Dạy Con Làm Giàu – Tập 12

CHƯƠNG 12



Kiểm soát #1: Kiểm soát bản thân

Trong tất cả những việc kiểm soát thì quan trọng nhất là tự kiểm soát bản thân và quản lý tiền bạc của chính mình. Nếu làm được điều đó, bạn có thể xây dựng một con thuyền lớn và là một thuyền trưởng khôn ngoan.

Năm 1996, khi đang ở Peru, tôi muôn tìm mua một mỏ vàng. Do nền kinh tế đang bị khủng hoảng nên nhiều mỏ vàng bị quên lãng hoặc bị quản lý rất tồi. Ở độ cao 4572m của dãy núi Andes, một chủ ngân hàng cho tôi xem một mỏ vàng mà ông nghĩ tôi có thể mua được. Đứng ở trên cao, điều duy nhất tôi có thể làm tốt là bước ba bước, ngừng lại, điều khiển sự choáng váng và hơi thở của mình.

Cuối cùng, với một tia sáng nhẹ lấp loáng trên đá, người chủ ngân hàng, người sở hữu mỏ vàng khi nó bị tịch thu thế nợ, chỉ vào mạch khoáng chất đang chảy ngang qua đá. “Đây,” ông nói. “Nhìn xem mạch khoáng chất dồi dào đến thế nào!”

Tôi liếc nhìn nơi ánh mắt sáng ngời của ông đang dõi theo.

“Ồ,” tôi nó “Vàng đây này!” Tôi không thể tin vào mắt mình khi nhìn những vệt vàng lấp lánh phản chiếu trong nắng.

“Tôi đã bảo với anh đây là một mỏ vàng tốt mà” người chủ ngân hàng mỉm cười.

Một lúc sau, tôi sờ lên mạch khoáng chất trắng xanh như sữa và chạm vào những hạt vàng lấp lánh. Tôi nói, “Tôi không tin được là nó đẹp đến thế này.”

“Này ông” người chủ ngân hàng nói. “Những gì ông thấy không phải là vàng đâu. Đó là quặng sunphít sắt, hay còn gọi là vàng giả. Vàng mà tôi nói nằm trong mạch khoáng chất bên dưới vàng giả. Vàng thật ở trong phần tối của mạch khoáng. Vàng là phần mạch không chiếu sáng.”

NHÀ GIẢ KIM THỜI HIỆN ĐẠI

Khi tôi còn là một cậu bé, người cha giàu thường nói về thuật giả kim. Khi tôi hỏi giả kim là gì, ông đáp, “Cách đây lâu rồi người ta cố gắng chuyển nhiều thứ kim loại như sắt hoặc than thành vàng.”

“Vậy có ai làm được điều đó chưa?” tôi hỏi.

“Chưa” người cha giàu nói. “Không ai có thể chuyển thứ khác thành vàng. Vàng luôn là vàng. Nhưng người ta học để xây dựng một cái gì đó tốt hơn vàng.”

“Cái gì có thể tốt hơn vàng?” tôi hỏi.

“Tài sản,” người cha giàu nói. “Những nhà giả kim thời hiện đại chuyển tiền, tài nguyên hoặc ý tưởng thành tài sản.”

“Ý cha là những tài sản mà họ mua hoặc xây dựng được?” tôi hỏi.

Người cha giàu trả lời, “Đúng vậy. Những nhà giả kim thời hiện đại có thể tạo nên tài sản. Họ biến ý tưởng thành tài sản và chúng mang lại sự giàu có cho họ. Một bằng sáng chế hoặc tên thương mại là những ví dụ của sự biến ý tưởng thành tài sản. Họ có thể biến những thứ rác rưởi thành tài sản, hoặc cũng có thể biến bất động sản thành tài sản. Đó là thuật giả kim thời hiện đại.”

Khi tôi phi ngựa trên con đường gập ghềnh cùng người chủ ngân hàng, nhìn cảnh đẹp hùng vĩ từ độ cao của dãy Andes ở nước Peru, tôi biết người chủ ngân hàng đang tự mắng mình ngốc. Nếu không được nghe sự khác nhau giữa vàng giả và vàng thật thì tôi có cơ hội biến mỏ vàng bị bỏ rơi này thành một tài sản không? Không cần phải nói, tôi không mua nó. Ngày hôm nay, tôi chỉ cảm thây dễ chịu vì có nhiều cách để trở thành một nhà giả kim hơn là khai thác mỏ vàng.

LÀM THẾ NÀO MỘT CHỦ NGÂN HÀNG BlẾT ĐƯỢC SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MỘT KẺ NGỐC VÀ MỘT NHÀ GIẢ KIM?

Tôi bắt đầu quyển sách này bằng câu chuyện về người cha giàu khi ông đọc các báo cáo tài chính của tôi năm 1979. Một trong những lời bình luận của ông vẫn còn thích hợp mãi đến hôm nay. Khi người cha giàu xem xét báo cáo tài chính của tôi, ông nói, “Thế giới đầy những kẻ ngốc và các nhà giả kim. Những kẻ ngốc có khuynh hướng trả tiền cho những thứ rác rưởi và các nhà giả kim có khuynh hướng biến những thứ rác rưởi thành tiền. Con và các cộng sự của con đều là những kẻ ngốc, chứ không phải những nhà giả kim. Các con có một doanh nghiệp tốt và các con đã biến tiền thành những thứ rác rưởi.”

“Nhưng ngân hàng nói sẽ cho chúng con vay tiền” tôi trả lời. “Sẽ không có gì tồi tệ lắm.”

Người cha giàu mỉm cười, “Trước hết, ngân hàng cho cả những kẻ ngốc lẫn những nhà giả kim vay tiền. Họ không thật sự quan tâm miễn là con có tiền trả lại cho họ. Thứ hai, nếu con là một kẻ ngốc, con sẽ trả lãi cao hơn. Con càng ngốc thì tiền lãi trả càng cao. Do đó họ thích những người như con. Công việc kinh doanh của con cần nhiều tiền và các con đang biến tiền thành những thứ rác rưởi. Các báo cáo này cho thấy một mặt, các con là những nhà giả kim và mặt khác, các con là những kẻ ngốc. Tại sao ngân hàng không cho con vay tiền?

“Vấn đề là các con sắp sửa phá sản. Thay vì đầu tư lại cho kinh doanh, cha có thể thấy cột nợ trong báo cáo tài chính là các con đang đầu tư cho một chiếc Porsche, hai chiếc Mercedes và một chiếc Jaguar. Hãy xem lãi suất con phải trả cho những chiếc xe đó. Không có gì ngạc nhiên khi ngân hàng thích con mà con thì sắp phá sản. Những người như con phải lái những chiếc xe hào nhoáng. Cha dám chắc có nhiều cô gái cũng đang theo đuổi con. Nhưng khi nhìn vào báo cáo tài chính của con, nó cho thấy tình hình tài chính của con đang rất tồi tệ. Báo cáo tài chính của con nói lên rằng con là một kẻ ngốc, chứ không phải một nhà giả kim. Dường như con đã quên mất mọi thứ cha dạy con rồi.”

ĐỪNG THẤY SÁNG MÀ NGỠ LÀ VÀNG

Những năm gần đây tôi thường nhớ lại những gì người cha giàu đã nói, khi tôi phi ngựa từ trên dãy núi Andes xuống con đường dẫn vào mỏ vàng. Ngồi trên lưng ngựa gập ghềnh, tôi có thể nhớ những lời người cha giàu đã nói, “Đừng thấy sáng mà ngỡ là vàng. Những kẻ ngốc sẽ bị đánh lừa bởi ánh sáng lấp lánh. Đó là lý do vì sao người ta gọi là vàng giả. Nhà giả kim có thể nhìn thấy vàng trong bóng tối.”

