Cô Đơn Trên Mạng
Chương 08 phần 1
ANH: Đã ba giờ, khi cuối cùng thì anh cũng được ở trong phòng mình. Máy bay của anh cất cánh đi New York vào chín giờ sáng.
Mình hy vọng rằng ít nhất cũng có một phi công của chuyến bay đi New York này uống ít hơn mình đêm nay – anh nghĩ lúc đánh răng trong phòng tắm. Ngược lại với phần đông mọi người, anh thích tắm sau khi đã chải răng sạch sẽ.
Anh đứng dưới vòi tắm và nghĩ đến cô. Da thịt cô có hương vị như thế nào nhỉ? Khi cô gọi tên anh, nó sẽ vang lên ra sao? Họ sẽ nói gì với nhau trong những câu đầu tiên ở sân bay? Anh sẽ phải ôm cô như thế nào lúc gặp mặt? Bỗng nhiên qua tiếng nước chảy, anh nghe như có tiếng chuông điện thoại. Anh thả vòi tắm. Đúng là có điện thoại. Anh đẩy cánh cửa kính của ca bin tắm và không lau chùi gì, đi thẳng vào phòng ngủ. Christiane. Cô thư ký của Viện anh ở Munich.
– Jakub, anh đi đâu vào đêm hôm thế? Tôi gọi cho anh đã hai tiếng nay! Anh có thể ghi lại những điều tôi sẽ nói không? Okay, anh có thể. Vậy thì anh hãy nghe thật kỹ này. Hôm nay anh sẽ không bay đi New York nữa. Mà sẽ bay đi Filadelfia. Ở đó anh sẽ đi taxi đến Princeton. Chỉ mất bốn mươi nhăm phút, nếu không bị tắc đường. Ông giáo sư sinh học phân tử sẽ chờ anh Ở Princeton. Anh sẽ nhận vé điện tử cho chuyến bay đi Filadetha ở phòng chỉ dẫn cho hành khách. Số hiệu vé tôi đã fax đến lễ tân khách sạn. Chuyến bay từ New Orleans đi Filadelfia của anh khởi hành vào mười một giờ sáng giờ chỗ anh. Tất cả các chuyến bay tôi đã giải quyết đúng như anh muốn, ở Delta. Anh vui chứ? Sẽ được ngủ thêm hai tiếng nữa cơ mà! Tại Pricenton, anh sẽ cài đặt chương trình cho họ. Nhớ là chỉ demo thôi đấy. Không được cài bất cứ một phiên bản hoàn chỉnh nào. Hợp đồng là như vậy. Demo sẽ kích thích đủ để họ mua phiên bản hoàn chỉnh của chúng ta. Anh sẽ chỉ cài đặt cho họ trong các máy tính của bệnh viện chuyên khoa. Hay nói thật hay vào, như anh vẫn nói ấy. Họ sẽ phải thấy là cái này là cực kỳ cần thiết. Tôi đã đặt phòng ở Hyatt tại Priceton cho anh. Đây là khách sạn ở ngay cạnh bệnh viện. Số đăng ký cũng ở trong fax. Jakub, thậm chí anh đừng có nghĩ đến việc để lại tôi ở Munich này và chuyển đến Priceton. Tôi biết là trong đầu anh vẫn lởn vởn ý đồ chuyển sang Mỹ, nhưng vì tôi, hãy đừng làm điều đó. Đừng để tôi lại đây, thật đấy, một mình với đám người Đức này!
