Bản Lĩnh Putin

PHẦN THỨ HAI: BẢN LĨNH VÀ TÍNH CÁCH – CHƯƠNG 8: NẾU LÀM NGƯỜI PHẢI LÀM NHƯ PUTIN



1. Bài hát được lưu hành ở Nga

Một buổi chiều đầu tháng 8 năm 2002, trong lúc nhân dân Nga đang mải mê với phần công việc còn lại của mình thì Đài Phát thanh Moscow Nga phát đi ca khúc mà ngay sau đó nó đã quen thuộc với nhiều người và được thịnh hành khắp cả nước. Nhân vật chính trong bài hát này không phải ngôi sao màn bạc, cũng không phải ca sỹ nổi tiếng mà là một người đàn ông ngũ đoản đầu trọc: Tổng thống Nga Putin. Bài hát do ba cô gái thể hiện với tâm trạng của những người phụ nữ bị phụ bạc, sau khi oán trách biết bao khiếm khuyết của người con trai thì lại dồn hết tình cảm để ca ngợi Putin. Giai điệu của bài hát du dương, tình cảm, dễ đi vào lòng người, lời bài hát cũng sâu lắng, khó quên.

Bài hát có tiêu đề: “Nếu lấy chồng tôi sẽ lấy người như Putin”. Lời bài hát có đoạn:

“Người yêu của tôi đã hành hạ tôi

Anh ấy làm tôi đau lòng
Anh ấy vùi đầu vào những cuộc say, của bể trầm luân bạch phiến.
Anh ấy làm cho tôi không thể chịu nổi
Tôi đành phải rời xa anh ấy…
Tôi muốn một mẫu người đàn ông như Putin
Hôm qua trên truyền hình tôi đã thấy hình ảnh của anh
Anh nói rằng, thế giới đang đứng trước ngã ba đường
Lời nói của anh đầy sức thuyết phục,
Khiến tôi càng thêm khát khao

Tôi khát khao có một người chồng như Putin

Có sức mạnh
Không nghiện rượu
Không làm tôi đau lòng
Không bao giờ bỏ tôi mà đi.

Hình ảnh của Putin trong lời bài hát được truyền đi rất nhanh, rất xa, trong đó có một câu được mọi người rất thích “Nếu lấy chồng tôi sẽ lấy người như Putin”.

Vậy tác giả của bài hát này là ai? Sáng tác vì mục đích kinh tế hay mục đích chính trị. Điều này duy chỉ có đài Phát thanh Moscow để lộ ra một mẩu tin như sau:

“Vào buổi sớm một ngày đầu tháng 8, hai nhân viên bảo vệ Đài phát thanh Nga phát hiện, có một người đàn ông từ phía xa đi tới. Ông ta đến trước mặt nhân viên bảo vệ, đưa cuộn băng ghi âm và nói: “Xin nhờ ông đưa hộ tôi cho Giám đốc đài”.

Nhân viên bảo vệ nhận gửi lên cho Giám đốc đài và kể lại sự việc vừa qua.

Giám đốc đài đã cử nhân viên đi kiểm tra nội dung cuộn băng, họ cho băng vào máy phát, và vang lên lời ca tuyệt vời “Nếu lấy chồng tôi sẽ lấy người như Putin”.

Ai là người sáng tác và ghi âm bài hát này, có lẽ không quan trọng. Vấn đề quan trọng là người dân Nga rất yêu thích bài hát này, và càng thích hát bài hát này tức là càng yêu thích Putin hơn.

Xét về tướng mạo thì Putin không phải là một chàng trai để người ta vừa nhìn thấy đã mê, nhưng ông có một sức hấp dẫn đặc biệt khiến rất nhiều cô gái trẻ coi ông là chuẩn mực để lựa chọn bạn trai. Trong ánh mắt và trái tim của các cô gái Nga, Putin là người đàn ông hấp dẫn nhất.

Ở quê hương Putin, mọi người đều biết đến anh, người thanh niên không uống rượu, rất lịch sự và rất thích hát những bài dân ca Nga.

TƯ LIỆU VỀ VLADIMIRPUTIN

Vị tổng thống lý tưởng nước Nga

Putin sinh ngày 7 tháng 10 năm 1952 tại Leningrad (sau này là St.Peterburg). Năm 1975, ông tốt nghiệp Khoa Luật trường Đại học Leningrad, sau đó được phân công về làm việc tại cơ quan KGB. Từ năm 1985 đến năm 1990 được điều sang làm việc tại Cộng hòa dân chủ Đức.

Đầu năm 1990, Putin giữ chức Phó hiệu trưởng phụ trách các vấn đề quốc tế của Trường đại học Luật Leningrad, sau đó không lâu đảm nhiệm chức cố vấn cho Chủ tịch Xô Viết thành phố Leningrad. Tháng 6 năm 1991, giữ chức Chủ tịch Ủy ban liên lạc đối ngoại chính quyền thành phố St Peterburg, phụ trách các vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài, kiến thiết thành phố, xây dựng kinh tế đối ngoại của thành phố, xây dựng các doanh nghiệp liên doanh hợp tác đầu tư với nước ngoài, tiến hành hợp tác với các đối tác nước ngoài. Từ năm 1994 đến năm 1996, ông giữ chức Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban nhân dân thành phố St.Peterburg, Chủ tịch Ủy ban liên lạc đối ngoại chính quyền thành phố kiêm đảm nhiệm công tác nghiệp vụ của ủy ban.

Hai năm 1996-1997, Putin giữ chức Phó Cục trưởng Cục Quản lý nghiệp vụ Tổng thống Nga. Tháng 3 năm 1997 đến tháng 4-1998, giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Tổng thống kiêm Cục trưởng Tổng cục cảnh vệ, từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1998, giữ chức Phó Chủ nhiệm thứ nhất văn phòng Tổng thống, quản lý các vấn đề về quan hệ của Trung ương với địa phương. Tháng 7 năm 1998, giữ chức Cục trưởng Cục An ninh Liên bang Nga. Tháng 11 năm đó giữ chức Ủy viên thường vụủy ban An ninh. Tháng 3 năm 1999 giữ chức Cục trưởng Cục An ninh kiêm Thư ký Ủy ban An ninh (Hội đồng an ninh quốc gia).

