Dạy Con Làm Giàu – Tập 12

CHƯƠNG 19



Kiểm soát #7: Kiểm soát thời gian

“Tôi không có đủ thời gian!” “Vậy thì ai có?”

Người cha giàu thường nói, “Một trong những tài sản quý nhất của con là thời gian. Lý do mà hầu hết mọi người không thể trở nên giàu có là họ không biết cáeh tận dụng tốt quỹ thời gian của mình. Hầu hết mọi người làm việc vất vả để làm giàu cho người khác trong khi mình thì không.”

Năm 1974 tồi bắt đầu làm việc cho công ty Xerox ở Honolulu. Nếu đã đọc các cuốn sách trước của tôi thì hẳn bạn sẽ biết lý do tôi chọn công ty này là vì nó có một chương trình đào tạo kỹ năng tiếp thị tuyệt vời. Người cha giàu đã gợi ý tôi nên học tiếp thị nếu tôi muốn trở thành một chủ doanh nghiệp nhóm C. Ông nói, “Khi thấy một doanh nghiệp gặp rắc rối về tài chính thì ta có thể thấy lý do chính là vì người nắm giữ doanh nghiệp đó không có khả năng tiếp thị.”

Nhưng đến giữa năm 1975 tôi bị chuyển xuống học việc tại chi nhánh của công ty. Lý do là tôi lchông làm tốt công việc tiếp thị. Sự xấu hổ và lo lắng bị đuổi việc làm tôi luôn đứng ở vị trí cuối cùng trong daiih sách các nhân viên tiếp thị học việc. Nêu tình hình công việc không chuyển biến tốt thì tôi có thể sẽ bị sa thải. Tôi lại tìm đến người cha giàu để xin ông lời khuyên.

Vào một ngày hè nóng nực, tôi gặp người cha giàu tại một nhà hàng gần văn phòng của ông. Ông nhắc tôi nhớ lại triết lý sống chủ đạo của mình. Sau khi nghe tôi kể về hoàn cảnh khó khăn hiện thời, về khả năng tiếp thị hạn chế và về nỗi lo sợ bị sa thải, ông nói, “Vậy con dự định làm gì để khắc phục nó? Con phải để cha nói bao nhiêu lần nữa rằng con không thể làm giàu bằng cách đi làm công? Con phải để cha nói bao nhiêu lần nữa rằng con chỉ có thể làm giàu từ thời gian rảnh rỗi sau công việc?”

LÀM GIÀU NHANH CHÓNG

Vài tuần sau đó, cứ mỗi khi làm xong công việc và rời khỏi văn phòng của công ty Xerox, tôi thường đi bộ tới một tổ chức từ thiện phi lợi nhuận, giúp họ gọi điện tới các ngân hàng để thuyết phục quyên góp tiền cho tổ chức này. Lý do tôi làm công việc này là vì tôi muôn nhanh chóng tích lũy kinh nghiệm tiếp thị. Mỗi tuần tôi dành từ ba tới năm tối để gọi khoảng 30 cuộc điện thoại thuyết phục tiền quyên góp cho tổ chức từ thiện này. Chỉ trong khoảng ba tiếng tôi đã làm một công việc thuyết phục bằng tổng khối lượng công việc mà tôi làm tại Xerox trong vòng một tháng. Nói cách khác, tôi đang giàu lên nhanh chóng. Tôi chuẩn bị giàu lên vì tôi đã có được kỹ năng để làm giàu mãi mãi. Vào cuối năm 1975, tôi không còn thử việc ở công ty Xerox nữa, kỹ năng tiếp thị cũng như tiền lương của tôi đã được nâng cao dáng kể. Khi người quản lý hỏi tôi bí quyết tiến bộ nhanh, tôi chỉ trả lời ông một câu đơn giản, “Tôi gọi điện thoại nhiều hơn và nhanh hơn.” Ông chỉ cười không nói. Còn tôi, tôi không bao giờ nói với ông về công việc của mình tại hội từ thiện kia vì tôi làm việc đó vào thời gian rảnh rỗi của mình.

