Con Đường Phía Trước

CHƯƠNG 6. CÁCH MẠNG VỀ NỘI DUNG



Đã hơn 500 năm nay, khối lượng tri thức của loài người và thông tin đã được lưu trữ trên giấy. Hiện bạn đang cầm trên tay một cuốn như vậy (trừ phi bạn đọc cuốn sách này bằng đĩa CD-ROM có dính kèm theo sách hoặc một bản trực tiếp sắp tới). Giấy sẽ còn vĩnh viễn tồn tại cùng vơi chúng ta, nhưng tầm quan trọng của nó như phương tiện để lưu trữ và phân phối thông tin đã giảm đi rất nhiều.
Khi bạn nghĩ về một “Tài liệu”nào đó, có thể bạn hình dung ra một mảnh giấy có chữ nhưng đó là một định nghĩa quá hạn hẹp. Một tài liệu có thể là một thông tin dưới bất cứ một dạng nào. Một bài báo là một tài liệu, nhưng nghĩa rộng nhất của nó cũng có thể bao gồm một chương trình truyền hình, một bài hát hay một trò chơi video. Bởi vì tất cả các dạng thông tin đều có thể lưu trữ dưới dạng số, lúc đó chúng ta sẽ dễ dàng tìm, lưu trữ và chuyển vào xa lộ. Những tài liệu lưu trữ dưới dạng số trong tương lai sẽ bao gồm hình ảnh, âm thanh, lệnh lập trình giao lưu, phim hoạt hình, hoặc là một sự kết hợp các dạng trên với các dạng khác.
Trên xa lộ thông tin, các tài liệu điện tử có khả năng làm được nhiều điều mà không một tài liệu trên giấy nào có thể làm được. Kỹ thuật về cơ sở dữ liệu rất mạnh mẽ của xa lộ giúp cho chúng lập thành mục lục và có thể truy tìn nhờ sử dụng phương pháp khai thác giao lưu. Tóm lại, tài liệu dạng số này sẽ thay thế tài liệu in bởi chúng có thể giúp chúng ta bằng nhiều phương pháp mới.
Nhưng điều đó không thể có ngay trong ngày mai. Sách, báo, tạp chí vẫn còn nhiều lợi thế so với tài liệu dạng số. Phải mất một thời gian ít ra là khoảng 10 năm nữa. Muốn cho tài liệu dạng số đầu tiên đạt được mức độ phổ biến rộng rãi thì phải có những chức năng mới chứ không phải bằng các phương tiện cũ. Một máy thu hình lớn hơn, cồng kờng hơn, đắt tiền hơn một quyển sách hay một tạp chí nhưng những cái đó không hạn chế được tính phổ biến của nó. Máy thu hình đã đem phương tiện giải trí video vào từng gia đình và nó đã trở nên phổ biến cũng như sách báo và tạp chí vậy.
Sự cải tiến không ngừng của kỹ thuật máy điện toán và màn hình sẽ tạo ra cho chúng ta những quyển sách điện tử hoặc thư điện rất gọn nhẹ và phổ biến tuy kích thước chỉ bằng các quyển sách của chúng ta hiện nay. Bên trong cái hộp có kích cỡ và trọng lượng bằng một quyển sách bìa cứng là một màn hình để trình bày nội dung văn bản, hình ảnh, phim video với độ phân giải cao. Bạn có thể dùng tay để lật từng trang hoặc dùng tiếng nói để ra lệnh tìm những đoạn bạn cần.Bất cứ tài liệu nào có trên mạng bạn đều có thể truy tìm được bằng các thiết bị như vậy.
Vấn đề thực sự của tài liệu điện tử không phải chỉ đơn giản là để chúng ta có thể đọc chúng trên các thiết bị phần cứng. Quá trình từ sách giấy tới sách điện tử chính là giai đoạn cuối cùng của một quá trình hiện đang được thực hiện. Điều thú vị của tài liệu dạng số sự tái định nghĩa chính văn kiện đó.
Điều này sẽ gây ra những tranh cãi sôi nổi. Chúng ta sẽ phải thử suy nghĩ lại xem nghĩa của các từ như “tài liệu”, “tác giả”, “nhà xuất bản”, “văn phòng”, “lớp học” và “sách giáo khoa” là gì.
Ngày nay, nếu có hai công ty đang đàm phán một hợp đồng, bản dự thảo có lẽ sẽ được đánh vào máy tính rồi in ra giấy. Rất có thể nó được fax cho đối tác, nơi sẽ hiệu chỉnh và sửa đổi bằng cách viết ra giấy hay nhập văn kiện đã sửa vào máy tính rồi in ra. Đối tác lại fax văn kiện ấy về công ty đầu; một văn kiện mới lại được in ra trên giấy rồi lại được sửa chữa và fax, quá trình biên tập và in ấn lại tiếp tục. Trong sự chuyển giao nay thật khó nói rằng phía nào đã đề nghị những sửa đổi nào. Việc điều phối tất cả các khoản sửa đổi và truyền giao văn kiện đi gây nhiều sự trùng lặp. Tài liệu điện tử có thể đơn giản hoá quá trình này bằng cách cho phép một phiên của hợp đồng được gởi qua về với những sửa đổi, chú dẫn và chỉ định bên nào đã đề nghị khi được in ra cùng với văn bản gốc.
Chỉ trong vòng vài năm nữa tài liệu dạng số, cùng với chữ ký có thẩm quyền dạng số sẽ là văn kiện gốc, còn tài liệu in ra trên giấy chỉ là những bản phụ.
Nhiều thương vụ hiện đang tiến hành không cần giấy tờ và máy fax mà chỉ trao đổi các văn bản từ máy tính này qua máy tính đối tác thông qua thư tín điện tử. Cuốn sách này khó hoàn thành hơn nếu không có hộp thư điện tử. Các ý kiến độc giả mà tôi tham khảo nhờ đã gởi bản thảo bằng điện tử đến họ, đã giúp ích rất nhiều. Và nhờ vậy, tôi cũng có thể biết được ai có đề nghị gì và lúc nào.
Đến cuối thập kỷ này, một tỷ lệ đáng kể các tài liệu, kể cả trong các văn phòng, sẽ không phải hoàn toàn ở dạng in được trên giấy. Tựa như một cuốn phim hay một bản nhạc ngày nay, bạn có thể in nội dung tài liệu để xem trong không gian 2 chiều, nhưng nó giống như một dòng nhạc thay vì phải trải qua một quá trình ghi âm.
Một số tài liệu ở dạng số sẽ có nhiều ưu thế hơn đến nỗi người ta sẽ ít dùng các phiên bản bằng giấy nhiều nữa. Hãng Boeing đã quyết định thiết kế kiểu phản lực mới 777 bằng cách sử dụng tài liệu điện tử đồ sộ để lưu trữ tất cả các thông tin kỹ thuật. Để điều phối sự hợp tác của các nhóm thiết kế, các đội thi công và các nhà thầu bên ngoài, Boeing đã dùng tất cả bản in chi tiết và xây dựng một mô hình toàn cỡ rất tốn kém của máy bay khi chế tạo các kiểu máy bay trước đây. Khi chế tạ chiếc 777, Boeing đã không dùng các thiết kế chi tiết và mô hình toàn cỡ như trước nứa mà ngay từ đầu đã dùng tài liệu điện tử chứa mô hình 3 chiều dạng số của mọi bộ phận và xem chúng ráp nối với nhau thế nào. Các kỹ sư ở trạm điện toán sẽ có thể nhìn vào thiết kế và xem những hình ảnh khác nhau của mọi chi tiết. Họ có thể theo dõi tiến độ tại bất cứ khu vực nào, truy tìm những kết quả thí nghiệm với thông tin về giá cả, và thay đổi bất kỳ phần nào của thiết kế theo những phương cách không thể thực hiện nếu làm việc trên giấy. Mỗi người, làm việc với cùng một sự kiện, có thể tìm được những vấn đề đặc biệt liên quan tới mình. Mỗi thay đổi sẽ được cùng chia sẻ, mọi người đều có thấy được ai đã đề xuất, khi nào tại sao. Boeing đã có thể tiết kiệm hàng trăm ngàn bản vẽ và số ngày công tổng cộng lên tới nhiềunăm của hoạ viên, người sao chụp, bằng cách dùng tài liệu dạng số.
Làm việc với tài liệu dạng số sẽ nhanh hơn so với tài liệu bằng giấy. Bạn có thể truyền tài liệu đi ngay tức thời và việc truy lục lại cũng sẽ nhanh không kém. Những ai đó đã dùng tài liệu dạng số sẽ thấy rằng việc truy xuất nó sẽ đơn giản hơn nhiều, và viêc xem lại nó cũng nhanh chóng vì nội dung của tài liệu dạng số được tái cấu trúc rất dễ dàng.
