Đâu Mái Nhà Xưa

CHƯƠNG 15



Ngay trước buổi trưa, Robert đi ra ngoài với chủ nhân của y ở mé rừng để giúp ông mang về nhà các vật liệu hội họa. Veraguth đã hoàn tất một nghiên cứu mới mẻ, ông muốn do mình mang lấy. Bây giờ ông biết một cách đích xác là họa phẩm ấy phải như thế nào và cảm thấy tin tưởng ở việc chế ngự nó trong một ít ngày.
– Sáng mai chúng ta sẽ trở lại, ông kêu lên một cách vui vẻ, chớp chớp đôi mắt mệt mỏi của ông ở một bầu trời ban trưa chói lòa.
Robert cẩn thận mở nút chiếc áo ngoài và lấy ra một miếng giấy từ trong túi áo của y. Đúng ra đó là một cái bao thư bèo nhèo không có đề tên người nhận.
– Cái này cho ông chủ đây.
– Của ai?
– Của bác sĩ. Hồi mười giờ ổng có đến tìm ông, nhưng tôi nói với ổng là tôi không thể gọi ông về lúc ông đang làm việc được.
– Anh giỏi lắm. Và nào lên đường!
Người giúp việc đi trước với cái túi dết, ghế dựa và giá vẽ. Veraguth ở lại phía sau và ngỡ rằng đó là tin tức chẳng lành, đã mở bao thư ra. Bức thư chỉ gồm có danh thiếp của bác sĩ với tin tức được viết tháu một cách hối hả và cũng chẳng dễ đọc bằng bút chì: “Vui lòng đến gặp tôi vào chiều nay, tôi muốn được hầu chuyện với ông về Pierre. Sự khó ở của em không phải là không quan trọng như tôi cho là kể cho vợ ông thì hơn. Đừng có hành hạ em với sự lo lắng vô ích cho đến khi chúng ta có dịp nói chuyện với nhau”.
Ông dập tẩt nỗi kinh hoàng đe dọa cướp lấy hơi thở của ông, bắt buộc mình giữ bình tĩnh, và đọc trọn lời ghi chú ấy một lần nữa một cách chăm chú “Không phải là không quan trọng như tôi cho là kể cho vợ ông thì hơn!” Đó là kẻ thù. Vợ ông hầu như không phải là mẫu người tế nhị, nhạy cảm để phải bảo toàn từ mỗi sự khó chịu nào. Nói khác đi, đó là điều tệ hại, đó là điều nguy hiểm, Pierre có thể chết. Mặt khác, ông ta đã nói đến “sự khó ở”, nó có vẻ vô hại thế kia. Và rồi đến “lo lắng vô ích!” Không, nó không thể tệ hại hết cả như thế đâu. Một cái gì hay lây có lẽ, một chứng bệnh của trẻ em. Có lẽ viên bác sĩ muốn cô lập em, để em vào bệnh viện.
Ông trở nên điềm tĩnh hơn khi ông đã suy xét điều đó. Thong thả ông đi về nhà, bước xuống ngọn đồi và đi qua các cánh đồng nóng nực. Dù sao đi nữa, ông sẽ làm như viên bác sĩ mong muốn và không để cho vợ ông chú ý bất cứ điều gì.
Nhưng trên đường trở về ông đã bị sự nôn nao túm lấy. Không cả đến dành thì giờ để cất bức họa của ông và rửa ráy, ông chạy đến ngôi biệt trang, dựng bức họa còn ướt vào tường ở lối thang lầu, và một cách yên lặng đi vào phòng Pierre. Vợ ông có tại đấy.
Ông cúi xuống trên đứa bé và hôn lên mái tóc em.
– Mừng con Pierre. Con cảm thấy thế nào?
Pierre yếu ớt mỉm cười. Một khoảnh khắc sau đó, em bắt đầu hắt hơi, mũi em run run và em kêu lên:
– Không không, đi đi! Ba có cái mùi tệ hại thế kia!
