Dạy Con Làm Giàu – Tập 12

CHƯƠNG 9



Cơn bão hoàn hảo

Tôi từng xem một bộ phim rất hay do George Clooney đóng, Cơn Bão Hoàn Hảo, dựa trên một câu chuyện có thật kể về một loạt thời tiết rất xấu cùng phối hợp lại và cùng ùa đến một lúc. Nói cách khác, đây là một câu chuyện nói về những điều có thể xảy ra nếu mọi thứ đều tệ hại cùng đến một lúc với thời tiết xấu. Bằng nhiều cách, năm 2000 đã đánh dấu sự khởi đầu của một “cơn bão tài chính hoàn hảo” sắp tới.

Năm 2000 được xem như một thời điểm đầy ý nghĩa trong lịch sử. Hơn 400 năm trước, Nostradamus tiên đoán kẻ chống Giê-xu sẽ xuất hiện vào năm 1998. Nhiều người tin rằng Bin Laden có thể phù hợp với tiên đoán này cả về mô tả lẫn thời gian. Chắc bạn vẫn còn nhớ nỗi sợ hãi xoay quanh việc chỉ một lỗi về máy tính sẽ có thể đưa thế giới đến một điểm dừng. Tôi cũng nghe nhiều người nói rằng năm 2000 sẽ là năm tận thế… và theo một cách nào đó thì ít ra đó cũng là thế giới mà chúng ta từng biết.

Tôi đã viết về tầm quan trọng của việc thay đổi giữa kế hoạch hưu trí DB với kế hoạch hưu trí DC. Kế hoạch hưu trí DB là một kế hoạch trong Thời đại Công nghiệp và kế hoạch hưu trí DC là kế hoạch của Thời đại Thông tin. Nhiều người trong chúng ta bắt đầu nhận ra các quy luật giữa Thời đại Công nghiệp và Thời đại Thông tin đang thay đổi. Ví dụ, trong Thời đại Công nghiệp, người ta có công việc bảo đảm và sự trung thành với công ty. Trong Thời đại Thông tin, những điều này ngày càng giảm đi. Trong Thời đại Công nghiệp, càng lớn tuổi bạn có giá trị hơn. Trong Thời đại Thông tin, điều ngược lại thường đúng hơn… nhất là trong các lĩnh vực công nghệ. Khi xảy ra vào cuối Thời đại Công nghiệp và đầu Thời đại Thông tin, những thay đổi này đã góp phần vào việc hình thành một cơn bão tài chính hoàn hảo.

Các thủy thủ trên khắp thế giới thường lặp đi lặp lại câu nói này, “Trời đỏ ban đêm, thủy thủ vui thêm. Trời đỏ ban sáng, thủy thủ cảnh giác.” Giống như Noah nằm mơ và đóng một con thuyền lớn, các sinh viên tại Học viện Hàng hải Mỹ, nơi tôi từng học vầ tốt nghiệp, một trường huấn luyện các sĩ quan lái tàu thương mại (như tàu chở dầu, tàu chuyên chở hàng hóa, tàu chuyên chở khách, tàu kéo, phà, xà-lan…) được dạy phải luôn cảnh giác với những dấu hiệu thay đổi của thời tiết… những thay đổi vẫn còn nằm ngoài tầm mắt và ở phía bên kia chân trời. Chính sự huấn luyện này đã giúp tôi rất nhiều trong ngành kinh doanh.

Điều tôi quan tâm là có nhiều người không thấy được những thay đổi đang đến, đơn giản vì họ không thể thấy được sự khác nhau giữa Thời đại Công nghiệp và Thời đại Thông tin cũng như những người không biết sự khác nhau giữa kế hoạch hưu trí DB và kế hoạch hưu trí DC, hầu hết đều không chú ý rằng có nhiều thay đổi đang đến… tuy chúng vẫn chưa xuất hiện.

Trước bất kỳ một cơn bão nào, ví dụ như khi có một trận cuồng phong chuẩn bị đánh vào đất liền, thì người sống ở ven biển bắt đầu chú ý đến sự thay đổi của gió, nước, và không khí. Thời đại chúng ta đang sống cũng vậy. Hàng triệu người trong chúng ta đều nhận biết những thay đổi nhưng hầu hết không ai chắc rằng cơn bão sẽ đi chính xác về hướng nào, sẽ mạnh ra sao, và sẽ vào bờ đúng ở chỗ nào. Tuy nhiên, nếu chúng ta ở trên bờ biển thì phần lớn chúng ta đều biết mình cần phải làm gì đó. Dưới đây là một số thay đổi mà tôi quan sát được… những thay đổi sẽ tiếp thêm năng lượng cho một cơn bão hoàn hảo.

Thay đổi #1: Hàng triệu người sống cơ cực lúc tuổi già.