Cũng khoảng thời gian đó, người cha giàu khuyến khích tôi đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Vì vậy tôi dã tham gia một khóa đào tạo đầu tư bất động sản trước khi rời Hải quân. Người cha giàu luôn nói với tôi, “Cha làm giàu từ đầu tư và giữ tiền bằng bất động sản.”

Mỗi khi nhớ về quãng thời gian qua, tôi luôn cảm ơn sự khôn ngoan của người cha giàu khi ông nói rằng chúng ta làm giàu nhờ thời gian rảnh rỗi. Giờ đây tôi đã có thể đứng độc lập về mặt tài chính là nhờ những gì tôi đã làm trong khoảng thời gian rảnh rỗi của mình chứ không phải từ công việc. Nếu bạn hiện đang làm việc trên một con thuyền của người khác thì tôi khuyên bạn nên dành chút thời gian để xây dựng một con thuyền cho chính mình..

TÔI YÊU CÔNG VIỆC!

Mọi người thường nói, “Tôi yêu công việc! Tôi yêu thích việc mình đang làm!” Trong trường hợp nghe thấy những điều này tôi trả lời, “Chúc mừng bạn! Yêu thích công việc là điều rất quan trọng.” Nhưng tôi lại tự hỏi, “Liệu công việc mà bạn yêu thích có đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống của bạn chăng?” vấn đề là, có nhiều người yêu công việc của mình nhưng công việc đó lại không đáp ứng được những nhu cầu cuộc sống của họ. Ví dụ, tôi và Kim có một người bạn làm nghề thiết kế nội thất, chồng làm giám đốc điều hành của một công ty. Cả hai đều yêu công việc của mình và đều kiếm được nhiều tiền. Tuy nhiên chẳng ai trong họ có một mục đích gì để cầu tiến cả. Khi họ tới tâm sự và xin tôi lời khuyên, câu hỏi dầu tiên của tôi là, “Hai bạn có thể tiếp thị cho công việc của mình không?” Cả hai đều trả lời, “Không, chúng tôi không thể tiếp thị gì cho công việc của mình cả.”

Không nói gì, tôi ngồi im lặng để họ tự lắng nghe câu trả lời của mình. Cuối cùng cô bạn của tôi nói, giọng bào chữa, “Vậy anh khuyên chúng tôi điều gì? Khuyên chúng tôi bỏ việc sao?”

Một lần nữa tôi đáp lại bằng sự im lặng. Không khí càng trở nên yên lặng và bối rối hơn. Cuối cùng cô bạn tôi lại là người tiếp tục nói, “Xem này, chúng tôi đến đây để xúiI anh lời khuyên, ít nhất anh cũng phải nói gì điều gì đi chứ. Anh khuyên chúng tôi bỏ việc? Đó có phải diều anh định nói không?”

Thêm một lần nữa tôi lại im lặng, để họ tự đối mặt với những câu hỏi và câu trả lời của mình.

Cả hai bên cùng im lặng. Cuối cùng chồng của bạn tôi thở dài và ngả ra sau ghế. Cô bạn tôi thì vẫn tiếp tục chờ câu trả lời. Sau 30 giây im lặng, mệt mỏi, cô bạn cũng đành, đầu hàng sự im lặng.

Rồi người chồng của bạn tôi bật thành tiếng câu hỏi mà tôi đã hỏi ban dầu, “Chúng tôi có thể tiếp thị cho công việc của mình tới đâu?” Sau đó anh nói to hơn, “Tôi có thể tiếp thị cho công việc của mình tới đâu đây?” Đó là một câu tự vấn chứ không còn là câu hỏi dành cho tôi nữa.

Rồi anh ấy lại tự trả lời, “Chẳng có gì cả! Chính xác là không gì cả!”

“Nhưng công việc đem đến cho chúng ta thu nhập!” cô bạn tôi nói.

“Anh biết, anh biết tất cả những điều đó. Nhưng đó không phải là câu trả lời. Câu hỏi đặt ra là chúng ta tiếp thị cho công việc của mình như thế nào/’ chồng của bạn tôi trả lời.

“Vậy ý anh là chúng ta đã làm việc mà không để làm gì cả?” cô bạn tôi lại hỏi.

“Không,” tôi trả lời, phá vỡ sự im lặng của mình. “Tôi chỉ muốn hỏi một câu hỏi mà tôi muốn hai bạn tự hỏi chính mình.”

