Dạy Con Làm Giàu – Tập 10

CHƯƠNG 6



Ba loại tiền

“Con đã học được những gì từ trong quân đội?” người cha giàu hỏi.

“Con học được tầm quan trọng của sứ mệnh, sự lãnh đạo và tập thể,” tôi trả lời. “Vậy điều gì quan trọng nhất?”

“Sứ mệnh.”

“Tốt,” người cha giàu mỉm cười. “Con sẽ trở thành một chủ doanh nghiệp giỏi.”

BA LOẠI TIỀN VÀ THU NHẬP
Trong những cuốn sách trước, tôi đã đề cập đến ba loại thu nhập. Đó là:

1. Thu nhập từ lương
2. Thu nhập từ đầu tư

3. Thu nhập thụ động

Người cha nghèo của tôi làm việc để có thu nhập từ lương, loại thu nhập chịu thuế cao nhất. Người cha giàu của tôi làm việc chủ yếu cho thu nhập thụ động, loại thu nhập chịu thuế thấp nhất.

Những thuật ngữ cho ba loại thu nhập này thực tế xuất phát từ cơ quan thuế vụ. Cục thuế đã đánh thuế ba loại thu nhập trên theo mức khác nhau. Chủ doanh nghiệp có cơ hội làm việc cho cả ba loại thu nhập và cần biết sự khác nhau của chúng vì thuế suất khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu. Tôi nói đến những loại thu nhập này không nhằm làm bạn rối mà để tách biệt rõ chúng với ba loại tiền mà tôi chuẩn bị nói đến.

Khi chúng tôi còn học trung học, người cha giàu dạy con trai của ông và tôi rằng người ta làm việc vì ba loại tiền. Đó là:
1. Tiền cạnh tranh

2. Tiền hợp tác

3. Tiền tinh thần

TIỀN CẠNH TRANH

Để giải thích cụm từ tiền cạnh trạnh, ông nói, “Chúng ta học cạnh tranh trong cuộc sống từ rất sớm. Chúng ta cạnh tranh ở trường vì điểm số, cạnh tranh trong thể thao, và cạnh tranh vì người mà chúng ta yêu thương. Trong công việc, chúng ta học cạnh tranh vì công việc, tăng lương, thăng chức, vì sự công nhận, và vì sự tồn tại. Trong kinh doanh, các công ty cạnh tranh vì khách hàng, thị phần, hợp đồng và nhân viên giỏi. Hầu hết mọi người làm việc vì tiền cạnh tranh.
TIỀN HỢP TÁC

Để giải thích cụm từ tiền hợp tác, ông nói, “Trong thể thao và kinh doanh, hợp tác được xem như là sự chung sức. Những chủ doanh nghiệp giàu có nhất, nhiều quyền lực nhất đã xây dựng những công ty lớn nhất thế giới thông qua hình thức tập đoàn. Họ trở nên mạnh mẽ hơn nhờ vào sự hợp tác trong nhóm của họ. Hầu hết chủ doanh nghiệp của các công ty lớn là những nhà lãnh đạo tập thể xuất sắc.”
TIỀN TINH THẦN

Giải thích cụm từ tiền tinh thần hơi khó hơn một chút.

Trong nhiều năm, việc phân loại này cứ như đánh đố tôi và tôi thường thảo luận với người cha giàu về đề tài này. Trong một lần thảo luận như vậy, ông nói, “Hầu hết mọi người đều đi làm vì tiền – không có gì khác. Họ không quan tâm đó là đồng tiền cạnh tranh, hợp tác hay tinh thần. Đối với nhiều người, công việc và tiền bạc chỉ là một phương tiện cho một mục đích cuối cùng. Nếu con trả cho họ gấp đôi để không làm việc, nhiều người sẽ đồng ý điều kiện này.”

“Ý cha là họ sẽ không làm việc không công?” tôi cười và hỏi.

“Dĩ nhiên rồi. Nếu con không trả tiền cho nhân viên, đa số sẽ chuyển sang công việc khác. Họ có thể muốn giúp đỡ con và công ty của con, nhưng họ còn phải thanh toán hóa đơn và cáng đáng gia đình. Họ cần tiền, bất cứ loại tiền nào. Họ sẽ chọn công việc tùy vào ông chủ nào trả lương được nhất và hưởng phúc lợi tốt nhất”

“Vậy tiền tinh thần có giống như yêu thích công việc và làm những việc cha thích không?” tôi hỏi.

“Không” người cha giàu cười đáp. “Làm những công việc con yêu thích không phải là tiền tinh thần như ý cha nói.”

“Vậy thì tiền tinh thần là gì?” tôi hỏi. “Đó có phải là làm việc không nhận thù lao?”

“Cũng không phải như vậy. Đó không phải là làm việc không công vì đồng tiền tinh thần không thật sự là tiền.”

“Tiền tinh thần không thật sự là tiền? Nếu không là tiền thì nó là gì?” tôi hỏi.

“Đó là làm một việc không phải vì con muốn làm mà vì nó phải được làm và con biết trong sâu thẳm tâm hồn mình, con là người phải làm việc đó.”

“Làm sao cha biết mình phải làm việc đó?” tôi hỏi.

“Bởi vì con lo rằng sẽ không có ai khác làm việc đó. Con có thể tự nói với mình, ‘Tại sao không có ai làm gì đó đi chứ?'”

“Nó có làm cha giận dữ không?” tôi hỏi.

“À, có chứ” người cha giàu trả lời nhẹ nhàng. “Điều đó có thể còn làm con buồn bực hay thậm chí đau xót. Dường như đó là một sự bất công hay tội ác đối với con. Nó có thể làm con lo lắng. Dường như không công bằng – một sự bất công.”

“Chẳng phải hầu hết mọi người đều mang cảm giác như thế về một điều gì đó trong cuộc đời họ sao?” tôi hỏi.

“Đúng, nhưng hầu hết họ không làm gì cả. Họ đi làm và nói những điều đại loại như là ‘Tại sao Chính phủ không làm điều gì đó?’ hay họ viết thư cho các báo và phàn nàn.”

“Nhưng họ không làm gì cả,” tôi thêm vào.

Người cha giàu nói lặng lẽ, “Đa số trường hợp là không. Họ có thể nói về điều đó, nhưng họ gần như không làm gì cả. Suy cho cùng, họ quá bận rộn lo công việc, lo kiếm đủ để trả tiền nhà và dành dụm để dẫn con cái đến Disneyland.”
“Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu họ làm một điều gì đó?” tôi hỏi. “Rồi sẽ ra sao?”

