Dạy Con Làm Giàu – Tập 12

CHƯƠNG 1



Thay đổi Luật Pháp. . . Thay đổi Tương Lai

Cả cha ruột tôi lẫn người cha giàu đều quan tâm đặc biệt đến sức khỏe toàn diện của các nhân viên. Cha ruột tôi, chuyên viên thanh tra giáo dục của bang Hawaii có hàng vạn nhân viên hằng trông mong ông chăm sóc cho họ. Cha ruột tôi rất quan tâm đến các giáo viên của ông, đến nỗi khi không còn làm chuyên viên thanh tra giáo dục, ông lại trở thành lãnh đạo của HSTA, Hiệp hội Giáo viên bang Hawaii (Hawaii State Teachers Association), chuyên chăm lo cho sức khỏe cho các giáo viên.

Người cha giàu cũng rất quan tâm đến các nhân viên của ông, và bằng nhiều cách, ông quan tâm đến họ nhiều hơn cả cha ruột tôi. Lý do mà ông quan tâm hơn là vì nhân viên của cha ruột tôi còn có sự hỗ trợ tài chính của chính phủ, địa phương, và các hiệp hội giáo viên quốc gia, trong khi nhân viên của người cha giàu lại không được sự hỗ trợ từ chính phủ hoặc sự bảo vệ của hiệp hội. Ông thường nói, “Cha ước gì cha có thể nói với các nhân viên của minh về những gì cha biết và những gì cha tiên đoán sẽ đến trong tương lai. Cha ước cha có thể nhưng cha lại ngại rằng mình sẽ khiến họ lo sợ. Ngoài ra, vấn đề chính là hầu hết trong số họ đều thiếu một nền giáo dục tài chính căn bản để thứ nhất là hiểu được những gì cha nói và thứ hai là có thể có những hành động đúng đắn. Làm sao cha có thể nói với những nhân viên chăm chỉ và trung thành của cha là ngày nay, lòng trung thành và tính chăm chỉ vẫn chưa đủ? Làm sao cha có thể giải thích với họ rằng sự bảo đảm của một công việc dài hạn sẽ không bảo đảm được một sự an toàn tài chính dài hạn?”

Như tôi đã nói, cả người cha giàu lẫn cha ruột tôi đều rất quan tâm đến những nhân viên của mình. Điều khác nhau là cha ruột tôi có quyền hạn của chính phủ và hiệp hội giáo viên giúp đỡ cho nhân viên của ông. Người cha giàu thì biết rằng nhân viên của ông đang chịu nhiều bất lợi và điều đó khiến ông rất lo lắng. Vào năm 1974, có một số thay đổi lớn về luật pháp ở Mỹ, nhiều người cho rằng những thay đổi này được thiết kế để giúp đỡ các nhân viên làm việc cho những ông chủ như người cha giàu của tôi. Trong khi nhiều người nghĩ rằng mục đích của điều luật mới này thật sự là một ý tưởng tốt, thì người cha giàu lại nhìn thấy những kẽ hở của nó. Ông biết rằng bằng nhiều cách, hầu hết các nhân viên của ông không thể khấm khá hơn về lâu dài và ông có thể thấy được sự đe dọa của một cơn khủng hoảng tài chính đang lớn dần và hiện ra lờ mờ trong tương lai, một cơn khủng hoảng tài chính gây ra bởi việc thông qua điều luật này để nó trở thành một điều luật chính thức.

Năm 1979, khi đó tôi 32 tuổi và đang phải đấu tranh vất vả để duy trì việc kinh doanh của mình. Tôi có một công ty ví Velcro. Ban đầu việc kinh doanh phát đạt nhanh hơn tôi tưởng. Chỉ trong vài năm, chúng tôi đã là một công ty với một lực lượng dại diện bán hàng độc lập lên đến trên 380 người chỉ riêng ở nước Mỹ. Còn tính trên toàn thế giới thì tôi không biết thực sự có bao nhiêu người đang bán sản phẩm cho chúng tôi. Vân đề là chúng tôi có một sản phẩm toàn cầu nhưng chúng tôi lại là một công ty tầm thường với đội ngũ quản lý trẻ và thiếu khả năng. Khi sự thành công và sự thiếu khả năng gặp nhau thì tai họa không còn xa nữa.

