Dám Thất Bại

CHƯƠNG 14: ĐƯỢC, CHO NHIỀU NHẤT



Đôi khi tôi tự hỏi nhiều việc diễn ra quá sai lầm,
Liệu Thượng đế có ruồng rẫy và bỏ tôi lại một mình?
Khi đó, tôi chợt nhớ, qua những thử thách và những đau khổ
Tôi được cho nhiều nhất
Tôi đã cầu xin sức mạnh để tôi có thể đạt được,
Tôi được làm cho yếu đi để học cách nhún nhường, vâng lời
Tôi đã cầu xin sức khỏe để làm được những việc lớn hơn
Tôi đã được ban cho sự yếu đuối để làm những việc tốt hơn
Tôi đã cầu xin sự giàu có để được hạnh phúc,
Tôi đã được ban cho sự nghèo khó để sáng suốt
Tôi đã cầu xin uuy quyền để có được những lời tán dương của người khác
Tôi đã được ban cho sự nhu nhược để cảm thấy sự cần thiết của Thượng đế
Tôi đã cầu xin mọi thứ để tận hưởng cuộc sống
Tôi không có được những thứ tôi cầu xin-nhưng mọi thứ mà tôi mong đợi và ngoài ý muốn của tôi, hầu hết những lời cầu nguyện âm thầm của tôi đều được đáp lại
Tôi là người được cho nhiều nhất
Hãy nhìn lại chính mình, hãy đếm lại những điều mà bạn co được và hãy so sánh bản thân mình với…
MỘT VÀI NGƯỜI TÀN TẬT VĨ ĐẠI
* Tình trạng què quặt không ngăn nổi Shakespeare viết nên những vở kịch tuyệt nhất thế giới
* Tình trạng mù lòa không ngăn nổi John Milton viết nên bài thơ tuyệt tác “Thiên đường đã mất”.
* Bệnh điếc không ngăn nổi Beethoven sáng tác những tác phẩm tuyệt vời về âm nhạc.
* Alexandros Đại đế là một trong những người gù lưng. Ở tuổi 19, ông đã lên ngôi vua khi cha ông bị ám sát.
* Homer là một nhà thơ mù lòa
* Phía bên phải của Handel bị liệt khi ông sáng tác tác phẩm vĩ đại nhất của mình, bản hợp xướng “Hallelujah”.
* Edison bị điếc khi ông sáng tác ra máy hát đĩa
* Helen Adams Keller bị câm, điếc và mù.
* Franklin Delano Roosevelt, dù bị ảnh hưởng nặng bởi bệnh bại liệt tư nhỏ và bị liệt từ thắt lưng trở xuống ở tuổi 39, vẫn được bầu làm tổng thống thứ 32 của Mĩ và là tổng thống duy nhất được bầu đến 4 nhiệm kỳ.
* John F.Kennedy, dù đã bị đau thắt lưng vẫn trở thành tổng thống thứ 35 của Mĩ.
* Nữ thủ tướng do thái Golda Meir đã phải chịu đựng căn bệnh bạch cầu trong 12 năm.
* Khổng Tử bị mồ côi từ khi còn rất nhỏ.
WILMA RUDOLPH
Đi lại khó khăn do di chứng của bênh bại liệt, Rudolph đã trở thành “người phụ nữ chạy nhanh nhất địa cầu” trong khoảng thời gian 8 năm và giành được một chỗ trong lịch sử: là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đạt 3 huy chương vàng trong bộ môn điền kinh của thế vận hội Rome năm 1960.
STEPHEN WILLIAM HAWKING
Ở tuổi 52, vị giáo sư người Anh bị bại liệt vì bệnh tế bào thần kinh vận động và cơ bắp bị teo, được đánh giá là nhà vật lí lí thuyết sáng chói nhất sau Eibstein. Năm 21 tuổi, ông được chuẩn đoán là chỉ sống được hai năm rưỡi nữa. Hawking đã can đảm chiến đấu chống lại căn bệnh khiến cho tay và thanh quản bị tê liệt.
Năm 1988, ông viết quyển “Lược sử thời gian” (A Brief History of time) quyển sách được dịch ra hơn 22 thứ tiếng và bán ra hơn 10 triệu bản trên khắp thế giới.