Veraguth bước tháo lui một cách vâng lời.
– Con ạ, đấy chỉ là mùi dầu thông. Ba hãy chưa rửa ráy vì ba vội vàng đến thăm con. Bây giờ ba sẽ đi, thay quần áo và ba sẽ trở lại. Được chứ?
Ông rời khỏi ngôi nhà, nhặt lấy bức họa trên đường đi; giọng nói mồn một của đứa bé vẫn còn vang vang trong tai ông.
Tại bàn ăn ông hỏi viên bác sĩ đã nói gì và hài lòng nghe rằng Pierre đã ăn được và không mửa nữa. Lại nữa ông cảm thấy cau có và khó chịu và vất vả để giữ câu chuyện với Albert.
Sau bữa ăn trưa ấy ông ngồi nửa giờ với Pierre, em nằm hoàn toàn yên lặng ngoại trừ những giây phút hiếm hoi lúc em bóp lấy trán em khi đau nhức. Với lòng lo ngại yêu thương Veraguth quan sát cái miệng nhỏ tí trông nó đã uể oải và dùn lại và vầng trán sáng rỡ phương phi bây giờ đã mang một vết nhăn thẳng đứng mờ mờ, một vết nhăn bệnh hoạn nhưng dịu dàng giống như con trẻ sẽ biến mất khi Pierre khỏe mạnh trở lại. Và đứa bé phải khỏe mạnh – dẫu rằng rồi ông sẽ khốn khổ gấp đôi khi bỏ đi và chia tay với em. Em phải sống để lớn lên trong sự đẹp đẽ phương phi như con nít đó, rực rỡ, mảnh mai của em và thở như một đóa hoa dưới mặt trời, dẫu rằng thân phụ em đã ngỏ lời giã biệt em và chẳng bao giờ gặp lại em nữa. Em phải khỏe mạnh và trở thành một người đàn ông đẹp đẽ, rạng rỡ mà trong người hắn những gì thuần khiết nhất và nhạy cảm nhất trong người thân phụ em có sống trong đó.
Khi ông ngồi bên cạnh giường của đứa bé, Veraguth đã có một tiên cảm về tất cả sự cay đắng ông sẽ phải nếm trải trước tất cả cái điều này nằm phía sau ông. Môi ông run run và tim ông thắt lại từ một mũi gai, song sâu thẳm phía dưới tất cả nỗi thống khổ và sợ hãi của ông, ông đã cảm thấy sự quyết định của ông, cứng rắn và không thể tiêu diệt được. Nó có đấy; đau đớn, và khốn khổ có thể không còn lay động nó nữa. Nhưng nó vẫn còn cần phải có cho ông để sống qua cái giai đoạn cuối cùng này, để tránh né khốn khổ, để uống cạn ly cho đến giọt cuối cùng, vì rằng trong ít ngày cuối cùng nẩy ông đã thấy một cách rõ ràng rằng con đường ông tiến tới đời sống phải dẫn qua cánh cổng tối tăm này. Nếu hiện tại ông hèn nhát, nếu ông trốn thoát và thôi lui từ sự khốn khổ, thì ông sẽ mang lấy bùn nhơ và chất độc với ông khi ông rời đi và sẽ chẳng bao giờ thành đạt cái tự do linh thánh thuần khiết mà ông từng mong mỏi khát khao và do đấy ông sẵn sàng gánh chịu mỗi sự giày vò hành hạ đó.
A, trước hết là ông phải nói với bác sĩ đã. Ông đứng dậy với cái gật đầu trìu mến với Pierre, và rời khỏi căn phòng. Cái ý nghĩ để Albert đánh xe cho ông đi đã nảy ra trong trí ông, và lần đầu tiên trong mùa hè ấy ông đã đi tới phòng cậu. Ông gõ mạnh vào cửa.
– Vào đi!
Albert ngồi cạnh cửa sổ đang đọc sách. Cậu ngạc nhiên nhảy lên và đi tới thân phụ cậu.