“Nếu họ thật sự muốn giải quyết vấn đề, cha nghĩ rằng hẳn có thể có sự giúp đỡ vô hình của vũ trụ này cho họ. Phép màu có thể xảy ra trong cuộc sống của họ. Đó là khi tiền tinh thần đến. Nhưng nó còn hơn cả tiền. Những người con chưa từng gặp sẽ đến tham gia cùng con, không phải vì tiền mà vì một sứ mệnh.”

“Tại sao họ lại cùng tham gia?” tôi hỏi.

“Bởi vì họ có chung một sứ mệnh.”

Đó là tất cả những gì tôi có thể hiểu được vào ngày đó. Tôi có một bài kiểm tra ngay ngày hôm sau và sứ mệnh của tôi lúc đó là phải tốt nghiệp phổ thông.
TẶNG MÓN QUÀ CỦA BẠN
Một năm nữa trôi qua và một lần nữa tôi khơi lại chủ đề tiền tinh thần. “Nếu con chỉ giải quyết một vấn đề mà con biết cần được giải quyết, liệu nó có đem lại những quyền lực vô hình, tiền tinh thần không?”

Người cha giàu cười nói, “Có thể có mà cũng có thể không. Ta không phải là người quyết định điều đó. Ta sẽ nói như thế này. Một trong những chìa khóa để thu hút quyền lực vô hình kỳ diệu là sẵn sàng trao đi món quà của mình.”

“Gì ạ?” tôi ngạc nhiên. “Tặng món quà của con? Cha nói quà ở đây là gì?”

“Một khả năng đặc biệt nào đó” người cha giàu trả lời. “Điều gì mà con giỏi nhất.”

“Và đó là điều gì?” tôi hỏi. “Con không biết con giỏi nhất ở điểm nào.”

“À, con phải tìm ra nó.”

“Mọi người ai cũng có sao?”

“Cha hy vọng vậy,” người cha giàu cười.

“Nếu mọi người đều có khả năng, vậy tại sao có nhiều người sống dưới mức trung bình vậy?” tôi hỏi.

Người cha giàu cười lớn khi nghe tôi hỏi. Cuối cùng, Khi đã ngớt trận cười, ông trả lời, “Bởi vì tìm thấy khả năng của con, phát triển nó và trao tặng món quà đó là một công việc rất khó khăn. Hầu hết mọi người không muốn làm việc hết sức.”

Giờ thì tôi lại lúng túng. Khi tôi hỏi người cha giàu về điều này, ông trả lời, “Bác sĩ giỏi phải học nhiều năm ở trường và sau đó thực tập hàng năm trời để phát triển khả năng của họ. Những người chơi golf giỏi phải luyện tập trong nhiều năm để phát triển khả năng của họ; Trừ một vài ngoại lệ những thần đồng, còn thì hầu hết phải mất cả cuộc đời để tìm kiếm và phát triển khả năng của họ. Không may là thế giới có quá nhiều ngưởi được ban tặng “món quà của cuộc sống” nhưng lại không bao giờ phát triển món quà đó. Tìm thấy quà tặng có thể là một việc khó khăn, nhưng sau đó, phát triển những khả năng được ban tặng đó còn khó khăn gấp bội. Và đó là lý do tại sao nhiều người dường như sống dưới mức trung bình.”

“Vậy thì đó là lý do mà hầu hết các vận động viên chuyên nghiệp phải luyện tập nhiều hơn vận động viên nghiệp dư?” tôi hỏi. “Họ cống hiến cuộc đời để phát triển sức mạnh và kỹ năng nhằm khai thác được món quà đã nhận?”

Người cha giàu gật đầu đồng ý.

Một lần nữa, những gì tôi nghe được lại vượt tầm hiểu biết. Câu chuyện kết thúc nhưng bài học vẫn còn mãi.
TỪ GIỎI ĐẾN XUẤT SẮC

Có hai cuốn sách tôi giới thiệu cho bạn bè, những ai muốn trở thành người giỏi nhất trong khả năng của mình. Quyển đầu tiên là Good to Great (Từ Giỏi đến Xuất sắc, Jim Collins, HarperCollins, 2001). Chúng tôi đã đọc và tổ chức nhóm nghiên cứu năm lần, cứ mỗi lần nghiên cứu kỹ, chúng tôi có cảm giác như mình đang đọc những quyển sách khác nhau. Quyển thứ hai là The War of Art (Cuộc chiến của nghệ thuật, Steven Pressfield, Rugged Land, 2002) . Đây là một cuốn nữa nằm trong số dành cho những ai muốn thực hiện những điều tốt nhất trong cuộc đời họ. Cuộc chiến của nghệ thuật viết về kẻ tự phá hoại tồn tại trong mỗi chúng ta. Tôi đặc biệt giới thiệu cả hai cuốn sách này cho những ai muốn trở thành nhà doanh nghiệp thành công.

Đồng giới thiệu trong quyển Từ giỏi đến xuất sắc nói lên tất cả. Collins bắt đầu bằng dòng “Giỏi là kẻ thù của xuất sắc.”

Tiếp tục với chủ đề đi tìm quà tặng của mỗi người, chúng ta đều biết trên thế giới có rất nhiều doanh nhân giỏi, vận động viên giỏi, bố mẹ giỏi, công nhân giỏi và chính quyền giỏi. Nhưng thế giới vẫn thiếu những doanh nhân xuất sắc, vận động viên xuất sắc, bố mẹ xuất sắc, công nhân xuất sắc và chính quyền xuất sắc… Tại

sao? Bởi vì đối với nhiều người chúng ta, chỉ giỏi là đủ tốt rồi. Nếu người cha giàu của tôi ngồi ở đây lúc này, ông sẽ nói, “Khám phá món quà của con tức phải khám phá được những gì xuất sắc nhất, giỏi không chưa đủ.”

Từ giỏi đến xuất sắc có những bài học cần thiết cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, mỗi người tìm được một bài học riêng cho mình. Với tôi, bài học tác động mạnh nhất là xuất sắc là một lựa chọn. Đó không phải là chuyện khả năng được ban tặng, tài năng hay may mắn hơn người khác, mà đó là lựa chọn tất cả chúng ta đều có thể làm.

