David Copperfield

Chương 3: Ở nhà cô tôi



Khoảng hai tháng kể từ ngày tôi trở lại Salem House, hết giờ ra chơi, chúng tôi vào lớp thì ông Sharp đến nói :

– David Copperfield xuống phòng khách !

Tôi hớn hở vui mừng tưởng là nhận được giỏ đồ tiếp tế của ông Peggotty, tôi vội xuống ngaỵ Bà Creakle đã ở đó tay cầm phong thư.

– Tôi có chuyên nói với em. – Bà nói. – Sau kỳ nghỉ hè trở lại đây, người nhà em khỏe cả chứ? -Vẻ ngập ngừng bà nói thêm: – Mẹ em có khỏe không ?

Tôi run bắn người không hiểu vì sao, và tôi nhìn bà không chớp mắt, không sao nói được nên lời.

– Tôi được tin, – bà nói tiếp, – mẹ em ốm nặng.

Tôi cảm thấy nước mắt nóng hổi chảy ròng ròng trên mặt tôi..- Mẹ em đang trong tình trạng nguy hiểm, -bà nói thêm.

Thế là tôi hiểu hết.

– Mẹ em chết rồi.

Chẳng cần nói câu đó thì tôi đã kêu lên tiếng kêu đau đớn của đứa trẻ mồ côi và tôi cảm thấy trơ trọi trên cõi đời này. Em bé của tôi cũng chết gần như đồng thời với người mẹ tội nghiệp của tôi.

Chiều hôm sau, tôi rời ký túc xá, biết rõ là không bao giờ quay trở lại nữa. Chính chị Peggotty đón tôi ở nhà.

– Đêm cuối cùng, – chị nói với tôi, – mẹ thân yêu của em ôm lấy chị và nói: “Peggotty ơi, nếu đứa bé cũng chết, xin hãy đặt nó trong vòng tay tôi và tôi muốn được chôn cả hai mẹ con cùng một chỗ. David có về đưa chúng tôi đến nơi an nghỉ, hãy nói với nó rằng mẹ nó, trong lúc hấp hối đã ngàn lần cầu phúc lành cho nó. Rồi bà nhắm mắt trong vòng tay chị.

Ông Murdstone không để ý đến tôi khi tôi vào phòng khách. Ông ta khóc thầm trong ghế bành.

Còn cô Murdstone chỉ chìa mấy đầu ngón tay để an ủi tôi.

Khi ngày tang lễ trọng thể qua đi, lệnh đầu tiên của cô Murdstone là báo cho chị Peggotty nghỉ việc vào cuối tháng.

Còn về phần tôi, rất ít có khả năng quay lại ký túc xá. Trong khi chờ đợi, cô Murdstone cho phép tôi nghỉ vài ngày tại nhà ông Peggottỵ Tôi vui mừng gặp lại Cham, Emilie và bà Gummidge.

Tuy nhiên tôi thấy Emilie dù vẫn thông cảm và đối xử tốt với tôi, nhưng ít chăm sóc tôi hơn trước.

Trong thời gian tôi ở Yarmouth, chị Peggotty đã lấy ông Barkis – người đánh xe chở hàng, ông đã nhiều lần ngỏ ý cầu hôn cùng chị.

– Chừng nào chị còn sống – chị nói với tôi, -bao giờ chị cũng dành cho em một căn phòng ở nhà chị.

Vài ngày sau khi tôi trở lại Blunderstone, ông Murdstone gọi tôi đến và giới thiệu tôi với ông Quinion.

– Ông Quinion bạn tôi đây đang điều khiển hãng buôn rượu vang Murdstone và Grinbỵ Tôi không giàu có gì, việc học hành của cậu khá tốn kém. Đã đến lúc cậu phải sống tự lực.

Cửa hàng Murdstone và Grinby ở Blackfriars bên bờ sông Tamisẹ Đó là một ngôi nhà cũ có một chiếc sân nhỏ dẫn ra sông. Trong nhà đầy những chuột.