Anh cười. Và mặc dù đó chỉ là câu đùa, nhưng trong đó có biết bao nhiêu là sự thật. Christiane là một phụ nữ Đức cực kỳ không điển hình. Thoải mái, không ngăn nắp, không kỷ luật, nhạy cảm, mãnh liệt và không giấu được tình cảm. Cô luôn chỉ trích anh rằng chính cô đã học được ở anh tính Đức khi anh bảo cô sao mà “bừa bãi” một cách Slavơ đến thế và cô cứ luôn để cho thời gian trôi qua kẽ tay. Anh biết mình là người bạn tốt nhất của cô. Anh khiến cô cảm động bằng đĩa dâu tây vào tháng hai, bằng những bông hoa trong ngày 8 tháng ba mặc dù chẳng có ai ở Đức tổ chức Ngày Phụ nữ, bằng bức e-mail trong ngày sinh của cô, mà nhất là bằng việc khuân cho cô những thùng giấy nặng ra chỗ máy in. Anh, một giáo sư, khuân giấy ra máy in cho cô thư ký. Một số bạn bè làm khoa học cảm thấy tức tối với hành động khoe mẽ của “sự phá vỡ cơ cấu quan hệ một cách thô bạo” này. “Thế đấy. Đó là một tên Ba Lan. Bọn chúng bao giờ cũng phải phá hoại một cái gì đấy và phá vỡ những nguyên tắc nào đấy” – hẳn họ nghĩ vậy. Chỉ có thời gian đầu là Christiane cảm thấy lúng túng. Sau đó cô vui sướng trong cái ngày mà người ta mang giấy đến máy in cho họ. Cô thích thể hiện một cách phô trương “cho những người Đức ấy biết, cần phải thực sự đối xử với phụ nữ như thế nào”. Còn anh? Mặc dù hoàn toàn không muốn “phá vỡ các nguyên tắc”, nhưng đơn giản là anh không thể làm khác.
Anh chú ý để trong các mối quan hệ vời Christiane không đi quá khuôn khổ của tình bạn. Anh biết là anh có thể đi xa hơn nhiều. Nhưng anh không muốn. Trước hết là vì Christiane đã có gia đình khi anh xuất hiện ở Viện này. Cô hấp dẫn anh. Thời gian đầu, cô là người gần gũi với anh nhất ở đất Đức này. Có rất nhiều khi, với cách sống của anh, với những phản ứng của mình, thậm chí cô đã khiến anh nhớ tới Natalia. Có thể chính vì thế mà anh không muốn vừa qua ranh giới ấy. Anh không muốn phá đi một cái gì đấy và anh không thể xây bất cứ cái gì mới lên chính chỗ đó. Anh coi quãng thời gian ở Đức như một cái gì đó chuyền tiếp. Một “phòng chờ” trên con đường đi đến đích. Đích của anh là Mỹ. Anh cho rằng trong phòng chờ – Christian đã cười vì tính cường điệu của nhận định này – không nên trong bất cứ cây gì. Anh đã có mấy năm đẹp đẽ trong phòng chờ ấy và đôi khi anh có cảm giác là Christiane chờ đợi ở đấy một điều gì đó cùng anh.
Thoạt đầu khi nghe về kế hoạch ở Princeton, anh đã định phản đối. Song nghĩ đến hai tiếng được ngủ thêm ấy anh trả lời:
– Chrissie – cô thích anh gọi tên cô âu yếm như vậy – anh có để em lại một mình với đám người Đức ấy đâu. Bây giờ, khi anh đã dạy em uống vodka như một người Ba Lan chính hiệu thì tiếc lắm. Anh hiểu. Hôm nay anh sẽ bay đi Filadelfia lúc mười một giờ. Em đưa lên máy chủ FTP dữ liệu cho Princeton cho anh nhé. Anh không có trong laptop đâu, vì anh tuyệt nhiên không ngờ tới chuyến đó lịch này. Em sẽ tìm thấy nó trong máy tính trong phòng làm việc của anh. Máy lúc nào cũng bật đấy. Chrissie, khi đã ở trong phòng làm việc của anh rồi, thì tưới hoa hộ anh với nhé. Em không quên chứ? Em sẽ cố để không vào ICQ của anh khi đã mở máy của anh chứ? Bởi đằng nào những gì em thấy ở đấy cũng sẽ bằng tiếng Ba Lan. Và em chớ có học tiếng Ba Lan chỉ vì thế.
Anh cười trong ống nghe. Mặc dù Christiane hứa là “sẽ cố gắng”, nhưng anh biết rằng kiểu gì thì những cố gắng ấy cũng chẳng có kết quả gì. Chắc chắn cô sẽ xem tất cả nội dung trên ICQ của anh. Christiane thích biết tất cả về mọi người. Bao giờ cô cũng quan tâm đến anh nhất. Anh là người ở độ tuổi sinh sản tốt nhất, là giáo sư trẻ nhất của viện, anh hôn tay phụ nữ, còn cô thì thậm chí không thể xác định được anh ngủ với những ai hoặc với ai. Mặc dù Christiane khó có thề tin được nhưng từ lâu lắm rồi, anh chưa làm chuyện đó.