“Nhưng chúng tôi làm một công việc không thuộc lĩnh vực có thể tiếp thị- Anh có gợi ý gì không?” cô bạn tôi hỏi lại.

“Hai bạn đầu tư thời gian cho chính mình như thế nào? Tại sao không nỗ lực làm việc giống như các bạn đang làm để làm giàu cho mình chứ không phải cho người khác?”

Tôi kể cho họ nghe chuyện tôi đã làm công việc gọi điện xin quyên góp tiền cho một tổ chức từ thiện phi lợi nhuận và rồi bắt đầu đầu tư bất động sản. Sau đó tôi nói với họ, “Khi tôi nhìn lại quãng thời gian đã qua, công việc không phải là thứ mang lại giàu có cho tôi mà chính là những gì tôi làm sau khi kết thúc công việc ở công ty. Còn các bạn, các bạn đang làm gì?”

“Sự thực là không gì cả!” người chồng trả lời. “Chúng tôi đã làm việc vất vả cho khách hàng, để có tiền thanh toán các hóa đơn, dể có tiền dành cho tiền hưu và để có tiền nuôi con cái.”

“Vậy là các bạn đầu tư cho tương lai của con cái mình?” tôi hỏi. “Tôi biết rồi! Đã đến lúc đầu tư thời gian cho chính mình!”

HÃY ĐẦU TƯ ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ THỰC SỰ

Ngày nay đã không còn cái thời chỉ cần có năng lực nghề nghiệp là đủ nữa mà chúng ta cần có cả khả năng nghề nghiệp lẫn khả năng tài chính. Tôí từng nói có rất nhiều người hiện đang đầu tư nhưng rất ít trong số đó trở thành nhà đầu tư thực sự. Cặp vợ chồng mà tôi nhắc tới ở trên là một trong những trường hợp đó. Sau khi thị trường trượt dốc vào tháng 3-2000 họ mới nhận ra rằng đáng lẽ tình hình đã tốt hơn nếu họ tự đầu tư chứ không phải đặt tiền vào người khác rồi tin tưởng và cầu nguyện cho họ là những nhà đầu tư giỏi.

Cặp vợ chồng, này đã tham dự một số khóa học từ Richdad.com. Sau khóa học, họ bảo tôi, “Tôi thật không thể tin được người ta lại có thể giàu lên một cách nhanh chóng như vậy nhờ đầu tư. Tại sao lại có người muốn bỏ tiền vào các quỹ hỗ tương và chờ đợi 10% cổ tức mỗi năm? Tại sao lại có người cứ muốn đầu tư vào các quỹ hỗ tương dể saú đó vướng vào rủi ro khi thị trường tuột dốc? Tại sao họ không học cách tự kiếm tiền cả khi thị trường lên và thị trường xuống?”

Richdad.com tổ chức các buổi thảo luận cho cả chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Tôi nói như vậy vì theo phản hồi của những người tham dự sau khóa học, tất cả đều nhận ra điều gì giúp họ kiếm tiền nhanh nhất. Và điều quan trọng là bạn có thể kiểm soát quỹ thời gian nhiều hơn lchi tiền của bạn xoay vòng nhanh hơn. Ví dụ, rất nhiều học viên trong lớp kinh doanh cổ phiếu bị sốc khi nhận ra các giao dịch mua bán cổ phiếu thật dơn giản biết bao. Còn các học viên trong lớp đầu tư bất động sản thì nhận ra thật đơn giản khi có thể dùng tiền ngân hàng thay vì phải dùng tiền của chính mình dể có thể thu về 50% lợi nhuận hoặc nhiều hơn mỗi năm.

Người cha giàu khuyên con trai ông và tôi rằng nếu có thể làm cho đồng tiền quay vòng càng nhanh thì bạn càng có nhiều thời gian quý giá. Ví dụ, nếu bạn kiếm được lợi nhũận là 5% từ tổng số vốn đầu tư thì Bạn sẽ mất 20 năm để thu lại được vốn, nếu kiếm được 50% thì sẽ là hai năm và nếu là 100% thì sẽ chỉ mất một năm thôi. Bạn hoàn toàn có thể làm được điều này nếu bạn được học về đầu tư tài chính. Nói cách khác, đầu tư một chút thời gian để học về đầu tư tài chính sẽ giúp bạn tiết kiệm một lượng lớn thời gian giá trị cho đầu tư sau này.