Người ta thuê một số người lớn và trẻ con cọ rửa chai lọ lựa chọn và loại ra những chai bị rạn nứt. Phải dán nhãn vào các chai đã đổ đầy rượu rồi xếp vào thùng..Nhóm trưởng của tôi, một anh tên là Mick Walker, biệt hiệu là “bột khoai tây” chỉ dẫn công việc cho tôi.

So sánh những người bạn mới của tôi với những người bạn thời niên thiếu, không kể ở Steerforth, ở Trađles và những bạn bè khác ở ký túc xá, tôi cảm thấy một nỗi lo sợ ngấm ngầm khi thấy mình đã rơi xuống đám người này như thế nào.

Chiếc đồng hồ lớn của cửa hàng chỉ mười hai giờ rưỡi trưa và mọi người chuẩn bị đi ăn thì ông Quinion gõ cửa sổ văn phòng ông và ra hiệu cho tôi đến gặp. Tôi bước vào, đứng trước một người đàn ông đứng tuổi, hơi to con, mặc áo rơ đin gốt màu nâu, đầu nhẵn thín như quả trứng không có lấy một sợi tóc.

– Nó đây ! – Ông Quinion chỉ vào tôi, nói.

– Cậu Copperfield đây ư ? – Người lạ nói với giọng hạ cố. – Hy vọng là cậu khỏe chứ ? Tôi trả lời là tôi rất khỏe.

– Tôi nhận được thư của ông Murdstonẹ -Người lạ nói. – Ông ấy muốn tôi nhận cậu vào ở một căn hộ còn bỏ trống phía sau nhà.

– Đây là ông Micawber. – Ông Quinion nói với tôi. – Ông Murdstone và ông đây là chỗ quen biết.

Ông Micawber vẫn chuyển đơn đặt hàng cho chúng tôi.

– Tối nay tôi sẽ rất hân hạnh. – Ông Micawber nói thêm, đến đón để dẫn cậu đi con đường gần nhất.

Nói đoạn, ông cầm lấy mũ và oai vệ ra về.

Ông Quinion trịnh trọng giao việc của hãng Murdstone và Grinby cho tôi với tiền công sáu si linh mỗi tuần. Ông ta ứng trước cho tôi một tuần. Tôi chi sáu xu cho bữa ăn tối gồm ít patêbê và một ngụm nước uống nhờ vòi nước hàng xóm, rồi tôi dùng thời giờ còn lại của bữa ăn đi chơi phố.

Buổi tối vào giờ đã hẹn, ông Micawber lại xuất hiện. Về đến nhà, ông giới thiệu tôi với bà Micawber, một người đàn bà xanh xao gầy gò.

Bà có bốn con, hai đứa sinh đôi còn đang bú, một bé gái ba tuổi, một bé trai bốn tuổi. Một cô gái tóc nâu sẫm có thói quen khịt mũi, làm người giúp việc.

Tôi biết được ngay là ông Micawber bị nhiều chủ nợ hay đến đòi. Lúc đó, ông ta bị nhấn chìm trong buồn phiền và thất vọng. Nhưng chỉ vài giờ sau ông đã trở lại tâm trạng vui vẻ thoải mái.

Cho dù người ta có nể tôi làm ở hãng Murđstone và Grinby, tôi cũng không sung sướng mấy.

Tôi không có chút hy vọng nào rời bỏ được cuộc sống ghê tởm này, và tôi đã thôi không dám nghĩ tới việc ấy..Những sự cùng quẫn của ông Micawber bồi thêm vào nỗi day dứt của tôi. Theo yêu cầu của bà Micaw-ber, tôi đem đi cầm sáu chiếc thìa uống trà, hai chiếc âu đựng muối và một chiếc kẹp để gắp đường.

Như thế vẫn chưa đủ. Một hôm, từ sáng sớm ông Micawber đã bị bắt và bị giải vào tù vì nợ nần.

Người ta bán đồ đạc để trả nợ. Ông Micawber lại được tự do.

Một thời gian sau, hai ông bà Micawber quyết định rời khỏi Luân Đôn cùng với đàn con của họ.