Là một người ở mức trung bình và dưới mức trung bình trong một quãng đời dài, ý tưởng rằng tôi có một lựa chọn để thay đổi tất cả là thông điệp từ quyển sách đi thẳng vào trái tim và tâm hồn tôi.
SỰ CƯỠNG LẠI

Trong Cuộc chiến của nghệ thuật, Steven Pressfield nhận định sự cưỡng lại là một lực bên trong trì kéo chúng ta lại. Tôi biết rõ nhân vật có tên là sự cưỡng lại này. Đặc biệt trường hợp của tôi, sự cưỡng lại này xuất hiện qua nhiều nhân vật với những tên gọi khác nhau. Vào buổi sáng, sự cưỡng lại đến với tên Cậu Béo. Khi tôi thức dậy, nhìn đồng hồ và nói, “Đến giờ tập thể dục” ngay lập tức, Cậu Béo bảo, “Ồ không, không phải sáng nay. Cậu cảm thấy không khỏe. Hơn nữa, ở ngoài lạnh lắm. Mai hãy tập thể dục.” Cậu Béo là anh chàng trong tôi thích ăn hơn tập thể dục.

Sự cưỡng lại ngụy trang trong những nhân vật khác nữa. Tôi có rất nhiều. Ngoài Cậu Béo ra, một nhân vật khác có tên Anh Chồng Lười. Nhân vật này thường nói những câu đại loại như “Tại sao Kim không làm việc này hay việc kia?” Một nhân vật cưỡng lại khác kìm hãm tôi là Kẻ Lười Tính Toán, người thường nói, “Tại sao phải kiểm tra những con số này?” Sau Kẻ Lười Tính Toán, Anh Chồng Lười tiếp lời, “Kim, em sẽ kiểm tra những con số này đúng không?” Có thể nói, Cậu Béo, Kẻ Lười Tính Toán và Anh Chồng Lười là những người bạn thân thiết của tôi. Chúng tôi bên nhau mỗi ngày. Pressfield gọi đó là sự cưỡng lại, còn tôi gọi họ là bạn hữu.

Sách của Steven Pressfield viết về cách vượt qua sự cưỡng lại trong bạn bằng cách khai thác sức mạnh sáng tạo của bạn, những bạn bè tinh thần, thiên thần hay nàng thơ của bạn. Tôi phải nói cuốn sách này quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp. Đó không phải là sách dành cho những người muốn làm giàu nhanh chóng. Giống như quyển Từ giỏi đến xuất sắc, Chiến tranh của nghệ thuật có nhiều bài học vô giá, tuy nhiên chỉ có một bài liên quan trực tiếp đến đề tài Tặng món quà của bạn.

THÀNH CÔNG ĐỘT NGỘT
Một phóng viên thời sự, viết về sự thành công của bộ sách Dạy con làm giàu nói, “Tác giả đã có một thành công bất ngờ. Chỉ có ba quyển khác nằm trong lịch sử danh sách bán chạy nhất của New York Times nằm lâu hơn quyển Dạy con làm giàu (tập 1) của Kiyosaki. Hầu hết các tác giả viết trong nhiều năm và có nhiều tác phẩm hơn mà chẳng bao giờ xuất hiện trong danh sách của New York Times.”

Từ “thành công bất ngờ” và “tác giả” luôn làm tôi bật cười. Khi viết sách, với sự giúp đỡ của Sharon Lechter, tôi không cho mình là một tác giả và hẳn nhiên, tôi không thành công một cách đột ngột. Tôi chỉ là một người tìm ra được sứ mệnh của mình. Tôi đã làm việc vì sứ mệnh đó rất nhiều năm và có những cộng sự cùng chia sẻ sứ mệnh đó, và trở thành tác giả là một trong những công việc để tôi hoàn thành sứ mệnh đó. Tôi thật sự ước mình không phải viết lách. Năm mười lăm tuổi, lúc học trung học, tôi thi rớt môn văn vì không biết viết như thế nào và từ đó tôi bắt đầu ác cảm với chuyện viết lách. Trong nhiều năm liền, tôi rất ghét viết. Đó là việc khó nhất tôi phải làm. Tôi cảm thấy có nhiều cách giao tiếp dễ dàng hơn và cũng thích hơn, như là ghi âm, quay phim hay nói chuyện trực tiếp. Thế nhưng, Dạy con làm giàu lại là sách dạy về kinh doanh số một ở Mỹ trong hai năm liên tiếp, theo tờ USA Today.

Lance Amstrong, có lẽ là một trong những vận động viên đua xe đạp vĩ đại nhất lịch sử, đã sáu lần vô địch giải Tour de France, nhưng cuộc chiến lớn nhất của anh là chống lại bệnh ung thư lúc đang ở đỉnh cao của sự nghiệp. Thử so sánh, nếu bên ngoài trời lạnh, tôi sẽ không đi tập thể dục. Amstrong bị ưng thư nhưng vẫn tiếp tục là vận động viên vĩ đại của thế giới. Mức độ chuyên nghiệp và tình yêu đối với thể thao của anh là động lực cho tất cả chúng ta, bất kể trò chơi của chúng ta là gì. Như anh đã nói trong quyển sách của mình, Không chỉ là xe đạp – It’s Not About the Bike (G. P. Putnam’s Sons, 2000):

Tôi bắt đầu nghĩ ung thư như là một thứ tôi được nhận vì sự tốt lành của những người khác.

Tất cả những gì tôi biết là tôi cảm thấy có một sứ mệnh phục vụ người khác, điều mà tôi chưa từng làm, và tôi đã thực hiện điều đó một cách nghiêm túc hơn bất cứ điều gì trên thế giới. (trang 150)
KHÔNG PHẢI VÌ TIỀN

Một câu hỏi khác các phóng viên đặt ra cho tôi là “Tại sao ông vẫn tiếp tục làm việc? Có tiền rồi, tại sao ông không nghỉ ngơi?” Như Amstrong viết, “Đó không chỉ là xe đạp” với tôi, “Đó không phải chỉ là tiền.” Đó là vì sứ mệnh.

Năm 1974, nhìn người cha ruột ngồi nhà xem tivi trong tình cảnh nghèo khó và tuyệt vọng, tôi đã tìm thấy mục tiêu của mình. Nhìn cha ngồi đó, tôi có thể thấy tương lai. Không chỉ riêng một mình ông, mà hàng triệu, hàng tỉ người trên khắp thế giới.

Vài năm nữa, khoảng 2015, trên khắp thế giới, chúng ta có thể thấy hàng triệu, có thể hàng tỉ người giống như cha tôi. Những người thông minh, cần cù, được học hành lại cần Chính phủ giúp đỡ thực phẩm, nhà ở và thuốc men. Đó là một hiện tượng trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến mọi quốc gia, ngay cả nước giàu nhất như Mỹ, Anh, Nhật, Đức, Pháp và Italy.