SỰ GIÀU CÓ VÀ SỨC KHỎE

Người cha giàu thường nói có một mối tương quan chặt chẽ giữa sức khỏe và sự giàu có. Trong những cuốn sách trước, tôi định nghĩa rằng sự giàu có là 80 ngày bạn sống mà không cần làm việc trong khi vẫn duy trì được mức sống của mình. Cụ thể hơn, sự giàu có được do bằng thời gian chứ không phải tiền bạc. Ví dụ, nếu bạn có 5000$ để sống và chi tiêu hàng tháng của bạn là 1000$ thì sự giàu có của bạn là năm tháng. Điều này cũng đúng với sức khỏe. Nếu bạn khỏe mạnh, bạn sẽ sống lâu hơn. Và nếu sức khỏe giảm sút thì tuổi thọ cũng giảm theo. Vì vậy, cả sức khỏe và sự giàu có đều được do bằng thước đo thời gian.

Một thước do lchác dể đárửi giá tình trạng sức khỏe là thời gian hồi phục. Giả sử như bạn đi khám sức khỏe, bác sĩ đo nhịp tim bình thường của bạn, sau dó yêu cầu bạn chạy vài vòng rồi đo xem nhịp tìm của bạn tăng lên như thế nào. Sau đó bác sĩ sẽ theo dõi bạn cần bao nhiêu phút để ổn định lại nhịp tim như bình thường. Nếu một người có thể chất khỏe mạnh thì thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn, ngược lại, nếu thể chất yếu thì sẽ mất nhiều thời gian hơn dể hồi phục.

Sự giàu có cũng được đánh giá như vậy. Nếu một nhà đầu tư tài giỏi, có kinh nghiệm và được dào tạo bài bản bị phá sản thì người đó sẽ mất ít thời gian để khôi phục lại tài sản hơn. Nhưng nếu một nhân viên Enron ờ độ tuổi 58 mất hết tài sản do đã đặt hết tài sản vào cổ phiếu của công ty mình thì sẽ cần rất nhiều thời gian, thậm chí nhiều hơn số năm họ đã làm việc để gây dựng lại tất cả. Những người đó có thể khỏe mạnh nhưng không giàu có.

Người cha giàu khuyên tôi và con trai ông học cách kinh doanh và tự trở thành những nhà đầu tư. Đó là lý do tại sao tôi tham dự các khóa học về quản lý tài sản. Hiện nay, tôi kiếm tiền bằng đầu tư và giữ tiền bằng bất động sản. Kể từ năm 1994, tôi đã học cách sử dụng quyền chọn mua bán cổ phiếu tự do trên thị trường. Lý do tôi nghiên cứu vân đề nằy là:

1. Tài chính của tôi đã đủ vững vàng để kinh doanh cổ phiếu.

2. Các quyền chọn mua bán cổ phiếu trên thị trường thực sự thú vị và nhanh, chóng. Tôi thích tốc độ xử lý các giao dịch kinh doanh cổ phiếu. Để xây dựng doanh nghiệp bạn cần mất nhiều năm, để làm thủ tục mua một mảnh đất bạn cần vài tháng nhưng để đặt quyền mua bán bạn chỉ mất vài giây.

3. Tôi đang chuẩn bị cho giai đoạn bùng nổ thị trường và cả giai đoạn thị trường trượt dốc. Khi thị trường lên, ta sẽ dùng quyền chọn mua, khi thị trường xuống thì dùng quyền chọn bán, Như tôi đã nói ở chương trước, hầu hết các nhà đầu tư trong các quỹ hỗ tương đều đang chơi trò bắn súng Nga với một ổ đạn ba viên có hai viên đạn. Quyền chọn cho phép mức kiểm soát cao hơn khi thị trường lên hoặc xuống, còn các quỹ hỗ tương thì không.

4. Nếu tôi bị phá sản, những kỹ năng và kinh nghiệm kinh doanh sẽ giúp tôi phục hồi nhanh hđn (nếu tôi là một nhà đầu tư giỏi). Đương nhiên, nếu không giỏi, tôi sẽ mất nhiều thời gian hữn để phục hồi.