Khi anh đứng dậy, trên giương, chỗ anh ngồi nói chuyện với Christiane, có một đám to ướt sẫm. Ừ, anh đã chạy thẳng từ phòng tắm đến điện thoại. Bây giờ thì người anh đã khô. Anh ra phòng tắm để tắt điện. Lúc quay lại, anh thấy trên sàn nhà, gần cửa có một mảnh giấy. Anh cúi xuống nhặt. Fax của Christiane. Anh gọi xuống lễ tân và vặn báo thức thêm hai tiếng nữa.
Đi taxi từ khách sạn ra sân bay, anh đã tự hứa là sẽ không bao giờ uống nữa. Anh vẫn khó chịu khủng khiếp sau trận rượu. Anh đã không kịp cả nhấp một ngụm cà phê vì ngủ quên, radio trong taxi lại thông báo có một cơn bão sắp vào Bắc Carolina. Đến Filadelfia, bao giờ máy bay cũng bay qua Bắc Carolina!
Còn tồi tệ hơn là anh tưởng. Vừa qua New Orleans, sự nhộn nhạo đã bắt đầu. Anh nắm chặt thành ghế, như thể làm thế sẽ đỡ hơn. Mà đấy mới chỉ là bắt đầu. Bay được một giờ, khi họ rơi vào vùng lặng gió sau cơn bão ở Bắc Carolina, anh đã tự hứa thật to rằng sẽ kiêng tuyệt đối. Chỉ cần họ hạ cánh an toàn, anh sẽ không bao giờ đưa rượu lên miệng nữa. Anh nhớ lại những chuyến đi biển của họ ở trường trung cấp. Ruột gan cũng lộn ngược cả lên đến đau đớn. Không bao giờ anh quên được cảnh ánh mặt tái xanh như tàu lá cùng với mấy người khác nữa vắt người qua mạn tàu Ở Vịnh Biscayan, dừng nôn để trong sự đau đớn cùng cực ấy cười ông phụ trách neo tàu đang la hét ầm ĩ cố để át tiếng sóng:
– Anh em thủy thủ có biết cái gì là tốt nhất cho thời tiết như thế này không? Các anh em thủy thủ, mẹ kiếp, không biết! Tốt nhất cho thời tiết như thế này là nước ép anh đào, vì ở hai đầu nó đều có mùi vị như nhau. Các anh em thủy thủ hãy nhớ lấy điều đó. Hơn nữa, nôn mửa không phải là làm tình. Cần phải biết. Thằng thổ tả nào lại đi nôn ngược gió như vậy hả???
Chắc anh phải tái xanh như hồi ở trên tàu lần ấy, vì cô tiếp viên cứ chốc chốc lại đến chỗ anh và hỏi anh có cần gì không. Người ngồi ghế cạnh anh, một lão người Texas khổng lồ không lúc nào rời chiếc mũ cao bồi đội trên đầu đã tận dụng cơ hội đó. Trong khi anh đang chết dở sống dở thì lão hàng xóm ấy, như thể không có chuyện gì xảy ra, cứ mỗi lần cô tiếp viên đến là lại gọi rượu. Thỉnh thoảng lão thử mời anh. Anh từ chối với ánh mắt sợ hãi và ác cảm. Anh không thể tưởng tượng nổi một sự tra tấn ghê gớm hơn cái mùi whisky trong tình huống này.
Sự nhộn nhạo kéo dài cho đến phút cuối, và lúc máy bay hạ cánh cũng thật là khủng khiếp. Những bánh của máy bay va vào đường băng mạnh đến nỗi cả lão ngồi bên vốn dửng dưng với tất cả và đã say khướt cũng phải vừa hỏi vừa lúng búng:
– Chúng ta hạ cánh hay là bị người ta bắn đấy?
Lái xe của Đại học Tổng hợp Princeton do trường cử đi đang đợi anh ngoài cổng. Họ đi chừng một tiếng. Khi đã ở trong phòng mình, anh gọi điện ngay cho giáo sư xin hoãn cuộc gặp ba giờ. Anh đặt báo thức, đăng ký báo thức với lễ tân và đặt báo thức qua TV. Anh để tiếng cỡ to nhất. Anh không còn đủ sức để cởi quần áo nữa.