ÁNH SÁNG LẤP LÁNH CỦA NHỮNG KẾ HOẠCH HƯU TRÍ

Một trong những công việc thường ngày của tôi là theo dõi diễn biến thị trường vào buổi sáng đầu ngày và buổi tối cuối ngày. Tôi quan tâm đến những quảng cáo của các quỹ hỗ tương, chứng khoán hoặc các dịch vụ tư vấn tài chính. Nói cách khác, tôi quan tâm đến những gì đang tỏa sáng.

Nhiều người, bất kể thu nhập thấp hay thu nhập cao, đều gặp nhiều vấn đề tài chính bởi vì họ bỏ ra quá nhiều tiền để mua những thứ lấp lánh. Chúng ta có thể nghe nói về một đứa trẻ nghèo trả 150$ cho một đôi giày “hàng hiệu.” Trong quá trình tìm mua những căn hộ cho thuê, tôi luôn nhìn thấy những chiếc ti-vi màn hình rộng và những chiếc máy trò chơi điện tử của các hãng nổi tiếng. Tôi có nhiều người bạn sống trong những khu phố hạng sang, lái xe châu Âu, cho con học ở trường tư. Nói cách khác, bạn sẽ nhận ra dó là những người bị cuốn theo làn sóng lấp lánh khi bạn nhìn vào cột nợ trong báo cáo tài chính của họ.

Không có gì sai với ánh sáng lấp lánh của các thương hiệu nổi tiếng cả. Tôi rất thích những thương hiệu nổi tiếng như Porsche, Armani và Rolex. Có gì tốt cho cuộc sống mà thiếu vắng một chút ánh sáng lấp lánh không?

Vấn đề là, quá nhiều người có cột tài sản chiếm tỷ trọng lớn được đầu tư vào những ánh sáng lấp lánh đó.

Khi nghe một người nói, “Tôi chỉ mua những cổ phiếu blue-chip”, tôi biết người đó chỉ mua cổ phiếu của những công ty đang tỏa sáng. Hoặc nếu tôi nghe nói, “Nhà môi giới của tôi rất… rất…” thì nghĩa là người đó đang đề cập đến thương hiệu của công ty môi giới. Tôi thường hơi nghi ngờ các quỹ hỗ tương hoặc công ty môi giới chứng khoán được quảng cáo quá nhiều. Các quảng cáo tiêu tốn hàng triệu đôla. Ai đó đã trả tiền cho chúng và người đó rõ ràng là nhà đầu tư. Như đã đề cập ở các chương trước, Berkshire Hathaway là quỹ hỗ tương của Warren Buffett, ông không hề quảng cáo cho nó mà ngược lại, tìm cách làm nản lòng những người muốn đầu tư vào đó. Điểm chính là, tôi không hề thấy một quảng cáo nào của Berkshire Hathaway nhưng tôi lại nghe mọi người nói nhiều về nó. Có lẽ tôi nghe nói về Berkshire Hathaway bởi vì nó đang hoạt động như một nhà đầu tư hơn là một tập đoàn lớn.

Nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp chỉ nhìn vào khoảng tối. Họ không theo Microsoft. Thay vào đó, họ đang trông đợi những gì kế tiếp Microsoft. Họ đang trông đợi một công ty nhỏ mới bắt đầu hoạt động sẽ lớn mạnh thành một công ty khổng lồ quốc tế. Họ không trông đợi một vị tổng giám đốc đầu bạc, không mong sự chuẩn y của Hiệp hội các trường đại học, không mong nụ cười quảng cáo của một ngôi sao điện ảnh. Nhiều người trông đợi một nhà doanh nghiệp, làm việc ở một tầng hầm hay một gara, tiếp tục tạo ra những sản phẩm kế tiếp để giải quyết những vấn đề lớn mà nhân loại đang đối mặt.

Khi chơi cờ tỷ phú, người cha giàu nhắc tôi rằng nhiều người cũng đang trông đợi ánh sáng lấp lánh trong kinh doanh bất động sản, muốn có Boardwalk và Park Place, nhưng của cải thật sự của họ đến từ các tài sản sở hữu khác với những căn nhà và khách sạn tích lũy. Đó không phải là những ánh sáng lấp lánh mà chính là dòng lưu kim. Thật ra, trong một bài viết gần đây của Phil Orbanes trên tờ Harvard Business Review với tựa đề “Cờ tỷ phú: Hướng dẫn người chơi” vào tháng 3-2002, ông viết, “Những người chơi bình thường không biết điều này, nhưng 28 ô tài sản xung quanh trò chơi cờ tỷ phú không có giá trị bằng nhau xét về tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư. Hai ô Boardwalk và Park Place được quan tâm nhiều nhưng thật ra chúng không có giá trị cao nhất. Chính những ô màu cam và đỏ mới là những ô có giá trị cao nhất và là những tài sản tốt nhất nên sở hữu.”

Khi tìm kiếm bất động sản để đầu tư, tôi thường không tìm đến những khu nhà mới với những lá cờ rực rỡ, những trái bóng bay, những căn nhà hiện đại hào nhoáng được chào mời với những kế hoạch tài chính dễ dàng. Tôi biết các thủ đoạn tiếp thị đó nhằm hấp dẫn những chủ hộ tiềm năng đang tìm kiếm sự thoải mái. Khi tìm mua nhà, tôi thường xem những ngôi nhà ít hấp dẫn, có nhiều vấn đề nghiêm trọng ở những khu dân cư cũ kỹ. Những nơi đó thường có sự đầu tư khá mềm nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Tôi từng mua một ngôi nhà trong một khu vực nổi tiếng và đã phải dọn ra vì không kham nổi tiền nhà. Nhưng tôi biết đôi khi có những thứ lấp lánh lại chính là vàng thật. Một lần nữa, chính những kỹ năng tài chính, khả năng đọc báo cáo tài chính, khả năng thỏa thuận, những xu hướng, những nhu cầu của người mua và người bán… có thể biến vàng giả thành vàng thật. Đó là thuật giả kim tài chính.

Điểm chính là, hàng triệu người giàu và nghèo đều gặp những vấn đề tài chính bởi vì họ là những kẻ ngốc thích các thứ lấp lánh. Nhưng chỉ trong vài năm, hàng triệu người già trên khắp thế giới sẽ nhận ra tình hình tài chính của họ đang có vấn đề bởi vì kế hoạch hưu trí DC của họ được mang đầu tư vào những thứ lấp lánh nhưng không phải là vàng.

Dưới đây là báo cáo thu nhập và bảng cân đối tài chính từ trò chơi CASHFLOW 101 của tôi:

Khi một ngân hàng hay một thuyền trưởng nhìn vào những dòng chữ mà mũi tên đang chỉ vào như hình trên, và có một khoản thu nhập ở đó, thì họ biết rằng con thuyền đang chở hàng hóa là tài sản.

Nếu không có những con số nằm dưới mục tiền lương, ngân hàng hay người thuyền trưởng sẽ biết rằng người này không có hàng và tàu đang chạy không, hoặc nếu có hàng trên tàu thì tức là người này đang chở vàng giả.

Để biết có phải con thuyền đang chạy không hay đang chở vàng giả, ngân hàng hay người thuyền trưởng chỉ cần nhìn vào phía dưới bảng cân đốì kế toán như trong hình dưới đây (Hình 1).