5. Với việc đầu tư hiện tại, tôi tiết kiệm được nhiều thời gian hơn trong tương lai.

CÓ BỐN LOẠI NGƯỜI

Cố vấn tài chính của người cha giàu, vợ của tiến sĩ Dolf de Roos, bà Renie Cavallari, một nhà chiến lược tập đoàn nổi tiếng, cho rằng có bốn loại người:

1. Những người muốn lẽ phải

2. Những người muốn chiến thắng

3. Những người muốn được yêu thích

4. Những người muốn được thoải mái

Ngay sau khi Renie đề cập đến bốn loại người này, tôi lập tức xếp bạn bè, người thân mình vào những nhóm khác nhau. Có thể nói là tôi và Kim thuộc tuýp người muốn chiến thắng. Một trong nhiều lý do giúp chúng tôi có thể nghỉ hưu sớm và giàu có là vì chiến thắng được xác định là mục tiêu quan trọng hơn ba mục tiêu kia. Khi đã có một dòng lưu kim phong phú hơn và mang lại lợi nhuận nhiều hơn, chúng tôi có thể có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi và chúng tôi tự do về tài chính.

Là thuyền trưởng trên con thuyền của chính bạn, một trong nhiều cách để bạn tăng tốc độ xây dựng con thuyền và tiết kiệm thời gian là đầu tư một chút thời gian cho việc học tài chính. Ở trên tôi dã nói về việc giáo dục tư duy cấp trung bình. Là thuyền trưởng con thuyền của mình, sau khi có được sự giáo dục đó, tùy thuộc vào khả năng mỗi người mà chỉ số IQ tài chính và tư duy cấp cao sẽ tăng lên đến mức độ thế nào. Một trong những điều khó khăn nhất là phải đầu tư thời gian để biến kiến thức đã học thành sự uyên thâm. Trong giai đoạn khó khăn tài chính những năm 1980, điều khó chịu nhất là tôi biết mình cần phải làm gì nhưng lại không có khả năng làm. Cái lợi của việc đầu tư thời gian để học rồi sau đó áp dụng vào thực tế là một người sẽ bắt đầu yêu thích “trò chơi” thương trường. Ví dụ, trước đây tôi không hề yêu thích công việc kinh doanh khi tôi từng gặp nhiều thất bại trong lĩnh vực này. Nhưng hiện giờ thì tôi lại thích. Trước đây tôi cũng không thích đầu tư bất động sản vì tôi từng thất bại nặng nề trong lĩnh vực này. Nhưng hiện giờ tôi lại thích. Tôi yêu thích các tài sản và bất động sản mà Kim và tôi đang sở hữu. Khi đầu tư vào thị trường cổ phiếu với các quyền mua bán thì rủi ro rất cao còn lợi nhuận thấp. Nhưng tôi biết mình dang tiến bộ dần vì tôi đã học được cách để yêu thích những trò chơi thương trường.

Là thuyền trưởng trên con thuyền của chính bạn tôi khuyên bạn nên học cách yêu thích “hàng hóa” trên con thuyền của bạn. Hiện giờ, tôi yêu thích các doanh nghiệp, bất động sản và các giao dịch cổ phiếu của mình. Tôi đã học được điều đó cũng như những kỹ năng cần thiết vì tôi đã đầu tư thời gian để học vầ ữải nghiêm những gì mình học được để nâng cao khả năng của mình.

CÓ KIẾN THỨC NGHĨA LÀ TỐN ÍT VỐN HƠN, ÍT THỜI GIAN HƠN, ÍT RỦI RO HƠN NHƯNG MỨC SỐNG CAO HƠN

Một người bạn cho tôi biết kế hoạch (401)k của anh vừa bị lỗ mất 350.000$ từ năm 2000 tới năm 2002. Ở tuổi 53, anh lo sẽ chẳng thể nào dược nghỉ ngơi sau khi nghỉ hưu nữa. Anh nhận ra rang đa dạng hóa đầu tư không mang lại lợi nhuận lẫn sự bảo vệ lâu dài như anh mong đợi. Khi anh đến nói chuyện và xin lời khuyên, tôi đã nói, “Sao anh không lây 30.000$ để mua ba căn nhà, mỗi căn 10.000$ rồi sau đó cho thuê lấy thu nhập? Đến năm 65 tuổi anh sẽ có một lượng thu nhập bền vững nếu anh đầu tư khôn ngoan.”