Ngày chủ nhật, gia đình ông mời tôi ăn bữa tối, Họ dọn ra một ít thịt lợn tươi nấu sốt cay và ít bánh put- đinh. Tối hôm trước, tôi mua một con ngựa vằn bằng gỗ để tặng bé Wilkins Micawber và một con búp bê tặng bé gái Emma.

– Bạn thân mến, – Ông Micawber nói, – tôi hơn tuổi cậu, và tôi có chút kinh nghiệm của cuộc đời và… nói cho gọn là của mọi thứ cùng quẫn. Từ nay cho đến khi vận may mà tôi hằng chờ đợi đến với tôi, tôi không thể làm được cái tích sự gì cho cậu ngoài mấy lời khuyên như sau: “Đừng để đến hôm sau những gì cậu có thể làm ngày hôm naỵ Lần lữa chờ thời là ăn cắp thời gian của cuộc sống. Hãy nắm ngay lấy thời cợ Và đây là lời khuyên thứ hai : Thu nhập thường xuyên hai mươi bảng, chi mười chín bảng sáu xu thì mới có hạnh phúc. Thu nhập hai mươi bảng, chi hai mươi bảng sáu xu thì sẽ dẫn đến khốn khó. Hoa héo, lá rụng, thời gian đi không trở lại và… nói cho gọn, cậu bị nhận chìm mãi mãi, giống như tôi !”.

Tôi đã gắn bó quá thân tình với gia đình Micaw-ber, tôi luôn chia sẻ những buồn lo vất vả của gia đình ông và tôi thiếu thốn tình bạn đến nỗi từ nay tôi phải sống giữa những người xa lạ, kéo dài cuộc đời bơ vơ và khả ố như thế này khiến tôi không sao chịu nổi.

Sau khi buồn bã chia tay với các thành viên trong gia đình Micawber lên xe đi Plymouth, không quên ôm hôn thắm thiết từng người, tôi trở lại hãng Murdstone và Grinby, quyết định bỏ trốn về quê gặp lại cô Betsy là người ruột thịt duy nhất của tôi trên cõi đời này.

Vì không biết bà cô tôi ở đâu, tôi liền viết một bức thư dài cho chị Peggotty để hỏi xem chị có nhớ không. Tôi cũng cho chị biết rằng tôi rất cần số tiền nửa ghinê và nếu chị có thể cho tôi vay thì tôi vô cùng biết ơn. Chả bao lâu chị Peggotty hồi âm, vẫn tràn đầy tình âu yếm sâu sắc như xưa.

Chị gửi cho tôi nửa ghi nê và cho tôi biết cô Betsy ở gần Douvres, nhưng chị không nhớ địa chỉ chính xác.

Vì tôi là đứa trẻ trung thực, vả lại không muốn làm hoen ố kỷ niệm để lại nhà Murdstone và Grinby, tôi quyết định ở lại đến chiều thứ bảy. Vì.tôi đã lĩnh tiền tạm ứng một tuần, nên tôi không đến văn phòng lĩnh lương vào giờ thường lệ.

Chính vì lý do bức thiết ấy mà tôi đã phải vay nửa ghi nê để tránh tình trạng không còn một xu dính túi trong cuộc hành trình. Vậy là đến chiều thứ bảy khi mọi người đều có mặt ở cửa hàng để chờ lương, tôi bắt tay Mick Walker và nhờ cậu ta, nói với ông Quinion rằng tôi đang dọn hòm xiểng sang chỗ ở mới.

Tôi chuẩn bị sẵn chiếc hòm và tìm xem ai có thể giúp tôi mang hành lý từ nhà đến trạm xe chở khách.