Người ta nói rằng, “Bạn không thể học bơi từ sách giáo khoa.” Tôi muốn thêm vào, “Bạn không thể học kinh doanh từ sách giáo khoa hoặc tại các trường lớp dạy kinh doanh.” Tôi và các cộng sự bị giới hạn bởi những kiến thức từ chương và có rất ít kinh, nghiệm trận mạc. Trong thời kỳ đầu, chúng tôi học được một số bài học kinh doanh đơn giản như sau:

1. Không phải lúc nào bạn bè cũng là những cộng sự tốt trong kinh doanh.

2. Một công ty làm ăn có lời vẫn có thể có những rắc rối nghiêm trọng về tài chính.

3. Có những thứ rất nhỏ, tưởng như một sợi chỉ không thể qua lọt, nhưng vẫn có thể làm đình trệ toàn bộ việc kinh doanh.

4. Không phải lúc nào người ta cũng thanh toán các hóa đơn của họ, nghĩa là bạn không thể lúc nào cũng thanh toán được các hóa đơn của mình. Thế nhưng người khác lại không thích khi bạn không trả tiền cho họ.

5. Bằng sáng chế và nhãn hiệu đăng ký là những yếu tố quan trọng của một doanh nghiệp thành công.

6. Lòng trung thành có thể chỉ là phù du.

7. Có được các bản báo cáo tài chính và kế toán chính xác là điều rất cần thiết.

8. Bạn cần một đội ngũ quản lý mạnh và một đội ngữ tư vấn chuyên nghiệp vững vàng như các luật sư và kế toán viên.

9. Phải tốn rất nhiều tiền để gây dựng nên một doanh nghiệp.

10. Việc thiếu tiền không giết chết doanh nghiệp của bạn. Nhưng chính sự thiếu kinh nghiệm kinh doanh và thiếu tính liêm chính cá nhân sẽ làm điều đó.

Danh mục thực tế của các bài học còn dài nữa. Kinh nghiệm của sự thành công toàn cầu và thất bại toàn cầu là vô giá. Tôi đã chịu dựng những kinh nghiệm như vậy không phải một lần mà là đến hai lần. Và dù không muốn nếm trải thêm một lần nào nữa, tôi vẫn phải luôn ở tư thế sẵn sàng… bởi vì những bài học là vô giá. Nếu bạn đủ quyết tâm và khiêm tốn để học hỏi từ những thất bại của mình. Mỗi thất bại trong kinh doanh đều cho thấy tôi đã không biết cái gì và tôi cần phải học cái gì… Và kinh nghiệm học được đó sẽ dẫn đến thành công kế tiếp.

Năm 1979. tối đã phải mở tai ra để hoc tập kinh nghiệm.

Sau một thất bại thê thảm, tôi chôn mình vào sự thiếu khả năng cá nhân và không còn muốn học hỏi bất cứ cái gì nữa. Tôi đã có đủ ngu dốt để rút kinh nghiệm rồi. Nhưng người cha giàu lại có nhiều thứ để chỉ dạy cho tôi. Mùa xuân năm 1979, tôi đến văn phòng ông để tham dự một buổi họp định kỳ và đưa ông xem bảng cân đối tài chính của công ty tôi. Xem xong bản báo cáo đó, người cha giàu lắc đầu và nói, “Công ty của con đang bị một khối u tài chính… và cha tin rằng nó đang ở giai đoạn cuối rồi. Các nhân viên của con đã không quản lý được những gì lẽ ra phải phát triển thành một công ty giàu có và đầy sức mạnh.”

Mike, con trai của người cha giàu, không phải là một cộng sự kinh doanh của tôi, nhưng anh thường ngồi tham dự gần như tất cả các buổi họp học tập kinh nghiệm của tôi với cha anh, người mà tôi gọi là người cha giàu. Tôi và Mike từng là bạn thân suốt thời trung học, tuy nhiên sau khi tôi rời đại học và từ cuộc chiến tranh trở về, thật khó để duy trì một tình bạn thân thiết vì chúng tôi có những liên đoàn tài chính và kinh doanh hoàn toàn khác hẳn nhau. Năm 1979, Mike đang kế tục kiểm soát nhiều triệu đôla của cha anh còn tôi thì đang mất nhiều triệu đôla từ việc kinh doanh thua lỗ. Vì Mike cũng nhìn vào bản kê tài chính của công ty tôi nên tôi cảm thấy xấu hổ và bối rối khi thấy Mike cũng lắc đầu.

