép ồ ạt tiến công vào Chechnya. Đồng thời, một cánh quân khác của Nga cũng tiến vào miền tây Chechnya, tiến sâu vào Bumute cách thủ phủ Grozny chừng 30km.

Ngày 7 tháng 10, quân Nga kiểm soát được một phần ba lãnh thổ Chechnya.

Khi quân đội Nga tiến vào bờ sông Terek ở phía bắc Chechnya, giữa hai bên đã xảy ra một trận chiến đấu quy mô lớn.

Đêm 8 tháng 10, lực lượng vũ trang Chechnya bí mật vượt sông Terek, tập kích vào quân đội Nga. Hai bên giao chiến khoảng bốn tiếng đồng hồ, quân Nga chết và bị thương hơn 200 người, hơn 40 binh sĩ bị bắt làm tù binh.

Đêm ngày 10 tháng 10 Tổng thống Chechnya Maskhadov đưa ra lời kêu gọi ngừng bắn. Trả lời vấn đề này, Putin biểu thị không chỉ phải tiêu diệt phần tử vũ trang mà phải tiêu diệt cả mầm mống của các phần tử vũ trang.

Ngày 26 tháng 10, 100 ngàn quân Nga bao vây Grozny. Tiếp sau đó, hai bên có trận quyết chiến ở ngoại ô phía bắc cách thành phố Grozny 4km. Ngày 12 tháng 11 quân Nga đã chiếm được Gudermes.

Buổi sáng đầu tiên của năm 2000, Putin và phu nhân đã bay đến chiến trường Chechnya để động viên quân đội Nga. Ngày 2 tháng 4, quân Nga chiếm được tòa nhà chính phủ Chechnya.

Ngày 6 tháng 4, quyền Tổng thống Putin tuyên bố cuộc chiến Chechnya kết thúc.

Tháng 3 năm 2000, lực lượng vũ trang ly khai Chechnya bị tiêu diệt, nhưng ở vùng rừng núi vẫn còn xảy ra giao chiến giữa hai bên.

Cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ hai đã giúp cho Putin trở thành “bàn tay thép” trên diễn đàn chính trị của Nga và tạo nên cơ sở vững chắc cho cuộc bầu cử tổng thống sau này của ông.

3. “Ở đâu có bọn khủng bố ở đó có chúng ta”

Ngày 5 tháng 3 năm 1999, tướng Shpigun của Nga chuẩn bị bước lên máy bay trở về Moscow thì bất ngờ bị mấy tên bịt mặt xông đến quật ngã, trói chặt và lôi khỏi máy bay. Lúc đầu chúng đòi đổi 1 triệu đô la tiền chuộc. Sau đó chúng tăng lên 1,5 triệu đô la và cuối cùng thì Shpigun vẫn bị giết.

Từ sau tháng 4 năm 2000, phần tử vũ trang ly khai liên tiếp tập kích bất ngờ vào quân đội Nga, đồng thời tập trung lực lượng ám sát những người Chechnya ủng hộ Nga. Tháng 5 năm 2000, Putin trúng cử nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba của Liên bang Nga.

Không ngờ Putin lại chính là nhân vật cứng rắn mà người Nga vẫn hằng trông đợi. Putin đã trực tiếp lái máy bay chiến đấu bay qua bầu trời Chechnya khói lửa để khích lệ tinh thần các chiến sĩ của mình rằng: “Ở đâu có bọn khủng bố, ở đó có chúng ta”.

Trong những dãy núi cao trùng điệp ở Chechnya, mỗi góc phố ở nước Nga, nơi mà bọn khủng bố có thể ẩn náu thì đã có hàng trăm hàng ngàn cặp mắt không ngủ, chăm chú dõi theo mọi hành động của chúng. Để bảo vệ đất nước Nga thống nhất, Putin đã xin thề “phải đánh đến cùng”.

Khi phải đối mặt với những hoạt động khủng bố của các phần tử vũ trang ly khai, Putin đã áp dụng những biện pháp vừa cứng rắn vừa mềm dẻo, đồng thời tấn công lại các phần tử vũ trang ly khai Chechnya. Nga đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát và nhân viên an ninh tiến hành kiểm tra, lục soát người Chechnya ở những thành phố lớn, đóng cửa các công ty thương mại viện trợ cho các hoạt động khủng bố, cắt đứt các khoản viện trợ cho các nhóm vũ trang ly khai Chechnya.

Chính phủ Nga phát động quần chúng nhân dân người Nga phải nâng cao cảnh giác, khi phát hiện dấu hiệu hoạt động của bọn khủng bố phải lập tức báo cho cảnh sát, điều này sẽ giúp đỡ rất nhiều cho cảnh sát để chống lại các hoạt động khủng bố.

Ngày 7 tháng 6 năm 2000, hai nữ khủng bố liều chết lái chiếc xe tải chứa thuốc nổ đâm thẳng vào doanh trại quân đội Nga ở Chechnya làm chết hai nhân viên cảnh sát đặc nhiệm Nga.