Thế hệ của Thế chiến II đã có những công việc bảo đảm, chế độ hưu trí an toàn, và chăm sóc y tế lúc tuổi già. Bắt đầu với những người thuộc thế hệ bùng nổ dân số, tất cả đã thay đổi. Dù chúng ta đang cảm thấy sự chuyển gió hôm nay và chúng ta cảm thây bầu không khí thay đổi do vụ Enron, nhưng tôi đoán rằng toàn bộ sức mạnh của cơn bão sẽ tập trung đánh vào chúng ta vào khoảng năm 2025, vài chục năm sau khi đạo luật này được thông qua. Trước năm 2025, chúng ta có hàng triệu người thuộc thế hệ bùng nổ dân số sẽ trở thành, những cụ già 80 tuổi không có tiền, không còn thời gian, và nhất là cần được chăm sóc y tế mới có thể sống sót. Không có những chương trình chính phủ như An sinh xã hội và Chăm sóc y tế, những thứ có khả năng gây ra một sự phá sản tài chính cho chính phủ, thì số dân cư lớn tuổi và nghèo nàn này sẽ là một thách thức tài chính, cho những thế hệ sau của họ

Thay đổi #2: Chăm sóc y tế sẽ ngày càng đắt hơn. Năm 2000, khi thị thường chứng khoán và các quỹ tương hỗ sụp đổ thì chi phí chăm sóc y tế lại tăng 17%. Trên thực tế, có nhiều nhà chuyên môn trong ngành y đang rời bỏ nghề nghiệp vào đúng lúc mà ngày càng có nhiều người thuộc thế hệ bùng nổ dân số cần đến dịch vụ của họ. Điều này cho bạn biết có một tâm bão khác đang kéo đến.

Thay đổi #3: Khủng bố gia tăng. Vào ngày 11-9-2001, tôi và Kim vừa nhận phòng tại một khách sạn ở Roma, Ý. Người phục vụ đặt túi đồ của chúng tôi xuống sàn, chụp cái điều khiển từ xa bật tivi lên và sững sờ đánh rơi cái điều khiển xuống sàn. Tôi và Kim quay lại vừa kịp thấy những hình ảnh mà tất cả chúng ta đã xem đi xem lại rất nhiều lần… hình, ảnh chiếc máy bay lao vào tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới. Vì chương trình phát tiếng Ý nên chúng tôi không hiểu người tường thuật đang nói gì… nhưng người phục vụ thì hiểu. Anh ta chỉ đứng lặng không nói được gì. Cuối cùng khi chuyển qua một kênh tiếng Anh, chúng tôi mới nhận ra một biến cố được tiên đoán nhiều năm trước giờ đã xảy ra.

Lý do tôi nói rằng biến cố này dã được báo trước là do có một cuốn sách tôi thường khuyên mọi người đọc, có tựa dề Sự Tính Toán Vĩ Đại (The Great Reckoning), tác giả Jame Dale Davidson và Lord William Rees-Mogg. Cuốn sách nói về một cuộc suy thoái sắp tới của Mỹ, xuất bản lần thứ nhất vào năm 1993, được viết trước cuộc tấn công thứ nhất vào tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới. Trong cuốn sách này có nhiều lời tiên đoán, trong số đó có nhiều điều đã trở thành hiện thực, dù chúng không được tiên đoán chính xác về thời gian. Tôi cũng đã đọc nhiều cuốn sách trước đây nói về tương lai và nhiều điều tiên đoán trong số đó cũng trở thành sự thật.

Trong cuốn Sự Tính Toán Vĩ Đại, Davidson và Rees-Mogg tiên đoán chủ nghĩa khủng bố sẽ gia tăng vì các hoạt động của nó rất ít tốn kém. Bạn không cần đến những lực lượng vũ trang ngốn nhiều ngàn tỷ đôla mới có thể tham gia khủng bố. Trường Columbine, thư chứa vi khuẩn bệnh than, các băng nhóm sống trong thành phố, các ông vua chiến tranh giữa các bộ lạc, các ông trùm ma túy ở Nam Phi, và dĩ nhiên là cả Bin Laden nữa, là những minh chứng cho khái niệm này. Chủ nghĩa khủng bố đang mọc lên khắp nơi trên thế giới, và các phương tiện truyền thông cứ phát đi phát lại về nó, vì vậy nên chủ nghĩa khủng bố sống bằng nỗi sợ hãi của mọi người. Chủ nghĩa khủng bố có tác dụng cả khi không có gì xảy ra. Chỉ riêng nỗi sợ hãi khủng bố cũng có thể có tác dụng như chính hành động khủng bố. Mỗi lần tôi nghe một nhà lãnh đạo chính trị cảnh báo rằng mối de dọa khủng bố đang tăng cao, tôi biết chủ nghĩa khủng bố đang thắng thế. Họ thắng vì có một nhà chính trị đang quảng cáo cho họ. Theo Davidson và Rees-Mogg, chủ nghĩa khủng bố rất rẻ… thật sự rẻ, và nó sẽ lan truyền thêm mãi. Ngay nếu như chúng ta có tiêu diệt được Bin Laden và mạng lưới của hắn chăng nữa, chúng ta vẫn không thể diệt được tận gốc chủ nghĩa khủng bố.

Một tháng sau biến cố ngày 11-9, một phát thanh viên đài truyền hình Mỹ phỏng vấn một chuyên gia nghiên cứu về khủng bố ở Israel. Phát thanh viên đặt vấn đề là chúng ta có an toàn hay không khi chúng ta đang ném bom Af- ghanistan. Chuyên gia này đáp, “Với Mỹ, đó chỉ mới là bắt đầu.”

Phát thanh viên nói “Nhưng chúng ta không có vụ cướp máy bay nào trong nhiều năm qua. Chúng ta đang thực hiện quy trình nhằm chấm dứt các hành động không tặc.”