Ở đại học Oxford, ông là một sinh viên mà sự siêng năng còn vượt trội hơn cả tài năng. “Tôi xem đó là một vấn đề phụ nhưng tôi sẽ rất vui mừng nếu mình giúp đỡ được những người tàn tật khác bằng cách chứng minh rằng mình có thể thành công bất chấp trở ngại cá nhân”.
Bạn không cần trở thành siêu nhân để được nổi tiếng
“Tôi may mắn có được một cuộc sống hào hứng và mạo hiểm trong suốt 42 năm qua. Tôi có những kí ức và viễn cảnh về một tương lai tốt đẹp hơn. Tôi không có lí do gì để chán nản. Tôi quá bận rộn nên chẳng còn thời gian đâu để tội nghiệp bản thân.”
CHRISTOPHER REEVE
Christopher Reeve, diễn viên nổi tiếng nhất trong vai siêu nhân, đã bị tai nạn thương tâm trong khi tham gia một cuộc đua ngựa. Cổ anh bị gãy và anh bị liệt từ cổ trở xuống, tình trạng này khiến anh phải sống hết quãng đường còn lại trên xe lăn. Ngày nay, anh trở lại và trở thành một tấm gương sáng về sự can đảm và lòng tự trọng, vẻ phong nhã. Anh tin tưởng rằng một ngày nào đó anh có thể rời khỏi chiếc xe lăn và đi lại được.
Mỗi người cân món quà từ cuộc sống bằng một cái cân riêng…
“Cuộc đời đã tử tế với tôi”
Suốt 25 năm bị bệnh, tôi đã quan sát anh chống chọi lại với căn bệnh ung thư trên gương mặt. Thoạt đầu, chỉ là một đốm rất nhỏ, sau đó nó bắt đầu lan rộng và rồi hết năm này đến năm khác, tôi chứng kiến anh đi bệnh viện mỗi lần và mỗi lần như thế lại cắt bớt đi một tý. Nhiều năm trôi qua, gương mặt của anh hầu như không còn là một gương mặt nữa vì nó đã bị cắt dần. Nhưng mỗi khi trở về, với những phần mặt bị cắt đi, anh vẫn cố gắng nở nụ cười và chưa một lần nào anh tỏ vẻ than vãn hay chán nản cả.
Khi làm xong một việc gì đó, anh luôn xem xét, kiểm tra lại xem liệu nó còn thiếu xót cái gì không, phải bổ xung cái gì để cho nó thật sự hoàn hảo. Sau đó, anh xem xét những chỗ nhỏ nhặt bình thường những người khác sẽ bỏ qua, và lại bận bịu với việc sửa chỗ này, chỉnh chỗ kia. Sau đó, anh lại làm lại một lần nữa hết sức mình, anh lại xem xét và nở một nụ cười mãn nguyện trên môi.
Tôi ngờ rằng anh thường tự nhủ mình: “Công việc chính là gương mặt của cuộc đời mình”. Tôi không biết có lần anh nhìn vào trong gương và có để ý đến gương mặt bị căn bệnh ung thư tàn phá mỗi ngày hay không.
Bất kể chỗ làm có xoàng xĩnh như thế nào, công việc có bé xíu như thế nào hay những người khác đối xử thô lỗ như thế nào với mình, dường như điều đó không làm anh bận tâm. Đó là công việc của anh và anh phải làm thật tốt. Hình như anh chẳng bao giờ để ý đến công việc của người khác; việc làm cẩu thả của người khác không phải là việc anh quan tâm. Tuy nhiên, tôi ngờ rằng lúc công việc được hoàn thành anh có niềm thích thú và tự hào thầm kín khi nhìn thấy việc làm ấy nổi bật ra sao nhưng chưa một lần nào anh khoe khoang về điều đó.
Nhiều năm trôi qua, càng ngày anh càng yếu hơn, bước chân của anh ít vững vàng hơn và đôi tay của anh không còn cử động với sự tự tin và nhanh nhẹn nữa, những cái vốn là đặc điểm của anh. Anh không thể làm những công việc mà trước đây anh đã làm. Tuy nhiên, bất kể công việc là gì, tiền lương ra sao, anh luôn mong ước mãnh liệt là làm việc tốt.