Nếu bảng cân đối kế toán để trống cột tài sản thì nghĩa là con thuyền đang chạy không. Đó có thể là báo cáo tài chính của một người nghèo hoặc một người trẻ tuổi vừa mới khởi hành.

Nếu bảng cân đối kế toán đưa ra bảng kê khai hàng hóa trên tàu bao gồm những kế hoạch hưu trí, chứng khoán, trái phiếu, quỹ hỗ tương hoặc bất động sản nhưng không có dấu chỉ của dòng lưu kim trong báo cáo thu nhập, ngân hàng hoặc thuyền trưởng sẽ nghi ngờ những hàng hóa trên tàu có thể chỉ là vàng giả. Và nếu đó là những tài sản có thương hiệu thì bạn biết ngưởi đó đang chở vàng giả với những ánh sáng lấp lánh (Hình 2).

Là một sinh viên của Học viện Thương mại Hàng hải Mỹ, tôi được học phải xem xét cẩn thận hàng hóa trên tàu, chúng thuộc loại gì, chở như thế nào, đặt ở đâu, liệu chúng có được đặt ở nơi an toàn không, cũng như khi nào, ở đâu thì không được chở chúng. Chủ đề hàng hóa và hoạt động kinh doanh hàng hóa là một chủ đề lớn ở học viện. Đó là vấn đề chúng tôi học chuyên sâu trong suốt bốn năm.

Một trong các giảng viên môn kinh doanh hàng hóa của chúng tôi là một thuyền trưởng về hưu với nhiều năm kinh nghiệm. Lớp học của ông rất thú vị vì ông thường kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện hấp dẫn ngoài những bài học chán ngắt. Một trong những câu chuyên đó, ông kể về một lần chiếc tàu chở hàng bị vỡ bên hông tàu (bên trái) của khoang hàng hóa số 2 (khoang rộng thứ hai tính từ mũi tàu) trong một cơn bão. Ông kể, “Đột nhiên có một tiếng gãy lớn và con tàu bắt đầu muốn nghiêng sang phải. Ngay lập tức nó lao theo dòng nước và người lái tàu rất khó khăn khi quay bánh lái sang trái. Vừa lúc đó, một con sóng lớn ập qua từ phía cửa tàu, và đập mạnh vào mũi tàu. Nhưng người lái tàu vẫn cố gắng đưa mũi tàu tiến lên trước để tránh con sóng. Có một tiếng vỡ lớn khác. Hàng hóa trong khoang số 4 (khoang lớn nhất ở phía trước cầu tàu) tuột ra và trượt qua mạn phải. Thêm một con sóng khổng lồ đánh mạnh vào mạn tàu.”

Chúng tôi nín thở theo dõi câu chuyện của ông. Vì đã qua một nấm thực tập nên chúng tôi phần nào hiểu được những gì dang xảy ra ngoài đại dương bao la, trên những con tàu chở hàng lớn. Nhiều người trong chúng tôi, kể cả chính tôi, từng gặp những cơn cuồng phong, chứng kiến nhiều tai nạn, thương vong và những hiểm nguy khác trong ngành. Theo lời kể của ngưởi thuyền trưởng già, tôi có thể cảm nhận con tàu đang chuyển sang phải một cách khó khăn dưới sự chiến đấu của người lái tàu mong kiểm soát được hàng hóa, con tàu, kiểm soát được thời tiết và đại dương. Tất cả chúng tôi đều biết nếu hàng hóa bị tuột khỏi dây ràng trong một cơn bão chính là cơn ác mộng mà nhiều người phải vượt qua nếu muốn sống còn.

Người thuyền trưởng về hưu kể rằng cuối cùng thì người lái cũng mất kiểm soát con tàu. Hàng hóa trên tàu tiếp tục tuột ra và đột nhiên con tàu cuốn nhanh sang phải rồi lật úp khi bị một con sóng to đập mạnh. May thay, hai ngày sáu toàn bộ thủy thủ trên táu được cứu sống nhờ một tàu chở hàng khác đi ngang. Lời nói cuối cùng của người thầy giáo là, “Trước khi rời cảng, hãy chắc chắn rằng mọi hàng hóa của các bạn phải được cột chặt. Tất cả hàng hóa trong khoang tàu những tưởng sẽ mang lại sự giàu có cho các bạn nhưng sẽ giết chết các bạn nếu các bạn không kiểm soát chứng đúng cách.” Phần còn lại của lớp học, tất cả sinh viên chúng tôi đều đặc biệt chú ý đến bài học vốn thường rất nhàm chán, bài học kiểm tra hàng hóa được cột như thế nào cho chắc chắn để chúng được an toàn.

Đến lần sụp đổ kế tiếp của thị trường chứng khoán, nhiều người sẽ phát hiện ra hàng hóa trong khoang thuyền của họ không được cột an toàn. Nhiều tài sản đột nhiên trở thành của nợ như vào tháng 3-2000. Nhiều thứ có thể bị mất kiểm soát trong cơn bão tài chính bởi vì dù hàng triệu người bỏ tiền ra đầu tư nhưng họ không thể trở thành một nhà đầu tư thực thụ. Khi vụ sụp đổ này xảy ra, những nhà đầu tư thật sự sẽ trở thành người cầm lái cố gắng chuyển dòng lưu kim từ cột tài sản thành cột thu nhập. Nhiều người khác sẽ thấy con thuyền của mình bị lật úp và mình đang trôi lênh đênh trên biển, hy vọng vào sự cứu giúp của chính phủ hoặc một tổ chức từ thiện nào đó.

KIỂM SOÁT BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA BẠN

Báo cáo tài chính được xem là một công cụ tài chính quan trọng bởi vì nó cho phép một ngân hàng hay một thuyền trưởng có thể nhanh chóng phân biệt hàng hóa của họ là vàng thật hay vàng giả. Trong quyển Dạy con làm giàu -Tập 4, lời giới thiệu quyển sách được đặt tiêu đề là “Tại sao ngân hàng không yêu cầu xem bảng điểm của bạn?” Ngân hàng không yêu cầu bạn phải nộp bảng báo cáo thành tích, bảng điểm hay bằng tốt nghiệp của bạn bởi vì sự thành, công trong học vấn và chuyên ngành không góp phần nhiều vào những thành công trong lĩnh vực tài chính. Như các thủy thủ của con tàu nổi tiếng Enron đã phát hiện ra, những thủy thủ có bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ… chỉ biết “lặn ngụp” theo những thủy thủ chưa tốt nghiệp trung học. Thật không may, chỉ trong vài năm tới, hàng triệu người học cao cũng sẽ phải “bơi” để được sinh tồn và cầu mong một sự cứu giúp nào đó.

Nếu bạn là thuyền trưởng con tàu của mình thì nguyên tắc số một là phải kiểm soát chính bạn, tài chính, hàng hóa của bạn, chúng được đặt như thế nào và ai đảm bảo sự an toàn cho chúng. Bảng cân đối kế toán của bạn là khoang chứa hàng của con tàu. Trong một cơn bão tài chính lớn, trên cơ sở chuẩn mực, người ta khám phá ra rằng Porsch, Ferrari, Rolex, nhà cửa, quỹ hỗ tương, cổ phần, bất động sản, đột nhiên thay đổi giá trị từ phía cảng (tài sản) đến mạn tàu (nợ) chỉ trong tích tắc. Khi điều đó xảy ra, người ta sẽ nhận ra rằng giá trị thực của chúng ít hơn giá trị giấy tờ đến mức nào. Do đó, thông điệp tôi muốn gởi đến bạn là, nếu bạn thích ánh sáng lấp lánh, bạn đừng nên trở thành thuyền trưởng. Nếu là thuyền trưởng, bạn phải kiểm soát kẻ ngốc trong mình với ham muốn phục vụ ánh sáng lấp lánh hơn là vàng thật. Để là một thuyền trưởng cho con thuyền của mình, hãy kiểm soát chính bản thân, nghĩa là hãy kiểm soát báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toan của chính bạn. Hãy luôn nhớ rằng bảng cân đối tài chính là khoang chứa hàng trên con thuyền, bất chấp bạn có chở hàng hay không.