Năm 1974, tôi nhận ra vấn đề rằng có nhiều người, giống cha tôi, phụ thuộc vào Chính phủ để duy trì cuộc sống. Người cha giàu đã thấy vấn đề ngày càng trở nên nặng nề hơn, chương trình Phúc lợi xã hội và y tế sẽ trở thành gánh nặng tài chính cho cả nước Mỹ và thế giới. Tôi có thể thấy được những quốc gia giàu có sẽ trở thành quốc gia có nhiều người nghèo, luôn mong chờ Chính phủ chăm sóc cho họ.

Năm 1974, khi Người cha nghèo khuyên tôi, “Con đi học lại đi, lấy tấm bằng tiến sĩ và con có thể tìm được công việc tốt với thu nhập cao” tôi đã tìm thấy mục tiêu của mình. Vào lúc đó, tôi không nhận ra mình đã tìm thấy mục tiêu. Tôi chỉ biết là lời khuyên của cha ruột tôi – những lời khuyên tôi thường nghe – giờ đây làm tôi cảm thấy mệt mỏi. Năm 1974, nhìn cảnh ông ngồi trên trường kỷ, xem tivi, thất nghiệp, hút thuốc và nhận trợ cấp từ Chính phủ, tôi biết có điều sai lầm nghiêm trọng trong lời khuyên của ông. Thời thế thay đổi nhưng lời khuyên của ông thì vẫn vậy.

Có câu nói thế này, “General Motors mất thì nước Mỹ cũng không còn.” Tháng 3 năm 2005, General Motors tuyên bố cắt giảm trợ cấp hưu trí và y tế cho nhân viên. Năm 2005, các bậc phụ huynh và nhà trường vẫn tiếp tục khuyên con cái họ, “Đi học đi, lấy điểm cho cao và con có thể tìm được một công việc tốt có thu nhập cao.” Tôi tin khi thấy hình ảnh cha tôi năm 1974 là tôi đã thấy được tương lai.

TẠI SAO LÀM NHỮNG GÌ BẠN THÍCH THÔI CHƯA ĐỦ

Tôi thường nghe có người nói, “Tôi đang làm việc tôi thích.” Và tôi cũng nghe câu, “Hãy làm những gì bạn yêu thích rồi tiền sẽ tự đến.” Dù đây là một lời khuyên hay nhưng vẫn còn chút khiếm khuyết trong lời khuyên này. Cái khuyết rõ nhất là từ “tôi”. Sứ mệnh đích thực của một người là phục cho người bạn thích. Không phải là cho bạn. Sứ mệnh hướng đến người bạn đang phục vụ. Nó không phải là việc bạn làm cho bản thân mình.

Trong, tự truyện, Amstrong kể:

Tôi có một cảm giác mới về mục đích, và nó không liên quan đến tiếng tăm hay thành tích của tôi trên đường đua. Một vài người không hiểu điều này, nhưng tôi không còn cảm giác rằng vai trò của mình là một vận động viên đua xe đạp. Có thể vai trò của tôi là một người sống sót sau ung thư. Mối liên hệ và cảm nghĩ mạnh mẽ nhất của tôi đã dành cho những người đang chiến đấu chống lại bệnh ung thư và có cùng câu hỏi như tôi trước đây, “Tôi sắp chết ư?”

KHÔNG PHẢI CHO BẠN

Gần đây, có người bạn muốn tôi nói chuyện với chị anh ta, một trưởng văn phòng vừa vào làm cho một công ty tiếp thị đa cấp. Anh ấy nói, “Chị tôi đọc sách của anh và quyết định thay đổi bằng cách bắt đầu làm ăn với một công ty tiếp thị đa cấp.”
“Thế thì tốt quá,” tôi nói.

“Anh có phiền nói chuyện với chị ấy không?”

Tôi nên nói gì nhỉ? Anh ấy là bạn tôi, và tôi đồng ý.

Trong giờ nghỉ trưa, người chị đến gặp tôi. “Vì sao cô lại tham gia vào công ty này và còn quyết định kinh doanh riêng?” tôi hỏi.

“À, tôi mệt mỏi với những cạnh tranh không hồi kết. Công việc của tôi không tiến triển gì. Vì vậy, sau khi đọc xong sách của anh về những lợi thế của việc khởi đầu một công ty tiếp thị đa cấp, cuốn The Business School for People Who Like Helping People (Warner Books), tôi quyết định lao vào. Nên tôi xin nghỉ việc và sẽ bắt đầu tự mình làm ăn trong tháng tới.”

“Thật can đảm,” tôi thừa nhận. “Cô chọn công ty tiếp thị đa cấp mà cô định làm ăn chung bằng cách nào?”

“Ồ, tôi thật sự thích sản phẩm của họ. Các khóa huấn luyện khá tốt. Nhưng cái chính là tôi thích chế độ chia hoa hồng của họ. Tôi sẽ nhanh chóng kiếm được nhiều tiền.”

“Thôi được” tôi nói, không đưa ra bình luận gì về ý nghĩ làm chỉ vì tiền của cô. “Thế các kế hoạch của cô là gì?”

Cuộc nói chuyện kéo dài thêm khoảng nửa giờ nữa. Không có gì nhiều để bàn luận vì cô chưa bắt đầu. Để hết lòng với bạn bè, tôi đề nghị cô ta gọi cho tôi sau sáu tháng và cho tôi biết công việc như thế nào. Đến lúc đó, tôi nghĩ cô sẽ có nhiều câu hỏi thực tế dành cho tôi.
SÁU THÁNG THẤT BẠI

Trong suốt tháng thứ sáu, cô ấy gọi cho tôi và muốn tiếp tục cuộc nói chuyện hôm nọ. Cuộc gặp gỡ tiếp theo không còn được vui vẻ.
“Tôi làm không tốt lắm” cô bắt đầu. “Không ai muốn nghe tôi nói. Không ai chú
ý. Họ không nghĩ nghiêm túc khi tôi đề cập đến vấn đề tiếp thị đa cấp. Làm sao tôi kiếm được tiền nếu họ không lắng nghe tôi?”

“Cô đã tham gia khóa huấn luyện do công ty tổ chức chưa?” tôi hỏi.

“Chưa. Tôi không muốn tham gia,” cô trả lời giọng tức tối. “Những gì họ làm là ép tôi thực hành bán hàng. Tôi không muốn bị ép buộc. Họ muốn tôi đem bạn bè đến cuộc họp mà bạn tôi sẽ không đến.”