Từ ngày 9 tháng 8 năm 1999, Putin giữ chức Phó Thủ tướng thứ nhất Nga, kiêm Thủ tướng Chính phủ. Từ ngày 16 tháng 8, ông chính thức giữ chức Thủ tướng. Cũng bắt đầu từ tháng 9 cùng năm, giữ chức Chủ tịch Ban chấp hành Belarus Nga và Liên bang Nga. Ngày 31 tháng 12 năm 1999, giữ chức quyền tổng thống. Tháng 3 năm 2000, trúng cử Tổng thống Liên bang Nga. Tháng 3 năm 2003 tái đắc cử Tổng thống Liên bang Nga.

2. Nước nga dấy lên cơn sốt Putin

Khi cái tên Putin vừa mới được nhân dân thế giới biết đến, giới báo chí phương Tây thường xuyên xuất hiện dòng chữ “kẻ thấp bé” hoặc “đặc công” để ám chỉ ông. Hiện nay, vẫn còn có những tờ báo chỉ trích ông, nhưng không có ai dám coi thường ông. Báo chí phương Tây vẫn tiếp tục nói về sức hấp dẫn kỳ diệu mang đầy bí ẩn của con người Putin trong nhiều chương trình tiếp theo.

Vậy cái gì đã tạo nên một Putin như vậy?

Từ sự kiện tàu nguyên tử Kursk bị chìm, đến sự kiện bắt cóc con tin ở Moscow đã khiến nước Nga trở thành tiêu điểm của dư luận thế giới, và từ đây Putin chính thức bước lên vũ đài chính trị quốc tế.

Sau khi trúng cử Tổng thống, Putin đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, nhưng ông vẫn luôn tỏ ra sự bình tĩnh. Trong xử lý những việc quan trọng chấn động thế giới, ông luôn tỏ ra là người mạnh mẽ, quyết đoán đến ngạc nhiên.

Đã từ rất lâu Putin luôn luôn kìm nén những nỗi bức xúc, những tình cảm sâu sắc phía sau khuôn mặt trầm tĩnh đến lạnh lùng. Con người và sắc mặt thần bí trong con người ông đã thu phục được sựủng hộ to lớn của dân chúng Nga.

Khát vọng về quốc gia ổn định, theo đuổi ý nguyện của nhân dân vì một quốc gia giàu mạnh của người Nga được gửi gắm vào con người Putin. Đối với đất nước Trung Quốc láng giềng, với những người anh em Việt Nam xa xôi và các nước bạn bè thân thiết trên thế giới, mỗi một sự kiện lớn của đất nước Nga đều lắng đọng trong ký ức của những người đã trưởng thành.

Nhưng họ còn hiểu biết quá ít về con người đầy thần bí này.

Putin được đào tạo bồi dưỡng như thế nào? Phải chăng ông là thành quả của giáo dục? Phải chăng ở ông là sự từng trải đặc thù, hay là sự tận dụng cơ hội coi trọng tài năng?

Trong sự thay đổi của thế giới ngày nay, mặc dù ở thời đại bùng nổ thông tin nhưng mấy ai biết được những câu chuyện ở phía sau của Putin như thế nào?

Khi người dân Nga trong ký ức bừng tỉnh về những cuộc khủng bố đẫm máu thì những người coi vị Tổng thống là người mẫu mực đã cho rằng, nước Nga đang trong vòng xoáy đi lên. Nếu như bạn thường xuyên theo dõi các chương trình phát sóng trên của đài phát thanh, bạn sẽ được nghe hát bài “Nếu lấy chồng tôi sẽ lấy người như Putin”.

Cho dù trong lúc “vấn đề Putin” vẫn nóng hổi, nhưng một số tờ báo trong thời gian dài vẫn nói rằng: “Putin còn là một câu hỏi”. Có một số nhà báo phương Tây đã trực tiếp đưa ra câu hỏi với Putin rằng: “Ngài Tổng thống là người như thế nào?”.

Putin trả lời: “Đừng bắt tôi phải trả lời câu hỏi này, một nhà báo thông minh như ngài thì phải biết rằng, tôi không thích bình luận về chính mình”.

Khi trả lời câu hỏi: “Trong nhiệm kỳ giữ chức Tổng thống, ngài sẽ xây dựng một chế độ như thế nào?”. Putin đã nói: “Mục tiêu hiện nay chúng tôi đã bắt đầu và đang hết sức cố gắng để giành lấy, sẽ đến lúc trở thành hiện thực và để có thể đem lại được thành quả. Đó là làm cho mỗi người dân Nga đều cảm nhận được thành quả lao động qua cái miệng túi của mình, làm cho mỗi người dân Nga đều cảm thấy an toàn hơn, có cuộc sống hạnh phúc hơn, và đều cảm thấy tự hào về đất nước Nga!”

Ở Nga, Putin trở thành Hoàng tử Bạch Mã trong trái tim của các cô gái và trở thành niềm hy vọng của mọi người dân Nga.

Ngôi nhà cũ mà Putin từng sống ở St. Peterburg nay đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng.

Nơi mà Putin từng làm việc ở thành phố Dresden của Đức cũng trở thành nơi tham quan và tìm hiểu của người Đức.

3. Thầm yêu Putin đã trở thành mốt thời thượng

Ở nước Nga, mọi người đang sùng bái Putin với tấm lòng cuồng nhiệt. Tỷ lệ dân chúng ủng hộ ông chưa bao giờ xuống dưới con số 60%. Ông đã trở thành người đàn ông có sức hấp dẫn lớn nhất, giành được tình cảm lớn nhất, có hình ảnh đẹp nhất trong ánh mắt, trái tim những người phụ nữ Nga.