Anh tỉnh dậy ba lần, nhưng phải đến TV mới lôi được anh ra phòng tắm. Anh có mặt ở phòng của giáo sư trước giờ hẹn mấy phút. Anh biết ông khá rõ từ những cuộc gặp gỡ và hội nghị trước đây. Một ông già lập dị với mái tóc trắng. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Zurich – là điều mà ông nhấn mạnh đầy tự hào và nhắc đến Einstein một cách nồng nàn, bởi Einstein cũng tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Zurich – độ lượng với tất cả trừ việc không đúng giờ, hút thuốc lá và đàn bà làm khoa học. Chính xác theo thứ tự này.
Với anh bao giờ ông cũng nói tiếng Đức, hoàn toàn không đếm xỉa đến việc các cộng sự hay học trò của ông chẳng hiểu gì. Trong mỗi lần gặp gỡ ông đều khẳng định rằng viện của ông không hợp tác “với những nhà siêu sinh học ở Harvard, những kẻ vẫn không chịu biết rằng cá voi là động vật có vú”. Sau mỗi lần – rất tiếc là đúng với sự thật – ông lại khẳng định với anh rằng chắc chắn họ không hợp tác với Đại học Tổng hợp Harvard. Tuy nhiên ông không nói thêm rằng đó là mục đích của họ từ mấy năm nay.
Sếp của khoa sinh học phân tử của Harvard, về điều này thì anh biết được trong một buổi dạ tiệc tại một cuộc hội nghị nào đó – là vợ cũ của giáo sư của Princeton. Vì môi trường của các nhà khoa học nói chung là một trong những môi trường lắm chuyện ngồi lê đôi mách nhất, nên anh được nói nhỏ rằng hôn nhân của giáo sư và vợ cũ của ông chỉ tồn tại, chính xác bốn mươi bảy giờ. Từ mười một giờ sáng thứ bảy đến mười giờ sáng thứ hai, vì rằng phải đến giờ này các tòa án ở Massachusetts mới mở cửa. Hình như chính xác bốn mươi bảy tiếng sau hôn lễ, vợ giáo sư, tiến sĩ khoa học về sinh học, tốt nghiệp Đại học Sorbone ở Paris, đã đệ đơn ly hôn. Bản thân anh chưa bao giờ tiếp xúc riêng với giáo sư nhiều hơn một tiếng, nhưng như thế cũng đủ để anh hiểu được vợ cũ của ông.
Việc giới thiệu trong phòng làm việc của giáo sư – đương nhiên là bằng tiếng Đức – kéo dài hơn một tiếng một chút. Khoảng mười bảy giờ họ chở anh đến trung tâm máy tính của bệnh viện thuộc Đại học Tổng hợp Princeton, nơi anh phải cài đặt và chạy thử phiên bản quảng cáo cho chương trình của họ. Sau ba giờ làm việc, khi đã gần xong, anh ra khỏi trung tâm máy tính để đi tìm máy bán coca lon tự động. Nhất định gần đấy phải có. Trong các trường đại học của Mỹ, có thể không có thư viện, nhưng máy bán coca tự động thì phải có. Từ trung tâm máy tính sáng ánh đèn neon, anh bước ra hành lang tối.
– Ôi anh làm tôi giật cả mình! Tôi cứ nghĩ là ma cơ đấy. Anh đi giống hệt Thommy. Anh làm tôi giật thót cả mình. Anh ta cũng hay làm tôi giật mình.
Anh quay đầu về phía có tiếng nói phát ra. Chị tạp vụ da đen hiện ra lờ mờ ở đằng xa trong hành lang tối. Trông chị ta giống như người nô lệ trong tranh của Teodore Davis đang lượm bông trên đồn điền gần New Orleans. Cũng những nếp nhăn sâu ở nửa phân dưới mắt ấy. Cũng những con ngươi mắt trắng, to, bị những lằn máu cắt ngang ấy.
– Tôi không muốn làm chị giật mình. Tôi đang tìm automat bán coca. Thommy là ai vậy chị?
– Thommy cũng hay đi tìm coca. Anh ta làm việc ở đây nhiều năm thế mà chẳng bao giờ nhớ automat ở đâu – chị ta trả lời.
– Hôm nay chắc chắn tôi cũng sẽ không nhớ. Chị dẫn tôi ra chỗ automat và trên đường đi chị sẽ cho tôi biết Thommy là ai chứ?
– Anh không biết Thommy là ai? Thommy làm việc cách đây bốn hành lang. Ai cũng biết anh ta sau cái vụ anh ta lấy trộm não của Einstein. Anh biết ông Einstein, cái ông người Mỹ Do Thái ở Thụy Sĩ ấy chứ?