“Thôi được rồi” tôi nói. “Cô có đọc quyển sách nào về nghiệp vụ bán hàng hay cách tác động đến người khác chưa?”

“Chưa. Tôi không muốn đọc.”

“Được rồi, nếu cô không thích đọc, vậy cô có xem qua khóa huấn luyện bán hàng chưa?”

“Chưa. Những người đó chỉ muốn tiền của tôi nên tôi không đưa xu nào cả.”

“Được,” tôi trả lời. “Vậy thì cô muốn gì?”

“Tôi muốn làm vài tiếng mỗi tuần, kiếm được nhiều tiền, không có phiền hà, và có thời gian và tiền bạc để hưởng thụ cuộc sống.”

“Tốt thôi,” tôi nói, giờ bắt đầu tự cười một mình.

“Vậy anh nói đi, tôi cần phải làm gì.” Cô ấy nói, trút hết mọi tức giận lên tôi.

“Cô xem thử cô có thể đi làm lại chỗ cũ không” tôi gợi ý

“Ý anh là tôi không thể kinh doanh được sao?” cô ta gặng hỏi.

“Không, tôi không nói vậy.”

“Vậy ý anh là sao?” cô ta tiếp tục hỏi. “Anh được cho là người thông minh, viết những quyển sách bán chạy nhất. Hãy nói thử anh nhìn thấy gì ở tôi. Tôi rất mạnh mẽ. Tôi có thể làm được chứ.”

“Được rồi,” tôi nói nghiêm túc. “Cô có để ý bao nhiêu lần cô sử dụng từ ‘Tôi’ không?”

“Không,” cô ta trả lời. “Anh nói thế có nghĩa là gì chứ.”

“À, tôi nghe cô nói ‘Tôi không làm tốt lắm’ ‘Tôi không muốn tham gia lớp huấn luyện’ ‘Tôi không muốn đọc.’ ‘Tôi từ chối trả tiền.'”

“Vậy tôi dùng ‘tôi’ rất nhiều. Rồi sao?”

Cố gắng nhẹ nhàng, tôi nói, “Bởi vì kinh doanh không phải là vì cô. Đó là vì những người khác. Đó là vì ê-kíp của cô, khách hàng của cô, giáo viên của cô, và cô phục vụ họ tốt đến đâu. Dường như cô nghĩ quá nhiều cho bản thân mình, chỉ chú trọng ‘cho tôi’, ‘bản thân tôi’ và ‘tôi.'”

Rõ ràng, cô ta không thích những điều tôi phải nói ra nhưng vẫn ngồi yên, im lặng lắng nghe. Có thể nói là cô ta nghe những gì tôi nói và suy nghĩ về nó. Trấn tĩnh lại, cô nói, “Nhưng tôi thật sự không thích đọc. Tôi thật sự không thích tham gia các khóa huấn luyện. Tôi ghét bị từ chối. Tôi ghét những ai không nghiêm túc, những người từ chối lấy những gì tôi đưa cho họ. Tôi ghét những nỗi đau mà tôi đang phải gánh chịu. Tôi không chịu được việc không có lương tháng.”

Gật đầu, tôi nhẹ nhàng nói, “Tôi hiểu. Tôi đã phải trải qua những cảm giác tương tự. Tôi ghét đọc, ghét học, ghét các buổi huấn luyện, ghét phải trả tiền cho những lời khuyên, ghét quãng thời gian dài dằng dặc không lương. Nhưng tôi vẫn phải làm.”

“Tại sao?” cô ấy hỏi.

“Bởi vì tôi không làm việc đó cho tôi. Công việc của tôi không phục vụ cho tôi. Nó phục vụ: cho họ.”

“Vậy anh học bởi vì anh muốn phục vụ khách hàng của anh tốt hơn.”

“Đúng,” tôi trả lời. “Không chỉ khách hàng của tôi. Tôi học, rèn luyện, thực hành chăm chỉ vì gia đình họ, vì cộng đồng, và vì một thế giới tốt đẹp hơn. Điều đó không vì bản thân tôi hay vì tiền. Đó là vì sự phục vụ.”

“Đúng, tôi cũng muốn vậy,” cô thốt lên. “Tôi đang cố gắng giúp đỡ mọi người.”

“Phải, có thể nói như vậy. Cô có trái tim nhân hậu. Vấn đề ở chỗ cô phải đủ khả năng để phục vụ.”

“Khả năng? Anh có ý gì khi nói khả năng?”

“À, bác sĩ phải học nhiều năm trong trường y mới đủ khả năng điều trị bệnh nhân. Tôi không biết người nào vừa mới nghỉ việc ở vị trí trưởng văn phòng lại có thể làm ở phòng phẫu thuật vào ngày hôm sau, thực hiện ca phẫu thuật mắt. Cô có gặp ai vậy chưa?”

“Chưa,” cô lắc đầu. “Vì vậy nên tôi cần phải đọc sách, rèn luyện và thực hành? Điều đó không phải vì bản thân tôi, mà nó sẽ giúp tôi trong việc phục vụ mọi người được tốt hơn.”

Cuộc nói chuyện của chúng tôi tiếp tục trong hơn một giờ nữa. Cô ấy thật sự rất tốt bụng và chân thành muốn giúp đỡ mọi người. Cô ấy chỉ cần bỏ thời gian lĩnh hội các kỹ năng cần thiết để giúp đỡ mọi người một cách tốt hơn. Sau khi giải thích cho cô hiểu sự khác nhau giữa những người có tư duy nhóm L, P, K, và S, tôi nói mình nghĩ rằng cô đã thu thập những kỹ năng tư duy nhóm L vô giá từ công ty tiếp thị đa cấp. Tôi kết luận, “Quản lý con người là việc khó nhất của mọi doanh nghiệp.”

Câu chuyện tiếp tục với quyển sách Từ giỏi đến xuất sắc, và chúng tôi nói đến tầm quan trọng của lựa chọn chứ không phải may mắn hay cơ hội. Để khuyến khích cô ấy tiếp tục, tôi nói, “Công ty của cô không huấn luyện cô trở thành giỏi mà xuất sắc trong kỹ năng làm việc với con người.”

Đó là kỹ năng vô giá và quan trọng để giúp đỡ mọi người. Nhưng cô và chỉ một mình cô có thể lựa chọn trở thành xuất sắc. Hầu hết mọi người rất hạnh phúc khi họ trở thành giỏi bởi vì giỏi là tất cả những gì họ cần để phục vụ bản thân họ.”