Ngay đối với những tờ báo vốn trước đây không mấy cảm tình với Putin thì sau đó đã phải thay đổi cách nhìn nhận về ông. Ví dụ, đài truyền hình Độc lập NTV đã từng đưa tin, Putin muốn khống chế họ một cách nghiêm ngặt, nhưng sau đó họ lại đưa tin về những biệt thự mà thời học sinh Putin từng ở.

Trong các hiệu sách, mọi người dễ dàng mua được những bức ảnh chân dung Putin với phong cách Xô Viết. Có một nhà điêu khắc đã khắc bức tượng bán thân của Putin. Trước sự sùng bái của mọi người, Putin đã tỏ ra có chút ngượng ngùng.

Có rất nhiều phụ nữ thầm yêu Putin. Điều này được chứng minh rất rõ qua vụ ly hôn của một người phụ nữ Nga tên là Lutmila. Một người phụ nữ trùng tên với vợ Putin, bà ta dần dần nảy sinh tình cảm ngưỡng mộ đối với Putin, như theo đuổi một ngôi sao màn bạc. Chị ta đã sưu tầm các bài viết về Putin trên các tạp chí, sách báo tư liệu, cất giữ trong một cái hòm gỗ cẩn thận như cất giữ những vật quý thiêng liêng.

Cô Lutmila có một căn phòng cá nhân, cô không cho bất cứ ai vào đó.

Trong phòng là những “bảo bối” liên quan đến Putin: Trên đầu giường thì treo bức ảnh cỡ lớn của Putin mà cô đem từ phòng làm việc về, trên bàn làm việc thì trang trí hàng loạt hình ảnh của Putin lấy từ những quyển tạp chí.

Xem ra thì Lutmila đã coi Putin là “thần tượng”. Chồng của cô ta, ông Mihayer rất bất bình về việc làm vô lý này của người vợ đã 39 tuổi và anh ta thường mượn cớ đó để chì chiết cô.

Lutmila không những đã không nghe theo lời khuyên bảo của chồng mà càng ngày càng tỏ ra ái mộ Putin hơn. Một lần, ông chồng muốn xem tường thuật bóng đá, nhưng Lutmila lại chiếm lấy tivi để xem Putin phát biểu. Mihayer hỏi vợ, Putin đã nói gì, cô vợ lại trả lời là cô không chú ý đến nội dung cuộc nói chuyện của Putin mà chỉ ngắm nhìn ông ta thôi.

Vậy là lần đầu tiên hai người cãi nhau là vì Putin. Mihayer cho rằng, thật là nực cười, làm thế nào mà cô vợ mình lại đem lòng ái mộ Tổng thống cơ chứ? Tình yêu thầm kín này rất không thực tế và phi lý.

Một lần Mihayer đi làm về, bụng rất đói, anh ta gọi Lutmila đi làm cơm, nhưng chị vợ vẫn cứ phớt lờ, cứ bám chặt vào màn hình tivi bởi vì truyền hình đang phát chương trình về Putin – vì vậy hai vợ chồng lại xảy ra một cuộc đấu khẩu kịch liệt.

Mihayer cảm thấy không thể nào chịu đựng được sự đam mê kỳ cục đó của cô vợ. Một hôm anh ta chạy thẳng vào phòng của vợ, giật phăng tất cả các bức ảnh Putin trên tường, quẳng tất cả những “bảo bối Putin” khác ra nền nhà.

Anh ta bắt cô vợ phải đến bệnh viện tâm thần để chữa trị. Bác sĩ tâm lý nói rằng: Đây là chuyện rất bình thường, bởi vì đã có rất nhiều rất nhiều phụ nữ do quá sùng bái Putin mà gia đình đã phải đưa đến bệnh viện này.

Nghe bác sĩ tâm lý nói như vậy, Lutmila vô cùng tức giận và càng chở nên hung hãn hơn. Chỉ một thời gian không lâu sau, đôi vợ chồng này đã ly hôn.

Ở Nga, có rất nhiều phụ nữ không coi việc thầm yêu Putin là một loại bệnh mà lại coi đó là “mốt thời thượng”.

4. Câu cửa miệng của người nga

Tổng thống Putin đối với bạn đọc Trung Quốc vừa quen lại vừa xa lạ. Ông nói năng lưu loát, dứt khoát và có sức thuyết phục, làm việc rất quyết đoán, đi bộ rất nhanh và rất mê võ thuật Trung Hoa.

Ở Nga, có hai câu cửa miệng được lưu hành nhất đều xuất phát từ câu nói của Putin.

Tháng 9 năm 1999, vụ khủng bố do thủ lĩnh vũ trang Chechnya Basayes và bọn khủng bố quốc tế Hatabu lên kế hoạch hành động đã khiến cho người dân Nga một phen kinh hoàng. Những phần tử khủng bố liều lĩnh tiến hành xâm nhập vũ trang vào cộng hòa Dagestan, mưu đồ thành lập “nước cộng hòa Hồi giáo lớn”, chúng đã đánh bom ở Moscow và thành phố phía Nam của Cộng hòa liên bang Nga, cướp đi hàng trăm sinh mạng vô tội.

Cục trưởng đương nhiệm Cục An ninh Liên bang Nga lúc bấy giờ là Putin đã dũng cảm đứng ra nhận chức Thủ tướng Nga trong giây phút nguy nan. Sau khi đích thân thị sát hiện trường hai vụ nổ tại khu dân cư xảy ra ở Moscow, ông đã nói một câu cửa miệng kinh điển: “Phải dìm chết bọn khủng bố!”.

Chiều tối ngày 23 tháng 10 năm 2002, Putin giải quyết xong sự kiện hàng ngàn con tin bị bắt làm chấn động thế giới. Trong sự kiện này, ông tỏ rõ tài năng trí tuệ và được đông đảo nhân dân Nga ca ngợi. Ngày 11 tháng 10, Putin đáp máy bay đến Brussels tham gia hội nghị thượng đỉnh châu Âu – Nga.