Anh ấy đáp lại, “Tất cả những gì tôi cần chỉ là 30.000$ ư?”

“Thực ra thì chỉ cần 15.000 đô thôi, phần còn lại anh có thể vay ngân hàng” tôi trả lời.

“Vậy theo anh thì tôi có thể nghỉ hưu chỉ với 15.000$? Và ngân hàng sẽ cho tôi vay phần còn lại?”

“Tôi nghĩ vậy,” tôi đáp. “Nếu tình hình thị trường không có nhiều biến động và anh cồn 5 đến 10 năm trước khi nghỉ hưu thì tôi hoàn toàn tín rằng anh có thể nghỉ hưu với 15.000$.”

“Vậy còn những người đang sống ở các thành phố đông dân, đắt dỏ như New York hoặc San Francisco thì sao? Họ sẽ không thấy khó khăn khi kiếm một chỗ thuê rẻ tiền hơn chứ?”

“Ừ, ở những thành phố đắt đỏ… Có, họ có chứ. Nếu anh đi ra khỏi thành phố chừng 1 giờ, anh có thể tìm thấy những mảnh đất có giá trị đấy. Tất cả những gì anh cần làm là tìm một khu vực dang phát triển và qua thời gian đất đai của anh ở đó sẽ càng ngày càng có giá trị. Nếu có lạm phát, anh có thể tăng tiền thuê nhà. Đến lúc nghỉ hưu anh đã có một khoản thu nhập ổn định từ ba căn nhà cho thuê rồi, ổn định và an toàn hơn nhiều so với thu nhập từ các quỹ hỗ tương.”

“Và cũng cần ít tiền vốn hơn!” bạn tôi bổ sung thêm.

“Chính xác là như thế!” tôi tò lời. “Được dào tạo qua một chút cộng với những kinh nghiệm đã có, anh hoàn toàn có thể nghỉ hưu với ít tiền vốn hơn, ít rủi ro hơn, thu nhập cao hơn và cũng góp phần xây dựng xã hội bằng cách đáp ứng phần nào nhu cầu nhà ở.”

“Nhưng nếu mọi ngựời cũng bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực cho thuê bất động sản thì sao?” bạn tôi lại hỏi.

“Thì chúng ta sẽ giúp chính phủ cung cấp dịch vụ nhà ở với giá thấp hơn và cũng hy vọng sẽ nâng cao mức sống cho những người không đủ tiền để mua nhà. Nếu càng có nhiều người cung cấp dịch vụ thì giá thuê nhà càng giảm, chất lượng phòng ốc do cạnh tranh mà cũng sẽ được nâng cao”, tôi trả lời.

“Anh thường giữ đất đai trong bao lâu rồi bán?” bạn tôi hỏi.

“Thời gian nắm giữ cổ phiếu là mãi mãi!” tôi trích dẫn câu nói của Warren Buffett để trả lời.

“Vậy là anh giữ chúng mãi à?” bạn tôi hỏi.

“Hầu như là vậy,” tôi trả lời. “Nhưng bây giờ hoặc sau này tôi sẽ bán. Tội. thường bán đi các đầu tư thua lỗ. Nhưng thông thường, tôi thích làm theo Warren Buffett hơn. Tôi thích nắm giữ những tài sản của mình mãi mãi.”

“Vậy là tôi cứ kinh doanh với ba căn nhà cho thuê đó mãi à?” bạn tôi hỏi.

“Không, không” tôi đáp. “Cũng giông như chơi cờ tỷ phú vậy đó. Nếu anh có bốn ngôi nhà màu xanh thì anh có thể mua một khách sạn màu đỏ. Chính phủ sẽ rất hoan nghênh anh, ngân hàng càng yêu mến anh, và tương lai củaa anh sẽ ổn định hơn. Một trong những lý do khiến anh an toàn là việc sở hữu bất động sản giúp anh tránh được nỗi lo lạm phát.