Từ đó, những vụ tấn công liều chết của bọn khủng bố liên tục xảy ra.

Một hôm, mới 4 giờ 50 phút sáng, một chiếc xe hơi đã lao thẳng vào doanh trại của quân đội Nga tại Argonne, làm chết 27 bộ đội đặc nhiệm Nga và đánh sập toàn bộ bức tường nhà của quân đội Nga tại đó. Nhân cơ hội đó, các phần tử vũ trang ly khai ẩn náu ở gần điên cuồng bắn súng xối xả vào khu nhà của quân đội Nga.

Lần khác, cảnh sát Nga tiêu diệt tại chỗ hai chiếc xe của bọn khủng bố khi chúng đang tiếp cận mục tiêu ở Gudermes và Uruc Martan. Ngoài ra, chính phủ Nga còn tăng cường cảnh giới an ninh các mục tiêu quan trọng ở Chechnya, xây dựng một số trạm kiểm soát ở các nút giao thông chính.

Sau 7 giờ tối hàng ngày, quân Nga tiến hành phong tỏa trên các con đường từ Grozny đến vùng núi phía nam.

Tháng 6 năm 2000, Putin bổ nhiệm Kadyrov làm chủ tịch khu hành chính Chechnya. Buổi tối ngày 4 tháng 1 năm 2001, một quả bom đã phát nổ cách xe hơi của Kady- rov đang ngồi 20 mét. Phần tử vũ trang ly khai điên cuồng bắn vào đoàn xe. Tiếp sau đó, lực lượng cảnh sát Nga còn phát hiện một quả mìn chống tăng chưa phát nổ, dây dẫn của nó được nối từ một bụi cây rậm rạp cách đó 200m, Kadyrov đã may mắn thoát nạn.

Con gái thị trưởng thành phố Gudermes là Gezi hai lần bị ám sát hụt, mỗi lần đi ra ngoài đều phải ngồi xe bọc thép. Tháng 6 năm 2000, cậu con trai 12 tuổi Moose của Gudermes đã báo tin cho quân đội Nga biết, cánh tay trái của cậu suýt nữa bị đứt do một thứ trò chơi có lẫn thuốc nổ do phần tử vũ trang tặng gây thương tích. Đêm 28 tháng 12, hai chị em gái làm việc trong cơ quan chính phủ Chechnya đã bị giết.

Ngày 4 tháng 6 năm 2000, Cục An ninh Liên bang Nga tại Chechnya đã bắn chết tên cầm đầu Hovbratov của lực lượng vũ trang ly khai; ngày 29 tháng 6, cơ quan này đã bắt được tên chỉ huy lực lượng vũ trang ly khai Ayupov.

Ngày 3 tháng 2 năm 2001, Cục An ninh Nga triển khai lực lượng đặc nhiệm tổ chức giải cứu thành công người Mỹ tên là Gloke mà không mất một đồng hay tốn một viên đạn nào. Điều đó tỏ rõ sức mạnh của chính phủ Putin trong việc chống khủng bố.

Ngày 24 tháng 3 năm 2001, phần tử vũ trang ly khai dùng ô tô chứa bom phát nổ tại ở ba thành phố của Caucasia, làm 21 người chết và bị thương. Thượng tuần tháng 4, Phó Chủ tịch hành chính Chechnya, Deniyev bị chết trong vụ nổ tại thị trấn Avtury. Chính ngày Putin đến Chechnya, một phần tử vũ trang tại Grozny đã giết chết Phó Cảnh sát trưởng Chechnya Vladimir Moroz.

Hoạt động khủng bố của lực lượng vũ trang ly khai gây bất ổn cho chính phủ và nhân dân Nga. Thái độ kiên quyết chống phần tử khủng bố của Putin được nhân dân rất ủng hộ.

4. Tên trùm khủng bố sa lưới

Ngày 28 tháng 2 năm 2002, một trong những tên lãnh đạo lực lượng vũ trang ly khai, Ruslan Gelayev bị hai lính tuần tra biên phòng Nga bắn chết. Đây là thắng lợi to lớn của chính phủ Putin đánh vào thế lực ly khai Chechnya. Điều này rất có lợi cho cuộc tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2 của Putin.

Do lực lượng các phần tử vũ trang ly khai bị suy giảm trong cuộc chiến giữa nước Cộng hòa Dagestan và quân đội Nga cho nên Gelayev quyết định rút lui về thung lũng Pankisi Gorge ở Georgia. Ở đó có gia đình, bạn bè và lính đánh thuê của ông ta.

Ngày 28 tháng 2, Gelayev đến thung lũng Pankisi Gorge tiếp giáp giữa thôn Bieciti và thung lũng Fan Kishinev. Đến cuối khu thung lũng, một mình Gelayev men theo triền núi đi về hướng Georgia.