Cách tổ chức một cuốn sổ đặt chỗ ở một hiệu ăn là theo ngày và giờ. Lần gữi chỗ 7 giờ tối được viết xa phía trang so với người đặt chỗ vào lúc 6 giờ. Những người đặt trước cho bữa ăn tối thứ bẩy được ghi sau những người đặt bữa trưa. Viên quản lý hay bất cứ ai khác có thể nhanh chóng tìm ra ai đã giữ chỗ vào ngày giờ nào, bởi vì thông tin về giữ chỗ được cung cấp theo cách đó. Nhưng nếu, vì một lý do nào đó, có một người nào muốn truy xuất thông tin hở một dạng khác, trật tự đơn giản này sẽ trở nên vô hiệu.
Hãy tưởng tượng sự khó khăn của người quản lý hiệu ăn khi tôi gọi điệntới nói “Tên tôi là Gates, vợ tôi đã đặt chỗ vào chỗ ở đâu đó vào tháng tới. Phiền ông kiển tra xem đấy là hôm nào”.
Viên quản lý rất có thể hỏi lại: “Xin lỗi, thưa ông, ông có biết bà ấy đặt chỗ vào ngày mấy không? “. “Không, đó là điều tôi muốn biết”. “Có thể là dịp cuối tuần chăng?”. Viện quản lý bây giờ sẽ lần giở các trang và hy vọngsẽ giảm thiểu được công việc này bằng cách tập trung xem những ngày ông ta cho là có thể.
Một hiệu ăn có thể dùng cuốn sổ đặt chỗ theo trang vì tổng số giữ chỗ không nhiều. Hệ thống giữ chỗ của một hãng hàng không không phải là một cuón sổ mà là cơ sở dữ liệu chứa một số lượng lớn các tin tức về chuyến bay, giá tiền đặt vé, vị trí chỗ ngồi vào hoá đơn than toán cho hàng trăm chuyến bay mỗi ngày hệ thống giữ chỗ SABRE của American Airlines chứa khối lượng thông tin 4,4 tỉ từ nhớ, tức hơn 4 triệu ký tự trên đĩa cứng của máy tính. Nếu thông tin của hệ SABRE được chép vào cuốn sổ đặt chỗ bằng giấy, nó sẽ chiếm khoản 2 tỉ trang.
Chừng nào chúng ta còn sử dụng tài liệu in trên giấy hoặc tiểu luận hoặc tiểu tập, chúng ta còn phải xếp thông tin theo hệ thống liền biểu, với các phụ lục, mục lục, bảng tra từ vựng theo thứ tự chữ cái phục vụ việc truy tìm khi cần. Trước khi thư mục của các viện được điện toán hoá, các sách mới được nhập ca-ta-lô bằng những phiếu khác nhau sao cho độc giả có thể tìm sách theo tựa đề, theo trên tác giả hay theo đề mục. Sự chống lặp này là để cho việc tìm kiếm thông tin được dễ dàng.
Khi tôi còn bé, tôi rất mê bộ bách khoa từ điển thế giới 1960 của gia đình tôi. Bộ từ điển đó có nhiều cuốn được bọc bằng bìa cứng, gồm toàn văn bản và hình ảnh. Từ điển có hình chiếc máy quay đĩa của Eđisơn nhưng không cho tôi nghe được những âm thanh của nó. Trong từ điểm cũng có hình của các con nhộng đang hoá thành bướm nhưng không có video để làm cho sinh động. Và thật là thú vị nếu như nó thể kiểm tra lại tôi xem tôi có đã đọc và hiểu được những gì, hoặc những thông tin đó có được thường xuyên cập nhật. Tất nhiên là hồi đó tôi không biết hết những khuyết điểm này. Khi tôi nên 8, tôi bắt đầu đọc quyển thứ hai và nhất định sẽ đọc hết từng cuốn một. Tôi đã có thể tiếp thu nếu một số đoạn không quá khó về lịch sử thế kỷ 16 hay về y khoa. Thay vào đó, tôi tìm đọc các đề tài tôi thích như các loài rắn, các bài về Gary, Indiana, và sau đó về khí đốt. Nhưng dù sao tôi cũng dành nhiều thời gian mãi miết đọc bộ từ điểm này suốt trong 5 năm cho tới vần ‘P’ của bộ từ điểm. Sau đó, tôi phát hiện ra là bộ bách khoa từ điển Britanica phong phú và chi tiết hơn nhiều. Tuy nhiên, cho đến lúc đó thì tôi không còn đủ kiên nhẫn để đọc nữa. Hơn nữa, để thoả mãnchí tò mò của mình, tôi đã dành hết thì giờ rảnh rỗi đẻ nghiên cứu máy điện toán.
Các bộ từ điển bách khoa toàn thư viện nay gồm ít nhất khoảng 20 tập, với hàng triệu chữ và hàng trăm hình ảnh minh hoạ, với giá hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn mỹ kim. Quả thật là một khoản đầu tư lớn, chưa kể đến những việc thông tin đó dễ bị lạc hậu một cách nhanh chóng. Bộ từ điển bách khoa toàn thư Encarta của Microsoft, hiện bán chạy hơn cả những từ điển in và các từ điển bách khoa toàn thư đa phương tiện khác, nằm gọn trong một đĩa CD-ROM duy nhất nặng chỉ có một lạng Anh. Encarta bao gồm 26.000 đề tài với chín triệu chữ, 8 tiếng đồng hồ ân thanh, 7.000 hình ảnh minh hoạ 800 bản đồ, 250 bảng biểu giao lưu, và hơn 100 hoạt hình và các đoạn cắt phim video với giá chưa tới 100 đôla. Bạn có thể nghe thử âm thanh của một nhạc cụ của Ai-cập, hoặc nghe bài diễn văn thoái vị năm 1936 của Vua Edward đệ tam của nước Anh, hoặc xem một đoạn phim hoạt hình minh hoạ sự hoạt động của một chiếc máy nào đó, tất cả đều nằm gọn trong một chiếc đĩa, và cho tới nay chưa họ có một bộ từ điển bách khoa toàn thư in nào có thể sánh được.
Những bài trong từ điển bách khoa in thường đi kèm theo một danh sách các đề tài có liên quan khác. Để có thể đọc được chúng, bạn phải lục tìm phần tham khảo, đôi khi nó lại nằm trong một tập khác. Còn với từ điển bách khoa trong đĩa CD-ROM, tất cả công việc bạn phải làm là kích mục tham khảo và bài đó sẽ xuất hiện. Trên xa lộ thông tin, các phần trong từ điển sẽ được liên kết với các đề tài liên quan – không chỉ những đề tài có trong từ điển mà cả những đề tài thuộc các nguồn khác. Hoàn toàn không có sự hạn chế nào trong việc bạn muốn tham khảo bao nhiêu chi tiết liên quan. Trên thực tế, cuốn từ điển bách khoa trên xa lộ không chỉ là cuốn sách tham khảo đặc biệt, mà nó là cánh cửa dẫn tới mọi loại kiến thức.
Ngày nay, tin tức ở dạng ấn phẩm rất khó truy tìm. Hầu như không thể tìm được các thông tin tốt nhất về một chủ đề đặc biệt nào (sách, báo mới và trích đoạn phim). Việc thu nhập những tin tức bạn cần rất tốn thời gian. Chẳng hạn bạn muốn đọc tiểu sử của tất cả các người đoạt giải Nobel gần đây, việc truy lục sẽ mất hơn một ngày hơn. Ngược lại với tài liệu điện tử, nhờ có kỹ thuật tương tác nên sẽ xuất hiện ngay khi bạn yêu cầu một loại thông tin nào. Nếu bạn thay đổi ý kiến, tài liệu tương ứng cũng sẽ đáp ứng ngay. Khi bạn quen với hệ thống này, bạn có thể xem một thông tin nào đó bằng nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau và điều này làm thông tin càng quý giá hơn. Tính linh hoạt đó kích thích óc tìm tòi, và khi bạn đã khám phá ra được điều gì đó, nó chính là phần mở thưởng cho bạn vậy.
Bạn cũng có thể tham khảo tin tức thời sự hàng ngày bằng cách tương tự. Bạn có thể quy định bản tin phát cho bạn kéo dài trong bao lâu tuỳ bạn. Việc tập hợp các bản tin để phát riêng cho bạn có thể bao gồm các hãng tin trên thế giới như NBC, CNN, hoặc the Los Angeles Times với bản tin dự bào thời thiết từ một đài khí tượng địa phương nào bạn ưa chuộng. Bạn có thể yêu cầu các bản tin dài hơn về những đề tài bạn quan tâm và chỉ lướt qua các tin khác. Trường hợp ban đang xem bản tin phát riêng, nhưng bạn muốn xem thêm một số tin khác ngoài những tin bạn yêu cầu trước đó, bạn sẽ được phục vụ ngay.