Trước khi đi, cô ấy hỏi, “Vậy không phải tất cả những người làm kinh doanh đều phục vụ mọi người sao?”

“Đó là kinh nghiệm của bản thân tôi. Rất nhiều người đi làm chỉ để kiếm tiền. Một số ít làm việc là để phục vụ. Mỗi người một sứ mệnh.”

Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào việc xây dựng một ê-kíp và làm cách nào để làm việc với những người khác nhau có sứ mệnh khác nhau. Đó là một chương rất quan trọng vì người ta đi làm vì những lý do khác nhau. Nếu lý do họ đi làm không thống nhất với sứ mệnh công ty, kết quả thường là hỗn loạn và lãng phí thời gian, tiền bạc. Nhiều công ty thất bại chỉ vì trong công ty có nhiều người mang những sứ mệnh khác nhau.
SỨC MẠNH CỦA MỘT SỨ MỆNH

Ngày nay, chúng ta thấy được những công ty tư nhân, như Microsoft, Dell, Google và Yahoo, qua mặt những đối thủ lớn, nổi tiếng, sản sinh ra những chủ doanh nghiệp tuy trẻ nhưng giàu hơn nhiều so với những giám đốc trong các tập đoàn già nua ì ạch leo lên nấc thang tập đoàn. Ngày nay, trong khi giám đốc của các tập đoàn lớn trở thành triệu phú thì những chủ doanh nghiệp trẻ tuổi trở thành tỉ phú. Ở đây điều quan trọng không phải là tầm vóc của công ty, mà là tầm vóc của sứ mệnh. Đó là lý do vì sao tôi dành nhiều thời gian cho chủ đề này.

Trong phần đầu cuốn sách này, tôi viết về ba giai đoạn mười năm trong sự nghiệp phát triển của mình. Đó là:
1. 1974 đến 1984 – những năm học hỏi
2. 1984 đến 1994 – những năm kiếm tiền

3. 1994 đến 2004 – những năm đền đáp

Năm 1974, sứ mệnh của tôi đơn giản chỉ là nắm vững Tam giác C-Đ. Sứ mệnh của tôi là học. Đó là giai đoạn đen tối trong đời tôi. Tôi thường xuyên túng thiếu và thất vọng, và chính sứ mệnh đã giúp tôi đi tiếp. Có nhiều tháng liên tiếp, không có chuyện gì ra ngô ra khoai. Tuy nhiên, hình ảnh cha tôi ngồi trên trường kỷ xem tivi lại giúp tôi tiếp tục cố gắng. Tôi không học cho riêng mình, tôi học cho cha tôi và những người như cha tôi trên khắp thế giới.

Khoảng năm 1980, cuộc đời trở nên tươi sáng hơn. Tôi lại kiếm được tiền. Tôi học rất nhiều từ tam giác C-Đ, nhất là từ lưu lượng tiền mặt cho tới sản phẩm. Năm 1980, chúng tôi chuyển nhà máy ra nước ngoài vì chi phí sản xuất ở Hàn Quốc và Đài Loan rẻ hơn nhiều. Trong một chuyến đi đến đó, tôi đã chứng kiến trực tiếp việc bóc lột công nhân là như thế nào. Tôi chứng kiến những đứa trẻ chen chúc nhau trong các nhà xưởng, sản xuất những sản phẩm cho tôi, những sản phẩm giúp tôi trở nên giàu có.

Vào lúc đó, tôi sản xuất ví, túi xách và nón cho các ban nhạc rock. Chúng tôi bán những sản phẩm được đăng ký bản quyền hợp pháp tại các buổi biểu diễn nhạc rock, và thông qua hệ thống các cửa hàng băng đĩa trên toàn thế giới. Tôi trở lại đỉnh cao danh vọng nhưng hình ảnh những đứa trẻ bị bóc lột sức lao động ám ảnh tôi.

Tôi biết những tháng ngày làm chủ doanh nghiệp sản xuất của tôi đã qua đi. Bên cạnh đó, tôi nhận ra sứ mệnh học tập của mình đã thay đổi. Tôi biết đã đến lúc phải thay đổi.

Tháng Mười hai năm 1984, tôi và Kim chuyển đến California. Việc này khởi đầu cho một năm tồi tệ nhất trong cuộc đời chúng tôi, năm 1985. Tôi đã viết về thời gian này trong quyển Dạy con làm giàu (tập 2): Sứ mệnh của tôi cũng tương tự như trước nhưng nó đã được nâng lên. Lúc đó, sứ mệnh của tôi là tìm được món quà của mình và phát triển nó. Đồng thời, tôi cũng có sứ mệnh kiếm tiền và làm giàu từ món quà đó.

Đam mê khác với tình yêu. Đam mê là sự kết hợp giữa tình yêu và giận dữ. Thời gian đó, tôi yêu thích việc học nhưng vẫn giận dữ với hệ thống giáo dục trong trường học. Có sự đam mê, Kim và tôi trở thành sinh viên sư phạm. Chúng tôi dành trọn năm 1985 cho việc đi cùng với những giáo viên nổi tiếng, như Tony Robbins, và học hỏi phương pháp dạy học của họ. Mỗi tuần một lần, chúng tôi giúp Tony dạy mọi người đi qua than hồng nóng hai ngàn độ. Đó là cách giáo dục tuyệt vời để mọi người vượt qua nỗi sợ hãi và những suy nghĩ giới hạn.

Sau một năm học cùng với Tony và những giáo viên khác, Kim và tôi tiếp tục công việc và bắt đầu giảng dạy những kỹ năng làm chủ doanh nghiệp, cùng với Blair Singer, tác giả những cuốn sách SalesDogs và The ABCs of Building a Business Team that Wins trong bộ Dạy con làm giàu.

Blair và tôi vẫn còn buồn cười về buổi huấn luyện đầu tiên của chúng tôi. Anh ấy và tôi bay đến đảo Maui để thực hiện buổi huấn luyện và chỉ có hai người tham dự. Dù đó là sự khởi đầu tệ hại cho sự nghiệp mới, chúng tôi vẫn tiếp tục thành lập Trường kinh doanh cho Chủ doanh nghiệp và Trường kinh doanh cho Nhà đầu tư. Vào khoảng năm 1990, năm năm sau đó, những buổi dạy các nguyên lý kinh doanh và đầu tư của người cha giàu của chúng tôi luôn kín phòng với hàng trăm người tham gia. Năm 1994, Kim và tôi không còn lo về chuyện tiền bạc nữa. Blair tiếp tục thành lập trường đào tạo của riêng anh. Quan trọng hơn cả, tôi đã tìm ra món quà của mình, đó là dạy học, nhưng không phải cách dạy của người cha nghèo.