Ngày hôm đó là thứ bảy, hai lính tuần tra biên phòng của Nga trở về nhà ở gần chân núi. Hai người lính này một người là Kubanov 22 tuổi và người kia là Surrey Kamanovo cũng đang ở độ tuổi 22. Kubanov vừa mới kết hôn được hai tháng. Anh ta về nhà thăm vợ nhân ngày nghỉ cuối tuần, còn Kamanovo chưa lấy vợ, hai người cùng về thăm nhà. Trong khi đang trên đường đi xuống thung lũng, họ đã bắt gặp Gelayev đang đi lên.

Gelayev quần áo rách bươm, chân đi đôi giày rách. Hai người lính này giữ Gelayev lại để xét hỏi và yêu cầu ông ta phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân, Gelayev giả vờ lục tìm chứng minh thư trong túi áo khoác, rồi đột nhiên rút súng bắn làm Kubanov bị thương nặng, còn Kamanovo do trúng đạn vào đầu nên đã chết Ngay.

Kubanov tuy bị trúng đạn vào ngực nhưng chưa chết, anh lập tức nổ súng bắn trả, nhiều phát đạn của Kubanov đã bắn trúng vào sườn ngực trái của Gelayev. Cánh tay trái của Gelayev như bị đứt hẳn ra, nhưng cánh tay phải của hắn vẫn kịp giơ súng nhằm thẳng đầu Kubanov nổ thêm hai phát đạn nữa khiến Kubanov gục hẳn. Do mất nhiều máu, Gelayev chỉ còn có thể nằm thở. Dưới nền tuyết phủ Gelayev liều mạng bò lên dốc, những giọt máu từ các vết thương rớt dọc theo.

Sau khi cố lết đi được 50 mét, hắn liền rút dao găm cắt phăng cánh tay trái đang còn lủng lẳng, rồi lấy băng cá nhân băng lại vết thương.

Hắn móc ra gói bánh sôcôla cắn mấy miếng, rồi lại tiếp tục bò về Georgia nhưng chỉ bò được mấy mét, Galayev đã trút hơi thở cuối cùng khi tay phải vẫn còn nắm chặt chiếc bánh sôcôla.

Ngày 18 tháng 4 năm 2002, Tổng thống Putin có bản báo cáo tại điện Kremly nói về tình hình đất nước. Còn về vấn đề Chechnya, ông nói: “Giờ đây vấn đề chúng ta quan tâm không phải là số lượng bọn khủng bố mà là sự suy thoái của chúng. Hòa bình đang bị bọn khủng bố phá hoại, nhưng mỗi người dân ở mỗi thôn làng, thành phố tại Chechnya đều phải nhận thức rằng, mình là một công dân của Liên bang Nga. Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn hiện nay là đưa Chechnya trở lại hệ thống chính trị và pháp luật của Nga.

Nhưng không thể phủ nhận là, phần tử khủng bố vẫn đang tồn tại, tính phức tạp của vấn đề Chechnya đã quyết định đến việc phải tiến hành giải quyết toàn diện về nó. Nhưng việc Gelayev sa lưới đã chứng tỏ Nga hoàn toàn có khả năng chấm dứt hoạt động khủng bố của lực lượng vũ trang Chechnya; đồng thời còn chứng tỏ một thắng lợi mới của Nga trong cuộc chiến chống khủng bố.

5. Vụ bắt cóc con tin ở Moscow

Chiều tối ngày 23 tháng 10 năm 2002, trong nhà hát cách cung điện Kremly 45km đang biểu diễn vở nhạc kịch “Gió đông nam” của Mỹ.

Khoảng 21 giờ 30 phút, Movsar Basayev cùng với 50 nữ tặc cuốn đầy thuốc nổ quanh mình, tay cầm súng ngắn, khống chế toàn bộ nhà hát với gần 1.000 người xem và hơn 100 diễn viên và nhân viên của nhà hát.

Basayev tuyên bố: “Quân đội Nga phải rút khỏi Chechnya trong vòng một tuần lễ, phải phóng thích tất cả những quân nhân Chechnya bị bắt làm tù binh, nếu không chúng tôi sẽ cho nổ tung toàn bộ nhà hát”.

Cảnh sát Moscow, bộ nội vụ và bộ đội đặc nhiệm “Alpha” lập tức bao vây phong tỏa toàn bộ khu vực nhà hát. 23 giờ, Basayev phóng thích gần 20 người bao gồm trẻ em và con tin người Caucasia. Ngay lập tức tổng thống Putin dừng kế hoạch đi thăm nước ngoài, trực tiếp ra lệnh cho Phó cục trưởng Cục An ninh Liên bang Nga Pronichev phụ trách nhiệm vụ giải cứu con tin. Ngay trong đêm đó, Putin triệu tập cuộc họp khẩn cấp, nhấn mạnh chính sách “Quyết không thỏa hiệp với phần tử khủng bố”.

Dưới ghế ngồi, chân tường, hành lang của nhà hát và khắp người bọn khủng bố cài đầy thuốc nổ. Hai giờ chiều, Putin ra lệnh cho đội đặc nhiệm “chuẩn bị giải cứu con tin, đồng thời phải bảo đảm an toàn cho con tin ở mức cao nhất”.