Trong số các tài liệu trên giấy, tiểu thuyết là một loại ít có lợi nhất cho việc điện tử hoá. Tất cả các sách tham khảo đều có một chỉ số ấn bản, nhưng tiểu thuyết không có, vì không có nhu cầu tra cứu một vấn đề gì đó trong loại hình này. Tiểu thuyết là một dạng tài liệu “thẳng” (nghĩa là không rẽ nhánh tới các tài liệu liên quan). Cũng tương tự như vậy, chúng ta xem đa số các phim truyện một mạch từ đầu đến cuối. Nhận định này không tính kỹ thuật mà là tính thẩm mỹ: Tính chất một mạnh này phù hợp với quá trình kể chuyện. Những dạng khác cho loại truyện có tương tác với người đọc đang được hình hành, sử dụng lợi điểm của ngành điện tử, tuy nhiên, tiểu thuyết và phim truyện một mạch sẽ vẫn còn phổ biến.
Xa lộ thông tin sẽ phân phối tài liệu dạng số với giá rất rẻ, dù dưới hình thức nào. Rồi đây, hàng triệu người và công ty sẽ tạo thêm tài liệu và sẽ phát triển xa lộ. Trong đó có môt số tài liệu bạn phải trả tiền và số khác được miễn phí giá của bộ nhớ dạng số sẽ rẻ một cách không ngờ. Chẳng bao lâu nữa, giá đĩa cứng trong máy điện toán cá nhân sẽ chỉ khoảng 0,15 Mỹ kim cho một megabyte thông tin (hiện tại giá tháng 10 năm 1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh đúng y như vậy) nói một cách cụ thể, một megabyte sẽ chứa được khoảng 700 trang văn bản, cho nên giá chỉ vào khoảng 0,00021 Mỹ kim. Và giả sử tuổi thọ của một đĩa cứng là khoảng 3 năm thì giá mỗi trang trong mỗi năm chỉ có 0,00007 Mỹ kim, và giá của bộ nhớ sẽ ngày càng rẻ hơn. Giá của đĩa cứng sẽ giảm xuống chỉ khoảng 50% mỗi năm trong những năm qua.
Văn bản dưới dạng số rất dễ lưu trữ bởi chúng được nén lại. Một câu tục ngữ nói rằng một tấm ảnh xứng đáng hơn ngàn lời nói rất phù hợp với thế giới dạng số. Những hình ảnh có chất lượng cao chiếm nhiều chỗ hơn văn bản, và phim video còn tốn hơn nhiều (bạn cứ hình dung rằng cứ mỗi giây phải có ít nhất 30 hình ảnh liên tục xuất hiện). Tuy nhiên, phí phân phối các loại dữ liệu này cũng rất thấp. Một phim truyện chiếm khoảng 4 gigabyte (tức 4.000 megabyte) được nén dưới dạng số trong đĩa cứng với giá khoảng 1.600 Mỹ kim.
1.600 Mỹ kim cho một phim không phải là giá rẻ. Tuy nhiên, một cửa hiệu cho thuê phim video thường mua ít ra là tám bản của một phim đang ăn khách nhất với giá khoảng 800 Mỹ kim một phim. Với 8 bản đó cửa hàng chỉ có thể cho tám khách thuê trong một ngày.
Một khi đĩa cứng và máy điện toán quản lý nó được nối với xa lộ thông tin, người ta chỉ cần một bản thông tin chứa phim này đã đủ để cho mọi người đều xem được. Những loại tài liệu phổ biến nhất sẽ được sao thành nhiều bản lưu trữ trên nhiều đài dịch vụ khác nhau để có thể phục vụ cho nhiều người. Đối với các đài dịch vụ trong tương lai, họ chỉ cần một khoản đầu tư xấp xỉ bằng khoản tiền các cửa hàng cho thuê băng video dùng để mua một phim video hiện nay là để phục vụ cho hàng ngàn khách hàng xem cùng một lúc. Và khoản phí mà người sử dụng phải trả là khoản phí trang trải cho phần lưu trữ trong đĩa và phí truyền thông. Giá này sẽ càng ngày càng rẻ đến mức gần như miễn phí.
Điều này không có nghĩa là thông tin sẽ được biếu không, nhưng phí phân phối thông tin sẽ rất thấp. Khi bạn mua một cuốn sách, phần tiền trả cho việc xuất bản và phân phối cuốn sách lớn hơn là cho công trình của tác giả. Sách phải được in và đóng. Phần lớn các nhà xuất bản đầu tư vào ấn bản đầu tiên và quan tâm đến số lượng mà bản in mà họ nghĩ có thể bán được. Vốn của các nhà xuất bản đầu tư vào khâu kinh doanh này là một sự mạo hiểm về tài chính đối với họ: họ có thể sẽ không bán hết các bản in, nhưng cho dù bán hết đi chăng nữa sẽ mất một khoản thời gian dài. Trong khi đó nhà xuất bản phải cất giữ sách, giao tới các đại lý và cuối cùng phân phối cho các hiệu sách. Những người này cũng phải đầu tư vốn và mong thu được lợi nhuận từ đó.
Trong khi người tiêu thụ chọn sách và trả tiền, lợi nhuận cho tác giả chỉ là một khoản tiền rất nhỏ so với toàn bộ số tiền dành cho các chi phí xuất bản và giao hàng. Tôi thích gọi hiện tượng này là “ma sát” trong phân phối vì nó cản trở nhiều mặt và tiêu tán tiền bạc từ tác giả đến những người khác.
Xa lộ thông tin sẽ triệt tiêu phần lớn ma sát tự do này. Sự loại bỏ ma sát trong phân phối thông tin có tầm quan trọng đặc biệt của nó. Nó sẽ khuyến khích tác giả và tăng số lượng độc giả lên hơn nhiều.
Phát minh của Gutenberg trong công nghệ in ấn đã thực sự thay đổi hệ thống phân phối- nó giúp cho bất kỳ loại thông tin nào cũng được phát hành một cách nhanh chóng và tương đối rẻ. Công nghệ in ấn sản sinh ra các phương tiện truyền thông đại chúng bởi vì nó cung cấp việc sao chép với giá thấp. Sách vở càng đưa ra thị trường càng nhiều, càng thúc đẩy công chúng đọc sách, do con người viết ra. Những cá nhân có thể ghi và theo dõi nhật ký. Các nhà kinh doanh có thể theo dõi hàng hoá lưu kho và dự thảo hợp đồng. Nhưng để áp dụng này tới được đông đảo quần chúng, chúng ta còn cần phải cớ nhiều người có học thật tạo ra một “nền tảng”, lời nói khi được viết và phân ra phải thật sự hữu dụng,
phải xem là kho dự trữ thông tin. Sách với số lượng lớn giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao tri thức, vì thế chúng tư có thể nói rằng, công nghệ in ấn khi bạn chuẩn bị bản gốc.
Trong thập niên 30, Chester Caslson, thất vọng bởi gặp quá nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị đơn xin phép độc quyền nhãn hiệu (vì phải sao chép những bản vẽ văn bản viết tay ra thành nhiều bản), đã phát minh một phương pháp để sao chép tài liệu với số lượng nhờ theo yêu cầu vào năm 1940. Năm 1959, công ty do ông sáng lập, sau đó được gọi là công ty Xerox, lần đầu tiên đã sản xuất thành công dây truyền sản xuất máy sao chụp. Máy sao chụp 914 có thể sao chép tài liệu với số lượng vừa phải một cách dễ dàng và không tốn kém, khởi đầu sự cho sự phát triển ồ ạt tất cả các loại thông tin ấn hành với số lượng nhọ. Số liệu thống kê của thị trường thời đó cho thấy công ty Xerox đã bán được 3000 máy sao chụp đầu tiên của họ. Một năm sau khi máy Xerox được giới thiệu, hãng đã nhận được trên 200.000 đơn đặt hàng, 50 triệu bản sao đang được tạo ra mỗi tháng. Vào năm 1986, hơn 200 tỷ bản sao đã được xuất mỗi tháng, và số lượng đó đang ngày một tăng lên. Số lượng những bản sao chép này sẽ không bao giờ có được nếu kỹ thuật không quá dễ dàng và giá cả không quá rẻ như vậy.