Sau khi hội nghị kết thúc, một phóng viên Pháp đột nhiên đưa ra vấn đề Chechnya, ý đồ kết hợp vấn đề Chechnya với vấn đề nhân quyền ở Nga nhằm chỉ trích tổng thống Putin “lạm dụng bạo lực” trong khi giải quyết vấn đề này.

Putin hết sức khẳng khái và tỉnh táo, nói thẳng một câu mà ngay sau đó đã trở thành câu cửa miệng mang tính kinh điển thứ hai: “Nếu như ngài muốn trở thành phần tử hồi giáo cực đoan Ixaren thì tôi xin mời ngài đến Moscow làm phẫu thuật “bao bì ngọc hành”, tôi sẽ cử những chuyên gia cao thủ nhất để làm dịu cơn đau của ngài”.

Từ đó trở đi, câu nói “Đến Moscow làm phẫu thuật” trở thành câu nói thể hiện bản lĩnh ý chí của người đàn ông Nga.

Điều đáng đề cập đầu tiên là, Tổng thống Putin trước sau đều đem hết nhiệt tình của mình để bảo vệ ngôn ngữ Nga, vợ của ông là Lutmila hiện đang giữ chức Chủ tịch Ủy ban giám sát thuộc Ủy ban cải cách văn tự Nga.

Năm 2000, trong dịp tham quan Thượng Hải – Trung Quốc, Putin đã từng đến thăm Trường đại học Sư phạm Hoa Đông. Ông tặng cho trường này khá nhiều sách văn học và tạp chí khoa học xã hội của Nga mới xuất bản. Điều này có tác dụng to lớn giúp độc giả Trung Quốc tìm hiểu thêm về đất nước và con người Nga.

Năm 2003, trong một hội nghị, Putin được các chuyên gia ngôn ngữ học của Nga bình chọn là “một công vụ nhà nước nói chuyện văn minh nhất”.

Ở nước Nga, mọi người sùng bái Putin đến mức cuồng nhiệt, họ bắt chước từ hành động, cử chỉ, thậm chí đến bắt chước cả cách nói chuyện của ông.

5. Được mọi người mệnh danh là “nhà lãnh đạo thiên tài”

Putin được giới báo chí Nga gọi là cái “hộp đen”. Một Putin gầy gò, xanh xao, nghiêm nghị với vẻ bề ngoài bí hiểm, khó hiểu. Một ca sỹ nổi tiếng ở Nga có quan hệ thân thiết với Putin tên là Mikhail Bajarszky nói: “Putin giống như một núi băng. Bạn chỉ có thể nhìn thấy phần nổi mà không thể nhìn thấy phần chìm lớn như thế nào”.

Tổng thống Nga Putin là con một gia đình bình dân, rất giỏi võ Judo và là nhân viên KGB dưới thời Liên Xô. Do xuất thân từ một gia đình bình thường nên ông có tinh thần trách nhiệm rất cao đối với nhân dân, KGB đã đào tạo cho ông một năng lực phi phàm, còn võ Judo tạo cho ông tính cách kiên nhẫn.

Cũng đã có người miêu tả Putin như thế này: “Con mắt thần của ông như nhìn thấu mọi vật, đem theo tố chất đặc thù của dân tộc Nga”. Khi nói chuyện với người dân Nga, ông luôn nói rằng: “Dân tộc Nga chúng ta…”.

Trong ngôn từ của ông thường chứa đựng tình yêu thương vô hạn đối với nhân dân và luôn ý thức được trọng trách mà nhân dân giao phó, làm cho mọi người rất khâm phục.

Vị thủ tướng tiền nhiệm của Nga Primakov đã nói: “Putin chủ trương xây dựng một quốc gia có sức mạnh thực sự và ông ấy rất có khả năng làm việc đó”.

Nhìn vào sự thay đổi to lớn của nước Nga từ khi Putin lên nắm quyền, người ta thấy tài năng của Putin quả thực là rất phi phàm, ông thực sự là “nhà lãnh đạo thiên tài”.

Putin có lòng tin kiên định rằng nước Nga nhất định sẽ phục hồi và đi lên.

Sau khi lên nắm quyền, Putin luôn tận tâm tận lực thực hiện mục tiêu này. Putin cho rằng, quyền lực tập trung ở trung ương là truyền thống của Nga, là phù hợp với tình hình của Nga. Quyền lực tập trung vào trung ương là sự bảo đảm có hiệu lực của trật tự nhà nước. Xây dựng nhà nước có sức mạnh thực sự là điều kiện quan trọng đầu tiên để phục hưng nước Nga.

Điều mà Putin theo đuổi là làm cho nước Nga hòa nhập cùng châu Âu, xây dựng lại đất nước theo mô hình châu Âu, làm cho người dân Nga được sống cuộc sống no đủ, giàu có theo mô hình châu Âu.

Putin cho rằng, muốn phục hưng đất nước Nga trước tiên phải lấy lại được lòng tự tôn dân tộc của người Nga. Ông chủ trương, người Nga phải đoàn kết nhất trí và nêu cao tinh thần dân tộc.

Nói một cách khác là, Putin hy vọng có một ngày những người thanh niên Nga có thể tự nói với lòng mình: “Tôi tự hào được sinh ra và lớn lên trên đất nước Nga!”.

Putin là vị tổng thống luôn có những bước đi chắc chắn và hết sức cẩn trọng trước thời tiết chính trị và thời tiết tự nhiên của đất nước Nga. Ông thích đọc thơ, thích đọc lời các bài hát, thường đứng trầm tư suy nghĩ trước những bức tranh sơn dầu về người lính Nga. Ông có thể nói chuyện một cách trôi chảy như đọc những trang sách. Chính vì ông như một con người thần bí nên Putin cảm nhận được sự tin tưởng và kỳ vọng của nhân dân Nga đối với ông.