Lúc này thì anh quan sát chị ta kỹ hơn. Chưa hề có ai gọi Einstein là “người Mỹ Do Thái ở Thụy Sĩ” cả. Anh không thể đoán được tuổi của chị ta. Thỉnh thoảng anh phân vân, có phải những người da đen cũng không thể đoán được tuổi của người da trắng, vì họ thấy ai cũng giống ai. Chị ta nhắc anh nhớ đến Evelyn trong nhà hàng ở New Orleans. Đồ sộ, vuông từ vai đến đất, chắc nịch, với bộ ngực như hai cái gối, che lấp toàn bộ lồng ngực từ xương đòn đến bụng.
– Sao anh ta lại lấy cắp não Einstein? Thommy là ai? – anh tò mò hỏi thêm.
Người phụ nữ da đen đặt cái xô xuống làm bột trào cả ra ngoài và ngồi lên cái ghế dài gần lối vào toilet.
– Thommy là bác sĩ. Nhưng chẳng chữa bệnh cho ai. Cho nên không một ai kính nể anh ta. Đã thế buổi sáng anh ta lại không chào hỏi ai. Liệu sáng ra anh có chào hỏi ai vui vẻ khi mà anh phải mổ xẻ hai cái xác trước bữa sáng và bốn cái sau đấy? Tôi thì tôi kính trọng anh ấy. Cả Marilyn cũng thế. Thommy yêu Marilyn. Vào cái thời ấy, đàn ông và đàn bà vẫn còn yêu nhau lắm. Marilyn là bác sĩ trên tầng ba. Tôi không quét dọn trên ấy. Cố ấy xinh lắm. Tôi có thể hút thuốc được không?
Chị ta lấy cái hộp đựng thuốc sợi ra và bắt đầu quấn thành điếu.
– Tất nhiên rồi, chị cứ hút đi. Mà chị có thể quấn luôn cho tôi một điếu được không? Ở automat bán coca có bia không?
Anh lại quên lời thề trên máy bay. Chị ta cười.
– Bia á? Không có. Không bao giờ có. Ở đây, trong khu vực trường này, mua cocain còn dễ hơn cả mua bia.
– Thommy là ai và Marilyn là ai? – anh hỏi và ngồi xuống ghế cạnh chị ta.
Vì chị ta to đến nỗi ngồi gần kín cả cái ghế dài nên anh phải ngồi sát vào chị. Chị ta đưa cho anh một điếu thuốc cuốn. Họ ngồi hút thuốc trong hành lang tối. Hai đốm sáng. Yên tĩnh, chỉ có giọng nói trầm trầm của chị ta vang kinh khủng trong bóng tối ấy và trong cái hành lang dội âm ấy.
– Đúng ra là Marilyn làm ở khoa nhi. Bọn trẻ yêu cô ấy lắm vì cô ấy lúc nào cũng cười. Chỉ khi nào có một đứa nào chết, mới thấy trong mắt cô ấy có nước mắt. Bao giờ cô ấy cũng khóc trong toilet. Để bọn trẻ không nhìn thấy Thommy nghiên cứu về bệnh học. Anh ấy mổ xẻ tử thi để tìm trong đó cái gì đấy quan trọng. Nhờ những cái mà anh ấy tìm thấy có thể cứu được mạng sống cho những người khác. Mặc dù anh ấy cần thiết như thế, nhưng không ai khâm phục anh ấy Ngoài Marilyn. Có lẽ anh ấy cảm nhận được như thế nào đấy. Chuyện đã lâu lắm rồi, nhưng tôi nhớ ôư2ng chi tiết. Người ta chở Einstein đến vào trước nửa đêm. Ông bị bất tỉnh. Và mất ngay sau nửa đêm. Hôm ấy là thứ hai, ngày mười tám tháng tư năm năm nhăm. Hồi ấy tôi là người thực tập trẻ nhất. Ở đây tôi cứ tưởng như chỉ vừa mới hôm qua. Dạo ấy tôi quét dọn tầng một, tầng trệt và tầng hầm. Tất nhiên là Thommy biết và rất ngưỡng mộ Einstein. Với anh ấy, ông ta là sự thông minh không thể với tới được. Ai ở Princeton cũng biết Einstem. Cho dù đấy chỉ là vì tất cả cái đám nhà báo cứ bám theo Einstein ở khu vực trường này như một bầy sói.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.