Máy Photocopy và các thế hệ sau này của nó, máy in laze để bàn, cùng với phần mềm chế bản thông qua máy điện toán cá nhân – tạo điều kiện dễ dàng cho hàng loạt các bản in, biên bản ghi nhớ, bản đồ của các đối tác, truyền đơn, tờ bướm quảng cáo, và các loại tài liệu cần in số lượng nhờ ra đời. Carlson còn là người có công trong việc giảm đi sự cạnh tranh trong phân phối về thông tin. Thành công vang dội của ông về máy sao chụp chứng minh rằng một khi sự cạnh tranh về phân phối thông tin giảm đi, nó sẽ tạo ra những điều kỳ diệu khác.
Tất nhiên, việc tạo ra những văn bản sao của một tài liệu dễ dàng hơn nhiều so với vịc viết ra những gì đáng cho người ta đọc. Không có giới hạn thực sự nào đối với số lượng sách xuất bản trong một năm nhất định nào đó. Một hiệu sách tiêu biểu nào đó có thể bày bán 10.000 đầu sách khác nhau, và số cửa hàng cao cấp mới có thể chứa đến 100.000 tựa đề. Chỉ có một tỷ lệ nhọ, dưới 10% của tất cả sách người xuất bản là có thể mang lại lợi nhuận cho những công vượt trên kỳ vọng cuồng nhiệt nhất của bất cứ người nào.
Quyển sách tôi thính nhất gần đây là quyển A Brief History Of Time – Lược sử về thời gian do Stephen W. Hawking, một nhà khoa học lừng lẫy, nhưng bị sơ cứng động mạch, căn bệnh đó giam ông ta trên chiếc xe lăn và ông đã gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người. Nhưng điều gì sẽ xẩy ra nếu như bản luận án của ông về nguồn gốc của vũ trụ chỉ do một nhóm nhờ xuất bản ấn hành, và mỗi người trong đó chỉ có thể sản xuất ra với một số lượng một vài quyển một năm? Giả sử một biên tập viên có nhiệm vụ thẩm định sách để ấn hành và ông ta phải chọn lựa giữa việc cho in sách của Hawking hay cho in một cuốn sách về tình dục của Madonna? Một cuộc đánh cuộc chắc thắng là sách của Madonna sẽ được lựa chọn, bởi vì thế cầm chắc rằng người ta có thể bán ra 1 triệu cuốn. Và quả vậy, điều đó đã xẩy ra. Nhưng điều đáng kinh ngạc hơn là sách của Hawking đã bán được 5,5 triệu cuốn, và hiện vẫn còn đang bán rất chạy.
Đôi khi, những loại sách thường bị quên nhưng rồi lại được bán rất chạy nhất là làm ngạc nhiên không ít người (trừ tác giả). Một cuốn sách tôi rất yêu thích khác là cuốn The Bridges of Madison County, tạm dịch là Những chiếc cầu của Quận Madison, một tiểu thuyết được giáo viên trường thương mại về thông tin truyền thông xuất bản. Nó không được nhà xuất bản đánh giá là sách bán chạy nhất bởi không một ai thật sự biết điều gì sẽ thu hút thị hiếu của độc giả. Hầu như vào bất cứ lúc nào, tờ New york Times cũng liệt kê danh mục những sách bán chạy xuất hiện chẳng biết từ đâu bởi chi phí cho phát hành sách thật không đáng kể so với loại thông tin đại chúng khác, cho nên các nhà phát hành đủ sức thử vận may.
Chi phí dành cho phát hành phim và truyền hình cao hơn sách rất nhiều, vì vậy sẽ có nhiều rủi ro hơn nếu ai đó dám phiêu lưu. Trong giai đoạn khởi đầu của ngành truyền hình, lúc đó chỉ vài đài truyền hình trong mỗi đường dân cư, hầu hết chương trình đều nhằm phục vụ cho đại đa số người xem.
Cáp truyền hình đã giúp tăng khả năng chọn lọc chương trình dù nó không được phát minh vì mục đích đó. Cáp truyền hình xuẩt hiện cuối thập liên 40 như là một cách thu chương trình tốt hơn cho các khu vực xa đài phát. Khán giả có máy thu bị che khuất bởi núi đồi, dựng các ăng-ten công cộng nối với hệ thống cáp địa phương. Không một ai lúc đó để ý rằng khi họ nhận được các truyền hình có chất lượng cao sẽ trả tiền để xây dựng hệ thống cáp giúp cho họ có thể xem những kênh chỉ toàn video ca nhạc hoặc toàn tin tức và dự báo thời thiết 24 tiếng đồng hồ một ngày.
Khi số đài truyền hình tăng lên từ 3 hoặc 5 lên đến 24 hay 36, việc biên tập các chương trình phải thay đổi hẳn. Giả sử bạn đang phụ trách kênh 30 và bạn sẽ không thu hút khán giả nếu bạn chỉ bắt chước chương trình của các kênh kia.
Thay vào đó, các nhà biên tập chương trình cho kênh cáp buộc phải nghĩ đến chuyện tạo ra nhưng chương trình đặc biệt của riêng kênh mình. Giống như các tờ tin thư hay tạp chí chuyên đề, những kênh mới này thu hút một số khán giả riêng bằng cách hướng đến các sở thích đặc biệt của họ. Điều này khác với cách biên tập chương trình chung cho đại chúng. Tuy nhiên chi phí sản xuất và số lượng kênh có hạn sẽ khống chế số chương trình truyền hình loại này.
Mặc dù phí tổn ấn hành một cuốn sách ít hơn nhiều so với một số chương trình truyền hình, nhưng vẫn còn quá đắt só với nó phát hành nó bằng điện tử. Để xuất bản một cuốn sách, nhà xuất bản phải đồng ý trả chi phí ban đầu cho việc ấn loát, phát hành và tiếp thị. Xa lộ thông tin sẽ tạo môi trường mới thênh thang không qua các khâu rào chắn này. Hiên nay, mạng Internet là phương tiện xuất bản lớn nhất chưa từng bao giờ có.
Bản tin công cộng của mạng Internet đã chứng minh thay đổi sẽ xảy ra khi mọi người có thể tiếp cận được với mạng và đều có thể gởi các mẫu tin, hình ảnh hay các phần mềm do họ sáng tạo ra. Chính bản tin công cộng của mang Internet đã góp phần vào việc phổ thông háo mạng Imternet. Để phát hiện thông tin của mình, tất cả những gì bạn phải làm chỉ là đánh máy nội dung suy nghĩ của bạn và gởi nó vào một nơi nào đó trên mạng. Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều rác rưởi và thậm chí cả vi trùng trong đó nữa. Một bản tin tiêu biểu thường chỉ dài một hoặc hai trang. Một mẫu tin phát trên bản tin công cộng hoặc đưa vào danh mục thư từ của mạng sẽ có thể tới hàng triệu người và lôi cuốn họ tham gia tranh luận, bàn bạc, hoặc cũng có thể nó vẫn nằm trên đó nhưng không gây một tác động nào. Lý do khiền mọi người tự nguyện chấp nhận điều kiện thứ hai đó là và khoản phí phân phối rất thấp. Dải thông của mạng rất rộng, cộng với các yếu tố khác khiến phí phát hành thấp đến mức người ta không họ e ngại gì về khoản phí khi gởi đi một bản tin. Nếu có chăng thì đó là do bạn e ngại rằng bản tin của mình không được ai quan tâm tới. Ngược lại, nếu bản tin của bạn là bản tin mang tính phổ biến, được nhiều người đọc và có thể họ sẽ chuyển tiếp dưới hình thức e – mail cho bạn bè cùng đọc và góp ý, bình luận.
Thông tin qua các bản tin của Internet cực kỳ nhanh chóng và rất tiết kiệm. Liên lạc bằng thư tín hay điện thoại khá tốt để nói chuyện tay đôi nhưng sẽ rất đắt nếu thảo luận nhóm. trung bình, để in và gởi một bức thư tốn 1 đôla và cũng khoảng giá đó cho một cuộc đàm đường dài. Và để thực hiện một cuộc điện đàm như thế, bạn phải biết số đầy đủ và phải sắp xếp giờ phù hợp. Vì vậy việc tiếp xúc, dù chỉ một nhóm nhọ, cũng mất thì giờ và sức lực đáng kể. trên bảng tin công cộng của mạng Internet, tất cả những gì mà bạn phải làm là chỉ đánh mẩu tin đó một lần thôi nhưng bạn có thể gởi cho rất nhiều người.
Các bản tin công cộng trên mạng Internet bao gồm mọi loại đề tài. Có thể có ai đó gởi một vài mẫu tin không nghiêm túc lắm. Cũng có thể có một vài người chuyển những mẫu tin với nội dung tuế cho ai đó trong danh sách của mạng. Nếu đó là những chuyện hài có nội dung tốt, nó sẽ chuyển tiếp đến người khác như là thư điện tử. Vào cuối năm 1994, một mẫu tin giật gân về việc Microsoft sắp mua đứt một nhà thiên chúa giáo. Hàng ngàn bản sao mẫu tin đó được lan truyền trong Microsoft bằng hệ thống e-mail của chúng tôi. Tôi đã nhận hơn 20 mẫu tin buồn cười như vậy từ bạn bè và đồng nghiệp trong và ngoài công ty.