KỂ HOẠCH HƯU TRÍ CỦA BẠN ĐANG CHỨA TÀI SẢN HAY TIÊU SẢN?

“Nếu muốn giàu có, con phải phân biệt được tài sản và tiêu sản,” người cha giàu không ngừng nhắc đi nhắc lại với tôi và con trai ông. Một lý do khiến ông dành nhiều thời gian dể đào tạo những kỹ năng tài chính cho chúng tôi là vì nếu không có những kỹ năng tài chính tốt, một người không thể phân biệt sự khác nhau giữa tài sản và tiêu sản, đó là một trong những nguyên tắc cơ bản để có thể đóng một chiếc thuyền giàu mạnh.

MỘT QUYỂN SÁCH VỀ KỂ TOÁN

Vào tháng 1-2002, tôi được mời nói chuyện với một nhóm các nhà kinh doanh nổi tiếng ở Phoenix, Amona. Sau cuộc nói chuyên, vị phó chủ tịch cao cấp của ngân hàng địa phương hỏi tôi, “Tôi nghe nói quyển sách Dạy con làm giàu – Tập 1 của anh đã bán được hơn 11 triệu bản với hơn 35 thứ tiếng trên khắp thế giới, có phải thế không?”

Tôi gật đầu, “Đúng vậy, và số sách bán được đang tăng lên. Dạy con làm giàu – Tập 1 là quyển sách bán chạy nhất trong năm. Anh đã đọc quyển sách đó chưa?”

“Chưa,” ông vui vẻ trả lời. “Quyển sách đó nói về gì vậy?”

“Đó là một quyển sách về kế toán” tôi mỉm cười nói.

“Cái gì?” ông ta hỏi lại. “Một quyển sách về kế toán lại là một quyển sách bán chạy nhất thế giới? Thật không tin nổi. Tôi cũng có một quyển sách về kế toán và kế toán không bao giờ là chủ đề của một quyển sách bán chạy nhất thế giới.”

Tôi nói thêm vài phút với ông về câu chuyện của người cha ruột tôi và người cha giàu. Tôi giải thích cha tôi là một nhà giáo ưu tú còn người cha giàu là một nhà tài chính ưu tú. Sau khi giải thích về câu chuyện đằng sau quyển sách, tôi nói với người chủ ngân hàng, “Có bao nhiêu khách hàng của ông giỏi về tài chính?”

Người chủ ngân hàng lắc đầu, mỉm cười và nói, “Một số khách hàng của tôi giỏi về tài chính. Nhưng hầu hết khách hàng của tôi không có ý tưởng về báo cáo tài chính là gì, hay ít nhất là về kế toán. Nhiều người trong số họ có tiền nhưng không có ý tưởng nên làm gì với tiền của mình. Điều đó tốt cho tôi bởi vì hầu hết họ đưa tiền cho tôi giữ. Vì vậy nên anh nói đúng, hầu hết những người tôi gặp đều không giỏi tài chính.”

Những ai đã đọc quyển sách Dạy con làm giàu – Tập 1 hẳn đều biết rõ tầm quan trọng của kế toán… các báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán… đối với người cha giàu. Ông thường nói, “Nếu không có báo cáo thu nhập và bảng cân đốì kế toán, con thực sự không thể biết được sự khác nhau giữa tài sản và tiêu sản.” Quyển Dạy con làm giàu – Tập 1 bị nhiều người phản đối ý tưởng cho rằng ngôi nhà không phải là một tài sản. Trong hầu hết trường hợp, ngôi nhà của một cá nhân chính là một tiêu sản. Một số người đặt sách xuống ngay khi đọc đến phần đó và không chịu đọc thêm nữa. Người cha giàu chưa bao giờ bảo ai đừng nên mua nhà… thật ra ông ủng hộ việc tự mình làm chủ ngôi nhà của mình. Quan điểm chính của ông là chúng ta cần biết sự khác nhau giữa tài sản và tiêu sản. Người cha giàu cho rằng nhiều người thường gặp những vấn đề tài chính bởi vì họ mua tiêu sản nhưng lại nghĩ đó là tài sản.

“Vậy làm thế nào một quyển sách kế toán có thể trở nên phổ biến đến thế?” người chủ ngân hàng hỏi.

Tôi mỉm cười và nói, “À, nó quan trọng hơn một quyển sách kế toán thông thường. Nó còn là một quyển sách về trách nhiệm cá nhân.”

“Trách nhiệm cá nhân?” người chủ ngân hàng hỏi lại. “Vì sao lại là trách nhiệm cá nhân?”

“Trước tiên, hiểu kế toán giúp tôi kiểm soát tài chính vằ tương lai của mình. Tôi có thể tự điều chỉnh kinh doanh và tôi không cần người khác đầu tư giùm, mình” tôi nói. “Thứ hai, trách nhiệm cá nhân nghĩa là tôi không để người ta nói dối mình.”

“Nói dối mình?” người chủ ngân hàng hỏi. “Ý anh là như thế nào?”

“À ông hãy xem trường hợp của Enron.”

“Ồ,” người chủ ngân hàng mỉm cười. “Tôi hiểu rồi.”

LÀM THẾ NÀO BẠN CÓ THỂ NHÌN THẤY VÀNG TỪ VÀNG GIẢ?

Warren Buffett, nhà đầu tư giàu nhất nước Mỹ, tin rằng những hiểu biết về kế toán là một dạng bảo vệ tài sản. Ông nói: “Khi một nhà quản lý muôn bán về những sự thật trong việc kinh doanh, điều đó có thể thực hiện theo các nguyên tắc kế toán. Nhưng không may, khi họ muốn chơi một trò chơi, ít nhất là trong kinh doanh, họ có thể làm điều đó cũng theo các nguyên tắc kế toán. Nếu không thể nhận ra sự khác biệt, bạn sẽ không có sự lựa chọn kinh doanh công bằng.”

Khi Enron bị phá sản, một trong những câu hỏi đặt ra là, “Kế toán tạm (proforma accounting) là gì?” Đó là một trong những phương thức kế toán mà Enron sử dụng khi bị sụp đổ. Người cha giàu nói, “Kế toán tạm là một báo cáo kế toán có thể bắt đầu bằng những từ như “Ngày xửa ngày xưa…” hay “Trong thế giới hoàn hảo…” hay là “Nếu mọi thứ theo đúng kế hoạch…”

Năm 1999, khi thị trường chứng khoán lên đến đỉnh điểm, tôi được mời đến một trường học để nói về tầm quan trọng của việc giảng dạy kỹ năng tài chính cho thế hệ trẻ. Một giáo viên ở đây dã tự hào phát biểu, “Chúng tôi đưa kỹ năng tài chính vào dạy trong trường học. Chúng tôi dạy các em làm thế nào để lựa chọn cổ phiếu.”

“Vậy anh có dạy chúng trước tiên phải đọc báo cáo thường niên và báo cáo tài chính không?” tôi hỏi.

“Không, tôi dạy các em đọc báo cáo từ những nhà phân tích thị trường. Nếu họ gợi ý mua cổ phần, chúng tôi sẽ mua, và khi họ gợi ý bán, chúng tôi sẽ bán.”