“Cái gì đây?” người cha giàu hỏi, tay chỉ vào một khoản trên bảng cân đối tài chính của tôi.

Nhìn vào nơi ông chỉ, tôi nói, “Đó là số tiền con nợ nhân viên và chính phủ về các khoản lương và các khoản thuế từ lương.”

“Bây giờ hãy xem chỗ tiền mặt của con, không còn khoản tiền nào cả.” Người cha giàu nói một cách nghiêm khắc. “Làm sao con có thể trả lương và trả các khoản thuế?”

Tôi ngồi đó nín thinh không nói được gì. “Dạ…”, tôi bắt đầu một cách yếu ớt. “Khi con gom được tiền từ một số khoản phải thu thì con sẽ có đủ tiền để trả lương cho họ.”

“Con trai,” người cha giàu nói. “Cha không phải là giáo sư đại học của con. Cha có thể đọc thấy từ bản kê tài chính này rằng các tài khoản phải thu của con đều có trên 120 ngày nợ quá hạn. Cha và con đều biết rằng những người này, những người mà con đã bán sản phẩm cho họ, sẽ không bao giờ thanh toán cho con. Nói thật với cha đi. Nói sự thật với chính con đi. Con đang túng quẫn. Con đang túng quẫn và bây giờ con sắp đến lúc không thể trả được lương cho nhân viên của con. Và những khoản thuế từ lương của họ. Con đang dùng tiền lương của nhân viên để giữ cho công ty của con còn ngoi ngóp được.”

“Nhưng đó chỉ là vấn đề tín dụng ngắn hạn. Chúng con sẽ có tiền vào. Chúng con có những nhân viên bán hàng đến từ khắp nước Mỹ và khắp thế giới,” tôi trả lời chống chế.

“Đúng, nhưng hàng hóa đâu để bán ra nếu con không thể làm ra sản phẩm và không thể phân phối cho những người bán hàng đó? Cha có thể đọc thấy từ những bảng cân đối tài chính này là người ta nợ con tiền và con cũng đang nợ tiền. Con nợ tiền những người cung cấp cho con nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm. Điều gì làm cho con nghĩ rằng những nhà cung cấp của con sẽ tiếp tục cho con vay thêm những khoản tín dụng khác?”

“Dạ.” Tôi bắt đầu, nhưng lại bị người cha giàu giận dữ cắt ngang, “Các nhà cung cấp của con sẽ không cho con vay bất kỳ một khoản tín dụng nào nữa. Tại sao như vậy?”

“Dạ, con sẽ đi nói với họ một lần nữa.”

“Chúc con may mắn”. Người cha giàu nói. “Coi nào, tại sao con không chịu đối mặt với sự thật? Con và ba tên hề mà con gọi là các cộng sự đã quản lý rất tồi công việc kinh doanh của con… Con không biết con đang làm gì… Con thiếu khả năng… Và tệ hơn hết là con không có gan thừa nhận một chút gì trong việc này. Các cộng sự của con hoặc là kẻ lừa đảo hoặc là những chú hề… nhưng nếu con không làm gì đó để thay đổi, thì những chú hề sẽ biến thành những tên lừa đảo.”

Người cha giàu vừa nói vừa mím môi và chầm chậm lắc đầu, “Mượn tiền từ nhân viên là đủ tệ lắm rồỉ. Hãy nhìn vào những khoản thuế mà con nợ đi. Con sẽ thanh toán như thế nào?”

Người cha giàu từng là thầy giáo của tôi từ khi tôi lên chín. Ông là một người rất đằm thắm và chu đáo, nhưng khi giận lên thì ông không còn lịch sự nữa. Đây là bài học đặc biệt nóng bỏng về việc quản lý kinh doanh kéo dài hàng mấy giờ liền. Cuối cùng, tôi đồng ý đóng cửa kinh doanh, thanh lý những tài sản còn lại, và dùng số tiền đó để thanh toán thuế và trả lương cho nhân viên.