Các phần tử khủng bố đã bắt các con tin phải viết thư yêu cầu Tổng thống Putin rút quân đội Nga khỏi Chechnya. Đài truyền hình trên cả nước đã phát đi lời kêu gọi của những con tin yêu cầu Putin rút quân: “Chúng tôi đề nghị ông kết thúc chiến tranh, chúng tôi căm thù chiến tranh”. Hơn 50 người thân trong gia đình các con tin xuống đường biểu tình, kêu gọi tổng thống Putin rút quân.

Duma quốc gia triệu tập cuộc họp khẩn cấp, kêu gọi chính phủ Putin tiến hành đàm phán với khủng bố. Gorbachov chủ trương thông qua đàm phán để giải quyết vấn đề con tin. Rất nhiều quốc gia lần lượt bày tỏ thái độ, hy vọng vụ khủng hoảng con tin sẽ được giải quyết bằng biện pháp hòa bình.

Nhưng Putin tuyên bố, chính phủ quyết không nhượng bộ đối với bọn khủng bố, nếu như bọn chúng phóng thích toàn bộ con tin thì có thể tha tội chết và sẽ đưa chúng ra khỏi biên giới.

Không lâu sau, cơ quan an ninh Nga cho biết, thủ lĩnh chỉ đạo thực hiện vụ bắt cóc con tin lần này là Basayev và thân cận của Albi Basayev đã bị không quân Nga tiêu diệt.

Nửa đêm ngày 25, để giữ chân tên trùm Basayev, nữ nhà báo chiến trường Chechnya Anna Politkovskaya được giao nhiệm vụ là người thương thuyết mới. Trong đàm phán, Basayev nhấn mạnh với nữ nhà báo rằng, nếu như Putin không đưa ra được kế hoạch và có những bằng chứng về việc rút quân khỏi Chechnya thì chúng sẽ sử dụng những biện pháp cứng rắn nhất.

5 giờ 30 sáng, đội đặc nhiệm “Alpha” đã phóng một lượng lớn khí đặc biệt qua đường thông gió của nhà hát, luồng khí này khiến một số tên khủng bố không kịp kích thuốc nổ đã bị ngất hoặc chết. Nhưng đồng thời cũng làm chết cả một số con tin. Bộ đội đặc nhiệm cho phá nổ một lỗ của ngôi nhà, vừa vào trong nhà hát, đội đặc nhiệm có cuộc đấu súng với những tên khủng bố. “Đội quân quả phụ” cho nổ một số quả mìn cài trên các cột của nhà hát.

Sau những phút kịch chiến, 34 tên khủng bố trong đó có Basayev đã bị tiêu diệt, một số ít trà trộn trong đám con tin trốn thoát. Sau 57 giờ đồng hồ, sự kiện làm chấn động thế giới đã kết thúc. Nhưng trong khi giải cứu có 128 con tin bị chết, hơn 500 con tin bị thương.

Putin tuyên bố phải “trả đũa” và hạ lệnh tổ chức một cuộc càn quét quy mô lớn vào tận sào huyệt bên trong biên giới Chechnya.

Mối hận thù giữa hai dân tộc Nga – Chechnya ngày càng thêm sâu sắc. Phần tử vũ trang ly khai Chechnya không còn đưa ra điều kiện gì thêm mà trực tiếp giết hại người Nga.

Vụ khủng bố con tin Moscow đối với người Nga là một tiếng chuông cảnh tỉnh, nó thức tỉnh nhân dân Nga phải tiếp tục nghiêm chỉnh nhìn thẳng vào cuộc chiến chống khủng bố. Cuộc chiến tranh này có khả năng còn bị lấn sâu hơn.

Tư liệu về Albi Basayev: Trùm khủng bố khét tiếng

Basayev là một trong những người lãnh đạo lực lượng vũ trang ly khai nổi tiếng của Chechnya. Tự tay hắn đã giết chết 170 sĩ quan binh sĩ quân đội Nga và Chechnya.

Tháng 10 năm 1998, hắn đã bắt 4 kỹ sư đang sửa chữa hệ thống điện thoại ở Grozny. Sau khi đã nhận 10 triệu đô la tiền chuộc, hắn vẫn giết chết 4 con tin này và chặt đầu họ treo bên lề đường.

Gia tộc của hắn đã kiểm soát việc buôn bán dầu mỏ tại Chechnya, khống chế những con đường chính xuyên suốt Chechnya..

Albi Basayev bị Nga liệt vào hạng trùm khủng bố số một của Nga, nhưng hắn vẫn thường xuyên xuất hiện ở những nơi công cộng và hai lần tổ chức cưới vợ một cách rất linh đình.

Ngày 25 tháng 6 năm 2001, hắn bị máy bay trực thăng chiến đấu của Nga tiêu diệt.