“Đúng, đúng là chúng ta đã ngăn chặn nạn cướp máy bay nhưng chúng ta không hề ngăn chặn được khủng bố. Ngày nay, có những tên khủng bố đặt bom tại các trung tâm mua sắm, phòng trà, và bất cứ nơi nào khác nữa miễn là nơi đó có đông người tụ tập.” Vị chuyên gia tiếp tục nói về các sách lược của những kẻ khủng bố là ăn trộm đồng phục và trang bị quân đội, rồi đến các trung tâm mua sắm đông đúc, giả vờ có mặt để bảo vệ những người mua sắm, lấy được lòng tin của họ rồi bắt đầu quay ra bắn họ. Chuyên gia kết thúc bằng câu nói, “Sách lược đó mang lại hiệu quả là trong tâm thức nhiều người, tất cả những người lính và cảnh sát của chúng ta đều có khả năng là một tên khủng bố. Ngày nay, chúng ta không tin ai được cả. Ngày nay, chúng ta không cảm thấy ở đâu an toàn cả. Điều tương tự sẽ xảy ra ở Mỹ.” Khi đi máy bay, tôi thường xuyên bị kéo khỏi ghế để người ta lục soát người. Tôi nhớ ngày xưa chỉ có những kẻ lừa đảo mới bị đối xử như thế. Ngày nay, mỗi lần chúng ta bay, tất cả chúng ta đều bị đối xử như những tên khủng bố đáng tình nghi, thay vì những vị hành khách tuân thủ pháp luật. Nói cách khác, bọn khủng bố đã thắng bởi vì hôm nay tất cả chúng ta đều bị đối xử như những tên khủng bố.

Năm 1920, một chiếc xe tải chứa đầy thuốc nổ đậu ở trước sàn chứng khoán thành phố New York và ngân hàng J.P. Morgan. Khi nó nổ, nhiều người chết và bị thương. Nếu bạn đến thành phố New York, bạn vẫn có thể thấy những vết sẹo trên những tòa nhà đó. Những người chịu trách nhiệm về khối bom nằm trong chiếc xe tải đó không bao giờ bị bắt. Đó không phải là cuộc tấn công đầu tiên và cũng không phải là cuối cùng.

Chủ nghĩa khủng bố gia tăng nghĩa là nhiều lĩnh vực kinh doanh như các trung tâm mua sắm, nhà hàng, các sự kiện thể thao trường học, nhà thờ và cao ốc văn phòng sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi giống như mọi ngành kinh doanh đi kèm với hàng không phải chịu. Vì khủng bố rẻ, bất cứ ai cũng có thể là một tên khủng bố. Bạn không cần phải là người nước ngoài thì mới là khủng bố. Vấn đề mà chúng ta phải đương đầu với chủ nghĩa khủng bố, cũng là ảnh hưởng lớn nhất của chủ nghĩa này, chính là ý tưởng đơn giản của nó… và những ý tưởng trong Thời đại Thông tin sẽ lan ra nhanh hơn và xa hơn bất kỳ thời đại nào khác trong lịch sử. Nói cách khác, dù đã từng nổi lên từ xưa đến giờ, nhưng trong Thời đại Thông tin, chủ nghĩa khủng bố sẽ phát huy hiệu quả hơn hết thảy.

Thay đổi #4: Nhật, hiện là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới, đang trên bờ sụp đổ và suy thoái tài chính. Nhiều người trong chúng ta vẫn còn nhớ vài năm trước đây khi nền kinh tế Nhật là ngôi sao sáng của thế giới. Có đến hàng trăm ngàn người Mỹ bắt đầu nghiên cứu cách kinh doanh của người Nhật. Bỗng nhiên, dường như chỉ qua một đêm, mọi sự đã thay đổi.

Có thể có chuyện như vậy xảy ra với nước Mỹ không? Nhiều người Mỹ nhảy dựng lên với ý tưởng này. Một số khác thì không chắc lắm. Bất chấp ai nghĩ gì, tất cả chúng ta có thể rút ra một số bài học từ việc nước Nhật bất ngờ rơi xuống trong khi mới đây vẫn còn là một sức mạnh kinh tế toàn cầu.

1. Những người thuộc thế hệ “bùng nổ dân số” của Nhật, tương tự như thế hệ bùng nổ dân số của chúng ta, về hưu vào cuối những năm 1980-1990. Những người thuộc thế hệ bùng nổ dân số của Mỹ thì sẽ về hưu vào năm 2010. Những người già này sẽ ảnh hưởng như thế nào với nền kinh tế của chúng ta? Liệu có giống với nền kinh tế của Nhật không?

2. Dân số lớn tuổi của Nhật đang duy trì việc kiểm soát đất nước. Câu hỏi đặt ra cho Mỹ là, trong năm 2010, ai sẽ kiểm soát nước Mỹ? Những người thuộc thế hệ bùng nổ dân số lớn tuổi vẫn sẽ điều hành như họ đã làm tại Nhật ư? Nếu những người thuộc thế hệ bùng nổ dân số vẫn điều hành đất nước thì sẽ có những đạo luật được thông qua để tăng thuế hầu chăm sóc những nhu cầu của họ sau khi nghỉ hưu. Nếu thuế đánh vào thế hệ trẻ tăng lên, nền kinh tế Mỹ có thể sẽ xuống dốc nhanh hơn… vì các doanh nghiệp sẽ chuyển đến những quốc gia nơi có luật thuế ưu đãi cho kinh doanh… chứ không phải cho người già.

3. Nhật là một nền văn hóa kinh tế già cỗi luôn chống lại sự thay đổi. Người ta nói rằng một người bản địa là một người mà gia đình họ đã ở trên đảo hơn 500 năm. Một trong những vấn đề của Nhật là những người này đã sông trên vùng đất mà ít nhiều đã tách biệt hàng ngàn năm nay. Vì vậy, gốc rễ văn hóa của họ đã khiến sự thay đổi diễn ra chậm hơn.