“Không có gì sai khi con thừa nhận mình thiếu khả năng,” người cha giàu nói. “Nhưng con có một sai lầm rất lớn khi con nói dối và giả vờ như con biết mình đang làm gì. Nói dối và giả vờ như con biết mình đang làm gì là một thói quen xấu… Cha muốn con phải bỏ ngay thói quen đó. Nếu con muốn là người giàu có và thành công, con cần phải học nói thật một cách mau mắn hơn, xin giúp đỡ một cách mau mắn hơn, và phải khiêm tốn hơn. Thế giới này đầy rẫy những người dùng cả cuộc đời mình, vào việc giả vờ rằng họ tinh nhanh… và điều đó làm cho họ ra ngu dốt. Nếu con muốn học nhanh, bước đầu tiên là phải nhanh chóng thừa nhận rằng có một số điều con không biết.

“Con còn nhớ bài học ở trường giáo lý Chủ nhật nói rằng: Phúc thay những người hiền lành vì họ sẽ được thừa hưởng cơ nghiệp không? Họ không nói phúc thay những người yếu đuối hay phúc thay những người kiêu căng, hay phúc thay những người được giáo dục tốt. Người ta nói phúc thay những người hiền lành vì chỉ có người hiền lành mới học được, và nếu con có thể học được thì con sẽ được thừa hưởng đầy đủ sự sống tự nhiên đã đặt để trước mắt chúng ta. Các cộng sự của con là những người kiêu ngạo, tự phụ, vênh váo và dốt nát… chứ không hiền lành chút nào cả. Con nghĩ rằng chỉ vì sản phẩm của con thành công thì con cũng thành công sao? Các cộng sự của con chưa phải là nhà kinh doanh. Các cộng sự của con có may mắn nhưng chưa có kỹ năng và kinh nghiệm để biến vận may thành cơ hội kinh doanh. Không ai trở thành một nhà kinh doanh thành công chỉ sau một đêm cả . Con còn nhiều điều phải học nữa. Và bài học mà con phải học hôm nay là nếu con nợ tiền thì phải trả. Thiên hạ ghét những người không chịu thanh toán hóa đơn. Bạn bè, gia đình, và việc kinh doanh sẽ tiêu tan dần bởi vì món tiền nợ đã không được trả lại. Từ bảng cân đốì tài chính của công ty con, cha có thể đọc thấy rằng con nợ tiền chính phủ, nợ các nhà cung cấp của con, nợ chủ đất, và quan trọng nhất là nợ các nhân viên của con. Hãy trả những hóa đơn đó và hãy trả lương cho họ ngay. Đừng làm gì hết cho đến khi trả xong hóa đơn. Đừng quay lại đây cho đến khi con trả xong các khoản thuế và trả lương cho tất cả nhân viên của con. Con đang biến mình thành một người kinh doanh cẩu thả và những người kinh doanh cẩu thả không bao giờ là những người kinh doanh giàu có và thành công. Bây giờ con hãy ra khỏi đây và đừng có trở lại cho đến khi con đã làm những gì cha vừa bảo con phải làm.”

Như đã nói, người cha giàu đã từng nghiến nát tôi ra rất nhiều lần qua mấy năm nay, nhưng bài học này từ người cha giàu quả thật là đặc biệt đáng nhớ. Khi đóng cửa lại sau lưng, tôi vẫn còn cảm thấy bài học này thấm sâu vào linh hồn tôi… trở thành một bài học không bao giờ quên được. Mặc dù bị tổn thương, nhưng tôi biết rằng bài học này rất quan trọng… vì nếu không quan trọng thì người cha giàu đã không nổi giận hoặc nói thẳng một cách quá tàn nhẫn như vậy. Tôi đã 32 tuổi, đủ lớn để chịu trách nhiệm một cách đầy cảm xúc về bài học mạnh mẽ này và đủ khôn ngoan để biết rằng tôi có rất nhiều điều quan trọng cần học.