Những người giúp việc mà anh có được đã không hiểu hết quan điểm của anh; họ nghĩ anh là kẻ lập dị, gàn dở khi cứ cố gắng hết sức để hoàn thành công việc của mình từng chi tiết một. Vì vậy, dần dần, anh làm việc một mình. Anh không phàn nàn hay than vãn một cách cay đắng về sự bất tài của các đồng nghiệp. Anh sẽ chỉ xuất hiện một mình vào sáng hôm sau và không sự giải thích nào về việc vắng mặt của người giúp việc.
Khi gặp anh trên đường, lúc nào bạn cũng nghe lời chào hỏi vui vẻ của anh. Khi thời gian trôi qua và anh nhận ra rằng càng ngày việc nói năng càng khó khăn hơn, anh thường chào hỏi bằng cách hua hua cây gậy của mình. Cây gậy cũng là một vật rất đẹp được làm từ chính đôi bàn tay khéo léo của anh.
Cuộc sống của anh dường như đầy ắp niềm vui và sự mãn nguyện. Tôi tin rằng nhiều lần anh đã cám ơn thượng đế về đôi bàn tay và việc làm không mảy may bị tổn thương.
Anh thường nhớ về những nơi anh thường hay lui tới hàng tuần hay hàng tháng vì anh phải khăn gói vào bệnh viện để bác sĩ phẫu thuật cắt đi chỗ viêm. Khi bạn gặp anh,khuôn mặt khủng khiếp hơn một chút vẫn không có lời phàn nàn hay kể lể về cuộc phẫu thuật và những cơn đau mà anh vừa trải qua. Anh chỉ bắt tay vào công việc một cách thầm lặng như thể công việc luôn chờ anh về.
Suốt một phần tư thế kỉ, tôi chưa bao giờ thấy anh trở về nhà với những lời phàn nàn hay đề cập đến sự đau đớn dù chỉ là một lần. Bạn sẽ nghĩ không có vấn đề gì cả nếu bạn không nhìn thây khuôn mặt của anh ấy.
Khi thời gian làm việc của anh sắp kết thúc, nỗi lo lắng lớn nhất của anh là những dụng cụ của anh phải trao cho đúng người. Một ngày nọ, anh nhắn tôi đến và bảo tôi rằng tìm cho anh một thanh niên biết quý trọng và sử dụng những dụng cụ ấy.
Khi tôi dẫn người ấy đến gặp anh, trên mặt anh nở một nụ cười mãn nguyện. Công việc của anh đã hoàn tất và anh sẵn sàng đón nhận cái chết.
Một vài ngày trước khi anh mất, tôi đã đến gặp anh. Anh đang đi dạo trong sân. Gương mặt anh hầu như bị băng keo phủ kín và chỉ còn đôi mắt chưa bị băng lại. Lúc đang đi khập khiễng trên sân, anh nói với tôi: “Tôi sẽ tiếp tục giữ vẻ trẻ trung này càng lâu càng tốt”.
Ngày anh mất, tôi đến gặp anh lần cuối. Mùi hôi trong phòng kinh khủng đến mức bạn khó mà ở lại đó lâu được. Những gì còn lại trên khuôn mặt anh là vô số những vết sẹo và phải nói là không thể cắt bỏ được nữa. Bạn có thể nói anh đã phải chịu nhiều những nỗi đu đớn tột bậc và trảu qua nhiều đêm mất ngủ, nhưng vẫn không hề có một lời than vãn.
Tôi sẽ không bao giờ quên câu nói sau cùng của anh. Từ đó về sau, câu nói đó đã khiến tôi phải xấu hổ khi tôi muốn than vãn. Ngày này qua ngày khác câu nói đó vẫn còn vang vọng trong kí ức tôi.
Lời nói đó là: “Cuộc sống đã hết sức tử tế với tôi. Tôi không còn bất cứ lí do nào để phàn nàn.”
“Mỗi cuộc đời là một nhiệm vụ. Dù cuộc đời của chúng ta bị rút ngắn vì sức khẻo bị sa sút hay vì lí do khác, điều đó không có nghĩa là nhiệm vụ của chúng ta phải thay đổi. Thậ ra chúng ta nên nỗ lực nhiều hơn để đến khi ra đi khỏi thế giới này, ta có thể ra đi như một người đã hoàn thành nhiệm vụ.” _KASEMSOOK BHAMORNSATIT
Khi Kasemsook, hay còn được gọi là “Sai” – cái tên được một người biết đến trong thời thanh niên – còn trẻ, cha bà một luật sư đã bị ngã bệnh và không thể làm việc được nữa. Lúc bà 18 tuổi, mẹ bà bị tai nạn và đã chết, bà phải gánh vác trách nhiệm của một người chủ gia đình, làm một nhà báo tự do và làm kẹo thái để tràn trải chi phí sinh hoạt cho 5 anh chị em trong gia đình. Bà vừa là người chị cả, là người cha, người mẹ của các em.