6. Vụ không nạn quân sự thảm khốc nhất trong lịch sử quân đội Nga.

4 giờ 5 phút chiều ngày 19 tháng 8 năm 2002, tại căn cứ quân sự Kankaola của Nga ở ngoại ô thủ phủ Chechnya, chiếc máy bay trực thăng M-26 được mệnh danh là “bá chủ trên không”, bắt đầu hạ độ cao, điều chỉnh trạng thái bay, chuẩn bị hạ cánh. Đột nhiên động cơ máy bay trục trặc, mất điều khiển rơi xuống. Đây là vụ không nạn thảm khốc nhất trong lịch sử của quân đội Nga.

Khi đó trời quang mây tạnh, có thể nhìn rõ độ cao, không có gió, không có bất cứ một trở ngại nào.

Về việc này, Bộ Quốc phòng Nga cho rằng, một động cơ của máy bay M-26 bốc cháy lại hạ cánh gấp đúng vào bãi mìn cho nên mới gặp phải tai nạn.

Phó tư lệnh quân đội Nga tại Chechnya nói: Nguyên nhân xảy ra tai nạn này là do máy bay chở quá tải. Trong chuyến bay đó, máy bay chở tới 132 người, vượt quá trọng tải cho phép.

Nhưng cách nói của lực lượng vũ trang ly khai thì lại không phải như vậy. Trên trang Web của bọn chúng, chúng đã đăng hình ảnh một chiếc máy bay đang bốc cháy kèm theo bài viết: “Một chiếc trực thăng M-26 của quân đội Nga đã bị tên lửa đất đối không bắn hạ. Nhóm thực hiện cuộc tấn công lần này chính là tiểu đội phục kích”.

Tiểu đội này đã theo dõi hoạt động của trực thăng quân sự Nga tại Grozny trong một thời gian dài. Họ kiên trì chờ đợi đến khi máy bay trực thăng loại lớn vận chuyển binh lính của quân đội Nga chuẩn bị hạ cánh họ mới bắn. Lần này họ đã bắn trúng.

Hai binh sĩ Nga thừa nhận, trước khi chiếc trực thăng rơi, họ nhìn thấy tên lửa từ mặt đất bắn lên. Chiếc trực thăng mất điều khiển rơi xuống bãi mìn bao quanh khu căn cứ quân sự Kankaola.

Căn cứ Kankaola là khu trung tâm chỉ huy quân sự của quân Nga ở Chechnya. Ngoài lực lượng vũ trang, cảnh sát, các thiết bị giám sát điện tử ra, xung quanh khu căn cứ quân sự còn được công binh cài đặt những bãi mìn.

Khu bãi mìn rộng 2.000 mét, bán kính rộng 8km, gài gần 10.000 quả mìn. Các phần tử vũ trang Chechnya không dám bước vào khu quân sự Kakaola nửa bước. Cho nên, sau khi máy bay rơi vào bãi mìn, những người ở gần đó cũng không dám vào gần để cứu, cho nên hậu quả mới khốc liệt như vậy.

Tư liệu về Máy bay trực thăng M-26: “Bá chủ trên không”.

M-26 là máy bay trực thăng có trọng tải nặng nhất thế giới, là loại máy bay đa năng được nghiên cứu chế tạo từ xưởng sản xuất máy bay trực thăng Miri Moscow.

Tháng 12 năm 1977, chiếc máy bay đầu tiên loại này được ra đời và bay thử. Tải trọng không tải của máy bay này là 282.000kg. Trọng tải bay lớn nhất là 56.000kg. Tốc độ trung bình cao nhất là 295 ngàn mét/giờ. Tốc độ tuần hành là 255km/h, bay ở độ cao nhất là 4.600 mét, độ cao thấp nhất 1.800m, hành trình 800km.

Quân đội Nga có tổng cộng 300 chiếc máy bay trực thăng M-26, một chiếc máy bay này có thể chở 20 tấn hàng hoặc 80 chiến sĩ.

Ngay sau đó, các chuyên gia công binh và chuyên gia rà phá bom mìn nhanh chóng dọn một con đường để nhân viên cứu hộ vào đưa các thương binh từ trong máy bay đến bệnh viện để cứu chữa.

Một đội quân y được điều động đến hiện trường để cấp cứu cho các thương binh Ngay tại chỗ.

Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên đài truyền hình RTR quốc gia Nga, Putin đã nói: “Tôi yêu cầu phải thường xuyên nắm về tình hình mới nhất có liên quan đến sự kiện này, chính phủ sẽ điều tra triệt để về nguyên nhân tai nạn”.

Ngày 21 tháng 8 năm 2002, một người có trách nhiệm của quân đội Nga đã tiết lộ nguyên nhân gây ra vụ không nạn của máy bay trực thăng M-26 này là do động cơ bên trái bị trúng tên lửa. Một người đã nhìn thấy chiếc M-26 bốc cháy khi rơi xuống, một phi công khác nói anh ta đã nhìn thấy quả tên lửa bắn trúng vào máy bay trực thăng M-26.