Cũng có khá nhiều ví dụ đứng đắn hơn về việc dùng mạng để động viên những người có cùng sở thích chia sẻ một mối quan tâm và quyền lợi chung.
Thông tin phát hiện mạng được tập chung lại theo từng đề tài. Mỗi bản tin công cộng hoặc nhóm tin tức nào đó có tên gọi, và bất cứ ai quan tâm tới nó đều có thể “dán” bản tin của mình lên đó. Còn những ai chỉ quan tâm đến một loại tin mình thích có thể lục tìm trong một danh mục có xẵn trên đó. Nếu bạn muốn giao lưu về những hiện tượng khác thường bạn có thể tham gia nhóm tin alt.paranormal. Nếu bạn muốn thảo luận về những sự việc mà những người khác không tin, bạn cũng có thể gia nhập sci.skeptic.
Hoặc bạn có thể liên lạc với copernicus bbn.com và xem hệ thống nối mạng trường học Quốc gia Testbed về một bộ sưu tập các dự án bài học do trường mẫu giáo thông qua viên lớp 12 thực hiện. Gần như bất kỳ chủ đề nào bạn nêu ra đều có thể tìm được nơi phù hợp nhất nó trên hệ thống mạng.
Chúng ta đã chứng kiến phát minh của Gutenberg đã sản sinh ra ngành xuất bản đại chúng, nhưng văn học cuối cùng đã thúc đẩy rất mạnh khả năng liên lạc riêng lẻ từng người từng với nhau. Truyền thông điện tử phát triển theo nhiều hướng khác. Nó khởi đầu như là một thư tín điện tử, một phương tiện để các nhóm nhờ có thể liên lạc được với nhau. Còn bây giờ hàng triệu người đang tận dụng mạng phân phối thông tin với giá rất rẻ để liên lạc với nhau trên phạm vi hết sức rộng rãi vô vàn hình thức khác nhau.
Mạng Internet có khả năng tiềm tàng vô cùng lớn lao, nhưng điều quan trọng là so với uy tín không ngừng tăng lên của nó thì những gì người ta mong đợi ở nó, nó chưa thực hiện được nhiều. Tổng số người sử dụng mạng Internet và sử dụng hệ thống trực tuyến phục vụ cho thương mại như Prodigy, CompuServe và America Online vẫn còn là một tỷ lệ rất nhỏ so với dân só. Các cuộc khảo sát chỉ ra rằng chỉ có khoảng 50% những người sử dụng máy điện toán cá nhân ở Mỹ có gắn modem nối mạng, và khoảng dưới 10% của số người đó có thuê bao dịch vụ trực tuyến. Nhiều người thuê bao chưa đầy một năm đã huỷ hợp đồng.
Hiện nay, chúng ta cần một khoản đầu tư lớn để phát triển nội dung của mạng trực tuyến nhằm nâng số người sử dụng từ 10% lên 50%, thậm chí 90%, và tôi tin rằng chúng ta sẽ đạt được tỷ lệ đó. Một phần của lý do vì sao chưa huy động được nguồn đầu tư là vì cơ chế đơn giản để cho tác giả và các nhà xuất bản thu phí từ những người sử dụng hay phí các nhà quảng cáo phải trả chỉ vừa mới hình thành.
Các cơ sở dịch vụ hệ trực tuyến có thu phí nhưng họ phải trả tiền bản quyền tác giả cho những cung cấp thông tin chỉ ở khoảng từ 10 cho đến 30% số tiền mà người sử dụng đã trả cho họ. Cho nên kết quả thu nhập của người cung cấp thông tin không đủ mạnh để khuyến khích họ tạo ra những thông tin trực tuyến hấp dẫn hơn.
Trong vài năm tới, các cơ sở dịch vụ trực tuyến sẽ phát triển và sẽ giải quyết những vấn đề này để khuyến khích những người cung cấp thông tin cung cấp thêm nhiều thông tin hơn nữa. Sẽ có nhiều phương pháp thanh toán khác nhau cho người thuê bao, từng tháng, từng giờ, hay từng thông tin một, và các khoản phí quảng cáo sẽ được áp dụng như vậy nhằm làm cho những người cung cấp thông tin có được khoản thu nhập xứng đáng hơn. Khi thực hiện được điều đó, một hình thức thông tin đại chúng mới sẽ xuất hiện. Quá trình đó có thể mất vài năm, và một thế hệ mới về kỹ thuật mạng, như kỹ thuật ISDN và modem cáp, sẽ ra đời dưới hình thức này hay hình thức khác. Khi điều đó được thực hiện, nó sẽ mở ra nhiều cơ hội to lớn cho tác giả, biên tập viên, giám đốc – cho tất cả những nhà sáng tạo ra tài sản trí tuệ.
Khi hình thức thông tin đại chúng mới ra đời, nội dung đầu tiên của nó sẽ lấy từ các nguồn thông tin khác. Nhưng để tận dụng lợi thế của khả năng thông tin điện tử, nội dung sẽ được xếp theo từng tác giả, từng đề tài. Từ trước đến nay, hầu hết nội dung trực tuyến đều được thu gom từ các nguồn khác. Các nhà xuất bản sách báo, tạp chí lấy những bài viết và đã đăng trên báo chí để nhét lên mạng, và thường loại bỏ các hình ảnh, biểu đồ kèm theo. Những bản tin công cộng và thư điện tử khá hấp dẫn nhưng thực sự chưa thể hiện được vô vàn hình ảnh phong phú trong cuộc sống cả chúng ta. Nội dung trên các đài dịch vụ trực tuyến cần phải có thêm hình ảnh, biểu đồ và liên kết với những thông tin có liên quan.
Khi thông tin liên lạc trở nên nhanh hơn và khả năng thương mại rõ rệt hơn, nhiều phương tiện audio (tiếng nói) và video (hình ảnh) cần được thêm vào các tài liệu điện tử.
Sự phát triển của đĩa CD-ROM đã cung cấp cho chúng ta một số bài học có thể áp dụng vào việc tạo ra nội dung cho phương tiện trực tuyến. Các tựa đề đa thông tin trên đĩa CD-ROM có thể kết hợp thêm nhiều loại thông tin khác nhau – nội dung, đồ hoạ, hình ảnh, phim hoạt hình, nhạc, và phim video – vào trong một loại thông tin. Phần lớn giá trị của những tựa đề hiện có nằm ở nghĩa “đa” chứ không phải ở nghĩa “phương tiện”. Chúng là những thể hiện số lượng gần đúng nhất là về thể loại tài liệu phong phú trong tương lai.
Nhạc và các dạng âm thanh khác trên đĩa CD-ROM nghe có rõ nhưng chưa tốt bằng nhạc trên đĩa CD. Bạn có thể lưu trữ âm thanh có chất lượng của đĩa CD trên đĩa CD-ROM nhưng định dạng mà nó sử dụng lại rất cồng kềnh, cho nên nếu bạn cho lưu trữ quá nhiều âm thanh có chất lượng của đĩa CD, bạn sẽ không còn chỗ cho dữ liệu, đồ hoạ, và các dạng thông tin khác.
Các phim video trên đĩa CD-ROM cũng cần được cải tiến. Nếu bạn so sánh chất lượng của hình ảnh mà một máy điện toán cá nhân có thể trình bày với hình ảnh có kích thước bằng cỡ con tem thư cách đây vài năm, sự tiến bộ quả là khá ngạc nhiên. Những người sử máy tính trước đây khi lần đầu xem phim video trên màn hình máy tính đã phải giật mình. Chất lượng hình ảnh đã có thể tương đương với truyền hình trong thập niên 50. Nhưng dù vậy kích thước và chất lượng sẽ được cải tiến với những bộ xử lý cực nhanh và kỹ thuật nén thông tin tốt hơn. Cuối cùng hình ảnh trên máy vi tính sẽ tốt hơn trên truyền hình hiện nay nhiều.