Ngoại trừ những người Mỹ bản xứ, hầu hết dân Mỹ không có tính chất giống những người bản địa. Điều đó có nghĩa là chúng ta không phải đấu tranh với những truyền thống văn hóa hàng ngàn năm như người Nhật phải làm. Song, dù phần lớn chúng ta không phải là những người bản địa nhưng chúng ta vẫn có thể rút ra những bài học về việc chậm thay đổi và chậm thích nghi với một thế giới đang thay đổi. Nếu để ý bạn có thể thấy những người bị rớt lại phía sau về mặt tài chính thường là những người mắc kẹt trong lối suy nghĩ và cách hành xử cũ kỹ. Vì thế, chúng ta có thể học được nhiều điều từ những người bản địa và các nền văn hóa của họ, cả mặt tốt cũng như mặt xấu.

4. Người Nhật được giáo dục rất tốt, chăm chỉ, là một tập thể có liên kết chặt chẽ, có tín ngưỡng và có tỷ lệ tiết kiệm rất cao. Tất cả những đức tính này người Mỹ chúng ta đều mong ước có được và muốn truyền lại cho con cháu chúng ta. Nhưng, ngay cả khi có những đức tính này, đất nước họ vẫn đang phải đương đầu với sự suy thoái. Tại sao?

Là một người Mỹ gốc Nhật bốn thế hệ, quá quen với cả hai nền văn hóa, tôi có thể đưa ra một sự khác nhau để tất cả chúng ta rút kinh nghiệm. Trong văn hóa Nhật, có một nhu cầu sĩ diện rất cao. Sự hổ thẹn là điều ô nhục. Hổ thẹn mà kết hợp với thất bại là nguyên nhân của hara-kiri, hay còn gọi là tự sát. Nói cách khác, trong văn hóa Nhật, thà chết còn hơn phải chịu nhục.

Mỹ thì khác. Sau Đạo luật Cải cách Thuế năm 1986 ở Mỹ, theo đúng nghĩa đen, hàng ngàn tỷ dollar đầu tư vào bất động sản trở thành vô giá trị. Đạo luật 1986 đã thay đổi các nguyên tắc và loại bỏ một số yếu tố tăng thuế từng khiến giá trị bất động sản tăng lên. Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, tiền tiết kiệm, và tiền cho vay (ngân hàng) cũng sụp đổ theo. Thay vì bám vào những bất động sản bị đánh giá cao hơn giá trị thực, chính phủ liên bang lại xen vào và góp phần làm vỡ nợ một ngành kinh doanh đang trên đà phá sản (ngành tiết kiệm và cho vay).

Một cơ quan liên bang tên là Resolution Trust Corporation – RTC – được thành lập nhằm gom góp hàng ngàn tỷ dollar bất động sản đem bán với hy vọng thu lại từng xu trên từng dollar. Nói cách khác, chính phủ Mỹ đã nhận ra đất nước đang gặp rắc rối vì một số sai lầm và người ta cố gắng dọn dẹp càng nhanh càng tốt. Người Nhật thì không làm như thế. Họ chỉ mới có ý định… nhưng các ngân hàng vẫn bám chặt vào những bất động sản mà họ đã vay quá nhiều tiền để mua chúng, rồi từ chối thừa nhận sai lầm của mình, tiếp tục giữ sĩ diện với hy vọng giá bất động sản sẽ tăng.. trong vài năm nữa.

Nói cách khác, họ bám víu thay vì dọn dẹp. Với nỗ lực cố giữ thể diện, các ngân hàng, chính trị gia và người dân Nhật trở thành một nỗi hổ thẹn của thế giới. Nhu cầu giữ thể diện đã phá hủy nền kinh tế, một nền kinh tế của những người được giáo dục tốt, chăm chi siêng năng, có tỷ lệ tiết kiệm cao… những đức tính mà mọi người trên thế giới đều muốn phấn đấu để có được. Nếu không rút ra được gì từ bài học này, có thể Mỹ cũng sẽ đi theo vết xe đổ đó của Nhật.

Tôi đã viết về sự khác nhau giữa những người dành dụm và những người đầu tư, cũng như sự khác nhau giữa những người thuộc nhóm L và nhóm Đ. Một trong những điểm, khác nhau rõ nhất giữa những người nhóm L và Đ, đó là một nhà đầu tư chuyên nghiệp biết “cắt lỗ” thật nhanh. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp không ngại nhanh chóng thừa nhận rằng họ dã phạm sai lầm. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp không sĩ diện… mà họ sĩ tiền. Khi đầu tư sai, họ cắt ngay và chạy thoát, thậm chí nếu phải chịu mất một ít tiền. Tôi từng thấy nhiều người không phải dân đầu tư đã đi mua chứng khoán, và nắm giữ nó bằng mọi cách dù nó dã rớt xuống tận đáy. Đó là những gì đã xảy ra cho nhiều nhân viên Enron. Những gì là ưu điểm của một nhân viên – lòng trung thành và tính kiên trì – lại là những khuyết điểm của một người đầu tư. Một nhà đầu tư thực sự có rất ít lòng trung thành trong bất kỳ khoản đầu tư nào. Nếu vụ đầu tư chuyển hướng và bắt đầu xấu đi, họ cắt lỗ và đi tìm một khoản đầu tư khác tốt hơn. Tôi từng thấy nhiều nhà đầu tư trung bình hành động y như những gì người Nhật đã làm… họ từ chối thừa nhận rằng họ đã phạm sai lầm và cứ cố bám víu những đồng tiền đã ra đi.