Putin đã triệu tập tham mưu trưởng, tướng Kewaxining đến điện Kremly để bàn bạc về tai nạn của chiếc máy bay M-26 và chỉ rõ: “Phải tăng cường an ninh cho các hoạt động của quân đội Nga tại Chechnya”. Việc lực lượng vũ trang ly khai của Chechnya ngày một tăng thêm làm cho tổng thống Putin không thể coi nhẹ vấn đề này, cho dù chính phủ Putin đã khẳng định rằng, chiến tranh ở Chechnya đã kết thúc giành thắng lợi, tại Chechnya chỉ còn lại một số ít phần tử vũ trang ly khai.

Nhưng những phần tử vũ trang ly khai này gần như ngày nào cũng tổ chức các cuộc tập kích vào quân đội Nga, quy mô các cuộc tập kích không lớn nhưng ảnh hưởng của nó đối với sĩ khí của quân đội Nga ở Chechnya thì không hề nhỏ.

Tháng 9 năm 2001, phần tử vũ trang ly khai đã dùng tên lửa bắn rơi máy bay trực thăng của Nga cất cánh từ Grozny, làm chết hai viên tướng và 11 sĩ quan khác. Tháng 1 năm 2002, chiếc máy bay trực thăng tàng hình X-8 chở hai quan chức cao cấp của Bộ Nội vụ và 12 quan chức chính phủ cũng bị bắn rơi trên lãnh thổ Chechnya.

Ngày 31 tháng 8 năm 2002, một máy bay trực thăng cá sấu X-24 của Nga cũng trúng đạn pháo từ mặt đất Chechnya bắn rơi, hai viên phi công ngồi trong chiếc máy bay đều thiệt mạng.

Lực lượng vũ trang ly khai Chechnya có ít nhất 10 hệ thống phóng tên lửa có điều khiển. Những kẻ cầm đầu lực lượng vũ trang ly khai Chechnya đã nhận được hàng triệu đô la tiền thưởng từ bên ngoài. Phần tử vũ trang ly khai Chechnya chỉ cần bắn rơi một máy bay hoặc một trực thăng đã có thể lĩnh từ 30 đến 60 ngàn đô la tiền thưởng; nếu bắn hạ được một xe thiết giáp sẽ nhận được 5.000 đô la tiền thưởng.

7. Đàn bà con gái cũng điên cuồng tham gia khủng bố.

Khi đó dân số Chechnya chỉ còn không đến 1 triệu người. Năm 1994, khi chiến tranh Chechnya lần thứ nhất bùng nổ, 30 ngàn người Chechnya đã rời bỏ quê hương. Từ khi bắt đầu cuộc chiến lần thứ hai, quân đội Nga đã tiêu diệt 13 ngàn phần tử vũ trang ly khai Chechnya, bắt giam rất nhiều nam giới Chechnya từ độ tuổi 16 đến 60.

Mặc dù số nam giới có thể tham gia chống đối không còn nhiều nữa, nhưng nhìn vào lịch sử dân tộc Chechnya có thể thấy, người Chechnya không bao giờ biết khuất phục. Những người tham gia vào các vụ bắt cóc con tin ở Moscow có tới hơn một nửa là đàn bà góa chồng.

Đối mặt với một dân tộc mà đến phụ nữ cũng rất điên cuồng tham gia tổ chức khủng bố thì những lo âu của tổng thống Putin về Chechnya cũng không thể vơi đi.

Ngày 5 tháng 7 năm 2003, ở một vùng gần sân bay Tuszysky ngoại ô Moscow đã xảy ra một vụ nổ, thủ phạm chính là hai nữ phần tử vũ trang ly khai Chechnya thuộc nhóm “Quả phụ đen” tới hiện trường và đặt mìn gây nổ, làm chết 17 người. Ngày 6 tháng 7, Putin tới hiện trường tham gia lễ truy điệu những người tử nạn.

Ngày 7 tháng 7, Putin triệu tập cuộc họp quan chức cấp cao chính phủ tại Moscow nhấn mạnh, không có bất cứ quốc gia nào lại khuất phục trước bọn khủng bố, nước Nga cũng sẽ không khuất phục, “chúng ta phải vào tận hang ổ lôi chúng ra để tiêu diệt”.

Ngay từ năm 2002, sau vụ bắt cóc con tin ở Moscow, tên trùm lực lượng vũ trang ly khai Chechnya, Basayev từng tuyên bố, hắn ta sẽ mở rộng các cuộc tấn công liều chết trên toàn Moscow.

Hàng chục “quả bom người” được Basayev chiêu mộ đều là phụ nữ, phần lớn trong số họ là những quả phụ của phần tử vũ trang ly khai đã bị quân Nga tiêu diệt. Ngày 14 tháng 5 năm 2003, hai tên trong nhóm “quả phụ đen” tấn công vào 1 hội nghị tại Grozny – thủ phủ Chechnya, làm chết 16 người. Một tên trong nhóm “quả phụ đen” đã cuốn thuốc nổ quanh người, đi đến chỗ tập trung đông người nhất rồi cho phát nổ.