Tôi trông thấy một chàng trai dáng người lều nghều có chiếc xe lừa kéo rỗng không. Tôi trả sáu xu và đi bộ cùng anh ta theo xe. Anh ta nâng hòm lên xe và đánh xe chạy thật nhanh làm tôi vất vả lắm mới theo kịp. Lúc tôi rút ở túi tờ phiếu ghi địa chỉ để đeo vào hòm đồng nửa ghi nê rơi ra. Để ăn chắc, tôi ngậm đồng tiền vào miệng và lúc tôi vừa buộc phiếu vào hòm đâu ra đấy, thì anh ta đánh một phát vào cằm tôi và đồng tiền từ miệng tôi rơi vào tay hắn.

Lập tức hắn nhảy vào xe, ngồi lên hòm và tẩu thoát thật nhanh, thế là tôi mất cả tiền lẫn đồ đạc.

Không tiền, không hành lý, tôi chỉ còn cách đi bộ đến Douvres. Tôi ngủ khi thì co ro trong một xó tường, khi trong một đụn cỏ khộ Tôi bán chiếc áo gi lê được chín xụ Cuối cùng, một lão già gớm ghiếc gạ đổi chiếc áo gia két của tôi lấy vài thứ lởm khởm chẳng đâu vào đâu cả, lão ta vừa cằn nhằn cau có vừa đếm trả tôi một si linh và bốn xu.

Sáu ngày sau tôi đến Douvres, kiệt sức, bẩn thỉu, đói khát. Cả buổi sáng đi tìm không thấy nhà cô tôi.

Một người đánh xe ngựa ở quảng trường đánh xe qua đó đánh rơi chiếc chăn khoác cho ngựa. Tôi nhặt lên giúp. Thấy nét mặt hiền hậu của ông chủ xe, tôi đánh bạo hỏi ông ta địa chỉ cô Trotwood.

– Trotwood ? – Ông ta nói, – Xem đã nào. Tôi có biết cái tên này. Một bà già, có phải không ?

– Vâng, cũng hơi già.

– Cổ hơi nghênh nghênh, – Ông ta nhỏm dậy nói thêm.

– Vâng ! – Tôi nói, – Có thể là như vậy.

– Hay đeo cái túi rộng thùng thình… hơi cộc cằn và không dễ tính lắm với mọi người phải không ?

Tôi mừng quýnh vì các đặc điểm như thế là chính xác.

– Này ! Cậu cứ đi lên phía kia kìa, – Ông ta lấy roi chỉ về phía vách đá bờ biển, – cứ đi thẳng về phía trước đến dãy nhà nhìn ra biển, nhất định là cậu tìm được bà tạ Theo tôi thì bà ta cũng chẳng giúp cho cậu nhiều nhặn gì đâu. Này cậu cầm tạm lấy một xụ.Tôi nhận quà tặng với lòng biết ơn, mua một mẩu bánh, vừa đi vừa ăn theo đường vừa được chỉ dẫn.

Gần đến dãy nhà, tôi vào một quán hàng để hỏi địa chỉ cô Trotwood. Ở đó có người tớ gái của cô tôi. Chị ta bảo tôi đi theo và chẳng mấy chốc đã đến một ngôi nhà xinh đẹp có ban công với một khoảnh vườn cảnh đầy hoa được trồng tỉa rất cẩn thận, tỏa một mùi thơm quý hiếm.

– Đây là nhà cô Trotwood, – Chị đầy tớ nói với tôi. – Bây giờ cậu biết rồi, thế là xong nhé.

Nói đoạn, chị vội vã vào nhà. Còn trơ lại mình tôi đứng tựa vào hàng rào vườn, buồn bã nhìn lên, phía cửa sổ phòng khách. Chỉ nhác thấy một tấm rèm the mở hé, một tấm màn xanh treo cố định ở cửa kính, một chiếc bàn nhỏ và một bộ ghế bành lớn.

Không có gì động đậy tại cửa sổ phòng khách, tôi nghĩ là cô tôi không có nhà. Tôi bèn ngước nhìn cửa kính tầng trên và nom thấy một người đàn ông vẻ mặt dễ ưa. Ông ta có nước da sáng và mái tóc hoa râm. Ông nheo mắt với vẻ lố bịch và có đến hai, ba lần ông ra cho tôi những dấu hiệu trái ngược nhau, lúc gật đầu, lúc lắc đầu, cuối cùng ông cất tiếng cười và bỏ đi.