Không muôn gây oán ghét, tôi chỉ mỉm cười gật đầu, “Vậy họ làm như thế nào?”

Ông cười rạng rỡ và nói, “Danh mục đầu tư trung bình thường trên 20%.”

Tôi cười và cám ơn vì ông đã dạy cho các em mà không nói thêm gì khác. Tôi không muốn nói tôi lo sợ các em sẽ trở nên thế nào sau những điều người giáo viên đó đã dạy.

Ngay trước khi xảy ra vụ Enron sụp đổ, 16 trên 17 nhà phân tích thị trường đã khuyên nên mua cổ phiếu của Enron.

Khi Warren Buffett nói, “Nếu không thể nhận ra sự khác biệt, bạn sẽ không có sự lựa chọn kinh doanh công bằng”, ý ông là nếu bạn không giỏi tài chính, bạn sẽ không thể lựa chọn cổ phần tốt. Người cha giàu nói, “Lựa chọn cổ phần mà không biết cách dọc báo cáo tài chính của một công ty là một hành dộng mạo hiểm chứ không phải là lựa chọn cổ phần thật sự.” Trong suy nghĩ của người cha giàu, ảnh hưởng của luật ERISA đã khiến hàng triệu người trở thành những con bạc… chứ không phải những nhà đầu tư… Họ mạo hiểm với tương lai tài chính của họ.

Thay vì chất vàng thật lên con thuyền hưu trí của mình, họ lại bị lừa phỉnh và chất vàng giả lên nó. Do đó, vân đề thiếu kỹ năng tài chính trên toàn thế giới là một vấn dề trên cả vụ bê bối Enron và Arthur Andersen.

Dạy con làm giàu – Tập 1 là một quyển sách nói về kế toán, nhưng không phải về kỹ năng tính toán. Với những câu hỏi kế toán tiếp tục được đặt ra ở khắp các công ty như Enron, WorldCom và Xerox, rõ ràng là vấn đề nền tảng kỹ năng tài chính, không chỉ kỹ năng tính toán đơn thuần, đang bị phớt lờ. Enron đã sử dụng một “bảng cân đối kế toán ảo” để giải trình các khoản nợ của họ. Nói cách khác, báo cáo tài chính của họ không hoàn toàn chính xác khi thể hiện các khoản nợ. Điều đó cũng giống như một người không muốn kê khai tất cả những khoản nợ tín dụng trong báo cáo tài chính của mình. Đó không chỉ là kỹ năng kế toán kém mà còn là sự thiếu trách nhiệm.

Với sự sụp đổ tài chính của WorldCom, chúng ta phải xem lại định nghĩa về “tài sản” của người cha giàu so với định nghĩa chung của ngân hàng. Người cha giàu nói rằng tài sản là những thứ đem tiền đến cho bạn. Khi một chi phí được “tư bản hóa” (chuyển thành tài sản) và rồi được khấu hao hay giảm giá theo thời gian (được sử dụng từ từ), nó sẽ tăng tài sản và giảm chi phí. Nhưng, hãy nhớ định nghĩa của người cha giàu là một tài sản phải đem tiền đến cho bạn. Một chi phí biến thành tài sản không mang lại tiền cho bạn.

Liệu các nhà phân tích thông thái có tìm ra những thiếu sót trong kế toán của WorldCom không? Đó là vụ lường gạt lớn nhất lịch sử – gần 4 tỷ đô la, cùng những lý lẽ mới về những bất hợp lý đang phát sinh tàng ngày. Có vẻ như nếu được nghiên cứu cẩn thận, một báo cáo dòng lưu kim có thể phát hiện được thói quen dáng báo động này khi phân loại chi phí thành tài sản. Ảnh hưởng thực sự của nó là làm gia tăng lợi tức (bằng cách giảm chi phí) và gia tăng tài sản – trong khi tiền bị thất thoát khỏi công ty!

Nhiều nhà phân tích và kế toán tin tưởng quá nhiều vào các bảng biểu phản ánh trong báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán, trong khi WorldCom khoác lác quá mức về thu nhập và tài sản của mình. Theo báo cáo thường niên năm 2001 của Warren Buffett với Berkshire Hathaway, “khi các công ty hoặc tổ chức đầu tư chuyên nghiệp dùng đến những thuật ngữ như “EBITDA” và “proforma” nghĩa là họ đang muốn bạn chấp nhận mà không suy nghĩ kỹ về những khái niệm có thể có những lỗ hổng nghiêm trọng.” Trong các báo cáo tương tự sau đó, ông tiếp tục, “Những người tin rằng EBITDA cũng tương đương như một cách kiếm tiền thì luôn được hân hạnh trả tiền hóa đơn.”

Trên thực tế, báo cáo dòng lưu kim thường là một trong những báo cáo cuối cùng để tổng hợp các báo cáo tài chính khác. Dường như người kế toán bắt đầu với hai sô” liệu được biết là số tiền đầu kỳ và số tiền, cuối kỳ, còn khoảng giữa là một trò chơi lắp hình cho đến khi có những giải thích khác nhau. Liệu thời gian phân tích báo cáo dòng lưu kim nhiều hơn có thể ngăn chặn được những bất thường trong kế toán ở các tập đoàn Mỹ ngày nay hay không?

Liệu một công ty có phải là một khoản đầu tư tốt không? Câu trả lời được đưa ra bằng cách xem lại tất cả các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và dặc biệt là báo cáo dòng lưu kim. Hãy xem dòng lưu kim của một khoản đầu tư. Nó theo hay không theo các quy luật? Muốn tìm manh mối, bạn có thể căn cứ vào những quy định của Bộ tài chính. Dòng lưu kim là một điểm bắt đầu tốt, nhưng không một con số duy nhất nào có thể đưa ra câu trả lời về khả năng tồn tại của một công ty cả.

Hãy nhớ những gì Alan Greenspan đã nói:

1. “Nhiều nghiên cứu cho thấy việc phát triển kỹ năng tài chính là rất cần thiết, sự thiếu kỹ năng này khiên hàng triệu người Mỹ có thể bị tổn thương nghiêm trọng trước những thói quen kinh doanh cẩu thả.”

2. “Những người vay tiền hiểu biết thường ít bị tổn thương hơn trước những lường gạt và sai trái.”

3. “Trường học nên dạy kỹ hơn về những khái niệm tài chính cơ bản, nhất là ở cấp tiểu học và trung học.”

4. “Việc phát triển kỹ năng tài chính sẽ giúp thế hệ trẻ thoát khỏi những quyết định tài chính sai lầm có thể phải mất hàng năm để khac phục hậu quả.”

Khi xem phát biểu của Greenspan trên truyền hình, tôi cảm thấy ấn tượng nhất khi ông nhấn mạnh về nhu cầu tiến hóa của nền văn minh Mỹ… và mặc dù ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với nhiều rắc rối tài chính nhưng sự hiểu biết về tài chính vẫn rất quan trọng đối với sự tiến hóa đó.

Trong cuộc họp Thượng viện ủy ban Ngân hàng, Bộ trưởng Tài chính Paul 0’Neill đã nói, “Con người cần biết đọc, viết, và nói những khái niệm cơ bản cốt để đưa ra những quyết định đầu tư thông minh.”

Ông nói tiếp, “Vào thời điểm này, sự hiểu biết tài chính là rất quan trọng, nhất là khi các công ty đang giảm bớt những kế hoạch hưu ữí DB và tăng thêm những kế hoạch hưu trí mà người lao động phải tự có quyết đinh đầu tư của mình.” Vào năm 2002, những người đàn ông lỗi lạc đó nói nghe rất giống người cha giàu của tôi cách dây vài thập niên. ít nhất họ cũng cùng chia sẻ những mối lo chung.