Putin lúc nào cũng tỏ ra cứng rắn nhưng cũng có lúc tỏ ra mềm yếu. Ví dụ, có lúc ông lên mạng để nói chuyện với mọi người về tình yêu, về tính cách, về tình cảm của mình. Những bộc bạch tâm sự của Putin đã tạo nên những gợn sóng lăn tăn trong sự tưởng tượng tự đáy lòng của những cô gái theo dõi những cuộc trò chuyện của ông.

Khí chất bên trong của ông đã làm cho vẻ bên ngoài của Putin trở nên hấp dẫn hơn. Với ông, chỉ bằng ánh mắt đã làm cho bao cô gái phải phát điên lên. Điều này chẳng phải ai cũng có được.

Trước đây, đồ chơi truyền thống của Nga chỉ là những bé gái búp bê xinh xắn thì nay đã có thêm một búp bê mới có khuôn mặt rất đỗi quen thuộc đối với nhân dân Nga, đó chính là “búp bê cậu bé Putin”.

Trong nhiều cửa hàng ở Nga, các sản phẩm mang hình tượng Putin đều bán rất chạy, tiêu biểu là “búp bê Putin”.

“Búp bê Putin” được các thương nhân Nga bày bán ngay mặt tiền cửa hàng công ty bách hóa quốc doanh lớn nhất ở Nga. Theo những người kinh doanh ở đây cho biết, hơn 100 “búp bê Putin” đã được bán ra mỗi ngày.

Không chỉ có người nước ngoài mua “búp bê Putin” mà hầu như mọi người dân Nga đều rất thích mua. Họ coi “búp bê Putin” là một món quà quý để đem tặng người thân.

Trên đường phố mới Albatra ở trung tâm thành phố Moscow, có một hiệu sách nổi tiếng có một quầy chuyên bán các bức ảnh chụp Tổng thống Putin, còn quầy hàng ngay bên cạnh đó cũng bày bán những hộp bút, giá gương mang hình ảnh Putin và mặt hàng bán chạy nhất là lịch treo tường có hình Putin.

Hơn 10 năm sau khi Liên Xô tan rã, tinh thần người dân Nga trở nên rất suy sụp. Người Nga cần có một thần tượng và Putin là người xứng đáng được bầu chọn. Trong trái tim của người dân Nga, Putin thực sự là một tổng thống tốt.

Theo kết quả điều tra người dân Nga, tỷ lệủng hộ Putin đã đạt trên 80%, không ủng hộ Putin chỉ có khoảng 15%.

Trong nhiều năm, việc nợ tiền lương và nợ lương của những người về hưu là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định chính trị nghiêm trọng ở Nga.

Theo một bài điều tra về vấn đề cấp phát lương và lương hưu do Viện Nghiên cứu xã hội tổng hợp Nga tiến hành cho thấy: 70% người Nga thừa nhận, từ sau khi Putin lên nắm quyền, vấn đề cấp phát tiền lương, tiền lương hưu trí và trợ cấp xã hội tốt hơn trước rất nhiều.

Ở Nga, Putin được rất nhiều người sùng bái, khắp mọi nơi, trong các ngành nghề, các lĩnh vực đều lấy Putin làm chủ đề, như sáng tác âm nhạc, kể cả văn thơ…

Có một số học giả Nga tỏ ra rất lo lắng về việc dân chúng Nga ngày càng sùng bái Putin quá mức. Họ cho rằng, việc sùng bái cá nhân quá mức sẽ làm cho mọi người nghĩ tới thời kỳ Liên Xô trước đây. Người dân Nga không để tâm đến những ý kiến đó của các học giả, họ vẫn coi Putin là người lãnh đạo đáng tin tưởng nhất.

TƯ LIỆU VỀ THÂN PHẬN KGB CỦA PUTIN

Năm 1975, sau khi Putin tốt nghiệp khoa Luật trường Đại học Leningrad, được điều về công tác ở Cục Tình báo đối ngoại Liên Xô và bắt đầu cuộc sống của nhân viên KGB.

Sau này ông đã làm việc 5 năm liền ở Cộng hòa dân chủ Đức, từng làm “công tác an ninh quốc gia” và trở thành một trong những chiến sĩ đặc công xuất sắc nhất. Năm 1990, quân đội Liên Xô rút khỏi Cộng hoà dân chủ Đức. Sau khi về nước, Putin phụ trách về những vấn đề quốc tế của Trường Đại học Leningrad.

Những nhân vật trong “câu lạc bộ cải cách” như thị trưởng Leningrad Sobchar hay Anatoly Chubais cố vấn kinh tế cho thị trưởng đều xuất thân từ Đại học Leningrad. Trong đó Sobchak là thủ lĩnh của họ.

Không lâu sau, Putin được đề bạt làm cố vấn số một chủ tịch Xô Viết thành phố Leningrad, phụ trách xử lý các vấn đề về thương mại. Putin chưa bao giờ tiết lộ với bên ngoài về thân phận KGB của mình. Vào khoảng cuối hạ, đầu thu năm 1990, phái Dân chủ ra tay hành động, KGB bị tiến công, Putin lúc này cũng rời khỏi KGB.

6. Putin là hình tượng tổng thống thực tế

Một bạn học của Putin, Gurov nói: “Putin rất kín đáo, hóm hỉnh, không thích phô trương, rất ít biểu lộ những suy nghĩ nội tâm. Ông là con người của thực tế”.

Huấn luyện viên võ Judo của Putin nói: “Hình ảnh Yeltsin đứng trước gương cười và giơ tay chỉ huy xe thiết giáp làm cho mọi người khó quên. Nhưng Putin thì không làm như vậy, ông không thích một sự hào nhoáng bên ngoài”.

Ấn tượng của Putin để lại trong mọi người là tính ít nói, hay tỏ ra ngại ngùng. Kỳ thực, nội tâm và tấm lòng của ông đối với mọi người rất thân thiết, còn vượt trên cả những hình ảnh thực tế. Putin có tính cách yêu ghét rõ ràng và tác phong giản dị, dám nghĩ dám làm.