Trải qua nhiều năm, người cha giàu có một bài học về lòng chân thật và tính lưang thiện mà ông luôn dạy đi dạy lại cho tôi. Ông thường nói với tôi và con trai ông rằng, “Nhiều người hỏi các em bé: ‘Cháu sẽ làm gì khi lớn lên?’. Khi hỏi câu ấy, họ thường có ý hỏi đứa bé muốn theo đuổi nghề gì sau này. Theo cha, cha không quan tâm con sẽ làm gì khi trưởng thành. Cha không quan tâm xem con trở thành bác sĩ, siêu sao điện ảnh, hay người làm vệ sinh. Nhưng khi con trưởng thành, cha thật sự quan tâm là con phải ngày càng chân thật hơn và lương thiện hơn. Quá nhiều người khi lớn lên đã trở nên lịch sự hơn, nhưng không hề chân thật hơn, hoặc tệ hại hơn nữa, họ là một đứa bé nói dối khi còn nhỏ và trở thành một người lớn nói dối khi đã trưởng thành.”

Khi bước xuống phố nơi đậu xe, một lần nữa tôi biết rằng mình sẽ phải trở nên chân thật hơn, lương thiện hơn với chính mình, với các cộng sự, và với các nhân viên của mình.

Leo lên xe, tôi vẫn còn nghe tiếng ngứời cha giàu nói, “Bất cứ kẻ hèn nhát nào cũng nói dối được cả. Phải can đảm mới có thể nói thật. Những chàng trai trẻ càng lớn lên càng phải can đảm hơn để nói thật một cách máu mắn hơn… ngay cả nếu như sự thật có làm cho con trông thật tồi tệ. Trông tồi tệ mà nói thật còn hơn là một kẻ hèn nhát bảnh bao hay nói dối. Thế giới dã đầy rẫy những kẻ hèn nhát bảnh bao hay nói dối rồi.”

Máy xe nổ, tôi sang số, tôi cảm thấy kinh khủng và tôi biết là chắc tôi trông tệ hại như bảng cân đối tài chính của tôi vậy. Lái xe đi, tôi cũng biết rằng tôi có hai chọn lựạ. Một la tiếp tục lừa dốì chính mình và không bao giờ còn trông thây người cha giàu nữa. Hai là bắt đầu lây can đảm để đối diện với sự thật, để dọn sạch mớ lộn xộn mà tôi đã bày ra, và mong dược gặp lại người cha giàu.

Ở tuổi 32, tôi nhận ra mình vẫn còn nhiều điều phải vươn lên. Tôi biết nếu tôi muốn là một người giàu có hơn, thành công hơn, và là một người tốt hơn, tôi phải nghe một sự thật tinh tế hơn, ngay cả khi nó là một sự thật thô ráp. Như một phần của sự trưởng thành, tôi cũng có thể nói thật dễ hơn. Khi tôi đưa xe vào bãi đậu xe của công ty tôi, tôi biết bây giờ là lúc phải nói thật, và sẽ phải bắt đầu với các cộng sự của tôi, những cộng sự mà người cha giàu đã gọi họ là những chú hề.

Gần bốn tháng sau, tôi quay lại văn phòng của người cha giàu với một bộ báo cáo tài chính trong tay. Người cha giàu và Mike xem xét chúng rất kỹ vì có cái gì như là một sự im lặng kéo dài rất lâu. Cuối cùng người cha giàu nói, “Như vậy là tất cả các khoản thuế và lương nhân viên đã được trả hết?”

“Dạ đúng,” tôi nói. “Nếu để ý cha sẽ thấy con đã xóa đi nhiều tài khoản phải thu cũ.”

“Có phải con đòi họ trả không?”, người cha giàu hỏi.

“Hoặc là họ trả hoặc là con xóa bỏ chúng khỏi bảng cân đôì tài chính và nhờ các công ty thu nợ đi tìm họ.”

“Tốt,” Mike nói. “Một khách hàng không thanh toán thì không phải là một khách hàng, mà là một tên ăn cắp.”

“Giờ thì con hiểu rồi,” tôi trả lời. “Nhưng con lại suýt làm đúng cái việc mà Mike vừa nói.”