Trong vụ nổ khủng bố ngày 5 tháng 7, một “Quả phụ đen” chưa chết hẳn sau vụ nổ, khi được cảnh sát hỏi: “Mày tên là gì?”, cô ta không hề cầu xin mà chỉ dùng hơi thở cuối cùng để trả lời: “Tao không thể… tao không được gặp thánh Ala nữa rồi!”.

Putin đã nhiều lần thề sẽ phải tiêu diệt nhóm “Quả phụ đen”. Nhưng “Quả phụ đen” của Basayev ẩn náu ở đâu? thì tình báo Nga vẫn còn chưa thể tìm thấy được. Chính phủ Putin đã phái các đơn vị đặc nhiệm như “Alpha”, “Cờ báo hiệu” và nhân viên tình báo đến Chechnya với mục tiêu truy bắt “Quả phụ đen”.

Đơn vị “Alpha” có khoảng 700 người, có những tay súng thiện xạ, chuyên gia bom mìn, còn có cả các chuyên gia giải mật mã, các cao thủ leo núi. Họ có khả năng lái xe ô tô, máy bay, tàu thuyền và xe bọc thép thành thạo. Có khoảng 350 người thuộc đội “Cờ báo hiệu” chuyên phụ trách bảo vệ an toàn mục tiêu trọng yếu và cơ quan đầu não.

Tháng 6 năm 2003, cảnh sát Chechnya lấy lý do kiểm tra giao thông trên quốc lộ chạy qua Grozny và ngăn lại một chiếc xe tải mang biển quân sự. Hai tên khủng bố vừa định phản kháng, lập tức bị cảnh sát tiêu diệt. Nhóm “Quả phụ đen” ở trong xe chưa kịp kích nổ bom đã bị cảnh sát khống chế.

Theo thống kê, số lượng phần tử vũ trang ly khai của Chechnya còn lại khoảng 1.200 người, chủ yếu là đang ẩn náu trong các vùng rừng núi, luôn ẩn hiện ở thung lũng Pankisi Gorge. Chính phủ Putin không còn sự lựa chọn nào khác là phải loại bỏ triệt để các phần tử khủng bố.

8. Những âm mưu ám sát Putin

Điều dễ dàng nhận thấy lực lượng bảo vệ Tổng thống Putin so với thời Yeltsin đã tăng lên rõ rệt cả về số lượng lẫn chất lượng. Họ còn được cấp cả súng phóng lựu đề phòng trường hợp đoàn xe của Tổng thống bị phục kích. Sự tăng cường này không phải không có lý do. Chỉ tính riêng những thông tin chính thức đã công bố, các cơ quan mật vụ ghi nhận có 3 âm mưu ám sát nhằm vào Tổng thống Putin.

Ngày 24 tháng 2 năm 2000, theo lời của chỉ huy bộ phận liên lạc báo chí và công luận của FSO là Sergey Deviatov, cơ quan này đã ngăn chặn được một âm mưu ám sát Tổng thống Putin dự định diễn ra tại St Peterburg, trong thời gian diễn ra lễ tang Anatoli Sobchak. Thực hiện vụ này là một số tên phiến quân Chechnya. Âm mưu này đã bị ngăn chặn nhờ “những biện pháp an ninh tuyệt vời của lực lượng bảo vệ”.

Âm mưu thứ hai dự định được tiến hành vào ngày 18, 19 tháng 8 năm 2000, trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh của khối SNG tại Yalta. Thông tin về vụ việc này lại được báo chí nước ngoài nêu ra đầu tiên. Theo đó, người ta đã bắt giữ được 4 tên phiến quân Chechnya cùng một vài kẻ đến từ vùng Cận Đông. Tuy nhiên, những chi tiết về chiến dịch đặc biệt này đã được giữ kín.

Trong thời gian diễn ra chuyến viếng thăm chính thức của Putin tới Baku, ông đã bị những tên sát thủ chờ đợi sẵn. Nhưng chúng đã bị Cơ quan Mật vụ Azerbaijan tóm gọn. Theo lời của Bộ trưởng An ninh quốc gia Azerbaijan Namik Abbasov, sát thủ trực tiếp là một công dân Iraq có tên Kanian Rostam. Hắn từng được đào tạo tại những trại huấn luyện khủng bố trên lãnh thổ Afghanistan và có liên hệ với phiến quân Chechnya. Tháng 1 năm 2002, Abbasov bị luật pháp Baku kết án 10 năm tù.