– Albert, ba yêu cầu con giúp cho cái này một chút. Con có thể đánh xe cho ba xuống phố được không?
– Được chứ? Tốt đẹp đấy. Vậy con hãy đi bắt yên cương ngựa đi, ba khá vội đấy. Hút thuốc chứ?
– Dạ, xin cảm ơn. Con sẽ đi bắt ngựa vào xe ngay.
Chẳng mấy chốc họ đã ở trên chiếc xe. Albert ngồi trên chỗ ngồi đánh xe và đánh xe đi. Tại một góc phố ở thị trấn, Veraguth bảo cậu ngừng lại và ngỏ lời chia tay cậu với một ít lời tán thưởng.
– Cảm ơn Albert nhé. Con đánh xe rất giỏi, nay con đã điều khiển tuyệt mấy con ngựa nhỏ này. Tốt, thôi đi nhé, ba sẽ đi bộ về nhà sau.
Ông sải bước nhanh dưới đường phố thị trấn nóng nực. Bác sĩ ngụ tại một khu lịch sự. Vào giờ đó trong ngày hiếm có một móng ở bên ngoài. Một chiếc xe nước chạy dọc trên đường một cách ngáỉ ngủ; hai đứa bé trai chạy theo sau nó, chìa tay chúng ra trong làn mưa nhẹ của cái vòi phun và cười đùa vẩy nước vào mặt nhau. Từ một cánh cửa sổ ở tầng dưới, âm thanh rã rời của tiếng dương cầm tập dượt có thể nghe thấy. Veraguth luôn luôn cảm thấy một sự không ưa thích sầu đậm sự vô sinh khí của các đường phố ở thị trấn, đặc biệt là về mùa hè; chúng nhắc gợi lại những ngày trẻ trung hơn của ông, khi ông đã sống tại những đường phố như vậy trong các cãn phòng khốn khổ rẻ tiền, mở ra trên các hành lang sực nức mùi nấu nướng và cà phê, và bày ra một quang cảnh của các cửa sổ rầm thượng, những tiếng chà đạp lên thảm ồn ào huyên náo, và những khu vườn nhỏ lố bịch chẳng quyến rũ gì cả.
Tại tiền sảnh, trong số các bức hình lớn khung vàng và những tấm thảm dày cộm, một cái mùi bác sĩ kín đáo bao bọc ông và một cô gái trẻ trong bộ y phục nữ y tá trắng như tuyết lấy tấm danh thiếp của ông. Thoạt tiên cô chỉ ông vào phòng đợi, nơi có nhiều đàn bà và một thanh niên trẻ tuổi ngồi im lặng và khuất dưới những chiếc ghế bành bằng nhung, chăm chú xem báo chí; rồi theo sự yêu cầu của ông cô đưa ông sang phòng khác, nơi đây có vô số tạp chí y khoa chất thành đống. Ông gần như chưa có mì giờ nhìn quanh thì khi ấy cô gái trở lui và dẫn ông vào văn phòng bác sĩ.
Tại đấy Veraguth ngồi trong một cái ghế bành bằng da to tướng, trong một không khí của sự hiệu năng và sự sạch sẽ bóng loáng. Đối diện ông ở cái bàn của viên bác sĩ ngồi là một người thấp có vẻ đáng kính; không có một tiếng động trong cái phòng có trần cao ngoại trừ tiếng tích tắc nhịp nhàng của một chiếc đồng hồ nhỏ chiếu sáng, tất cả đều bằng kiếng và đồng.
– Vâng, ông bạn, tôi không hài lòng lắm về cậu con trai của ông. Có phải thỉnh thoảng em có bị những sự khác thường nhất định, như là nhức đầu, mỏi mệt, không muốn chới đùa và vân vân chứ? – Hay chỉ mới gần đây thôi? Và có phải em đã từng nhạy cảm như vậy từ lâu lắm? Với tiếng động và ánh sáng? Với mùi vị? – Tôi xem nào. Em không thích cái mùi sơn dầu trong họa phòng của ông đấy! Vâng, cái đó phù hợp đấy.