Qua nhiều năm, tôi thường nghe những câu nói sau từ nhiều nhà đầu tư thất bại, những người từ chối nhận sai lầm. Tôi cũng từng sử dụng những câu này để an ủi chính mình. Khi giá cổ phiếu xuống, tôi nghe họ nói, “Đây chỉ là một điều chỉnh nhỏ. Tôi biết nó sẽ lên trở lại mà. Cuối cùng thì thị trường trung bình sẽ luôn đi lên.” Và khi giá cổ phiếu rớt xuống tận đáy, họ nói, “Anh sẽ không lỗ miễn là anh chưa bán đi. Tôi sẽ giữ cho đến khi giá cổ phiếu lên lại rồi mới bán.” Hay nói cách khác, “Chừng nào cổ phiếu bắt đầu tăng giá, tôi sẽ bán nó – và chừng nào còn bị lỗ thì tôi sẽ còn giữ nó.” Khi những cổ phiếu đó chết gục suốt nhiều tháng liền, họ bảo, “Tôi đang đầu tư dài hạn.” Những câu nói đó khi được nghe từ nhiều người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, lại khiến tôi nhớ đến sự kế thừa dòng máu Nhật trong người mình… một sự kế thừa đặt nặng sự khôn ngoan, sự chính thống và sự sĩ diện. Thật buồn cười là có vẻ như một phần người Mỹ trong tôi cũng thế.

Nếu muốn trở thành một nhà đâu tư chuyên nghiệp, bạn cần rút kinh nghiệm từ ví dụ về người Mỹ cắt lỗ rất nhanh hơn là ví dụ về người Nhật thà chết chứ không chịu nhục. Mất tiền không phải là nhục, mất tiền và thua lỗ là vấn đề chính của thói kiêu căng và sự thiếu hiểu biết… thói kiêu căng và sự thiếu hiểu biết đầy rẫy trong nhiều người ở khắp mọi nơi.

Tôi luôn nhớ những gì người cha giàu đã dạy về sự khác nhau giữa người thắng và người thua. Ông nói, “Người thua bỏ qua những khoản mà họ có thể thắng và bám víu vào những khoản gây thua lỗ. Người thắng bỏ qua những khoản thua lỗ và bám víu vào những khoản thắng lợi.” Theo người cha giàu, đó là một trong những nguyên tắc vàng của cuộc sống. Giờ đây khi đã trưởng thành, tôi biết những nguyên tắc đó có giá trị như thế nào, nhất là những khi tôi vi phạm. Tôi từng thấy nhiều người vi phạm nguyên tắc vàng khi cố bám víu vào những công việc thua lỗ, những vụ kinh doanh thua lỗ, những cuộc hôn nhân thua lỗ, những người bạn khiến mình thua lỗ, những khoản đầu tư thua lỗ, và những ý tưởng gây ra thua lỗ… chỉ vì họ không muốn thừa nhận rằng mình có thể đúng hoặc có thể sai. Ở Mỹ, chúng ta thường không gọi đó là sĩ diện. Ở Mỹ, chúng ta gọi đó là “trông cũng ổn đấy chứ.”

Thay đổi #5: Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong khi Nhật đang trên đà rơi khỏi vị trí thứ hai của nền kinh tế thế giới thì Trung Quốc lại ở một vị trí có thể chiếm hạng nhất. Mỹ đang co cụm lại về mặt tài chính, trong khi Trung Quốc lại bùng nổ. Người ta dự đoán rằng khoảng năm 2020, Trung Quốc được kỳ vọng sẽ vượt qua Mỹ và trở thành một cường quốc kinh tế của thế giới. Theo báo cáo ngày 6-5-2002 của tờ Business Week, Trung Quốc chiếm 21% dân số thế giới. Đất nước này có một nguồn cung cấp nhân lực vô hạn và hiện nay đang mở rộng biên giới khi tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới.

Ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện.

Tất cả những yếu tố này đều dẫn đến một cơn bão hoàn hảo. Ngay khi những người thuộc thế hệ bùng nổ dân số của Mỹ bước vào tuổi già thì sự lớn vọt của Trung Quốc sẽ căng tràn sức mạnh. Cơ hội nắm quyền lực của Trung Quốc, cùng với sự mở rộng của mạng Internet toàn cầu (World Wide Web) và tất cả những công nghệ mới sắp ra đời, dứt khoát sẽ tạo ra một tương lai khác hẳn ngày hôm nay. Một điều chắc chắn là khoảng cách giữa người giàu và nghèo sẽ lớn hơn. Những người thích ứng với những thay đổi toàn cầu sẽ trở nên giàu có hơn bao giờ hết. Những người không thay đổi được sẽ bị bỏ lại đằng sau về mặt tài chính và chuyên môn.