Kỹ thuật về CD-ROM có khả năng tạo ra một dạng các ứng dụng mới. Các danh mục phục vụ mua sắm, tham quan bảo tàng, và sách giáo khoa, đang được tái xuất bản trên dạng mới khá hấp dẫn này. Tất cả các loại đề tài được đề cập tới. Kỹ thuật và sự cạnh tranh sẽ khiến cho việc cải tạo chất lượng các tựa đề diễn ra rất nhanh. Đĩa CD-ROM sẽ được thay thế bằng một loại đĩa mới công xuất cao, về hình thức nhìn giống như một đĩa CD hiện nay nhưng nó chứa một loại dữ liệu lớn hơn gấp 10 lần. Nhờ có công suất lớn như vậy, đĩa CD mở rộng sẽ có khả năng chứa phim video dạng số dài hơn thời gian 2 giờ như hiện nay, có nghĩa nó có thể chứa chọn bộ phim. Chất lượng hình ảnh và âm thanh sẽ tốt hơn rất nhiều so hình ảnh trên máy thu hình hiện nay, và các thế hệ mới của các chíp đồ hoạ sẽ giúp cho các tựa đề đaphương tiện có được chất lượng đặc biệt của Hollywood theo sự điều chỉnh giao lưu của người sử dụng.
Đa phương tiện trên CD-ROM ngày nay rất phổ biến bởi vì nó tạo cho người sử dụng khả năng giao tiếp hơn là mô phọng kỹ thuật truyền hình. Yêu cầu thương mại về tính tương tác đã được thể hiện ở tính phổ biến của những trò chơi trên CD-ROM mang tính đại chúng như là Broderberund’s Myst và Virgin Interactive Entertaiment’s Seventh Guest, đó là những truyện trinh thám, một tiểu thuyết mang tính tổng hợp của truyện kể kết hợp với hàng loạt những câu đố giúp người chơi có thể tiến hành điều tra một sự huyền bí, thu thập chìa khoá để tìm ra sự kiện bằng bất kỳ cách nào.
Sự thành công của các trò chơi này đã khuyến khích các tác giả bắt đầu viết về tiểu thuyết và phim ảnh có khả năng giao tiếp, trong đó các tuyến nhân vật được hình thành và các tiêu đề trung của bối cảnh câu truyện phác thảo, rồi độc giả (cùng làm người tham gia trò chơi) đưa ra những quyết định làm thay đổi phần kết của truyện kể. Cho đến nay chưa họ có ai gợi ý rằng một cuốn sách hay một phim truyện phải tạo điệu kiện cho độc giả hay khán giả có quyền quyết định phần kết của phim hay sách. Một câu truyện hay làm cho bạn muốn ngồi thêm vài tiếng đồng hồ để tận hưởng sự thụ cảm tuyệt vời mà nó mang lại. Tôi không muốn chọn đoạn kết cho cuốn The Great Gatsby hay La Dolce Vita, vì đã có F. Scott Fitzgerald và Federico Fellini làm thay tôi.
Cảm thụ mạng lại từ một tiểu thuyết lớn mỏng manh, tản mạnh và có thể bị “cụt hứng” hoàn toàn nếu có một sự giao tiếp quá “nặng tay”. Bạn không thể đồng thời điều khiển bố cục mà không phát huy sự tưởng tượng của mình về nó. Tiểu thuyết giao tiếp đối với tiểu thuyết bình thường cũng giống như thi ca với kịch thơ: có những tương đồng và dị biệt.
Sẽ có những truyện kể và trò chơi tương tác với người sử dụng ở trên mạng thông tin. Những ứng dụng này có thể áp dụng trên các CD-ROM nhưng phải mất một thời giam nữa chuẩn bị viết các phần mềm sao cho người sử dụng không tốn nhiều thì giờ khi đọc nghĩa CD-ROM trên mạng thông tin. Nguyên nhân là do, như tôi đã trình bày ở phần trước, dải thông, hay là tốc độ truyền các bit từ CD-ROM sang máy tính, lớn hơn dải thông của mạng điện thoại hiện hành rât nhiều lần. Trong tương lai, mạng sẽ thoả mãn yêu cầu này và có thể vượt qua tốc độ của CD-ROM. Và khi điều này xẩy ra, nội dung của hai dạng thông tin sẽ như nhau. Nhưng phải mất vài năm bởi vì cùng lúc công nghệ CD-ROM cũng đang được cải tiến. Đồng thời, tốc độ của bít sẽ phân biệt hai dạng thông tin này để cho chúng vẫn là hai dạng công nghệ riêng biệt.
Kỹ thuật về đĩa CD-ROM và các dịch vụ trực tuyến đã được cải tiến rất nhiều, nhưng hiện còn rất ít người sử dụng máy điện toán tạo được tài liệu đa phương tiện. Chúng ta còn phải cố gắng nhiều. Hiện có hàng triệu người sử dụng máy quay video để quay những gì họ thích. Tuy nhiều, việc biên tập một phim video đòi hỏi có trình độ tay nghề và thiết bị rất đắt tiền. Vấn đề này rồi sẽ thay đổi. Những tiến bộ trong bộ xử lý từ của máy điện toán và các phần mềm cho máy in để bàn đã là những công cụ nhà nghề có chất lượng trong việc tạo ra những bản in tài liệu khá rẻ tiền cho hàng triệu người. Phần mềm cho máy in để bàn đã tiến bộ đến mức nhiều tạp chí và nhật báo đã được in trên các phương tiện đó. Phần mềm của máy điện toán cá nhân để biên tập phim và tạo các hình ảnh đặc biệt rồi đây cũng phổ biến như là phần mềm của máy in để bàn vậy. đến lúc đó sự phân biệt giữa những nhà quay phim nhà nghề với những người quay phim nghiệp dư tuỳ thuộc vào tài năng hơn là vào công cụ.
Georges Melies là người đầu tiên đã tạo ra một trong những kỹ sảo đặt biệt về phim ảnh vào năm 1899 khi ông biến một phụ nữ thành những bộ lông thú trên màn hình trong phim The Conjurer, và những người làm phim bắt đầu áp dụng thủ thuật trong việc sản xuất phim ảnh kể từ đó. Gần đây, kỹ thuật đó đã được cải tiến rất nhiều thông qua việc ứng dụng kỹ thuật số vào việc tạo hình ảnh. Đầu tiên, một bức ảnh được chuyển thành thông tin nhị phân như tôi đã để cập, những ứng dụng phần mềm có khả năng thao tác một cách dễ dàng. Sau đó, thông tin dạng số được điều chỉnh và cuối cùng chuyển trở lại hình thức một tấm ảnh. Những điều chỉnh đó hầu như không thể phát hiện, và tạo nên rồi những kết quả có thể gây chú ý. Phần mềm điện toán đã tạo dựng lại cuộc sống của loài Khủng long ở công viên Jurassic, bầy linh dương trong phim The Lion King, và hiệu quả của những hoạt hình trong phim The Mask. Theo quy luật của Moore, khi gia tăng tốc độ phần cứng, phần mềm trở nên rất phức tạp, và kết quả hầu như không có giới hạn. Hollywood sẽ tiếp tục phát triển nghệ thuật tới đỉnh cao và liên tục tạo ra những hiệu quả mới gây ngạc nhiên nhiều hơn.
Chương trình phần mềm rồi đây sẽ tạo ra những cảnh trông giống như cảnh thật được quay trong phim. Khán giả xem phim Forrest Gump có thể nhận ra các cảnh về tổng thống Kennedy, Johnson và Nixon đều là những cảnh được tạo dựng. Mọi người đều biết rằng Tom Hanks rõ ràng là không có mặt trong những cảnh trên ngoài thực tế. Thật vô cùng khó khăn trong quá trình xử lý kỹ thuật số để cắt bờ đôi chân còn nguyên vẹn của Gary sinise trong vai một người cụt chân. Những hình ảnh tổng hợp và kỹ thuật biên tập phim theo dạng số đang được sử dụng để giúp cho diễn viên đóng phim an toàn hơn. Chẳng bao lâu nữa, bạn có thể sử dụng một máy điện toán cá nhân tiêu chuẩn để điều khiển phần mềm tạo ra những hiệu quả mong muốn. Việc sử dụng máy điện toán cá nhân và phần mềm biên tập phim để tạo ra những hình ảnh phức tạp hơn, những tài liệu hình ảnh giả, hoặc thay đổi hình ảnh một cách tinh vi đến độ không sao phát hiện được. Và một khi kỹ thuật tổng hợp này ngày càng rẻ hơn thì sẽ có thêm nhiều người sử dụng. Nếu chúng ta có thể đưa loài khủng long đầu to chân nhờ ở vùng Bắc Mỹ trở lại cuộc sống, thì chắc Elvis còn lâu mới theo kịp.