Ông đã đặt nhiều câu hỏi và Veraguth trả lời. Mặc dù hơi vụng về, ông đã chăm chú một cách lo lắng và cảm thấy một hầm mộ kín đáo cho sự lịch sự đáng kể của viên bác sĩ, thái độ chính xác một cách hoàn hảo trong việc nói chuyện.
Rồi các câu hỏi đến một cách chẫm rãi và từng câu một, và cuối cùng có một sự im lặng, ngưng nghỉ lâu dài lãng vãng ở không trung giống như một đám mây, chỉ vỡ ra bởi tiếng đổ sắc, cao vút lên của một chiếc đồng hồ nhỏ xinh xắn.
Veraguth đưa tay lau mồ hôi trên trán ông. Ông cảm thấy rằng đó là lúc để cho ông biết sự thật, và ý thức sự im lặng nặng nề của viên bác sĩ, ông đã bị tràn ngập bởi sự đau đớn, sợ hãi tê cóng. Ông vặn vẹo cổ như thể cái cổ áo sơ mi làm ông nghẹt thở, và sau cùng ông nói toạc ra:
– Có phải nó tệ hại hết cả không?
Ngẩng cái mặt trẹt, làm việc quá lâu của ông ta lên, viên bác sĩ ném đến ông một cái nhìn lo lắng và gật đầu.
– Phải, tôi rất tiếc phải nói ra. Bệnh tình nghiêm trọng đấy ông Veraguth ạ.
Viên bác sĩ không quay cặp mắt ông ta đi chỗ khác. Đợi chờ một cách chăm chú, ông ta thấy nhà họa sĩ mặt mày trở nên tái mét và buông thỏng tay ông xuống. Ông ta thấy đôi môi trề ra va hơi run run và mí mắt rủ trên đôi mắt như trong một cơn ngất xỉu. Và rồi ông ta thấy cái miệng nhà họa sĩ phục hồi sự vững vàng của nó và đôi mắt ông bùng lên với ý chí tươi tắn. Chỉ có cái sắc mặt xanh mét là vẫn y nguyên. Ông thấy rằng nhà họa sĩ muốn nghe.
– Cái gì thế, bác sĩ? Ông không phải thương xót tôi. Cứ nói đi – Ông không cho rằng Pierrre sẽ chết chứ?
Viên bác sĩ nhấc cái ghế của ông đến gần hơn một chút. Ông nói rất chẫm rãi, nhưng một cách sắc bén và minh bạch.
– Đấy là một cầu hỏi không một ai có thể trả lời được. Nhưng nếu tôi không lầm lẫn một cách lớn lao, thì đứa con trai của ông bị bệnh một cách nguy hiểm đấy.
Veraguth nhìn vào đôi mắt ông.
– Nó có chết không chứ? Tôi muốn biết nếu ông nghĩ rằng nó sẽ chết. Ông hiểu chứ – tôi muốn được biết.
Một cách vô ý, nhà họa sĩ đứng dậy và bước tới trước gần như là đe dọa. Viên bác sĩ đưa tay nắm lấy tay ông; Veraguth giật mình và lập tức ngã người xuống ghế như thể lấy làm hổ thẹn.
– Chẳng có ý nghĩa gì nói như thế cả – Viên bác sĩ bắt đầu – Sự quyết định giữa sống và chết không ở nơi chúng ta. Mỗi ngày bọn y sĩ chúng tôi đã gặp nhiều chuyện ngạc nhiên. Chừng nào mà bệnh nhân còn thở thì chúng tôi còn hy vọng. Ông biết đấy. Hay là chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu?
Veraguth gật đầu một cách kiên nhẫn và chỉ hỏi:
– Thế thì, bệnh gì vậy?