Trước đây có rất nhiều quan chức do không được gặp Yeltsin hoặc rất sợ ông ta, nhưng nay rất nhiều quan chức có thể trực tiếp gặp Putin và ông luôn luôn chăm chú lắng nghe ý kiến của họ. Hình ảnh Putin mặc bộ đồ kaki đi thị sát khắp nơi đã in sâu vào tâm khảm mọi người.

Một ví dụ khác, khi vợ chồng Putin đi thăm nước Anh, vợ chồng Putin và vợ chồng Tonny Blair cùng nhau bước lên tấm thảm đỏ trải trên các bậc thềm đi vào phòng hội nghị. Vợ chồng Tonny Blair như một minh tinh vẫy tay chào những người ra đón, khi họ bước tới giữa tấm thảm đã đẩy vợ Putin sang bên rìa bức thảm. Putin không hề giành lại đường, cũng không tỏ ra bực tức. Ông lùi lại nửa bước, nhẹ nhàng vỗ vào vai vợ. Sự quan tâm tế nhị của Putin đối với vợ và sự khiêm nhường của Putin trước thái độ của vợ chồng Tonny Blair càng làm cho mọi người kính phục.

Trong buổi họp báo, vẻ mặt trầm tư, ít nói của Putin lại được hoan nghênh hơn cả những người có tài ăn nói xuất chúng. Kết quả là, các nhà báo nước Anh đã giành cho ông sự sùng bái ngưỡng mộ hơn nhiều so với vị Thủ tướng Tonny Blair của họ.

Trung úy cảnh sát bí mật của nước Đức dân chủ – Suchite nói: “Putin là người biết nói chuyện và biết dẫn dắt câu chuyện. Ông rất giỏi gợi ý người khác nói chuyện, nhưng ông ta chỉ chêm vào một, hai câu. Và ông rất có tài về việc chuyển chủ đề giao tiếp của cả hai bên”.

Trong hội nghị những người đứng đầu tám nước phát triển diễn ra ở Nhật Bản, Tổng thống Putin cũng có được sự quan tâm đặc biệt của các nhà báo Nhật Bản. Putin lần đầu tiên tham gia câu lạc bộ các cường quốc nhưng đã tỏ ra xuất chúng, tích cực phát biểu.

Các nhà báo Nhật Bản quan sát Putin và cảm nhận được rằng, “nước Nga dũng mãnh” sẽ một lần nữa bước lên vũ đài quốc tế.

Ngày 6 tháng 3 năm 2004, Putin đã tạo một kỷ lục mới: Ông lên mạng để nói chuyện trực tuyến với nhân dân toàn thế giới. Putin chọn Internet để chứng tỏ ông là người lãnh đạo hoàn toàn có thể tiếp thu những khoa học mới. Ngoài chuyện quốc gia đại sự, Putin còn nói về chuyện riêng tư, gia đình, bao gồm cả chuyện ông thích những minh tinh nào. Do ông trực tiếp nói chuyện với những người trên mạng cho nên ông đã giành được sự đồng thuận của dân chúng trong mọi vấn đề.

Mặc dù có nhiều học giả có ý kiến khác nhau đối với sự phục hưng kinh tế của nước Nga và cho rằng việc ổn định chính trị trong đất nước Nga còn cần phải có thời gian, nhưng có một điều mà mọi người phải thừa nhận, ví dụ giấc mộng mà ông Putin theo đuổi là đưa nước Nga trở lại vị trí cường quốc, thì trong 4 năm của nhiệm kỳ đầu Putin đã thể hiện được tài ba của mình đồng thời đưa ông trở thành một ngôi sao sáng trên vũ đài chính trị quốc tế.

Cho dù thế giới và người dân Nga đánh giá đất nước Nga như thế nào, nhưng đối với Putin, ông vẫn cần thời gian mà không thể nóng vội. Nước Nga cần hòa bình, cho dù có một số người Nga cho rằng ông vẫn tỏ ra “mềm yếu”. Nước Nga hiện đang còn ở trong thời kỳ khó khăn của lịch sử trong khoảng hàng trăm năm trở lại đây. Có thể nói đây là lần đầu tiên nước Nga thực sự đối mặt với nguy cơ lâm vào tình cảnh phân đôi chia ba.

Những vấn đề khó khăn đang tồn tại còn quá nhiều nhưng chính đó là cơ hội để Putin thể hiện tài năng xử lý những vấn đề chính trị. Putin muốn giành được sựủng hộ to lớn của nhân dân và củng cố địa vị của mình thì phải tiến hành xử lý kiên quyết những vấn đề khó khăn này.

Vì vậy ông đã phải “rung cây dọa khỉ” và làm suy yếu dần những thế lực địa phương, đánh mạnh vào bọn tài phiệt, kiểm soát giới truyền thông; cắt giảm các nhân viên quan chức chính phủ thực hiện “tinh binh giảm chính”, loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà để cải thiện môi trường kinh tế, ra sức tiến hành chỉnh đốn giáo dục và ngành công cộng…

Tuy rằng có rất nhiều người trong giới báo chí đã ồn ào bình luận về lý lịch KGB của ông, nhưng những điều Putin Putin làm cho người đời thấy được chính là nước Nga hiện tại và trong tương lai. Nước Nga mà ông đang điều hành giường như không còn kẻ thù nữa, mặc dù thế lực của Mỹ đã thâm nhập đến tận Moscow, nhưng ông vẫn không “nổi nóng”.

Putin đã dùng hành động của mình để chứng minh rằng, ông là một người lãnh đạo trẻ tuổi và có thể tiếp tục lãnh đạo trong thời kỳ mới.