Thậm chí đối với những người không bao giờ muốn trở thành một C.B. DeMille khác hay một Lina Wertmuller, cũng sẽ thường xuyên sử dụng các phương tiện đa thông tin vào trong những tài liệu mà họ sáng tạo hàng ngày. Một người có thể bắt đầu bằng việc đánh máy, viết tay hoặc nhắn nhau bằng giọng nói qua mẫu tin điện tử ” Việc chúng mình quyết định ăn trưa hôm nay trong công viên coi bộ không thành. Hãy xem lại bản tin dự báo thời tiết đi.” Để gửi một tin nhắn có nhiều lượng thông tin, người ấy chỉ cần đưa con trọ vào một biểu tượng của đài thiên văn trên truyền hình địa phương, và lôi nó ngang qua màn hình và đưa vào biểu tượng vào bên trong tài liệu của anh ta. Khi bạn của anh ấy nhận được mẫu tin, anh ấy có thể nhìn thấy bản dự báo thời tiết ngay trên màn hình của anh ấy, một sự liên lạc trông có vẻ nhà nghề lắm.
Học sinh có thể tạo những quyển album và những cuốn phim riêng của chúng, và có thể chuyển cho bạn bè và bà con thông qua xa lộ thông tin. Những lúc rảnh rỗi, tôi thích làm những thiệp chúc mừng và thiệp mọi đặc biệt. Chẳng hạn, nếu tôi làm một thiệp chúc mừng cho em gái tôi, để thêm phần thú vị, đôi khi tôi bổ xung vào đó những bức ảnh để gợi nhắc cô ta về những sự kiện thú vị khó tin của thời thơ ấu. Trong tương lai, tôi có thể đưa vào nó những trích đoạn phim mà tôi đã chọn ra chỉ trong một vài phút. Việc tạo một quyển “album” tương tác về hình ảnh, phim video, hay những cuộc đàm thoại là công việc hết sức đơn giản. Các cơ sở kinh doanh dù lớn hay nhọ, cũng sẽ sử dụng các phương tiện đa thông tin. Những người yêu nhau sẽ sử dụng các thao tác đặc biệt để tổng hợp một bức thu bao gồm một trích đoạn phim từ một bộ phim cũ, và một bài hát ưa thích nhất để làm quà cho nhau nhân ngày Tình Yêu.
Khi mức độ trung thực trong kỹ thuật âm thanh và nghe nhìn được cải tiến, tính thực tiễn về mọi phương diện sẽ được mô phọng cho thật trung thực hơn. “Thực tế ảnh ảo” – virtual reality này, hay còn gọi là VR, sẽ cho phép chúng ta “đến” được những nơi và “làm” những điều chúng ta chưa bao giờ đến và làm.
Những thiết bị mô phọng đối với phi cơ, xe hơi đua, và phi thuyền đã đáp ứng được thị hiếu về thực tế ảo. Một số hành trình ở Disneyland là những hành trình đã được mô phọng. Những phương tiện phần mềm mô phọng, như Microsoft Flight Simulator là một trong số những trò chơi phổ biến nhất được tạo ra cho máy điện toán cá nhân, nhưng để thành công, bạn hãy sử dụng trí tưởng tượng của bạn. Những thiết bị hay mô phọng trị giá nhiều triệu đô la ở nhiều công ty như là Boeing đã tạo cho bạn một cảm giác thực tốt hơn nhiều. Nhìn bề ngoài, chúng có dạng hình hộp, một sinh vật có chân cơ khí như chúng ta thấy trong nhà trong bộ phim Star Wars. Bên trong màn hình video buồng lái cung cấp những dữ liệu phức tạp. Những thiết bị bay và bảo quản được nối vào một máy điện toán để mô phọng những đặc tính của chuyến bay, kể cả trường hợp báo động, với một mức độ chính xác mà nhiều phi công công nhận là tuyệt vời.
Một vài người bạn mà tôi đã có dịp “bay”‘ trên một chiếc máy bay 747 mô phọng cách nay vài năm. Bạn ngồi vào bàn điều khiển trong buồng lái giống hệt như bàn điều khiển của chiếc máy bay thật. Bên ngoài các cửa sổ, bạn nhìn thấy những hình ảnh video màu do máy điện toán tạo ra. Khi bạn cho máy bay mô phọng này “cất cánh”, bạn nhìn thấy phi trường và cảnh vật xung quanh giống hệt như cảnh thật bên ngoài. Trên phi trường mô phọng của máy bay Boeing, bạn nhìn thấy một xe chở nhiên liệu trên phi đạo và xa xa là dãy núi Mount Rainier. Bạn nghe thấy tiếng rít của không khí trên đôi cánh, tiếng động của các bánh xe gập lạ, nhưng thật ra thì đâu có thực. Tạo được cảnh thực tế ảo nói trên là nhờ sáu hệ thống thuỷ lực nằm trong các trụ đứng của máy bay mô phọng làm nghiêng và rung lắc buồng lái. Thật là tuyệt vời.
Mục đích tạo ra những máy bay mô phọng này là để cho phi công có dịp tập luyện, kinh nghiệm xử lý khi gặp sự cố. Khi tôi đang sử dụng thiết bị mô phọng này, bạn tôi muốn tạo cho tôi sự ngạc nhiên bằng cách cho một phi cơ nhờ bay qua. Trong khi tôi đang ngồi trên chiếc ghế phi công, hình ảnh một chiếc máy bay Cessa bỗng xuất hiện. Vì chưa chuẩn bị kịp, nên tôi đã đâm thẳng vào nó.
Nhiều công ty, từ những công ty khổng lồ thuộc ngành giải trí đến những công ty nhỏ mới vừa thành lập, đang dự định đưa những chuyến du ngoạn bằng thiết bị mô phọng với quy mô nhờ vào các trung tâm thương mại và các địa điểm công cộng trong thành phố. Khi giá thành của công nghệ này giảm xuống, những thiết bị mô phọng phục vụ giải trí sẽ trở nên phổ biến như các rạp chiếu bóng hiện nay vậy. Và cũng chẳng boa lâu nữa, bạn cũng có thể có các thiết bị mô phọng có chất lượng cao ngay trong phòng khách của nhà bạn.
Bạn có muốn khám phá bề mặt Sao hoả không? Sẽ an toàn hơn nhiều nếu bạn sưe dụng thiết bị thực tế ảo. Còn việc xem xét hệ thống thần kinh của con người thì sao? Một bác sỹ khoa tim có thể “bơi” trong trái tim của một bệnh nhân để kiểm tra nó theo cách mà không một dụng y cụ thông thường nào có thể thực hiện được. Một nhà phẫu thuật có thể thực hiện một ca mổ theo phương pháp thực tế ảo nhiều lần, kể cả những tai biến mô phọng mà không cần phải chạm dao mổ vào người bệnh nhân thật sự. Hay bạn có thể sử dụng phương pháp thực tế ảo để dò tìm bất cứ một thiết bị nào do bạn tự thiết kế lấy.
Để cho thiết bị thực tế ảo có thể hoạt động được, cần phải có hai công nghệ khác nhau, đó là phần mềm để tạo cảnh vật và làm cho nó thích ứng với thông tin mới, và các thiết bị giúp máy điện toán truyền thông tin vào phong cảnh. Phần mềm điện toán sẽ hình dung ra cảnh để mô tả dáng vẽ, âm thanh, và cảm giác về thế giới nhân tạo cho tới những chi tiết nhỏ nhất. Điều đó thoạt nghe có vẻ rất khó khăn, nhưng trên thực tế đó lại là phần dễ nhất. Hiện nay, chúng ta đã có thể viết phần mềm cho thực tế ảo, nhưng chúng ta cần các loại điện toán mạnh, có khả năng làm cho người ta tin tưởng hơn. Mặc dù vậy, với trình độ kỹ thuật hiện nay, những loại máy cực mạnh như vậy sẽ sớm ra đời. Khó khăn thật sự về thực tế ảo là làm sao có được thông tin tốt để đủ sức thuyết phục người sử dụng.
Thính giác là giác quan dễ bị đánh lừa nhất, bạn chỉ đeo cặp ống nghe vào là xong. Trong cuộc sống thực, mức độ thính của hai lỗ tai có phần hơi khác do vị trí và hướng của chúng. Bạn sử dụng sự khác biệt đó để xác định âm thanh xuất phát từ đâu. Phần mềm có thể tái tạo việc này qua việc tính toán đối với một âm thanh định trước mà lỗ tai sẽ nghe. Và kỹ thuật này đã thành công một cách đáng ngạc nhiên. Bạn hãy đeo vào một cặp ống nghe nối với một máy điện toán và bạn sẽ nghe tiếng thì thầm bên tai trái hoặc tiếng những bước chân đang đi đến từ phía sau bạn.