Năm 1994, tôi về hưu và bắt đầu công việc phát triển trò chơi CASHFLOW 101 và viết Dạy con làm giàu (tập 1). Năm 1997, Sharon tham gia cùng Kim và tôi. Sứ mệnh của Sharon hoàn toàn trùng khớp với sứ mệnh của chúng tôi. Sứ mệnh thứ ba của cả ba là bắt đầu trao lại những gì chúng tôi đã thụ hưởng dưới hình thức giáo dục về tài chính và kinh doanh. Sứ mệnh của chúng tôi là phục vụ nhiều người hơn… và một khi chúng tôi thực hiện được điều đó, tiền đổ về như có phép màu, mà gần như là ngay từ ngày đầu tiên.

Sharon vẫn còn cười về việc công ty thẻ tín dụng gọi chúng tôi bởi vì chúng tôi giao dịch quá nhiều. Sau buổi thảo luận vào cuối tuần, điện thoại trong ga-ra của Sharon, nơi chúng tôi khởi sự, bắt đầu reo liên tục. Đơn đặt hàng về tới tấp. Công ty thẻ tín dụng cố gắng đóng tài khoản của chúng tôi vì họ đinh ninh chúng tôi buôn thuốc phiện hay vũ khí gì đó chỉ vì chúng tôi nhận được quá nhiều giao dịch chỉ sau một sự kiện. Chủ tịch ngân hàng nói với Sharon, “Tôi không thể tin được một công ty mới hoạt động lại có thể có quá nhiều tiền mặt nhanh như thế.” Ông ấy khó mà biết được đó chính là sức mạnh của sứ mệnh và ba loại tiền cạnh tranh, hợp tác và tinh thần – là nguyên nhân làm cho điện thoại reo vang.

Nghe có vẻ hơi ngạo mạn hay lên mặt, nhưng tôi thực sự tin rằng thành công trên toàn cầu của Công ty Người cha giàu không bởi vì Kim, Sharon và tôi với tư cách cá nhân mà vì với tư cách những người cống hiến vì sứ mệnh của mình. Khi cả ba thành lập Công ty Người cha giàu, không ai trong chúng tôi cần phải làm việc. Nên đó không phải vì chúng tôi cần một công việc. Không phải vì chúng tôi cần tiền. Đó là bởi chúng tôi làm theo lời kêu gọi cao cả. Đó là vì chúng tôi phải làm một công việc phải làm. Nếu chỉ vì tiền, hẳn có nhiều cách dễ dàng hơn cho cả ba.

Nếu thành công của chúng tôi là do may mắn thì đó chính là may mắn về mặt tinh thần. Không có cách nào khác để giải thích việc đó. Đơn giản chỉ vì có quá nhiều phép màu và có nhiều điều may mắn đến từ sự kết hợp những kỹ năng kinh doanh của ba chúng tôi. Steven Pressfield nói trong quyển sách của ông, Cuộc chiến của nghệ thuật, rằng, “Một quy trình được thiết lập và chắc chắn chúng ta sẽ được giúp đỡ. Những sức mạnh vô hình xô đẩy chúng ta, những khám phá tình cờ củng cố mục đích của chúng ta.” Lance Amstrong khẳng định, “Đó không phải là chuyện xe đạp.”
TRƯỚC KHI BẠN THÔI VIỆC

Trước khi bạn thôi việc, hãy nhớ rằng có ba loại tiền và không loại nào tốt hơn loại nào. Chẳng hạn, tiền cạnh tranh không hề tốt hơn hay xấu hơn tiền hợp tác hay tinh thần.

Cạnh tranh có chỗ của nó trong kinh doanh. Cạnh tranh làm giá thành giảm xuống và chất lượng tăng lên. Nó giúp các chủ doanh nghiệp trở nên sắc sảo và nhạy bén. Không có cạnh tranh, sẽ ít có sản phẩm mới hay những phát minh làm thay đổi cuộc sống. Không có cạnh tranh, chúng ta sẽ tiến gần đến một hình thái kinh tế quản lý tập trung. Không có cạnh tranh, sẽ ít có nhu cầu hay động cơ cho các chủ doanh nghiệp.

Nếu bạn sắp trở thành một chủ doanh nghiệp, sứ mệnh đầu tiên của bạn là nắm rõ Tam giác C- Đ, đặc biệt là từ lưu lượng tiền mặt đến sản phẩm. Nếu bạn không học về Tam giác C- Đ, không liên tục tìm hiểu các yếu tố trong tam giác, và nếu bạn không phấn đấu, bạn sẽ không tồn tại được.

Nếu bạn không nỗ lực cạnh tranh, bạn sẽ rất khó khăn khi hợp tác và làm ra những đồng tiền hợp tác. Trong kinh doanh, bạn sẽ rất khó khi hợp tác với những người nghèo hay công ty nghèo. Nó giống như chơi bóng đá với một đồng đội bị gãy chân vậy.

Như tôi đã nói trong phần đầu, Tam giác C-Đ có thể áp dụng được cho cả bốn phần trong Kim tứ đồ. Chẳng hạn, những người ở nhóm L cũng có một Tam giác C-

Đ. Nếu họ có khó khăn tài chính, nó sẽ giúp họ biết được những khó khăn đó dễ dàng hơn bằng cách nhìn vào cuộc đời của họ thông qua Tam giác C-Đ. Ví dụ nhiều người làm công gặp nhiều khó khăn tiền bạc vì họ yếu kém trong phần lưu lượng tiền mặt. Ngay cả khi bạn tăng lương cho họ, họ vẫn nghèo vì khả năng yếu kém ở lĩnh vực này.

Một trong những lý do Công ty Ngưởi cha giàu đóng cửa văn phòng nửa ngày mỗi tháng là để cho nhân viên của chúng tôi chơi trò CASHFLOW 101 và 202 như một hoạt động chính thức của công ty, giúp họ nắm vững tài chính này trong tam giác C-Đ. Bằng cách này, khi được tăng lương, họ có thể sử dụng phần thêm đó để càng thêm khá khẩm thay vì lún sâu hơn vào các khoản nợ do chi xài phung phí.