TƯ LIỆU VỀ CUỐN TIỂU THUYẾT “TỔNG THỐNG”

“Tổng thống” – cuốn tiểu thuyết giật gân đầy lãng mạn

Nhà xuất bản Starke của Nga đã cho ra mắt cuốn tiểu thuyết giật gân, có tiêu đề “Tổng thống”. Bối cảnh của “Tổng thống” là cuộc chiến Chechnya, Putin đã tiếp nhận bức thư thách thức của tên phó trùm khủng bố Chechnya là Shamir. Gác lại công việc quốc gia, Putin cùng với đơn vị đặc nhiệm đến thẳng Chechnya, tự tay giết chết hắn, dẹp yên sự hỗn loạn ở Chechnya đem lại sự bình yên cho dân chúng.

Những thủ pháp mà tác giả Olbike sử dụng để đạt mục đích là như thế nào? Nhà văn Olbike dùng ngôn ngữ Nga để hành văn. Ông ta đứng trên lập trường của những công dân dưới thời Liên Xô cũ để ca ngợi Putin. Olbike nói: “Tôi đã dùng thủ pháp văn học để ca ngợi Putin, xây dựng ông thành linh hồn của cuộc chiến tranh, thành người anh hùng dũng cảm cầm vũ khí”.

Năm đó, Tổng thống Yeltsin bị chiến tranh Chechnya làm cho điên đảo, kinh tế quốc gia cực kỳ sa sút. Tháng 3 năm 2000, Putin vừa trúng cử đã tạo dựng cho nhân dân Nga hình tượng một tổng thống “cứng rắn”. Khó khăn trước tiên mà Putin phải đối mặt là vấn đề Chechnya, vậy làm thế nào để giải quyết yêu cầu độc lập của nước Cộng hòa Chechnya là một vấn đề hóc búa. Putin phát động cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ hai, ông đã huy động không quân, pháo binh, đặc công tham gia vào trận chiến, giảm tối đa thiệt hại, tiêu diệt được quân chủ lực Chechnya.

Tiếng gọi lòng tự tôn của dân tộc Nga một lần nữa lại dâng trào. Người dân Nga gửi gắm lòng tin và hy vọng vào Putin. Nhà văn Olbike với tâm lý như vậy đã xây dựng nên hình tượng Putin như một anh hùng chống khủng bố.

Những thủ pháp nghệ thuật, tình tiết mô tả và hư cấu hình tượng Putin của cuốn tiểu thuyết này không thể không lan truyền đến các vùng biên giới. Sau khi trúng cử và lên nắm chính quyền, Putin tỏ rõ là người anh hùng có tinh thần mạo hiểm. Giới báo chí trong và ngoài nước liên tục tiết lộ về lý lịch của Putin rằng, ông đã từng làm gián điệp và có những quãng thời gian đầy ” bí hiểm trong cuộc đời”. Dân chúng chỉ biết rằng khi Putin còn học đại học thì được KGB tiếp nhận và đưa đi huấn luyện. Sau này lại được đào tạo ở Học viện Tình báo đối ngoại và đã trở thành xạ thủ. Sau khi nhậm chức Tổng thống, tuy rằng tình hình đất nước đã ổn định, vững vàng nhưng ông vẫn thể hiện sắc thái thần bí, ngoài thời gian công tác, ông vẫn xuất hiện ở sân trượt tuyết. Khi sang thăm Nhật Bản, ông đã từng so găng với vận động viên đấm bốc. Trong chiến tranh Chechnya, ông đã cầm súng tham gia cuộc chiến như những người lính thực thụ, ông còn tặng cho mỗi chiến sĩ một thanh lê (dao găm quân dụng). Putin rất ham thích văn học, thông thạo tiếng Đức, yêu thích thơ ca hiện đại. Trong ánh mắt, trái tim người Nga thì Putin là người anh hùng toàn năng, đại tài, đại dũng và không bao giờ biết run sợ.

Chỉ trong vài năm ngắn ngủi sau khi Putin lên nắm quyền đã xuất hiện rất nhiều cách gọi về ông như: “Phần tử chống cộng”, “Chủ nghĩa dân tộc”, “KGB”… những lời lẽ đó đều không thể miêu tả ông một cách chính xác và cũng chưa thể đưa ra định nghĩa về ông. Cũng giống như địa vị của Pie đại đế trong lịch sử, không thể xác định địa vị của ông sau vài năm đứng trên chính trường.

Từ ngày 7 tháng 5 năm 2000 đến tháng 6 năm 2004, Putin giữ chức Tổng thống, đã cho tiến hành 325 lần hội nghị với các nguyên thủ và những người đứng đầu chính phủ các nước, trong đó có 142 lần tại Nga và 183 lần ở nước ngoài. Điều này chứng tỏ Putin làm việc với hiệu quả rất cao, tinh thần phong phú và càng thể hiện nước Nga bắt đầu thoát khỏi thế khó khăn và đang từng bước lấy lại vị thế nước lớn đã mất một thời.

Bốn năm Putin làm Tổng thống, uy tín của ông không ngừng nâng cao và giành được sựủng hộ chân tình của người dân Nga. Đặc biệt, sau thành công trong việc giải quyết vụ bắt con tin ở Moscow, người dân Nga đã kiên quyết ủng hộ ông chống lại sự uy hiếp của chủ nghĩa khủng bố, bảo vệ an ninh quốc gia và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

Putin trở thành niềm hy vọng của đất nước Nga, đã trở thành hình tượng sùng bái của người dân Nga, hình ảnh vị Tổng thống thực tế in sâu trong lòng người Nga.

7. Người thân trong gia đình Putin như thế nào?

Nước Nga có rất nhiều nhà tỷ phú. Vậy Putin – người giữ quyền lực cao nhất của đất nước này có bao nhiêu người thân và họ như thế nào? Những người dân Nga có biết rõ điều này không?

Theo Chủ tịch Ủy ban bầu cử Trung ương Cộng hòa Liên bang Nga công bố, Tổng thống Putin thông qua bản đăng ký tư cách ứng cử Tổng thống Nga lần hai. Ủy ban bầu cử Trung ương Nga còn công bố tài sản của Tổng thống Putin và đệ nhất phu nhân.