TÀI SẢN KHÁC TIÊU SẢN

Trong quyển Dạy con làm giàu – Tập 1, tôi đã viết về những gì người cha giàu dạy tôi ở tuổi lên chín về các kỹ năng tài chính. Tôi tin rằng một trong những lý do thành công của quyển sách này là vì nó không viết những gì vượt quá sự hiểu biết của một đứa trẻ chín tuổi.

Với những người chưa đọc, tôi sẽ lướt qua những điểm chính của quyển sách. Còn với những người đã đọc quyển sách này, tôi muốn nói thêm một số thông tin quan trọng mà người cha giàu đã dạy tôi cách đây nhiều năm.

Cách đây nhiều năm, người cha giàu đã vẽ cho tôi biểu đồ đơn giản dưới đây:

 

Người cha giàu dạy tôi rằng một bản kê thu nhập và chi phí cũng được gọi là một bản kê lời và lỗ.

Ông cũng vẽ thêm biểu đồ sau:

Ông dạy tôi rằng bảng tính này được gọi là bảng cân đối kế toán, đơn giản vì người ta thường giả sử hai bên cân đối với nhau. Nói cách khác, tài sản phải cân đối với tiêu sản. về điểm này, ông nói, “Đây là nơi bắt đầu nhầm lẫn với hầu hết mọi người.”

Cha ruột tôi thật sự tin rằng ngôi nhà của chúng tôi là một tài sản. Người cha giàu thì lại bảo tôi, “Nếu cha con có hiểu biết tài chính tốt, ông ây sẽ biết ngôi nhà không phải là tài sản, nó là một tiêu sản.”

Người cha giàu giải thích với tôi lý do khiến nhiều người xem ngôi nhà của họ là một tài sản bởi vì đơn giản ngôi nhà dược liệt kê trong cột tài sản. Điều đó có nghĩa là thậm chí cả một kế toán và một nhà ngân hàng cũng xem ngôi nhà của bạn là một tài sản bởi vì nó dược liệt kê trong cột tài sản. Ví dụ, khi nói ngôi nhà của bạn trị giá 100.000$, bạn có thể đặt cọc 20.000$ và được vay thế chấp 80.000$. Bảng cân đối kế toán lúc đó sẽ như sau:

Sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản chính là giá trị thực, trong trường hợp này, đó là số tiền đặt cọc 20.000$ của bạn. Bảng cân đối kế toán cân bằng và cả người kế toán lẫn chủ ngôi nhà đều cảm thấy vui vẻ.

Đối với hầu hết mọi người, đó là tất cả những gì họ muốn biết về kế toán… và tất cả đều tin rằng họ cần biết về kế toán. Nhiều người cảm thấy hài lòng, hãnh diện và cảm thấy họ đang làm đúng khi mua một ngôi nhà, đơn giản cũng vì trong suy nghĩ của họ, ngôi nhà là một tài sản. Từ “tài sản” nghe tốt hơn từ “tiêu sản.”

Trong quá trình dạy tôi và con trai ông trở thành các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư, người cha giàu thường nói, “Nếu các con muốn giàu có, các con cần biết nhiều hơn một người trung bình biết tính toán.” Khi chúng tôi mới chín tuổi, người cha giàu kiên quyết bắt đầu dạy kỹ năng tài chính cho chúng tôi nhiều hơn kỹ năng tài chính của một người lớn… và ông đã làm điều đó với những từ ngữ rất đơn giản.

Người cha giàu nói, “Rất khó biết được sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản chỉ bằng cách nhìn bảng cân đối kế toán. Để biết sự khác biệt đó, các con còn phải cần thêm một báo cáo thu nhập.”

Để làm rõ điều này, người cha giàu vẽ biểu đồ dưới đây cho tôi và con trai ông:

Quyển sách Dạy con làm giàu – Tập 1 thật sự là một quyển sách nói về mối quan hệ giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán thông qua câu chuyện về hai người cha và hai đứa con trai. Nếu không hiểu được những mối quan hệ đó, bạn sẽ cảm thấy thật rối rắm.

BÀI HỌC QUAN TRỌNG NHẤT

Sau đó người cha giàu nói, “Từ quan trọng nhất trong kinh doanh chính là từ dòng lưu kim.” Ông tiếp tục giải thích rằng người giàu thường giàu bởi họ có thể kiểm soát dòng lưu kim và người nghèo thường nghèo bởi họ không kiểm soát được nó. “Một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất cần phát triển chính, là học cách kiểm soát dòng lưu kim. Hầu hết các vấn đề tài chính xảy ra khi một người mất kiểm soát dòng lưu kim của chính họ.” Đó là một trong những bài học quan trọng nhất mà tôi được học vào năm chín tuổi.

Nhắc lại câu nói của Alan Greenspan, “Việc phát triển kỹ năng tài chính sẽ giúp thế hệ trẻ thoát khỏi những quyết định tài chính sai lầm có thể phải mất nhiều năm để khắc phục hậu quả.”

Bài học của người cha giàu, “Một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất cần phát triển chính là học cách kiểm soát dòng lưu kim”, cũng tương tự như phát biểu của Alan Greenspan. Khi nhìn hình người nhân viên 58 tuổi của Enron ở trang đầu của tờ USA Today, tôi nhìn thấy hình ảnh một con người phát hiện ra mình không có khả năng kiểm soát dòng lưu kim của chính mình khi đã gần đến cuối đời. Theo Alan Greenspan, “những quyết định tài chính sai lầm có thể phải mất nhiều năm dể khắc phục” chính là một lời tiên đoán đặc biệt trong trường hợp này.

Vào tháng 3-2000, hàng triệu người lao động tại Mỹ nhận ra rằng họ không kiểm soát được dòng lưu kim của mình trong kế hoạch hưu trí… khi tiền của họ từ từ bốc hơi khỏi những gì họ “bị dụ” để tin là những tài sản. Với tôi và người cha giàu, đó là một trong những lỗ hổng lớn nhất của kế hoạch hưu trí DC. Người lao động bỏ tiền ra và hy vọng chúng sẽ phát triển lên. Nhưng thay vì thế, họ nhận ra họ không còn kiểm soát được chúng nữa khi họ đã mua các cổ phần, trái phiếu hoặc quỹ hỗ tương. Một lần nữa tôi muôn nhắc lại: “Một trong những kỹ năng sông quan ữọng nhất cần phát triển chính là học cách kiểm soát dòng lưu kim. Hầu hết các vấn đề tài chinh xảy ra khi một người mất kiểm soát dòng lưu kim của chính họ.” Đó là một trong những bài học quan ữọng nhất mà tôi được học khi còn là một cậu bé chín tuổi. Khi lớn lên, tôi phải kiểm soát được dòng tiền của mình nhiều hơn… chứ không phải ít hơn.

Tôi và Kim có thể nghỉ hưu sớm hơn dự tính bởi vì chúng tôi giữ được khả năng kiểm soát trực tiếp dòng lưu kim của mình. Khi thị trường chứng khoán tăng trưởng, chúng tôi có tiền vì có khả năng kiểm soát dòng lưu kim. Khi thị trường suy giảm, thậm chí chúng tôi còn có nhiều tiền hơn cũng vì chúng tôi kiểm soát được dòng lưu kim. Chúng tôi không ngồi nhìn đồng tiền của mình bốc hơi đến mức kiệt quệ mà không làm gì được như nhiều người khác sau cuộc sụp đổ tháng 3-2000.