Viên bác sĩ ho nhẹ.
– Nếu tôi không lầm thì đó là chứng não mạc viêm.
Veraguth ngồi rất yên lặng và nhỏ nhẹ lặp lại chữ ấy. Đoạn ông đứng dậy và chìa tay ra cho bác sĩ.
– Vậy nó là chứng não mạc viêm – Ông nói, nói rất thong thả và cẩn thận bởi vì đôi môi ông đang run run như thể trời lạnh lắm – Cái đó có bao giờ có thể chữa khỏi không?
– Tất cả đều có thể chữa khỏi, ông Veraguth ạ. Một người lên giường ngủ với chứng nhức răng và chết trong một ít ngày, người khác có tất cả các triệu chứng của cơn bệnh ngặt nghèo và lại mạnh khỏe.
– Vâng, vâng. Và mạnh khỏe! Bây giờ tôi sẽ đi đây, ông bác sĩ. Ông đã bị quấy rầy nhiều trong công việc của tôi. Nói khác đi, chứng mạc não viêm là không thể chạy chữa chứ?
– Này ông ạ…
– Xin thứ lỗi tôi. Có lẽ ông đã trị liệu các đứa bé khác với chứng mạc… này với bệnh này? Phải chứ? Ông xem!… Các đứa bé đó vẫn còn sống chứ?
Viên bác sĩ im lặng.
– Có một hay hai chúng nó còn sống? Hay là một?
Không có câu giải đáp.
Mặc dù đã bực mình, viên bác sĩ cũng quay về bàn của mình và kéo một ngăn bàn ra.
– Ông không nên bó tay như thế! – Ông ta nói trong một giọng đã thay đổi – Dù con trai ông có mạnh khỏe lại hay không, chúng ta không biết được. Em đang nguy hiểm, và chúng ta phải giúp đỡ cho em theo sức chúng ta có thể giúp được. Tất cả chúng ta đều phải giúp đỡ em, ông biết đấy, và ông nữa. Tôi cần đến ông… Chiều nay tôi sẽ đến nhà lần nữa. Dù sao, tôi cũng đưa cho ông thuốc ngủ bằng bột này, có lẽ ông có thể sử dụng lấy. Và bây giờ xin hãy nghe tôi: Đứa bé phải được tuyệt đối yên tĩnh và thức ăn dễ tiêu nhất. Đây là việc chính yếu. Ông sẽ ghi nhớ điều đó chứ?
– Dĩ nhiên. Tôi sẽ không quên đâu.
– Nếu em đau đớn hay rất là trăn trở không yên thì tắm nước nóng hoặc xoa bóp hữu ích đấy. Ông có bọc đựng nước đá không? Tôi sẽ đem cho ông một cái. Ở đằng đó ông có nước đá chứ? Tốt – Chúng ta sẽ tiếp tục hy vọng ông Veraguth ạ. Cái đó nó sẽ không làm cho bất kỳ ai trong chúng ta mất tinh thần, hiện tại tất cả chúng ta đều phải ở trong vị trí của chúng ta. Đồng ý chứ?
Veraguth trả lời với một cử chỉ đã gợi được lòng tin ở bác sĩ. Viên bác sĩ đưa ông ra tới cửa.
– Ông thích lấy xe tôi đi chăng? Tôi không cần đến nó cho đến năm giờ.
– Không, xin cảm ơn. Tôi sẽ đi bộ.