Người cha giàu ngước lên nhìn tôi… Ngưng lại một chút, ông từ từ gật đầu và nói nhẹ nhàng, “Cám ơn vì con đã thừa nhận như vậy.”

“Không dễ tí nào,” tôi trả lời. “Con có hình ảnh của chính con như thể là một người thành công, nhưng trên thực tế, con đã nợ rất nhiều người rất nhiều tiền.”

Mike và người cha giàu ngồi yên lặng, đến một cái gật đầu nhẹ cũng không. Cuối cùng người cha giàu nói, “Sự thật mang lại cho con tự do… và hy vọng bây giờ con đang tự đo… tự do dọn dẹp mớ lộn xộn và bắt đầu xây dựng doanh nghiệp kế tiếp trên một nền đất cứng cáp hơn. Quá nhiều người cố gắng xây dựng việc kiểm soát tài chính của họ trên một mớ dối trá… và dường như những lời nói dối không bao giờ hỗ trợ nhiều cho việc kiểm soát đó cả.”

Bây giờ đến lượt tôi ngồi yên lặng và chỉ còn lại một sự yên lặng trong như pha lê ắp đầy căn phòng. Sau một lúc, Mike hỏi, “Số phận công ty cậu sẽ thế nào? Bảng cân đối tài chính của cậu đã tử tế rất nhiều rồi, nhưng một bảng cân đối tài chính không bao giờ có thể nói lên toàn bộ câu chuyện.”

“Công ty kết thúc rồi” tôi đáp. “Chúng tớ vẫn còn những người bán hàng và việc kinh doanh trên thực tế thì vẫn ổn, nhưng cả bốn chúng tớ, những người đã khởi đầu việc kinh doanh này, lại kết thúc rồi. Có lẽ chúng tớ sẽ không bao giờ còn làm cộng sự hoặc bạn bè với nhau được nữa. Nói thật, sự thật đã xé chúng tớ ra thành từng mảnh.”

“Vậy hôm trước khi quay về công ty, cậu có một cuộc nổi chuyện thẳng thắn với họ chứ?”

“Có, khởi đầu như một câu chuyện tâm tình, nó nhanh chóng biến thành một trận đấu mặt đối mặt. Chúng tớ sắp đấm nhau đến nơi, nhưng tạ ơn Chúa, điều đó đã không xảy ra. Không còn vui vẻ trong công việc, nhưng tớ vẫn chia cho các cộng sự phần tín dụng dành cho những ai muốn ở lại trụ đến cùng để dọn sạch mớ lộn xộn, như cậu đã đề nghị.”

“Bây giờ chuyện gì đã xảy ra?”, Mike hỏi.

“Bọn tớ đang chuyển giao phần còn lại của công ty cho một trong những nhà cung cấp, rồi tất cả sẽ đường ai nấy đi. Bọn tớ sẽ bắt đầu để cho nhân viên đi, tất cả họ đều đã nhận được tiền mà bọn tớ nợ họ rồi. Những nhà đầu tư của bọn tớ sẽ chỉ lấy lại một ít tiền chứ không lấy hết, tớ đã nói cho họ hiểu về rủi ro mà họ có thể phải gánh chịu, nhưng một số nói rằng họ vẫn muốn đầu tư lại với tớ. Còn tất cả thuế thì đã trả hết rồi.”

Mike và ngưởi cha giàu ngồi yên lặng. Không khí như trong một đám tang… có quá nhiều cảm xúc nhưng không ai thốt nên lời. Khúc quanh trong một vụ kinh doanh giống như đoạn kết cho mọi thứ. Dù tốt hay xấu, có những kinh nghiệm không bao giờ thay đổi cuộc sống chúng ta, tương lai chúng ta, và việc chúng ta sẽ trở thành người như thế nào. Tôi nghĩ đến lúc tắt đèn, đóng cửa văn phòng lần cuối mà thấy sợ, dù tôi cũng mong đóng cửa sớm đi. Cuối cùng thì người cha giàu phá vỡ sự im lặng và nói, “Cha tự hào về cách con xử lý thất bại trong việc kinh doanh. Cha biết điều đó không vui vẻ gì và lẽ ra con có thể giải quyết theo cách khác. Con vẫn có thể giữ lại tiền và tiếp tục điều hành… nhưng con đã chọn cách tốt hơn để kết thúc mọi thứ. Việc đó sẽ giúp cho cơ hội làm ăn sắp đến của con một nền tảng khởi đầu tốt hơn. Con đã học được nhiều rồi chứ?”