Trong Hải quân, tôi được dạy rằng sứ mệnh của tổ chức là hạt nhân của tổ chức đó. Nếu không gắn với một sứ mệnh, tổ chức đó sẽ không có tinh thần. Đó là lý do vì sao chúng tôi bỏ ra nửa ngày để chơi trò chơi hay nói chuyện về đầu tư, kinh doanh, và quản lý tiền. Chúng tôi thực hành những gì đã thảo luận và cùng thống nhất một sứ mệnh của công ty. Tất cả nhân viên được khuyến khích tự kinh doanh hay đầu tư để một ngày nào đó, họ có thể rời khỏi công ty với tương lai tốt đẹp. Chúng tôi không chỉ muốn những nhân viên trung thành. Chúng tôi muốn những nhân viên trung thành có kế hoạch tự do về tài chính và rời khỏi công ty.

Một chú thích: Một số nhân viên của người cha giàu đã đạt được tự do tài chính. Họ chọn không rời khỏi công ty vì họ không muốn đi, đó cũng là một điều may mắn của sự trung thành với sứ mệnh.

Chúng tôi không muốn những nhân viên giỏi rời công ty. Chúng tôi chỉ mừng cho họ trở nên giàu có vì đó là sứ mệnh của Công ty Người cha giàu.

Vì vậy trước khi bạn thôi việc, hãy nhớ sứ mệnh của bạn bắt đầu từ đáy lòng bạn, trong linh hồn bạn, trong trái tim bạn, và được thể hiện qua những hành động – không chỉ qua những lời nói.

Bài học 6: Câu trả lời đúng nhất nằm trong tim bạn… không phải trong đầu bạn.

Chúng ta vừa nói đến năm yếu tố trong Tam giác C-Đ không thể thiếu để đạt thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhưng hãy lùi lại một chút và nhìn xem những thành phần gắn kết năm yếu tố này với nhau – đó chính là cơ cấu của một công ty thành công, ba cạnh của Tam Giác C -Đ: Sứ mệnh, Ê-kíp và Lãnh đạo.

Sứ mệnh là mục đích thật sự của doanh nghiệp. Từ lúc chúng tôi trở thành cộng sự, Robert, Kim và tôi đồng ý sứ mệnh của Công ty Người cha giàu sẽ là “làm con người thêm giàu có.”

Khi thảo luận sứ mệnh của công ty, chúng tôi nói về hai mục tiêu, mục tiêu kinh doanh và mục tiêu tinh thần. Liệu một doanh nghiệp có thể khởi đầu với chỉ có mục tiêu kinh doanh, là tạo ra lợi nhuận và thành công không? Hoàn toàn có thể. Nhưng những doanh nghiệp có thêm mục tiêu tinh thần sẽ tạo ra sứ mệnh hoàn chỉnh hơn, khuyến khích những người khác điều chỉnh chính họ để đáp ứng mục tiêu, tinh thần đó.

Chúng tôi có nhiều đối tác và cá nhân có cùng mục tiêu tinh thần với chúng tôi: làm việc vì sự giàu có của con người. Khi có mục tiêu tinh thần làm động lực phát triển công ty, tiền tinh thần đã đến. Nếu như mục tiêu của chúng tôi là làm ra tiền cạnh tranh bằng cách bán những sản phẩm giáo dục tài chính, những đối tác này sẽ không cùng mục tiêu với chúng tôi. Chúng tôi có cạnh tranh không? Dĩ nhiên có. Chúng tôi có hợp tác không? Hoàn toàn có. Chúng tôi có quan tâm đến tinh thần không? Chúng tôi nỗ lực hết sức mình để tập trung vào mục tiêu tinh thần.

Chúng tôi thường được giới thiệu những ý tưởng và cơ hội hứa hẹn đem lại thành công tài chính cho Công ty Người cha giàu. Chẳng hạn như chúng tôi đã từng được đặt vấn đề thành lập một quỹ bảo hiểm Người cha giàu, hoặc đầu tư vào bất động sản, cả hai hình thức này đều đem lại lợi nhuận cao. Nhưng khi chúng tôi xem kỹ các lời đề nghị, thì nhận ra rằng sứ mệnh của người đứng sau những lời đề nghị này là lợi nhuận, do đó không giống với sứ mệnh của công ty chúng tôi, “làm con người thêm giàu có.” Những ý tưởng đó có thể làm cho chúng tôi giàu hơn nhưng đó không phải sứ mệnh thật sự của chúng tôi.

Trên thực tế, chúng tôi thường làm cho những đối tác tiềm năng của mình lúng túng bởi vì chúng tôi cho họ nhiều hơn những gì họ yêu cầu, hay giúp họ thu hồi khoản đầu tư nhanh hơn họ đề nghị. Tại sao chúng tôi làm vậy? Chúng tôi biết rằng nếu giúp đối tác của mình thành công một cách nhanh chóng trước, thì họ sẽ nhiệt tình hơn khi hỗ trợ sứ mệnh và nỗ lực của chúng tôi. Chúng tôi hiểu và có kinh nghiệm rằng, nếu bạn đặt đối tác và sứ mệnh lên hàng đầu, thì tiền bạc sẽ tự động theo đó mà đến.

Chúng tôi có phạm sai lầm không? Dĩ nhiên là có. Nhưng khi bạn có những cố vấn và đối tác không cùng sứ mệnh với mình, mâu thuẫn sẽ xuất hiện. Thực ra, chúng tôi có những cố vấn không thể hiểu được sứ mệnh của Công ty Người cha giàu. Rõ ràng họ không cùng sứ mệnh với chúng tôi. Họ không còn là cố vấn của chúng tôi nữa.

Chúng tôi ngày càng giỏi phát hiện ra những người không cùng chí hướng với mình. Chúng tôi lắng nghe họ nói và quan sát họ. Nếu họ nói, “Chúng tôi ở đây để giúp bạn” chúng tôi biết phải làm gì. Thường thì mục đích thực sự của họ là, “làm lợi cho bản thân” bằng cách tự gắn liền họ với thương hiệu Người cha giàu. Nhưng nếu họ nói, “Chúng tôi muốn trở thành một phần trong việc giáo dục mọi người về đồng tiền,” chúng tôi sẵn sàng lắng nghe tiếp.

Như người cha giàu nói, “Con càng phục vụ nhiều người, con sẽ càng giàu có.”

Trong kế hoạch kinh doanh của bạn, sứ mệnh của bạn là gì? Bạn có cả mục tiêu kinh doanh và mục tiêu tinh thần không? Sứ mệnh của bạn chính là nền tảng cho Tam giác C- Đ.

Tầm mức của sứ mệnh xác định sản phẩm


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.