Trở lại năm 1271, một người đàn ông tên là Marco Polo đi đến Trung Quốc và tìm thấy ở đây một đất nước lớn mạnh về công nghiệp và thương mại. Châu Âu lúc ấy chỉ vừa mới bước vào thế giới kinh doanh. Chắc chắn khi Marco Polo từ Trung Quốc trở về, châu Âu đã vượt Trưng Quốc để trở thành một sức mạnh kinh tế thế giới. Năm 1942, Christopher đi tàu về hướng tây tìm ra con đường ngắn nhất đến châu Á… và thế giới đã thay đổi vĩnh viễn sau chuyến đi ấy. Tây Ban Nha chẳng mấy chốc trở thành một thế lực tài chính thế giới vào những năm 1550 bằng cách cướp vàng từ Nam Phi. Sau đó thế lực tài chính này chuyển sang châu Âu, từ Pháp, Hà Lan, rồi đến Anh. Từ thập niên 1600 đến 1900, Mỹ được xem như một đất nước thuộc về Thế giới thứ ba… một nơi kinh doanh đầy rủi ro… giống như cái nhìn của người ta về Trung Quốc ngày nay. Năm 1920, ngay sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, thế lực tài chính đã chuyển sang Mỹ. Nhưng bây giờ, sau tất cả những năm ấy, kỷ nguyên thống trị cửa Trung Quốc sắp trở về.

Với một nguồn lao động đồ sộ, giá nhân công thấp và công nghệ mạnh, ai biết chuyện gì sẽ xảy ra?

Tôi cảm thấy thú vị khi vào năm 2001, khi chúng ta ném bom trả đũa Afghanistan, lúc ấy tổng thống Bush không có mặt ở Nhà Trắng mà cũng không có mặt trong nước. Ông ấy ở đâu? Có phải ông ang chúc mừng những đoàn quân của chúng ta tại Afghanistan không? Không. Ông đang ở Trung Quốc cùng những nhà doanh nghiệp hàng dầu như Bill Gates của Microsoít và Carly Fiorina của Hewlett Packard, họ đang bàn về kinh tế, chứ không phải chiến tranh. Nếu tôi đang ở tuổi 30 và nghĩ đến việc leo lên cái thang hợp tác, hẳn tôi phải lo lắng lắm. Tại sao? Bởi vì người ta có câu, “Những gì có thể làm ở Mỹ sẽ được làm ở Trung Quốc.” Như vậy là quá nhiều đối với một việc làm ổn định tử tế trong quản lý cấp trung bình hoặc trên một dây chuyền lắp ráp.

Mỗi lần đến Trung Quốc, tôi đều nhớ đến câu nói của Ross Perot, “Những gì ồn ào nhất từ Biên giới phía Nam sẽ là công việc….” Ông ta đang ám chỉ những công việc bị mất vào tay Mexico sau NAFTA, Hiệp định Thương mại Tự do vùng Bắc Mỹ. Trong vài năm tới, những tiếng nói này nghe sẽ còn lớn hơn nhưng không phải đến từ Mexico mà là từ Trung Quốc và những quốc gia khác… khi công nghệ trải rộng khắp các nước với chi phí nhân công thấp hơn, những nguồn chất xám trẻ trung mẫn tiệp hơn. Những người nghèo ở đó sẽ trở nên giàu có và bắt đầu hưởng thụ một cuộc sống tốt đẹp, cuộc sống mà chúng ta từng được hưởng.

Năm 1805, William Playfair viết, “Kết luận chung là sự giàu có và quyền lực không bao giờ cố định lâu dài ở bất cứ đâu… Chúng đi khắp bề mặt trái đất, giống như chiếc xe lưu động của những người bán hàng. Mỗi khi chúng đến, mọi thứ dều xanh tươi mơn mởn; lúc chúng ở lại thì mọi thứ dồi dào, phong phú; và khi chúng i, tất cả những gì còn lại là những cảnh giẫm đạp, cằn cỗi và trơ trụi.”

Có lẽ tất cả chúng ta đều từng nghe câu nói, “Không ai giàu ba họ”, những câu chuyện kể về các thế hệ thứ ba đã làm cho của cải gia đình đội nón ra đi. Của cải gia đình ra đi bởi vì thế hệ thứ ba không hiểu rõ giá trị của sự chăm chỉ khi các thế hệ đi trước tích lũy và gìn giữ sự giàu có… Do đó thay vì đầu tư và xây dựng lại sự giàu có thật sự thì thế hệ thứ ba lại thường hư hỏng và mong đợi một cuộc sống giàu có dễ dãi. Tại sao họ ít khi chăm học chăm làm? Bởi vì sau khi các bậc ông bà cha mẹ phải làm việc chăm chỉ kiếm tiền, họ thường cho con cái họ bất cứ thứ gì chúng muốn. Con cái họ mong muốn một cuộc sông dễ dãi. Chúng mong muốn một cách đơn giản rằng sẽ đi học, kiếm được công việc có lương cao, nhà đẹp, xe đẹp, bỏ tiền vào thị trường chng khoán, giá cổ phiếu tăng vọt, và chúng trở nên giàu có. Đó có phải là những gì chúng ta từng mong đợi? Nếu một thế hệ dài khoảng hai mươi lăm năm thì nước Mỹ hiện đang đồng thời với thế hệ thứ ba và thứ tư tính từ năm 1920. Có phải thế hệ bùng nổ dân số, thế hệ thứ ba sau năm 1920, đang tiêu xài hoang phí của cải của chúng ta – hay nói ơn giản hơn, có phải sự giàu có và quyền lực đã quyết định đến lúc phải đi sang nơi khác?