“Dạ được một khối đồ sộ luôn” tôi nói. “Đến bây giờ con vẫn còn phải nghiền ngẫm bài học này.”

“Con sẽ còn làm vậy trong nhiều năm nữa,” người cha giàu nói. “Nhưng một ngày nào đó, kinh nghiệm này cùng với những lỗi lầm và kinh nghiệm sắp đến sẽ trở thành nền tảng cho thành công và tài sản của con. Hầu hết mọi người đều tránh lỗi lầm. Hầu hết mọi người đều dùng cuộc sống của họ vào những cuộc chơi an toàn… tránh những bài học rủi ro như vậy… và thiếu kinh nghiệm cuộc sống sẽ làm hạn chế thành công về tài chính tương lai của họ. Hãy luôn nhớ rằng kinh nghiệm trong kinh doanh không bao giờ nhận được từ sách vở hay trường lớp cả. Dù đau đớn, vì cách con chọn để giải quyết thất bại kinh doanh này, thời gian đau đớn ngắn ngủi này một ngày nào đó sẽ trở thành nền tảng cho sự giàu có về tài chính dài hạn của con. Nếu con bỏ chạy và dối trá, tương lai tài chính của con có thể là tương lai của một kẻ hèn nhát, vì nếu con bỏ chạy thì chắc hẳn con đã để cho một tên hèn nhát quyết định tương lai của con rồi.”

Tôi chỉ biết ngồi yên gật đầu. Không có gì để nói cả. Tôi đã nghe cuộc nói chuyện này và bài học này trước đây rồi… nhưng hôm nay, bài học đơn giản mang nhiều ý nghĩa hơn và cũng tác động sâu hơn. Người cha giàu thường nói với tôi và con trai ông rằng bên trong mỗi con người chúng ta là cả một dàn diễn viên. Bên trong mỗi chúng ta đều có một người tử tế, một người bủn xỉn, một người tham lam, một người giàu có, một người nghèo nàn, một người hèn nhát, một người lừa đảo, một người anh hùng, một người dối trá, một người bần tiện, một người đáng yêu, một người thất bại, và nhiều nữa. Ông luôn nhắc chúng tôi rằng trưởng thành là một quá trình chọn lựa xem chúng ta muôn trở thành người nào… người nào mà chúng ta muốn vẽ ra toàn bộ tính cách có sẵn. Như đã nói trước đây, mỗi lần ông hỏi chúng tôi rằng khi trưởng thành chúng tôi muốn mình làm gì, là ý ông muốn hỏi chúng tôi muốn chọn nên giống tính cách nào… chứ ông không có ý hỏi chúng tôi có muốn trở thành bác sĩ, luật sư, hay lính cứu hỏa không. Đối với người cha giàu, chọn lựa tính cách của một người còn quan trọng hơn nhiều so với việc chọn lựa nghề nghiệp của người đó.

“Khi nói đến tiền, thế giới đầy những tên hèn nhát.” Người cha giàu nói. “Đồng tiền có cách làm bộc lộ tính hèn nhát… hơn là tính anh hùng… và có thể đó là lý do tại sao có ít người giàu thực sự. Đồng tiền cũng có cách làm bộc lộ tính gian lận và lừa đảo trong một số người… và đó là lý do tại sao các nhà tù của chúng ta đầy nghẹt. Tiền cũng có cách làm bộc lộ tên phản bội… người sẽ đi ăn cắp từ những người đã yêu thương và tin tưởng họ… và khi con ‘vay mượn’ các nhân viên của con, đó là tính cách mà con đang chọn… và đó chính là lý do tại sao cha cứng rắn với con như vậy. Lừa đảo và hèn nhát là một chuyên… nhưng trở thành một tên phản bội những người đã tin tưởng nơi mình là một trong những tính cách ti tiện nhất trong mọi tính cách có thể có trong tất cả chúng ta… và con đã chọn đúng tính cách đó.”