Còn đối với cặp mắt của bạn thì khó hơn, nhưng thị giác vẫn còn khá dễ để mô phọng. Thiết bị thực tế ảo bao giờ cũng đi kèm với một bộ kính đặc biệt với những thấu kính chiếu vào mỗi con mắt màn hình của máy điện toán nhờ riêng của nó. Một thiết bị theo dõi đều giúp cho máy điện toán hình dung ra hướng đầu bạn đang quay để cho máy điện toán có thể tổng hợp những gì bạn đang thấy. Quay đầu về bên phải, cặp kính đặc biệt kia sẽ chiếu phong cảnh xa về phía tay phải. Khi bạn ngước mặt lên, cặp kính chỉ rõ trần nhà hay bầu trời. Hiện nay loại kính thực tế ảo còn khá nặng, giá quá đắt và cũng chưa đủ độ phân giải. Những hệ thống máy điện toán điều khiển chúng vẫn còn quá chậm. Nếu bạn quay đầu nhanh, phong cảnh không theo kịp. Điều này làm cho bạn lẫn lộn và mất phương hướng, và sau một thời gian ngắn nhiều người bị đau đầu. Chúng ta có tin mừng là kích cỡ, tốc độ, trọng lượng, cho tới giá thành sẽ là những điều mà các quy trình công nghệ theo luật của Moore sẽ sớm khắc phục được.
Nhưng đối với các giác quan khác thì vấn đề trở nên khó hơn nhiều, bởi vì người ta chưa tìm được phương pháp nào để cho máy điện toán có thể tiếp cận được với mũi, lưỡi hay da của bạn. Trường hợp để có tiếp xúc được thì ý kiến chung là phải làm sao bộ quần áo liền thân bạn tiếp xúc với những thiết bị cảm biến li ti buộc các thiết bị phản hồi tiếp xúc với da của toàn cơ thể bạn. Tôi không nghĩ những bộ đồ liền thân đó sẽ trở nên phổ biến, nhưng đó là những ý kiến khả thi.
Trên mỗi inch của bộ giám sát màu của máy điện toán tiêu biểu có từ 72 cho đến 120 điểm màu li ti mà thuật ngữ điện toán gọi là pixel, tức điểm ảnh, và nếu tính tổng số có thể có từ 300.000 cho tới một triệu điểm. Một bộ quần áo liền thân sẽ có thể được gắn những điểm cảm biến li ti, mỗi điểm theo dõi một khu vực nhọ, được gọi là tactel. Nếu bộ đồ có đủ những tactel này và nếu điều khiển được chúng thì bất kì cảm giác va chạm nào có thể được sao lại. Nếu nhiều tactel hoạt động ở cùng độ sâu thì kết quả làm cho người ta có cảm giác bề mặt của chúng nhẵn, trơn hơn, giống như da ta chạm một tấm kim loại được đánh bóng vậy. Ngược lại, nếu chúng hoạt động ở những độ sâu khác nhau khiến người ta có cảm giác bề mặt bị ghồ ghề.
Một bộ quần áo liền thân cần từ 1 triệu tới 10 triệu tactel, tuỳ thuộc vào các lớp sâu mà 1 tactel phải tiếp xúc. Những nghiên cứu về da con người chỉ ra rằng một bộ đồ liền thân sẽ cần khoảng 100 tactel trên mỗi inch, đối với các đầu ngón tay, với môi,và những chỗ nhạy cảm khác, số lượng tactel phải nhiều hơn. Thật ra, da người nói chung có độ phân giải tiếp xúc thấp. Tôi cho rằng một thiết bị mô phọng có chất lượng cao chỉ cần khoảng 256 tactel là đủ. Đó cũng là số lượng màu sắc mà hầu hết các màn hình máy điện toán sử dụng cho mỗi pixel.
Tổng số thông tin mà một máy điện toán cần để tính toán các giác quan vào trong mỗi tactel ở khoảng từ 1 cho tới 10 lần số lượng cần cho màn hình video chiếu trên máy điện toán cá nhân. Điều này chứng tỏ khả năng của máy điện toán không thành vấn đề. Tôi tin rằng một khi có một ai đó tạo được một bộ đồ tactel đầu tiên thì tức khắc sẽ có nhiều máy điện toán cá nhân đáp ứng được yêu cầu này.
Thoạt nghe giống như những truyện trong khoa học viễn tưởng vậy phải không nào? Thực ra những mô tả hay nhất về thực tế ảo xuất phát từ cái được gọi là khoa học viễn tưởng điều khiển giống như những chuyện do William Gibson viết ra vậy. Thay vì sử dụng bộ quần áo liền thân, một vài nhân vật trong truyện của ông được cắm một dây cáp nối trực tiếp từ máy điện toán thẳng sang hệ thống thần kinh trung ương. Cần phải có thời gian để cho các nhà khoa học nghĩ ra cách thực hiện, và phải mất một thời gian dài sau khi xa lộ đã ra đời, ý nghĩ đó mới hình thành được. Một số người tỏ ra rất lo sợ khi nghe về khái niệm này, số khác tỏ ra rất tò mò thích thú. Mục đích đầu tiên của kỹ thuật này là để phục vụ cho những người khuyết tật.
Điều không thể tránh là sẽ có nhiều sự suy đoán và cả những mong muốn về giới tính ảo nhiều hơn so với bất kì áp dụng nào khác. Hoạt động tình dục rõ ràng là một đề tài xưa như trái đất. Người ta cũng chẳng mất nhiều thì giờ để hình dung ra cách ứng dụng công nghệ mới vào đề tài cũ rích như vậy. Những con người của thời đại Babyl đã để lại biết bao áng thơ gợi tình được viết bằng hình tượng trên những chiếc bàn bằng đất sét, và hình ảnh khiêu dâm là công việc đầu tiên ngành in ấn áp dụng. Khi đầu máy video trở thành những thiết bị phổ biến trong gia đình, đã dấy lên phong trào buôn bán và cho thuê băng khiêu dâm chạy bằng tia X, và hiện nay là đĩa CD-ROM. Hệ thống bản tin cộng cộng trực tuyến trên mạng Internet, và hệ thống Minitel của Pháp đã nhận được biết bao đơn thuê các dịch vụ có xu hướng tình dục. Nếu chiều hướng lịch sử giữ vai trò như một hướng dẫn viên thì một thị trường lớn về tài liệu thực tế ảo sẽ là hoạt động tình dục ảo. Nhưng xét về phương diện lịch sử, một lần nữa chứng minh rằng, trong khi những thị trường này phát triển thì nhất định nguồn tài liệu phục vụ cho nó sẽ ngày càng ít đi.
Trí tưởng tượng sẽ là một yếu tố then chốt của tất cả mọi ứng dụng mới. Và không chỉ có việc tái tạo lại thế giới thực tại. Những bộ phim vĩ đại vẫn nhiều hơn những phim chỉ đơn giản bê nguyên xi các sự kiện đưa lên màn hình.
Liệu thập niên tới có mang lại cho chúng ta những Grifith và những Einstein trong ngành thông tin đa phương tiện? Có rất nhiều lý do để chúng ta nghĩ rằng những vĩ nhân đó đang hoà mình với nền côn nghệ đang sôi động hiện nay để xem nó có thể làm được những gì và những gì mà các bậc vĩ nhân này phải làm cho nó.
Tôi hy vọng rằng các cuộc thử nghiệm về truyền thông đa phương tiện sẽ tiếp tục trong thập niên tới, và thập niên sau đó và sẽ còn tiếp tục không ngừng. Trước tiên, các bộ phận hợp thành thông tin đa phương tiện xuất hiện trong tài liệu trên xa lộ thông tin sẽ là một sự tổng hợp các phương tiện thông tin đại chúng hiện có, một cách làm phong phú sự truyền thông liên lạc. Nhưng rồi theo thời gian, chúng ta sẽ tạo ra những hình thức mới vượt xa những gì chúng ta biết hiện nay. Sự mở rộng biểu mũ của khả năng tính của máy điện toán sẽ tiếp tục thay đổi các công cụ và mở ra những khả năng mới vượt xa những gì chúng ta biết hiện nay. Tài năng và sáng tạo luôn luôn định hình sự tiến bộ theo những cách chúng ta không sao đoán trước được.
Đã có bao nhiêu người có đủ tài năng để trở thành một Steven Spielberg, một Jane Austin, hay một Albert Einstein? Chúng ta biết trong chúng ta ít ra cũng có được đủ người có tài năng sánh với những tên tuổi trên đây, và cũng có thể là tất cả chúng ta. Dù vậy, tôi vẫn vững tin rằng trong chúng ta có rất nhiều người tài mà ước vọng và tiềm năng của họ bị cản trở bởi tài chánh, phương tiện và công cụ. Kỹ thuật mới sẽ tạo ra phương tiện mới để chúng ta thể hiện bản thân mình. Xa lộ thông tin sẽ mở ra những cơ hội chưa bao giờ chúng ta ước mơ tới cho các ngành khoa học và nghệ thuật cho một hệ thống mới của những thiên tài.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.