Thay đổi #6: Dân số thế giới sẽ tiếp tục già đi. Nhiều người trong chúng ta từng nghe giả thuyết về một ngôi sao đã va vào trái đất hàng triệu năm trước và quét sạch loài khủng long to lớn. Những cải cách của nền kinh tế Nhật cần có hiệu quả và cần có hiệu quả thật nhanh, nếu không thì có thể Nhật sẽ trở thành một ngôi sao tài chính va vào hệ thống kinh tế thế giới và quét sạch nhiều chú khủng long tài chính. Tôi có những người bạn là những nhà kinh tế ở Nhật cho rằng cơ hội để nước Nhật bị phá sản vào trước năm 2006 là 50/50, nếu không phải sớm hơn. Nếu điều đó xảy ra, tài chính thế giới sẽ rối loạn.

Đó thật sự là những điều rất có thể xảy ra. Như chúng ta đã thấy, người Nhật bản chất là những người căn cơ, tiết kiệm và chăm chỉ. Nếu nền kinh tế của họ đi xuống, người Nhật sẽ cắt giảm chi tiêu, làm việc chăm chỉ hơn, và cố gắng tìm đường thoát khỏi các vấn đề tài chính. Điều đó nghĩa là họ sẽ cắt giảm giá cả một cách quyết liệt đối với tất cả mọi thứ họ làm ra… nghĩa là thế giới cũng phải cắt giảm giá cả để cạnh tranh. Như vậy nghĩa là hầu hết mọi người trên thế giới sẽ phải chịu một mức lương thấp hơn nữa.

Ngay cả nếu Nhật không đi đến phá sản thì nền kinh tế của họ cũng phải đốì mặt với cùng một vấn đề mà Mỹ, Pháp, và Đức đang đối mặt, đó là dân số có quá nhiều người già nhưng lại đang được kế thừa bởi rất ít những người thuộc thế hệ trẻ hơn. Việc ba gã khổng lồ kinh tế giải quyết thách thức này như thế nào cũng sẽ gây ảnh hưởng sâu sắc đối với tương lai kinh tế của chúng ta.

Nhìn vào biểu đồ dân số của người lao động và người hưu trí theo cách nhìn của tài sản và tiêu sản, bức tranh sẽ như dưới đây:

Trong Thời đại Công nghiệp, có nhiều người làm việc hơn là người về hưu. Vì chúng ta đang bước vào Thời đại Thông tin, những người về hưu sẽ sống thọ hơn, và có những nguyên tắc cần được công bố rằng với tư cách là một xã hội, chúng ta có nghĩa vụ phải chăm sóc cho những người cao niên.

Trung Quốc đối mặt với một vấn đề gần giống vậy nhưng lại theo kiểu khác. Thách thức của Trung Quốc là luật pháp quy định mỗi gia đình chi có một con. Đây sẽ là vấn đề của họ trong tương lai gần.

vợ chồng có thể trông mong số con cháu đông đúc chăm sóc cho họ khi về già.

Trong vài năm tới, một đứa cháu phải chăm sóc cho hai cha mẹ và bốn ông bà. Nếu mở rộng thêm một thế hệ đối với chính sách do chính phủ bắt buộc, bạn sẽ có một người cháu cố chỉ có một mình mà phải có trách nhiệm đối với hai cha mẹ, bốn ông bà, và tám ông bà cố. Quả thật phải nói đến sự căng thẳng về ngân sách.

Một thách thức tương tự đang diễn ra ở Singapore. Tỷ lệ sinh con ở đây quá thấp đến mức chính phủ phải tặng thêm những khoản tiền mặt khuyến khích các cặp vợ chồng có thêm con. Trên hết, chính phủ Singapore đã thông qua một đạo luật yêu cầu một người con phải có trách nhiệm tài chính đối với cha mẹ.

Bạn thấy đó, những thách thức khi một người phải tự lo vấn đề tài chính và chi phí y tế của bản thân khi về hưu là một vấn đề toàn thế giới.

Thay đổi #7: Phố Wall lỗi thời. Sau khi thống trị toàn cảnh kinh tế thế giới, ý tưởng về một sàn giao dịch, như sàn Chứng khoán New York lại là một ý tưởng lỗi thời. Ngày nay, chúng ta có các thị trường chứng khoán không gian ảo. Khi thế giới lên mạng trực tuyến, hàng triệu người mua bán cổ phiếu bằng máy tính xách tay và lệnh mua bán được tính bằng thời gian thực của thị trường, đó là những dạng sàn giao dịch chứng khoán trong tương lai… thị trường chứng khoán không gian ảo.

Bằng nhiều cách, thị trường không gian ảo khiến các nhà môi giới chứng khoán thực sự trở thành một biểu tượng của Thời đại công nghiệp. Nó cũng làm cho các quỹ tương hỗ biến thành những quả khí cầu to lớn chậm chạp mà những nhà đầu tư nhanh nhẹn, độc lập có thể quan sát và dự đoán được mọi di chuyển của nó. Điều đó có nghĩa là những nhà đầu tư nào phải nhờ đến các nhà môi giới cổ điển và các quỹ hỗ tương lớn để thực hiện đầu tư thì cũng sẽ là những chú khủng long của Thời đại Công nghiệp. Trong Thời đại Thông tin, những nhà đầu tư cá nhân ít bị điều chỉnh, được huân luyện tốt hơn, lanh lẹ hơn, nhanh nhẹn hơn, sẽ chiến thắng trong những cuộc chơi toàn cầu 24/7, giàu nhất, và nhanh nhất trên thế giới… mà trên thực tế, họ vẫn từng chiến thắng như vậy rồi.

