Chiêu Bài Quản Lý Vàng Của Bill Gates

4. GIÀNH THỊ TRƯỜNG BẰNG GIÁ CẢ



Trong thị trường sản phẩm, về phương diện định giá sản phẩm, doanh nghiệp phải rất linh hoạt, việc tăng giảm giá đúng lúc sẽ thể hiện được sách lược thị trường của doanh nghiệp. Vào thời điểm thích hợp, có thể dùng giá thấp để chiếm lĩnh thị trường, đánh bại các đối thủ cạnh tranh, từ đó tạo được tiếng nói trên thị trường.

Chỉ trong vòng hai mươi mấy năm, Bill Gates từ một thanh niên với hai bàn tay trắng đã trở thành một trong những người giàu có nhất thế giới, tạo ra một câu chuyện thần thoại về sự giàu có. Tuy nhiên, Bill Gates không vì thế mà thỏa mãn, vốn đã quen với việc bôn ba trên thương trường, ông khó có thể dừng lại.

Đối với nhiều thương gia, lợi nhuận là thứ đầu tiên mà họ nghĩ đến, mà lợi nhuận chủ yếu đến từ hai mặt là giá cả và thị phần, hai mặt này có mối quan hệ tỉ lệ nghịch. Giá cả càng cao thị phần càng giảm, chất lượng tốt giá rẻ thì thị phần sẽ tăng lên. Ở một mức độ nào đó, lợi nhuận chính là sự sống của doanh nghiệp.

Thành công về phương diện sách lược thị trường của Microsoft có liên quan rất nhiều đến giá cả sản phẩm và thị phần thị trường của Microsoft. Đối với Microsoft, lợi nhuận ít đi chỉ ảnh hưởng tới thu nhập của Microsoft, còn quyết định thắng bại là ở thị phần trên thị trường. Một trưởng phòng của Microsoft đã từng nói một câu như thế này: “Chúng tôi khai thác Word không phải chỉ vì lợi nhuận, chúng tôi mong muốn thông qua sản phẩm này đẩy đối thủ của mình ra khỏi thị trường”.

Ở Microsoft, mỗi nhân viên đều rất có chí tiến thủ và có tinh thần trách nhiệm cao, thông qua những nỗ lực đó, Mi- crosoft không những đánh bật được đối thủ ra khỏi thị trường mà còn đánh bại họ hoàn toàn. Bởi vậy, Microsoft luôn giữ vị trí đứng đầu trong ngành công nghệ phần mềm máy tính. Do nguyên nhân nhiều mặt, đôi lúc sản phẩm của Microsoft cũng gặp phải tình trạng ế ẩm, khi đó Microsoft luôn quả quyết rút sản phẩm ra khỏi thị trường, nhưng Microsoft quyết không rút khỏi thị trường sản phẩm mang tính sinh tồn của Microsoft, ví dụ như thị trường phần mềm điều hành.

Khi mới thành lập, Microsoft đã xác lập thị trường nào là thị trường mục tiêu chiến lược của Microsoft. Sau khi xác lập thị trường, Microsoft xác định mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn; cùng với sự thay đổi của thị trường, Microsoft cũng không ngừng thay đổi những mục tiêu đó. Đồng thời, Microsoft không tiếc công sức bảo toàn những thị trường này. Ban đầu, Microsoft không vội thu lợi nhuận từ những thị trường đó mà đề ra mục tiêu đứng vững trên những thị trường này trước, sau đó đánh bật những đối thủ cạnh tranh, khi có được ưu thế tuyệt đối, Microsoft mới xuất kích. Vì khi đó, Microsoft gần như độc bá những thị trường này, sẽ có quyền chủ động về mặt giá cả, lợi nhuận hoàn toàn có thể nhìn thấy được.

Về lĩnh vực hệ điều hành, Microsoft tin tưởng rằng đối thủ của mình chỉ mới bước chân vào lĩnh vực này, mà hiện nay, những nhà cung cấp hệ điều hành, ngoài Microsoft, các nhà cung cấp khác đều đang đứng trên bờ vực phá sản. Trước đây, những nhà cung cấp này, để đối phó với kẻ thù chung là Microsoft, họ đã tập hợp lại thành một liên minh, nhưng Microsoft tự tin cho rằng, những gì hiện tại mình có được và sẽ có được trong tương lai đều sẽ là những đòn đánh chí mạng vào đối thủ. Microsoft áp dụng sách lược trói buộc, nhanh chóng khiến cho liên minh đó không đánh mà tự bại.

Khi Microsoft đưa ra phần mềm Windows 95, trên thị trường không có đối thủ nào có thể cạnh tranh được với Microsoft. Về phương diện giá cả, Microsoft đưa ra sách lược giá cao. Khi đó, giá bán lẻ của Windows 95 lên tới hơn 100 đô la Mỹ. Tuy nhiên, thị trường phần mềm hệ thống khi đó là thị trường của người bán, dù Microsoft có tăng giá bán lên cao thì lượng tiêu thụ của Microsoft cũng sẽ không giảm bớt.

Hiện nay, trước sự bùng phát của máy tính xách tay, chiến lược về giá cả của Microsoft lại có sự thay đổi, cùng với việc tiếp tục giảm giá bán các linh kiện khác của máy tính xách tay, Microsoft tăng giá bán hệ điều hành. Bill Gates từng nói với nhân viên của mình rằng:

Với sự giảm giá của linh kiện máy tính xách tay và máy tính xách tay, giá bán hệ điều hành của chúng ta không được giảm mà ngược lại phải tăng cao lên”.

Do ưu thế của Microsoft trên thị trường phần mềm hệ thống, giá bán sản phẩm của Microsoft không chịu sự điều khiển của sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp mà hoàn toàn được quyết định bởi sức mua và khả năng chịu đựng của khách hàng. Bởi vậy, khi giá bán máy tính xách tay giảm, Microsoft lại bắt đầu tăng giá, hơn nữa còn tăng giá gấp đôi.

Cùng với sự giảm giá của bộ vi xử lí máy tính, áp lực về nhu cầu máy tính xách tay trên thị trường cũng không còn căng thẳng như trước, điều này khiến cho Microsoft có thể duy trì được mức giá cao của mình. Bởi vậy, Microsoft không có đối thủ trong lĩnh vực phần mềm hệ điều hành, Microsoft coi việc hạ giá linh kiện máy tính là cơ hội để mình duy trì và nâng cao giá.

Về phương diện giá cả, Bill Gates còn có mục tiêu chiến lược trong mấy năm trong tương lai, đầu tiên phải đảm bảo được mức giá cơ bản, sau đó cố gắng để tăng giá gấp đôi, đồng thời duy trì ưu thế về giá trong quá trình phát triển trong tương lai.

Chẳng khó khăn gì để nhận ra, thông qua phương thức định giá này, việc Microsoft muốn có được thu nhập khổng lồ chỉ là vấn đề thời gian. Chính số thu nhập khổng lồ đó đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của Microsoft. Với số tiền đó, Microsoft có thể đầu tư nhiều hơn nữa vào khai thác, cũng có thể mua lại những công ty có triển vọng khác, khiến Microsoft không ngừng tiến lên phía trước trong lĩnh vực thị trường hệ thống.

Thông qua chiến thuật về giá, Microsoft không những đánh bại được đối thủ cạnh tranh mà còn có tiếng nói trong việc định giá sản phẩm, đồng thời còn tăng được thu nhập.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.