Tổng thu nhập của Tổng thống Putin từ năm 1999 đến năm 2002 là 7,8 triệu rúp (260 ngàn đôla). Mức thu nhập này là tiền lương làm việc trong văn phòng tổng thống, Tổng cục An ninh Liên bang Nga.

Trong hai năm trước nhiệm kỳ Tổng thống, mức lương của ông được tăng lên đáng kể. Năm 2000, mức lương tăng lên 1,5 lần, năm 2002 lại tăng lên 3,5 lần, tức là 630.000 rúp.

Ủy ban bầu cử Trung ương Nga cũng công bố báo cáo về các khoản thu chi, trong quỹ vận động tranh cử của các ứng cử viên tổng thống. So sánh với mức chi tiêu của cuộc bầu cử thứ nhất thì cuộc bầu cử lần hai đã tăng lên gấp đôi: Ngày 14 tháng 1 năm 2004, số tiền quỹ vận động của 7 ứng cử viên đã tăng lên tới 130 triệu rúp. Ngày 28 tháng 1 tăng lên đến 265 triệu rúp. Trong đó Quỹ bầu cử của Putin là nhiều nhất có 143 triệu rúp, khoản tài trợ chủ yếu là của một số doanh nghiệp đủ tư cách pháp nhân như Công ty trách nhiệm hữu hạn “Định mức thứ bảy” tài trợ gần 7,8 triệu rúp, “Ngân hàng thương mại Sood tài trợ 10 triệu rúp, Nhà máy lọc dầu Don Milje tài trợ 250 nghìn rúp”.

Lương không phải là nguồn thu nhập chính của Putin, mà nguồn thu nhập chủ yếu là nhuận bút của các bài viết và buôn bán bất động sản.

Năm 2000, khi vừa mới nhậm chức Putin đã viết cuốn sách “Cùng học võ Judo với Putin”, vừa đưa ra thị trường, đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất. Ông đã ” được mùa” lớn từ hai nhà xuất bản xuất bản cuốn sách.

Putin đã bán hai mảnh đất 3.302m2 và 3.494m2 cùng với căn nhà 152m2 tại quê St Peterburg.

Ngoài ra, Putin còn có mảnh đất 1.500m2 ở Moscow. Ở St. Peterburg còn có căn nhà rộng 77m2 và hai bãi đỗ xe, ở Moscow có một bãi đỗ xe, nhưng Putin không có xe riêng.

Putin ở trong dinh thự Tổng thống, được chính quyền thành phố Moscow phê chuẩn cho và được quyền sử dụng tòa nhà 153,7m2.

Putin có một tài khoản 3,62 triệu rúp trong ngân hàng dự trữ Nga và ở Polo ngân hàng xây dựng công nghiệp còn 500 ngàn rúp, ở ngân hàng Baltic còn có 60 ngàn rúp. Ngoài ra Putin còn có cổ phần 0,00015% ở ngân hàng St Peterburg, Nga.

Đệ nhất phu nhân Lutmila không đi làm, từ năm 1999 đến năm 2002 bà đã bán một mảnh đất rộng 600m2, bà có tài khoản dự trữở ngân hàng Liên bang Nga là 4,4 triệu rúp còn ở ngân hàng xây dựng công nghiệp Nga có 1,18 triệu rúp.

Theo pháp luật của Nga, những người tham gia tranh cử tổng thống phải công bố tài sản của bản thân và những người trong gia đình. Những người tham gia tranh cử nếu có hành vi che giấu nhà cửa, đất đai đều bị coi là hành vi vi phạm nghiêm trọng và sẽ bịủy ban bầu cử loại bỏ bản đăng ký tham gia ứng cử.

Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do Zhirinovsky, trong bản khai báo tài sản đã che dấu không kê khai căn biệt thự của con trai Lebedev vì thế đã bịỦy ban tranh cử loại bỏ bản đăng ký, đồng thời tước bỏ tư cách tham gia tranh cử tổng thống của ông ta.

Trong “Luật đất đai” mà Duma quốc gia thông qua quy định, cá nhân có thể được mua đất ở thành phố để sử dụng, tài sản cá nhân được luật pháp bảo hộ đầy đủ.

Sự minh bạch về quyền sở hữu tài sản sẽ là bảo đảm quan trọng cho dân chủ và công khai trong chính trị. Công khai thu nhập và tài sản của lãnh đạo là một trong những biểu hiện quyền dân chủ trong xã hội dân chủ.

Các nhà chính trị đã đưa ra giả định về một số người có quyền lực có thể dựa vào quyền quyên góp để mưu đồ cá nhân. Bởi vì tính hợp pháp quyền lực lãnh đạo là do quần chúng công nhận, mà động cơ để quần chúng công nhận là hy vọng những người lãnh đạo đem lại an ninh và hạnh phúc cho mình. Người lãnh đạo công khai tài sản trước dân chúng, đó là phương pháp quan trọng để giữ lòng tin và uy tín trước nhân dân.

Theo quy định của Pháp luật Nga, các quan chức không được nhận quà biếu trị giá 200 đô la trở lên. Quà biếu có giá trị từ 200 đô la trở lên là thuộc tài sản của nhà nước, những quà biếu đắt tiền đều phải nộp vào ngân quỹ nhà nước, còn các thứ khác có thể đểở thư viện của tổng thống.

Mọi quà biếu và lễ vật của tổng thống đều phải ghi vào sổ sách và phải đểở trong một gian nhà cạnh thư viện tổng thống tại điện Kremly.

Tài sản của Yeltsin trong nhiệm kỳ tổng thống gồm có: Một căn biệt thự do nhà nước phân, một căn hộở Moscow, một chiếc xe hơi, hai chiếc tủ lạnh, vài chiếc tivi, một số dụng cụ gia đình đơn giản, mấy bộ quần áo, một bộ lưới đánh bóng, một dàn âm thanh, một số sách vở.

Năm 1999, tài khoản trong ngân hàng của Yeltsin là 843,6 ngàn rúp, mức lương của ông năm 1998 là 183,8 ngàn rúp.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.