Khi tôi nói với người chủ ngân hàng rằng quyển Dạy con làm giàu – Tập 1 là một quyển sách nói về kế toán và trách nhiệm cá nhân, tôi tin rằng chữ “trách nhiệm cá nhân” là rất quan trọng. Câu hỏi từ vụ Enron là: Làm thế nào người lao động có thể tính toán cho cuộc sống của chính họ khi họ chưa bao giờ được học cách tính toán đồng tiền của mình và họ không thể kiểm soát được khoản tiền nghỉ hưu của mình sẽ trôi về đâu? Hàng triệu, và tôi thật sự muốn nói là hàng triệu người trên thế giới thường bỏ mặc tương lai tài chính của mình cho rủi ro vì họ chưa bao giờ được học về kế toán và trách nhiệm, không thể kiểm soát dòng lưu kim trong kế hoạch hưu trí… và vì lý do đó, họ không thể kiểm soái được cuộc sống tương lai của mình.

DÒNG LƯU KIM QUYẾT ĐỊNH ĐẤU LÀ TÀI SẢN HAY TIÊU SẢN

Tiếp tục với những bài học đơn giản nhưng quan trọng của người cha giàu, ông nói, “Hướng chảy của dòng lưu kim sẽ quyết định đâu là tài sản hay tiêu sản.”

Ông nói, “Tài sản có dòng lưu kim đi vào ở cột thu nhập”, như biểu đồ minh họa dưới đây.

Ông cũng nói, “Tiêu sản có dòng lưu kim di ra ở cột chi phí”, như biểu đồ minh họa sau.

Một lần nữa bài học này cho thấy chính mối quan hệ của dòng lưu kim giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán có thể nói lên cái nào là tài sản và cái nào là tiêu sản. Người cha giàu thường nói, “Nếu con ngưng làm việc, tài sản sẽ đem tiền đến cho con, còn tiêu sản sẽ khiến con tốn tiền.” Hình tượng hơn, ông nói, “Nếu con ngưng làm việc, tài sản sẽ cho con ăn còn tiêu sản sẽ ăn lại con.” Sau tháng 3-2000, hàng triệu người, không chỉ các nhân viên Enron, nhận ra rằng con thuyền của họ, những kế hoạch hưu trí của họ, đang nuốt dần sự sống của họ, bởi vì họ không kiểm soát được dòng tiền của họ đang chảy theo hướng nào.

Một tiêu sản là một cái gì đó khiến bạn mất tiền. Điều đó có nghĩa là ngôi nhà của mọt người, giấc mơ của tầng lớp trung lưu, thường là tiêu sản nhiều hơn là tài sản. Nếu một người cho thuê nhà và thu nhập cho thuê nhiều hơn mọi chi phí khác liên quan đến ngôi nhà đó, thì nghĩa là ngôi nhà từ cột tiêu sản sẽ trở thành tài sản.

NGÔI NHÀ TRỞ THÀNH TÀI SẢN CHO THUÊ

Khi còn là một đứa trẻ, tôi được học rằng một ngôi nhà có thể hoặc là tài sản hoặc là tiêu sản. Bài học nhỏ này đã thay đổi hướng đi của cuộc đời tôi bởi vì tôi ít bị dụ hơn… ít mù quáng tin rằng ngôi nhà của mình là một tài sản. Nếu không sớm được học bài học đơn. giản này, chắc hẳn tôi cũng đã giống như cha mẹ tôi, bỏ tiền ra mua nhà, xe hơi, đồ nội thất, ti-vi, nữ trang… và vẫn nghĩ mình đang mua tài sản. Trong thâm tâm, cha mẹ tôi thật sự tin rằng mình đang mua tài sản… chứ không hề nghĩ mình đang bị đánh lừa bởi những ngụy biện phổ biến, những ngụy biện tài chính của những người trung lưu và người nghèo.

Tôi có thể nghe nhiều người phản đối, “Thế nếu tôi không phải thế chấp gì cho ngôi nhà của tôi thì sao? Nếu nó được miễn phí hết thì sao?”, hoặc “Thế khi ngôi nhà của tôi tăng giá thì sao?”, hay “Còn xe hơi? Nó có phải là tài sản không?”

Những câu hỏi đó được trả lời trong quyển Dạy con làm giàu – Tập 1 và trong những cuốn băng, cuốn sách khác nữa. Nhưng tóm lại, câu trả lời là như nhau – chính dòng lưu kim sẽ xác định cái nào là tài sản, cái nào là tiêu sản. Nói cách khác, một ngôi nhà không mua bằng tiền vay vẫn có thể là tiêu sản… bởi vì không phải việc vay tiên sẽ xác định đó là tài sản hay tiêu sản mà chính hướng chảy của dòng lưu kim giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán mới là yếu tố quyết định.

Điểm chính của quyển sách này không phải là thảo luận ý kiến ngôi nhà của bạn là tài sản hay tiêu sản, mà là về hàng triệu người có kế hoạch hưu trí đang gặp rủi ro bởi vì họ đã không mua tài sản… họ mua tiêu sản cho con thuyền hưu trí của mình. Hàng triệu triệu người lao động đang mở các báo cáo tiền hưu và tự hỏi dòng tiền của mình đã chảy đi đâu. Trong hàng triệu trường hợp, đồng tiền của họ đã chảy ra ngoài, nghĩa là họ đang đầu tư vào tiêu sản mà tưởng rằng mình đang đầu tư vào tài sản.

SỐ LIỆU VÀ Ý KIẾN

Nhiều người nghĩ rằng kế toán là làm việc với những số liệu… và trong một chừng mực nào đó, điều đó đúng. Nhưng trong hầu hết mọi trường hợp, kế toán lại dựa trên những ý kiến. Tôi đã hứa với những bạn từng đọc các quyển sách khác hoặc nghe băng của tôi là tôi sẽ giải thích sâu hơn về những gì người cha giàu dạy tôi. Đây là phần mà chúng ta sẽ đi sâu vào. Kế toán dựạ trên ý kiến chứ không phải số liệu… đó là một điểm rất, rất quan trọng mà bạn cần nắm được.

Người cha giàu kể cho tôi nghe câu chuyện này khi ông cần thuê một người kế toán giỏi. Ông nói, “Khi phỏng vấn ứng viên đầu tiên, hãy hỏi anh ta, ‘1 cộng 1 bằng mấy?’ Nếu anh ta trả lời là 2, không nên thuê anh ta vì anh ta không thông minh lắm. Nếu anh ta trả lời là 3, cũng đừng thuê anh ta vì anh ta quá ngốc. Nếu anh ta hỏi lại, ‘Vậy ông muốn 1 cộng 1 bằng mấy?’, hãy thuê anh ta. Đó chính là một kế toán giỏi.”

TÀI KHOẢN HƯU TRÍ CỦA BẠN LÀ TÀI SẢN HAY TIÊU SẢN?

Khi tôi hỏi mọi người, “Kế hoạch hưu trí của anh có phải là một tài sản không?”, hầu hết đều trả lời là có. Nói cho cùng, họ có thể có đến hàng trăm ngàn hoặc hàng triệu đôla trong đó. Sau khi chính sách lương hưu được cải cách, người cha giàu cho rằng những kế hoạch 401 (k) của người lao động là những tiêu sản… chứ không phải tài sản, ngay cả khi họ có thật nhiều tiền, cổ phiếu, trái phiếu hoặc quỹ hỗ tương trong các tài khoản đó. Câu hỏi đặt ra là: ai đúng?