“Với việc sở hữu đất cho thuê, khi lạm phát tăng do thuế má, do chính phủ chi tiêu quá mức, do chính phủ in thêm tiền, do giá cả leo thang, do lãi suất vay tăng và do chi phí đóng bảo hiểm tăng thì tất cả sẽ đổ lên vai người thuê nhà. Các quỹ hỗ tương thường bị mất giá trong thời kỳ lạm phát nhưng đất đai thì ngược lại. Nêu anh đã mua bất động sản trước đó và có một khoản lãi suất cố định thì anh hoàn toàn có thể kiểm soát các khoản đầu tư của mình miễn là anh đừng có đầu tư nhà cho thuê ở những thành phố quản lý giá thuê nhà. Miễn là giá nhà có thể tự do tăng thì lạm phát sẽ trở thành một người bạn của anh. Điều này cũng đúng nếu anh hiểu được các quyền chọn mua bán cổ phiếu hoạt động như thế nào. Nếu lạm phá tăng, giá cổ phiếu sẽ giảm, anh có thể kiếm tiền nhiều hơn khi thị trường đi xuống trong khi các quỹ hỗ tương thì thua lỗ và tốn thời gian.”

“Vậy là tôi có nhiều quyền kiểm soát hơn bằng cách đầu tư một chút thời gian để nghiên cứu rồi sau đó thu lại nhiều thời gian hơn, tôi sẽ có nhiều, quyền kiểm soát hơn với các bất động sản của mình, cần dùng ít tiền vốn hơn, kiểm soát dược thu nhập cho cuộc sống và tăng tiền lởi, ít rủi ro hdn. Tất cả nhờ vào việc tôi được học về tài chính, có IQ tài chính vừa đủ và một chút kinh nghiệm học từ thị trường,” bạn tôi nói.

“Đúng vậy! Chỉ cần anh học về tài chính đúng cách” tôi trả lời. ĐẦU TƯ CHO CHÍNH BẠN

Một trong nhiều cách để nắm được quyền kiểm soát thời gian nhiều hơn là dầu tư thời gian để học cách phát triển các tài sản mang lại lợi nhuận cao và khả năng quay vòng vốn nhanh hơn. Cũng giống như một tay đua cừ khôi, muốn đạt được tốc độ cao thì phải được đào tạo, một nhà đầu tư cũng cần đầu tư thời gian để học về những điều cần thiết sao cho có thể kiếm được nhiều tiền hơn và tiết kiệm thời gian hơn trên thương trường.

Chúng ta đều biết việc học đòi hỏi ba bước sau:

1. Đầu tư thời gian để tìm ra những lý do dài hạn cũng như ngắn hạn tại sao bạn muôn học một cái gì đó. Bạn có thể ngồi viết ra các mục tiêu và lý do mà bạn muốn đạt được các mục tiêu đó. Điều đó sẽ tiếp sức cho bạn đi lên.

2. Đầu tư thời gian để học các kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu. Ví dụ như tôi bây giờ vẫn đầu tư thời gian để học các kỹ năng kinh doanh, đầu tư cổ phiếu…Việc không ngừng trau dồi kỹ năng sẽ giúp, tôi tiết kiệm thời gian bởi giông như mình đã có một bản hướng dẫn vậy.

3. Đầu tư thời gian để học từ thực tế và từ những thất bại. Ngay sau khi kết thúc các lớp học kỹ năng cần thiết, điều quan trọng là bạn phải đi vào thực tế để có được những trải nghiệm khôn ngoan. Nhưng tôi khuyên bạn chỉ nên bắt đầu với một lượng tiền nho nhỏ thôi, vì lần đầu thường rất dễ mắc sai lầm. Trên thương trường người ta học đứng lên từ thất bại. Vì vậy bạn phải xóa hết những thói quen xấu từ trường học để mạnh dạn bước ra ngoài thực tế, phạm sai lầm và học cách đứng lên. Bạn càng có nhiều trải nghiệm thì càng có nhiều khả năng dối phó với các thách thức tài chính.

Nếu bạn tuân thủ theo ba bước của tiến trình học hỏi này thì bạn sẽ thấy sự giàu có và kinh nghiệm của mình tăng lên đáng kể. Và khi đó bạn sẽ có thể kiểm soát tương lai của mình và cần ít thời gian hơn để làm giàu.