Suốt cuộc đời, bà đã phải đấu tranh cho đến khi kết hôn. Nhưng một lần nữa, định mệnh lại giáng một đòn chí tử cho bà. Khi đứa con gái duy nhât của bà chào đời, bác sĩ đỡ đẻ đã phạm một sai lầm nghiêm trọng là kéo đầu con bà làm cho não và đầu của nó bị biến dạng, làm cho cô bé không thể nói và đi lại được. Sau đó, bà chia tay chồng bà và gánh nặng của bà lại còn nặng thêm vì phải nuôi thêm đứa con gái tật nguyền và 5 người em. Một lần nữa, định mệnh lại xuất hiện trong cuộc đời bà, thậm chí lần này còn giáng đòn nặng nề hơn. Bà bị tai nạn nghiêm trọng, cổ bị nứt và gãy, một bên cơ thể bị liệt từ cổ trở xuống. Nhờ tập thiền, bà có thể điều khiển cơ thể và vượt qua đau đớn mà không cần đến viên thuốc nào. Tuy nhiên, tai nạn ảnh hưởng đến các dây thần kinh, các cơ cổ và vai của bà. Ở tuổi 28, bà phải cắt bỏ phần tử cung còn lại vì bác sĩ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi cắt bỏ nhầm một phần tử cung của bà. Vì mất hết tử cung, bà mất hết các hooc mon, điều này làm cho xương của bà bị hư và trở nên xốp. Sự việc càng trở nên tồi tệ hơn khi bà dị ứng với tất cả các hooc môn đưa vào cơ thể.
4 năm sau, tức là vào năm 1994, bà lại gặp một tai họa chết người. Xe của bà bị lật trên khúc quanh đường cao tốc và đâm sầm vào một vài trụ điện. Gan của bà bị rách và một phần cánh tay gần vai bị nứt và bị gãy. Một phần gan, cơ cánh tay và bao tử của bà phải cắt bỏ. Một ki lo titanium được đưa vào cánh tay và vai của bà để giữ chúng dính lại với nhau. Các bác sĩ, các nhà phẫu thuật lúc đó đã lưu ý rằng xương của bà đã quá xốp và rất dễ gãy, giống như một cụ già 80 tuổi, lúc ấy bà chỉ mới 45 tuổi. Toàn thân bà đau đớn cực độ. Nhưng một lần nữa, bà đã vượt qua cảm giác đau đớn và tiếp tục sống.
Hiện nay, bà là trụ cột tâm linh của nhiều người ở Thái Lan. Bà là giám đốc của nhà văn hóa và thiền định Mathura, nơi bà truyền dạy phương pháp thiền định cho công chúng và giảng dạy cho trẻ em. Bà cũng là chủ tịch của tổ chức các dịch vụ văn hóa và du lịch Trikaya, nơi tổ chức các chuyến du lịch văn hóa giáo dục cho du khách cũng như nhân dân địa phương. Vào thời gian rảnh, bà viết sách về thiền và sáng tác thơ. Bà cũng điều khiển một chương trình kéo dài 2 ngày có tên “Liệu pháp tâm linh và thể xác” trước công chúng, hướng dẫn làm cách nào để tâm linh có thể giải quyết các vấn đề về thể xác.
“Từ một con người chỉ có thể bò lê bò lết như một con chó và ăn xin trên đường, bằng sự làm việc cật lức của mình, tôi đã trở thành một phép lạ ở Đài Loan.”
HUANG NAIHUI
Huang Naihui sinh năm 1964 ở Đài Bắc, Đài Loan, là con cả trong một gia đình rât giàu có. Khi còn là một đứa tre, anh bị sốt cao. Bà anh, một người rất bảo thủ đã cố “Chữa chạy” cho anh bằng phương pháp cổ truyền là cho uống tro nhanh, điều này làm anh bị đau não và bị liệt một phần cơ thể. Cha mẹ anh vì quá mê tín đã quyết định từ bỏ anh vì cho rằng anh có thể đem xui xẻo đến cho gia đình. Vì thế mà bà anh đảm nhiệm việc nuôi dưỡng anh.