Ông bước ra đường, đường sá vắng ngắt vắng tanh như trước. Tiếng đàn dương cầm tập dượt buồn tẻ đó vẫn tuôn ra từ một cánh cửa sổ mở. Ông nhìn đồng hồ. Chỉ mới có nửa giờ trôi qua. Thong thả ông bước đi, phố này tới phố kia, bởi một con đường vòng vo đưa ông qua nửa thành phố. Ông đã kinh sợ để rời khỏi nó. Tại đây, trong những căn nhà nghèo nàn, chen chúc ngu muội này, mùi thuốc tây và bệnh hoạn, sự nhiễm bệnh, sợ hãi và chết chóc đều là tự nhiên, hàng trăm con đường buồn bã tiều tụy đã giúp để chịu đựng mỗi gánh nặng, người ta không được ở một mình. Nhưng đối với ông thì hình như ở ngoài đó, dưới những cây cối và bầu trời trong sáng, giữa tiếng hót véo von của những con scythe và tiếng dế rỉ rả, nghĩ đến tất cả điều đó phải là khủng khiếp hơn, vô nghĩa hơn và thất vọng hơn nhiều lắm.
Trời đã về chiều khi ông về đến nhà, đầy bụi bặm và mệt chết được. Viên bác sĩ đã được mời đến, nhưng bà Adele thì điềm nhiên và có vẻ như không biết gì.
Ở bữa cơm tối Veraguth đã nói về các con ngựa với Albert, ở mỗi lượt ông nghĩ đến một cái gì đó để nói ra và Albert tham dự vào. Họ thấy rằng ông cha rất mỏi mệt, chứ chẳng thấy gì nữa cả. Nhưng ông vẫn tiếp tục suy nghĩ với một sự khinh miệt gần như chua chát; tôi có thể chết trong đôi mắt của tôi họ sẽ chẳng bao giờ chú ý tới! Đây là vợ ta và đây là con trai ta! Và Pierre thì đang hấp hối! Và các ý nghĩ này xoay quanh một cách buồn bã qua đầu óc ông trong khi đó thì cái lưỡi cứng như gỗ của ông uốn ra những lời lẽ chẳng làm chú ý cho bất kỳ ai. Nhưng bây giờ một ý nghĩ mới mẻ đã đến. Như thế càng tốt hơn! Đây là cách thức ta sẽ uống nỗi khốn khổ của ta cho đến giọt cay đắng cuối cùng. Ta sẽ ngồi ở đây giấu diếm che đậy, và nhìư thằng con bé bỏng khốn khổ của ta chết đi. Và nếu sau đó ta vẫn còn sống, sẽ chẳng còn có gì để mà ràng buộc ta nữa, chẳng có gì có thể làm tổn thương ta nữa; bấy giờ ta sẽ đi và chảng bao giờ lại nằm xuống lâu dài như ta đã sống, chẳng bao giờ lại tin tưởng ở tình yêu, chẳng bao giờ lại la cà lần lữa và hèn nhát… Bấy giờ ta sẽ sống và hoạt động và tiến tới, sẽ không có an bình và không trơ trơ trì độn.
Với niềm vui hôn ám ông cảm thấy sự thống khổ bừng cháy trong tim ông, hoang dã và không thể chịu đựng nổi, song thuần khiết và trọng đại, như là một cảm giác mà ông chưa bao giờ biết trước đó cả, và trong sự hiện diện của ngọn lửa thiêng ấy ông thấy cái đời sống bất trắc, nhỏ nhoi, buồn bã và giả dối của ông giảm dần vào trong sự vô nghĩa lý, vô giá trị nhiều cũng như một ý nghĩ hoặc ngay cả sự đổ lỗi vậy.
Trong cái khung của ý nghĩ ấy, ông đã ngồi hàng giờ trong căn phòng bệnh nửa tối tăm của đứa bé và bùng cháy lên trong đêm nằm thức trắng trên giường ngủ của ông, đem lại cho mình lòng nhiệt thành để ngấu nghiến nỗi thống khổ của ông, chẳng ao ước gì cả và cũng chẳng hy vọng gì cả, như thể ao ước được tiêu hủy bởi ngọn lửa này và đốt cho cháy rụi tới cái tế bào run rẩy cuối cùng. Ông hiểu rằng điều này phải là vậy, rằng ông phải buông thả cái thân yêu nhất và tuyệt nhất và sự chiếm hữu thuần khiết nhất của ông, và nhìn thấy nó tử vong tàn diệt.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.