Tôi sắp bỏ đi thì một bà từ trong nhà bước ra, chiếc khăn tay thắt trên mũ trùm. Bà ta mang găng tay làm vườn, đeo tạp dề với chiếc túi to và một con dao tọ Tôi đoán ngay rằng đó là cô Betsy vì bà ra khỏi nhà với bước đi oai vệ, như người mẹ tội nghiệp của tôi hay kể về bà đi trong vườn nhà chúng tôi ở Blunderstone.

– Đi đi ! – Cô Betsy lắc đầu vừa dứ dứ con dao từ xa vừa nói. – Cút đi ! Con trai không được vào đây !

Tôi run run nhìn theo bà với những bước đi nhà binh đến góc vườn để đánh gốc một cây nhỏ.

Lúc ấy, không có chút hy vọng gì, nhưng với lòng can đảm của nỗi tuyệt vọng, tôi khe khẽ đi đến gần bà và lấy ngón tay đụng vào bà.

– Thưa bà, xin bà vui lòng. – Tôi bắt đầu. Bà giật mình và ngước mắt nhìn lên.

– Bà trẻ của cháu, xin bà vui lòng…

– Ôi! Lạy chúa tôi! – Cô tôi thốt lên, và bà ngồi bệt xuống đất, giữa lối đi.

– Cháu là David Copperfield từ Blunderstone, quận Suffolk, cô đã đến thăm mẹ cháu vào đêm mẹ cháu sinh ra cháu. Từ khi mẹ cháu mất, cháu khốn khổ quá. Người ta không quan tâm đến cháu, không cho cháu đi học, người ta bỏ rơi cháu để mặc cháu tự kiếm sống và giao cho cháu một công việc không hợp với cháu. Cháu đã trốn đi để tìm bà. Cháu đã bị mất cắp hết và cháu phải đi bộ suốt dọc đường, không được ngủ trọ từ hôm cháu ra đi đến giờ..Đến đây, bỗng tôi không còn chút can đảm nào nữa, tôi giơ tay lên chỉ cho bà cô tôi thấy quần áo rách tươm cùng những nỗi đau đớn tôi đã phải chịu đựng, tôi òa lên khóc trút tất cả nước mắt chứa chất trong lòng từ suốt tám ngày nay.

Bà cô tôi vội vã đứng lên, nắm lấy cổ áo tôi và dẫn vào phòng khách. Việc đầu tiên là bà mở chiếc tủ lớn, mang ra nhiều chai lọ, đổ cho tôi uống. Khi đã cho tôi uống xong những thứ thuốc đó, bà đặt tôi nằm trên ghế tràng kỷ với tấm khăn choàng kê dưới đầu tôi.

Một phút sau, bà bấm chuông. Chị đầy tớ tới, bà nói :

– Jeannette, lên trên nhà cho tôi gửi lời thăm ông Dick và nói rằng tôi có chuyện muốn nói với ông.

Jeannette tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy tôi nằm dài như tượng trên ghế tràng kỷ, nhưng cô ta tuân lệnh bà. Cô tôi tay chắp sau lưng đi đi lại lại trong phòng, cho đến lúc cái ông làm điệu bộ nhăn mặt với tôi ở cửa sổ tầng trên vừa cười vừa bước vào.

– Ông Dick, – cô tôi nói, – đừng làm trò ngớ ngẩn nhé, vì chẳng ai biết lẽ phải trái hơn ông.

Tất cả chúng ta đều biết như thế; vậy xin ông đừng làm trò ngớ ngẩn.

Lập tức ông ta giữ thái độ nghiêm trang, và nhìn tôi với cái vẻ mà tôi hiểu là cầu mong tôi đừng nói chuyện xảy ra ở cửa sổ.

– Ông Dick – cô tôi nói tiếp – Ông đã nghe tôi nói đến David Copperfield rồi chứ ? Đừng vờ làm như kém trí nhớ, bởi vì tôi cũng thừa biết trí nhớ ông ra sao rồi.

