Bí mật tư duy triệu phú

TƯ DUY TRIỆU PHÚ SỐ 10



Người giàu biết đón nhận.

 Người nghèo không biết đón nhận.

 Nếu tôi phải nêu ra lý do hàng đầu khiến đã số mọi người không phát huy hết tiềm năng tài chính của họ, thì đó là: phần lớn trong số họ là những người không biết đón nhận. Bất kể họ có giỏi cho tặng hay không, nhưng nhất định họ là những “người đón nhận” tồi. Và vì họ không biết đón nhận, nên họ không nhận được gì.

 Mọi người không mạnh dạn trong việc đón nhận vì một số lý do. Một là, nhiều người tự cảm thấy không xứng đáng. Hội chứng này rất phổ biến trong xã hội chúng ta. Tôi đoán có tới hơn 90% cá nhân trong thâm tâm nghĩ rằng mình không giỏi lắm.

 Suy nghĩ tự ti đó xuất phát từ đâu? Thông thường là từ tâm thức. Đối với đa số chúng ta thì suy nghĩ đó xuất phát từ việc phải nghe hai mươi câu “Không!” cho mỗi câu “Được!”, mười câu “Bạn sai rồi!” cho mỗi câu “Bạn làm đúng!”, và năm câu “Bạn kém quá!” cho một câu “Bạn giỏi thế!”.

 Cho dù cha mẹ hay người đỡ đầu luôn hết lòng giúp đỡ, nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn thường có cảm giác không đủ khả năng đáp ứng liên tục những gửi gắm và kỳ vọng của họ. Thế nên chúng ta càng thấy mình chưa đủ giỏi.

 Bên cạnh đó, rất nhiều người trưởng thành Trong môi trường giáo dục nghiêm khắc, thậm chí nghiệt ngã, và cảm giác bị quở trách hay trừng phạt vốn đã ăn sâu trong tâm trí họ. Từ đây hình thành một quy luật bất thành văn là nếu bạn làm sai điều gì, bạn sẽ bị hoặc đáng bị trừng phạt. Không ít người trong chúng ta đã có lần bị cha mẹ, thầy cô… phạt, thậm chí những người thuộc một tổ chức hay tôn giáo nào đó còn bị đe dọa bởi nhiều loại hình phạt, kể cả việc không được lên thiên đàng.

 Tất nhiên, khi chúng ta lớn thì những chuyện đó cũng qua. Có đúng thế không? Sai rồi! Với phần lớn chúng ta, ấn tượng về sự trừng phạt đã ăn sâu vào tâm tưởng, đến nỗi nếu không ai trừng phạt khi họ mắc sai lầm hay chỉ vì chưa đạt đến độ hoàn hảo, họ sẽ tự phạt mình một cách vô thức. Khi bạn còn nhỏ, hình thức phạt có thể chỉ đơn giản là: “Còn hư quá, còn sẽ không được ăn kẹo”. Giờ đây, hình phạt có thể tồn tại dưới dạng: “Bạn kém quá, bạn sẽ không có tiền”. Điều này lý giải nguyên nhân khiến một số người tự giới hạn thu nhập của họ, và tại sao một số khác tự phá hoại thành công của mình một cách vô thức.

 Việc nhiều người gặp khó khăn trong động tác đón nhận cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên. Chỉ cần một sai lầm nhỏ xảy ra là họ phải chịu gánh nặng khổ sở triền miên và cả đời nghèo khó. Tôi nhắc lại, tâm trí đã được định hình của họ là một ngăn hồ sơ chứa đầy những “chương trình” xưa cũ, với ý nghĩa đã bị cảm nhận chủ quan thay đổi ít nhiều, hòa trộn vào những câu chuyện đầy kịch tính và thảm họa.

 Đây là những điều tôi thường dạy trong các khoá học, và có thể chúng sẽ làm các bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Trên thực tế, việc bạn cảm thấy xứng đáng hay không không phải là vấn đề, bạn vẫn có thể giàu lên theo một cách khác. Rất nhiều người giàu không cảm thấy xứng đáng lắm khi một Trong những động lực chính thúc đẩy họ làm giàu là muốn chứng tỏ khả năng và giá trị bản thân cho chính họ và những người khác. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc làm giàu nhằm chứng tỏ giá trị bản thân có thể không làm bạn cảm thấy hạnh phúc, nên tốt hơn cả là bạn hãy làm giàu vì những lý do khác. Tuy nhiên, ở đây có một chi tiết quan trọng bạn cần nhận thấy là cảm giác không xứng đáng của bạn không được ngăn cản bạn hướng đến mục tiêu làm giàu; bởi vì đây có thể là một động cơ thúc đẩy rất hiệu quả.

 Nói như vậy để bạn hiểu điều tôi sẽ chia sẻ với các bạn sau đây một cách rõ ràng và mạch lạc. Đây có thể là một trong những thời điểm quan trọng trong cuộc sống của bạn. Bạn sẵn sàng chứ?

 Hãy để ý rằng dù bạn có xứng đáng hay không thì đó cũng chỉ là câu chuyện do bạn tạo ra, thế nên nó sẽ không mang ý nghĩa gì, ngoại trừ cái ý nghĩa mà chúng ta gán ghép cho. Không biết bạn thì sao, chứ tôi chưa từng nghe nói về bất kỳ ai bị “đóng dấu” ngày lúc mới sinh ra. Xin lỗi, tôi không nghĩ lại có chuyện đó! Không ai đóng lên trán bạn chữ “Xứng đáng” hay “Không xứng đáng” cả! Chính bạn sẽ làm điều đó. Bạn là người duy nhất quyết định mình “xứng đáng” hay “không xứng đáng”. Tất cả tùy thuộc vào quan điểm của bạn. Nếu bạn nói bạn xứng đáng, nghĩa là bạn xứng đáng. Nếu bạn nói bạn không xứng đáng, bạn sẽ không xứng đáng. Dù chọn cách nào thì bạn cũng sẽ sống đúng theo câu chuyện cuộc đời mình. Đây là điểm mấu chốt, tôi nhắc lại: Bạn sẽ sống đúng theo câu chuyện của bạn. Đơn giản vậy thôi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.