Hiện nay, ngoài Putin và các cựu Tổng thống – Yeltsin và Gorbachov (họ được bảo vệ đến hết đời), FSO còn chịu trách nhiệm bảo vệ cho Thủ tướng Mikhail Kasyanov, Chủ tịch Duma quốc gia Selezniov, Chủ tịch Hội đồng liên bang Mironov, Bộ trưởng Quốc phòng Ivanov, Chủ tịch Uỷ ban bầu cử trung ương Vesniakov, Chủ tịch Toà án hiến pháp Zorkin, các chủ tịch toà án tối cao, Viện trưởng Viện công tố… Và tất nhiên là cả những nguyên thủ và quan chức cao cấp nước ngoài trong thời gian viếng thăm Nga. Dưới thời Yeltsin, FSO còn phải chịu trách nhiệm bảo vệ cả các tỉnh trưởng. Nhưng sau nửa năm đảm trách thêm việc này, FSO đã kiến nghị lên trên và được bãi bỏ trọng trách này. Điều thú vị là phần lớn số vệ sĩ hiện nay của các tỉnh trưởng đều là những nhân viên cũ của FSO, sau khi bãi bỏ quy định trên đã ở lại làm việc cho “ông chủ cũ” của mình.

9. Tổng thống Putin trong vòng bảo vệ chặt chẽ.

Yêu cầu của lực lượng bảo vệ Tổng thống Nga là luôn phải hạn chế cơ hội của những tên sát thủở một mức độ tối thiểu. Đó chính là nguyên nhân khiến chi phí cho lực lượng này (tuy luôn được giữ bí mật) chắc chắn phải là con số khá lớn. Thật ra, hệ thống bảo vệ những nhân vật hàng đầu đã được các nhân viên Cục 9 KGB thời Liên Xô “gọt giũa” cho đến mức hoàn thiện trước khi được chuyển giao cho Cơ quan Bảo vệ liên bang (FSO) ngày nay.

Hiện tại, tất cả đã vận hành theo những nguyên tắc, kế hoạch chi tiết, và nghiêm ngặt nhất. Ví dụ như, khi nguyên thủ quốc gia dự định tới một khu vực nào đó. Khoảng từ 1 tháng đến 1 tháng rưỡi trước chuyến thăm, các chuyên gia phân tích an ninh đã bắt tay vào công việc. Họ theo dõi tại khu vực này tất cả mọi thứ: mức độ tội phạm, những khuynh hướng tôn giáo cực đoan, điều kiện sinh thái và thậm chí cả biến động địa chấn (đề phòng trường hợp tới nơi đang có nguy cơ động đất).

Các kết quả điều tra ban đầu này được gửi về Moscow. Sau đó, khoảng từ 4 đến 5 tuần trước chuyến viếng thăm, các “điệp viên” sẽ bay tới đây nghiên cứu tình hình tại chỗ, bàn bạc với các cơ quan địa phương về chi tiết bảo vệ. Thông thường, phía địa phương được giao nhiệm vụ bảo vệ chung ở vòng ngoài. Các điệp viên trong thời gian này sẽ nghiên cứu kỹ khách sạn nơi Tổng thống sẽ nghỉ chân và các địa điểm ông sẽ tới trong chuyến thăm. Các nhân viên FSO sẽ yêu cầu phía chủ quản khắc phục Ngay mọi sai sót có thể – từ hệ thống điện cho tới chiếc tay nắm cửa nhà vệ sinh bị hỏng. Công việc tiếp theo là của các chuyên gia kỹ thuật với những thiết bị đặc biệt: Một số đảm trách việc “vô hiệu hóa” những tần số thường dùng để truyền tín hiệu cho các bộ kích nổ bằng vô tuyến, một số khác kiểm tra xem có hay không những bức xạ nguy hiểm, độ trong lành của không khí, chất lượng đồ ăn và rất nhiều thứ khác nữa.

Cuối cùng, bản thân Tổng thống sẽ được bảo vệ bởi 4 vòng vây các vệ sĩ. Vòng đầu tiên luôn bám sát theo nguyên thủ quốc gia – thông thường là những chàng trai khoẻ mạnh có đeo tai nghe và xách theo vali trên tay (trên thực tế chiếc vali này đóng vai trò là tấm lá chắn bọc thép bảo vệ cho nguyên thủ). Bề ngoài của những nhân vật này thường rất lạnh lùng và gây ấn tượng. Nhiệm vụ chính của họ là dùng thân thể mình để che đạn cho Tổng thống, đồng thời với quân số và diện mạo của mình khiến những tên sát thủ phải khiếp sợ, phải lo ngại dẫn tới hành động sai lầm. Vòng bảo vệ thứ hai bao gồm những nhân vật bí mật mặc quần áo dân sự, ẩn mình trong đám đông. Họ có bề ngoài không có gì nổi trội do thường hành động một cách lặng lẽ như những tên móc túi – thậm chí còn có thể bí mật sờ nắn những nhân vật đáng ngờ để tìm kiếm vũ khí. Vòng bảo vệ thứ ba được bố trí bao quanh theo một chu vi nhất định nhằm bắt giữ những kẻ có ý định xấu đang cố tiến sát về phía Tổng thống. Vòng bảo vệ thứ tư được bố trí xa nhất bao gồm các xạ thủ bắn tỉa thường nấp trên những mái nhà xung quanh, sẵn sàng bắn hạ bất kỳ kẻ nào có ý định ám sát Tổng thống.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.