Lúc 13 tuổi, anh mới đến trường học lớp 1, lúc đầu anh tiếp thu rất chậm nhưng dần dần, anh cũng theo kịp các bạn trong lớp. Lúc 22 tuổi, anh vừa học vừa làm thêm. Anh bán vé số và hoa suốt cả ngày, chỉ đi học buổi tối. Thời gian rảnh rỗi, anh tham gia tập sự các lớp tâm lí và ngôn ngữ Trung Quốc ở trường đại học Đài Loan như một sinh viên dự thính. Tinh thần ham học đã chiến thắng sự tự ti của anh. Anh áp dụng tốt các kiến thức vào việc kinh doanh hoa của mình. Suốt ngày, anh cứ đi hết nhà này đến nhà khác để bán hoa. Buổi tối, anh bán hoa tại các câu lạc bộ, quán bar, quán rượu. Muốn bán được hoa anh phải hát cho họ nghe, đôi lúc bị lạc giọng. Suốt quá trình kinh doanh, anh bị người ta trêu trọc vì sự tàn tật của mình. Tuy nhiên, anh luôn cố gắng lấy lại tinh thần của mình và đón những người khách với gương mặt tươi cười của mình.
Điều làm anh đau lòng nhất là mỗi khi thấy một gia đình hạnh phúc quây quần bên nhau trong nhà hàng hay nơi anh bán hoa. Cái mà anh chưa bao giờ có được là sự ấm cúng của gia đình.
Khi anh 24 tuổi, bà của anh qua đời. Đó là những ngày u ám nhất trong cuộc đời anh vì ngay cả các em của anh cũng hắt hủi anh. Nhưng hôm đó, anh lại có cơ hội được gặp lại cha mẹ kế và các em khi họ đến để vĩnh biệt bà. Anh đã hy vọng rằng đó là cơ hội để anh được tái hợp cùng gia đình. Nhưng trước sự ngạc nhiên của anh, sự việc lại không diễn ra như vậy. Cha anh đến để yêu cầu anh rời khỏi căn nhà hương hỏa mà bà để lại cho anh đúng vào đêm giao thừa.
Từ đó, anh đã học được một bài học lớn nhất trong đời, đó là nếu ngay cả những người trong gia đình cũng làm anh tổn thương, anh chỉ còn cách duy nhất là dựa vào chính bản thân mình.
Ngày nay, Huang Naihua là nhà hùng biện hiếm hoi thực hiện hơn 1000 buổi nói chuyện. Anh không chỉ trở thành thần tượng của những người tàn tật mà còn là thần tượng của những người bình thường đang sống trong gian khổ. Quyển sách của anh “ Đối diện với mặt trời” (Facing the Sun) và câu chuyện của anh đã gây một tiếng vang lớn trong xã hội Đài Loan. Hiện nay anh đang làm chủ 3 cửa hàng hoa, với nhân viên là những người hoàn toàn khỏe mạnh. Anh dành thời gian rảnh cho việc làm từ thiện.
Một người mà lẽ ra phải được xã hội giúp đỡ giờ đây lại đi giúp đỡ những người khỏe mạnh khác trong xã hội.
Xấu không hẳn là xấu, mà có thể là tốt; tốt không hẳn là tốt mà có thể xấu.
“Mỗi một tai họa, mỗi thất bại, mỗi chướng ngại vật, mỗi bệnh tật của cơ thể; mỗi hoàn cảnh khó khăn và kinh nghiệm đều mang theo một hạt giống lợi ích tương đương nào đó, nhưng thường ẩn dưới một hình thức nào đó.”
Có một ông già được gọi là Tái ông lần nọ mất một con ngựa. Tất cả láng giềng đều đến an ủi ông. Nhưng ông nói: “ biết đâu nó lại là phúc đấy”. Vài tháng sau, con ngựa không những quay lại mà còn dắt thêm một con tuấn mã theo. Hàng xóm lần này lại đến chúc mừng ông. Nhưng ông nói: “ Biết đâu nó là họa đấy”. Một hôm con trai ông đem tuấn mã ra cưỡi. Con ngựa chạy quá nhanh, con trai ông bị té gãy chân và trở thành người tàn tật.
Vậy bạn nghĩ sao, có phải đó là việc xui xẻo không?

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.