TẠI SAO KẾ HOẠCH HƯU TRÍ DC LẠI LÃNG PHÍ THỜI GIAN?

Theo tôi, điều khiến những quỹ hưu trí như vậy bị lãng phí thời gian chính là nó không khuyên khích người ta tự quản lý tiền bạc trong các danh mục đầu tư của mình. Kế hoạch đó thường được tiếp thị là, “Hãy đặt tiền của bạn vào những nhà đầu tư xuất sắc hơn bạn.” Nhưng vấn đề là những người bạn cho là giỏi hơn bạn trong lĩnh vực tài chính hóa ra lại không phải vậy.

Warren Buffett nói về các sinh viên sau khi họ kết thúc chương trình học tài chính kinh doanh của chúng tôi như sau:

“Công việc của tôi gặp thuận lợi ở chỗ có hàng ngàn sinh viên sau khi tốt nghiệp các trường thương mại lại chẳng học được gì thiết thực đáng kể cả.”

Nói cách khác, công việc của Warren Buffett phát triển tốt là vì các sinh viên tốt nghiệp từ các trường thương mại thường có xu hướng đổ về các công ty lớn nhưng họ lại chưa được dạy để trở thành những nhà đầu tư thực sự giỏi.

Vấn đề lớn nhất của việc gửi tiền vào các quỹ hỗ tương là bạn sẽ không có được những trải nghiệm thực tế. Như thế thật lãng phí thời gián và tiền bạc. Khi bạn không có các trải nghiệm thực tế thì sẽ mất nhiều thời gian hơn, rủi ro cao hơn, tiền vốn nhiều hơn để thu về một khoản lợi nhuận không lớn và không thể rút ra khi cần. Như tôi đã nói ở trên, nếu bạn ở tuổi 45, vừa bị mất hết tiền tích lũy hoặc bị buộc phải làm lại từ đầu thì đầu tư vào kế hoạch hưu trí DC có thể sẽ chẳng mang lại hiệu quả gì cả. Trong hầu hết các trường hợp thì đây là một thử thách lớn mà nhiều người gặp phải khi ở tuổi 45.

Lý do thứ hai mà Richdad.com đưa ra nhiều chương trình khác nhau ở các dạng khác nhau là do khả năng của mỗi người không giống nhau. Ví dụ, một số người thường học bằng cách dọc tài liệu, một số khác lại không. Hoặc như một số người học tốt trong các trường học kiểu truyền thống nhưng không may là các trường này lại rất ít dạy về trò chơi đầu tư trên thực tế, một số người khác thích học bằng các tình huống, một số khác nữa lại dễ tiếp thu hơn qua các buổi hội thảo để rút ngắn thời gian học…

Ngoài những sản phẩm băng hình, sách, tài liệu hoặc các trò chơi thông thường thì các buổi thảo luận thường được tổ chức về các chủ đề sau:

1. Đầu tư mua bán cổ phiếu

2. Tiếp thị và đào tạo tiếp thị

3. Đầu tư bất động sản

4. Xây dựng doanh nghiệp

5. Tăng nguồn vốn

Các khóa học của chúng tôi được thiết kế dành cho những người đang tìm kiếm những đến thức dầu tư từ thực tế chứ không phải chứng chỉ của các trường đại học. Các buổi thảo luận được hướng dẫn bởi những nhà đầu tư thực sự. Họ chẳng có nhiều thời gian bỏ ra để làm lãng phí thời gian của bạn. Thế giới kinh doanh và đầu tư thực sự mang lai rất nhiều tiền bạc và thú vị.

Xây dựng con thuyền của bạn

Hãy xem lại Chương 10 và trả lời các câu hỏi sau:

– Bao nhiêu năm nữa thì bạn 65 tuổi?

– Bao nhiêu năm nữa thì tới năm 2016?

Bạn có hứa mỗi tuần sẽ dành ra ít nhất 5 giờ đồng hồ không?

Hãy hạ quyết tâm theo đuổi việc đầu tư vào một doanh nghiệp hay một bất động sản và viết xuống dưới đây:

……………………………..

……………………………..

……………………………..


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.