Tôi không có gì để nói nữa. Nỗi đau trong lòng quá sâu sắc. Sự chân thật và lương thiện không phải lúc nào cũng dễ chịu, và liều thuốc chân thật và lương thiện này quả là quá khó nuốt… chứ chưa nói đến sự cần thiết của nó. Tôi nhận ra rằng trong cơn tuyệt vọng muốn giữ lại công ty, tôi đã chọn con đường phản bội những người đã tín tưởng tôi.

“Con có rút được bài học không?” Người cha giàu hỏi. “Con có rút được bài học về việc chọn lựa tính cách không?”

Tôi chỉ biết gật đầu. Tôi đã hiểu bài học… một bài học sâu sắc và đau đớn, một bài học mà tôi sẽ nhớ hoài. Tôi vẫn luôn tự nghĩ tôi là người tốt, lương thiện… nhưng dưới áp lực, tính cách nổi trội của tôi lại là một con người đi phản bội những người đã tin tưởng mình.

“Tốt,” người cha giàu nói. “Một bài học về tính cách quan trọng hơn nhiều so với bài học về cách đọc một bảng cân đối tài chính… nhưng bảng cân đối tài chính lại phản ánh tính cách của con. Bảng cân đối tài chính của con kể về câu chuyên của một tên hèn nhát trong con người con đang kế tục việc kinh doanh của con. Độ là một bài học khác dạy về tầm quan trọng của kế toán, trách nhiệm giải trình và tầm quan trọng của khả năng đọc các bảng cân đối tài chính. Các con số đã kể cho cha nghe một câu chuyên… một câu chuyện kể rằng người ta sẽ có tính cách nào khi phải chịu trách nhiệm về tiền bạc. Khi con và các cộng sự của con khởi đầu việc kinh doanh, các con bắt đầu giống như những con bạc từ lúc đó, các con may mắn và trở thành những tên hề khi nghĩ rằng vận may của mình là kỹ năng. Khi tiền chảy vào túi, các con trở thành những tên dại dột khi đi mua những chiếc xe thể thao của hãng Porches và Mercedes, và khi các con gặp rắc rối về tài chính thì các con lại biến thành những tên phản bội các nhà cung cấp của mình, phản bội chính phủ, và phản bội cả những nhân viên của mình nữa. Các bảng cân đốì tài chính kể được một câu chuyện còn hay hơn những cuốn tiểu thuyết hay nhất.”

“Thôi đủ rồi, cha,” Mike nói như thể muốn nhảy vào để bảo vệ tôi khỏi bất cứ một bài học nào nữa. “Con nghĩ cha đã giải thích cặn kẽ rồi.”

“Được,” người cha giàu nói. Quay sang tôi, ông hỏi, “Con đã hiểu bài học này chưa?”

“Dạ rõ như nhìn ngay trước mất ạ,” tôi trả lời.

“Tốt. Mình đi ăn trưa,” người cha giàu nói. “Cha còn muốn con học một bài học quan trọng hơn nhiều… một bài học vô cùng quan trọng… một bài học bắt đầu bằng câu hỏi ‘Tại sao các nhân viên của con không biết con dùng tiền của họ vào việc gì?'”

Cuối cùng thì thang máy cũng đến, tôi thấy có rất đông người cũng đi ăn trưa. Đứng chật cứng trong thang máy, người cha giàu nói, “Một lúc nào đó trong tương lai, rất lâu sau khi cha đã qua đời, hàng triệu người làm việc chăm chỉ sẽ phát hiện ra rằng những chú hề như con và các cộng sự của con đã đem tiền của họ đi chơi trò chơi… tiền lương hưu của họ… tương lai tài chính của họ… sự bảo đảm tài chính của họ. Chính phủ đã làm một số thay đổi luật pháp… thay đổi để bảo vệ các nhân viên, nhưng cha không nghĩ rằng việc thay đổi luật này sẽ giải quyết được vân đề. Thực tế, cha nghĩ việc thay đổi luật sẽ càng làm cho mọi chuyện tồi tệ hơn đối với nhiều người. Cha e rằng có cái gì đó rất kinh khủng sắp xảy ra.”


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.