– David Copperfield ? – Ông Dick nhắc lại, tôi thấy ông có vẻ không nhớ lắm. – David ! à phải rồi ! Hẳn là David, đúng vậy.

– Bây giờ, – cô tôi nói tiếp, – đây là con trai của David, nó đang nằm trên ghế tràng kỷ. Đấy, tôi muốn hỏi ông : Bây giờ tôi phải làm gì cho nó?

– Bà phải làm gì cho nó ư ? – Ông Dick vừa gãi trán vừa nói với giọng không mấy nhiệt tình, – Phả i làm gì cho nó ?

– Phải, – cô tôi nói, vừa nghiêm trang nhìn ông vừa đưa ngón tay lên. – Tôi cần một lời khuyên chắc chắn.

– Này ! Nếu tôi ở địa vị bà… – Ông Dick nói, vừa ngẫm nghĩ vừa ném cho tôi một cái nhìn mơ hồ, – tôi…

Cái nhìn chớp nhoáng ấy dường như cung cấp cho ông ta một gợi ý đột ngột, và ông nói tiếp ngay :

– Tôi tắm rửa cho nó !

– Jeannette, – Cô tôi gọi trong lúc quay lại với nụ cười đắc thắng mà tôi chưa hiểu chuyện gì, -.a.ng Dick bao giờ cũng đúng. Chị hãy đun nóng nước tắm đi!

Tắm gội khiến tôi tỉnh cả người. Tôi bắt đầu cảm thấy chân tay đau nhừ sau những đêm ngủ ngoài trời. Tôi mệt mỏi, đuối sức đến nỗi không tỉnh táo nổi năm phút. Tắm xong, cô tôi và Jean-nette mặc cho tôi quần áo của ông Dick và bọc tôi vào hai, ba tấm khăn choàng. Nom tôi hẳn phải giống như một gói hàng kỳ quặc. Tôi cảm thấy mệt và lại nằm dài trên ghế tràng kỷ, ngủ thiếp đi ngay.

Tôi được ăn bữa tối ngay sau khi thức dậy.

Khăn trải bàn được dọn đi, rượu vang Xêret được bày ra và cô tôi rót cho tôi một cốc, rồi bà cho mời ông Dick, ông ta đến ngaỵ Ông tỏ vẻ trịnh trọng khi bà yêu cầu ông chú ý nghe câu chuyện của tôi. Rồi bà bảo tôi kể tuần tự bằng cách trả lời một loạt câu hỏi. Chừng nào câu chuyện của tôi còn kể chưa xong, bà chằm chằm nhìn ông Dick nếu không thì ông ta sẽ ngủ mất, và khi ông định mỉm cười, cô tôi cau mày nhắc nhở ?

Trời tối, Jeannette mang nến ra, kéo rèm và đặt bàn cờ lên bàn.

– Bây giờ, ông Dick này, – Cô tôi vừa nói vừa nghiêm trang nhìn ông, – Xin hỏi thêm ông một câu. Ông hãy nhìn cậu bé này.

– Nhìn cậu con trai của David ư ? – Ông Dick nói vẻ bối rối.

– Đúng, – cô tôi nói. – Bây giờ ông bảo phải làm gì cho nó nữa ?

– Làm gì cho con trai của David à ?

– Phải, – cô tôi đáp, – cho con trai của David.

– Ồ ! – Ông Dick nói, – tôi sẽ… tôi sẽ đưa nó vào giường.

– Jeannette, – cô tôi kêu lên với vẻ hài lòng đắc thắng, mà tôi đã để ý thấy khi nãy, – Ông Dick nói đúng. Nếu giường đã dọn xong, chúng ta cho cậu bé này đi ngủ.

Jeannette thưa giường đã sẵn sàng, và người ta dìu tôi lên như một tên tù nhân giữa những người cảnh sát, cô tôi dẫn đầu và Jeannette hậu vệ.

Chẳng bao lâu, tôi chìm vào giấc ngủ rất saỵ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.