Vào tháng 2-2002, General Motors vui mừng thông báo với thế giới rằng họ sẽ công bố lợi nhuận của mình. Trước tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2001, đó là một tin vui. Nhưng những người chỉ trích bắt đầu nói về các khoản nợ mất khả năng chi trả của GM, kế hoạch hưu trí của họ. Trong một buổi thảo luận trên ti-vi, một nhà bình luận đã gọi hàng tỷ đôla trong kế hoạch hưu trí của General Motors là tài sản. Người bình luận thứ hai gọi đó là một tiêu sản. Tôi muôn nhắc lại, họ đang nói về hàng tỷ đôla nhưng một chuyên gia thì gọi là tài sản và một chuyên gia khác lại gọi là tiêu sản. Điểm chính ở đây là: Kế toán thường dựa trên ý kiến thay vì số liệu.

Khi tôi còn rất nhỏ, người cha giàu đã dạy chúng tôi trở thành một người biết suy nghĩ khi nghe nhận xét của người khác, đó là một kỹ năng tài chính quan trọng. Tôi dùng từ “nhận xét” bởi vì tôi thấy nhiều người cho rằng đó là sự chỉ trích chứ khống phải nhận xét. Một số người có thể nói, “Dù có nhìn cách nào thì một tỷ đôla vẫn là một tài sản.”

Nói cách khác, rõ ràng người đó đang chỉ trích chứ không phải nhận xét, và đó là một sự khác biệt lớn.

Nhắc lại lời nói của Warren Buffett, “Khi một nhà quản lý muốn bàn về những số liệu trong kinh doanh, điều đó có thể thực hiện theo các nguyên tắc kế toán. Nhưng không may, khi họ muốn chơi một trò chơi, ít nhất là trong kinh doanh, họ có thể làm điều đó cũng theo các nguyên tắc kế toán. Nếu không thể nhận ra sự khác biệt, bạn sẽ không có sự lựa chọn kinh doanh công bằng.”

Warren Buffett đang khuyên mọi người nên nhận xét chứ không phải chỉ trích. Ông nói rằng nếu suy nghĩ của bạn không thể phân biệt được sự khác biệt tinh tế này, bạn sẽ dễ dàng bị lừa gạt.

Hàng triệu người tin rằng kế hoạch hưu trí DC của họ là tài sản. Những người khác có thể thấy những kế hoạch hưu trí tương tự là tiêu sản. Quan điềm của người cha giàu đó là một sự đầu tư giả tạo, bạn cần nhìn nhận nó bằng nhiều cách. Nếu không thì như Buffett nói, “bạn sẽ không có sự lựa chọn kinh doanh công bằng.”

TÀI SẢN LÀ TIÊU SẢN

Một bài học vô cùng quan trọng khác người cha giàu từng dạy tôi và con trai ông là tất cả tài sản đều có thể trở thành tiêu sản. Ông nói, “Mọi tài sản đều có khả năng trở thành tiêu sản chỉ trong nháy mắt. Đó là lý do tại sao con phải cẩn thận khi mua một tài sản và càng phải cẩn thận hơn sau khi đã mua nó.”

Hàng triệu người có thể đã mua được những tài sản đúng nghĩa trước tháng 3-2000 nhưng những thứ được gọi là tài sản đó đã nhanh chóng trở thành tiêu sản từ sau tháng 3-2000. Chính sự thay đổi đó, sự thay đổi đột ngột từ nhận thức rằng họ đang có một tài sản trong kế hoạch hưu trí sang một thực tế là họ đã mua một tiêu sản, là lý do khiến hàng triệu người ngày nay cảm thấy rất bất an khi nghĩ đến lúc về hưu.

Ngày nay, hàng triệu người muốn biết một tài sản và tiêu sản thật sự là cái gì. Câu trả lời là tài sản cũng chính là tiêu sản. Điều đó lý giải tại sao, nếu muốn đóng một con thuyền giàu có, bạn phải làm theo lời khuyên của Alan Greenspan, Warren Buffett, Bộ trưởng Tài chính Paul 0’Neill, và lời khuyên của người cha giàu, là hãy học để nâng cao kiến thức và kỹ năng tài chính. Kỹ năng tài chính là những kỹ năng thiết yếu để đóng một con thuyền giàu có, bởi vì nếu không có kỹ năng tài chính, bạn có thể mất nhiều năm để tải lên con thuyền của minh, đầy những vàng giả chứ không phải vàng thật.

ĐÃ ĐẾN LÚC CHUẨN BỊ CHO CƠN BÃO

Quyển sách này được viết vào mùa xuân năm 2002. Với những nhu cầu của thế hệ bùng nổ dân số, thế hệ những người sinh ra ở Mỹ vào khoảng năm 1946 đến 1964, số lượng gần 75 triệu người, tíah luôn số dân di cư là khoảng 83 triệu người, hẳn sẽ có một đợt tăng trưởng thị trường chứng khoán lớn… khi họ chuẩn bị bắt đầu nghỉ hưu.

Nhiều người thuộc thế hệ bùng nổ dân số sẽ bị ép gia nhập thị trường chứng khoán một lần nữa thông qua kế hoạch hưu trí DC. Cơ hội cuối cùng của những người mơ ước một tương lai tài chính vững chắc sẽ gây nên một thị trường cực thịnh trước khi trái bong bóng nổ tung. Điều đó có nghĩa là cho tới khoảng năm 2012, tất cả chúng ta sẽ vẫn có những con thuyền với các tài sản tốt chứ không phải tài sản xấu… những tài sản sẽ bị tuột dây trong một cơn bão và biến thành tiêu sản. Từ đây đến năm 2012 chỉ còn mười năm! Dĩ nhiên, vụ sụp đổ đó có thể xảy ra ngay tối nay hoặc tối mai, nếu không thì có thể đến năm 2016… nhưng chắc chắn nó sẽ xảy ra. Nó xảy ra đơn giản vì có hơn hàng triệu người thuộc thế hệ bùng nổ dân số mà cha mẹ họ không kiểm soát được con thuyền của mình hoặc không có kỹ năng tài chính để kiểm soát con thuyền giữa biển cả khốc liệt.

Quyển sách này không nhằm dự đoán ngày tháng chính xác mà nhằm mục đích chuẩn bị… và một điều tốt là chúng ta vẫn còn thời gian để chuẩn bị. Tôi muốn đưa ra các bước hành động giúp bạn chuẩn bị đối phó với một cơn bão hoàn hảo sắp đến, một cơn bão gần như chắc chắn sẽ gây ra một cực điểm tăng trưởng và một cực điểm sụp đổ. Hãy nhớ lời của người cha giàu, “Nếu muốn trở nên giàu có, hãy đầu tư thời gian để học cách đầu tư trước khi thật sự bắt đầu đầu tư.”

XÂY DỰNG CON THUYỀN TÀI CHÍNH CỦA BẠN

1. Hãy xem lại các báo cáo tài chính của bạn. Hãy phân tích từng mục xem đó có phải là một tài sản không. Với mỗi mục, hãy trả lời câu hỏi dưới đây:

Nó có đem tiềnn đến cho bạn không?

Không

2. Nếu tài sản đó không đem tiền đến cho bạn, hãy xếp nó vào loại vàng giả.

3. Thu nhập từ các tài sản của bạn là bao nhiêu? Nói cách khác, tiền/tài sản của bạn có đang làm việc cho bạn không?

4. Bạn có tài sản nào hiện nay không làm việc cho bạn nhưng bạn có thể chuyển nó thành một tài sản có thể tạo ra tiền không?


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.