Ngày 25-2-2002, trang bìa tờ Business Week đăng một bài báo có tựa đề, “Nhà đầu tư bị phản bội.” Bài báo viết, “Vào thập niên 1990, một tầng lớp các nhà đầu tư mới trở thành một lực lượng kinh tế chính trị đầy quyền lực. Hiện nay, nhiều người cảm thấy mình đã bị dẫn dắt sai lầm bởi Phố Wall, các công ty cổ phần, các kế toán viên, và cả chính phủ nữa.” Bài báo viết rằng các nhà đầu tư đã đâm đơn kiện các nhà môi giới và đòi một số tiền bồi thường lên đến 14 tỷ đôla, “thưa kiện họ [các nhà môi giới] mọi thứ, từ việc đưa ra những danh sách sai lạc về các công ty làm ăn phát đạt đến việc nhận những món tiền “lại quả” từ các khoản chia phần IPO. Các cá nhân cũng phàn nàn về những lời tư vấn tồi tệ được đưa ra.” Thay vì đặt tựa trang bìa là “Nhà đầu tư bị phản bội”, tôi cho rằng nên đổi thành một cụm từ chính xác hơn, “Nhà đầu tư lỗi thời.” Toàn bộ hệ thông mua bán cổ phiếu và chứng khoán thông qua các nhà môi giới và các công ty môi giới cổ điển đều là một loài khủng long, một ông vua khủng long chân ngắn đuôi dài của Thời đại Công nghiệp. Bây giờ nếu bạn có một chiếc máy tính xách tay kết nối vào mạng toàn cầu (World Wide Web), bạn có thể đánh bại Phố Wall và những nhà đầu tư chậm chạp từ khắp nơi trên thế giới. Thị trường chứng khoán ngày nay là thị trường không gian ảo và những nhà đầu tư thực cũng vậy.

Thay đổi #8: Các công ty lớn đang mất dần lòng tin của công chúng và đi gần đến thất bại. Ngày 6-5-2002, tờ Business Week lại đăng một bài báo trang bìa, “Khủng hoảng quản trị tập đoàn: Lương cao quá đáng. Lãnh đạo yếu kém. Các nhà phân tích tham nhũng. Ban quản trị tự mãn. Kế toán đáng nghi ngờ – Làm thế nào để sửa chữa hệ thống.” Trong bài báo là những điều quan sát được như sau:

Đợt sóng hoài nghi gần đây nhất đã bắt đầu với sự chuyển nhượng đáng sợ của Công ty Enron, nhưng cùng với mỗi tiết lộ của công ty về những việc làm sai trái hay vượt quá quyền hành, sự tín nhiệm được xây dựng quá công cuộc kinh doanh trong suốt thời kỳ bùng nổ của thập niên vừa qua đã dần bị xói mòn, chứng tỏ sự nghi ngờ và bất tín nhiệm đang lan rộng. Hàng loạt bài báo khác nói về các cuộc điều tra của ủy ban Giao dịch Chứng khoán (SEC), các bản cáo trạng, những lời biện hộ, những cuộc dàn xếp của chính phủ, các báo cáo tài chính làm lại và các khoản tiền phạt… chỉ củng cố thêm niềm tin rằng hệ thống này vốn đã bất công từ trước đến nay.

Bằng nhiều cách, Enron và những cuộc ngã giá của nó với Arthur Andersen là một sự không bình thường, một cơn bão hoàn hảo, nơi lòng tham, sự giám sát lỏng lẻo và sự lừa đảo công khai được kết hợp lại để vẽ nên hai công ty lớn nhất đất nước. Nhưng một sự lỏng lẻo nhất định về đạo đức đã thâm nhập vào tận các cổ phiếu cao giá nhất trong những cổ phiếu cao giá…

Sự toàn vẹn của chủ nghĩa tư bản đang rơi vào tình thế rủi ro.

CUỘC SỐNG BÊN NGOÀI CHUỒNG GÀ

Năm 1974, khi tôi phải quyết định xem nên đi theo con đường của cha ruột tôi hay của người cha giàu, thì người cha giàu đã cho tôi một lời khuyên nhỏ, và chính lời khuyên của ông đã giúp tôi trong quá trình quyết định. Ông nói, “Khi cha con khuyên con trở lại trường để lấy bằng tiến sĩ với hy vọng tìm được một công việc tốt hơn và bảo đảm hơn, đó là ông đang muốn nói đến sự bảo đảm bên trong một cái chuồng gà. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng lời khuyên của cha con rất tốt, vì hầu hết mọi người đều tìm kiếm sự bảo đảm bên trong cái chuồng gà. Hầu hết mọi người đều muốn có một công việc an toàn, một đồng lương ổn định, phúc lợi cao, và một cuộc sống hưu trí được bảo đảm. Đó là cuộc sống bên trong chuồng gà. Lời khuyên của cha thì thiên về một cuộc sống bên ngoài chuồng gà. Vì vậy, con cần lựa chọn một trong hai cách. Khi cha 13 tuổi, cha bị buộc phải đối mặt với một cuộc sống bên ngoài chuồng gà và cha đã ở ngoài suốt đời cha. Đó là chọn lựa mà con phải đối mặt hôm nay. Con cần phải lựa chọn giữa việc sống bên trong hay bên ngoài chuồng gà… và hãy tín cha, hai cuộc sống đó không hề giống nhau.” Năm 1974, tôi đã chọn việc chuẩn bị sống bên ngoài chuồng gà.

Năm 1979, tôi lại phải lựa chọn một lần nữa. Như bạn biết, lúc đó tôi không có gì cả… không tiền, không công việc, không một mái nhà. Khi tôi dự phỏng vấn vào một vị trí quản lý bán hàng có mức lương cao, sự cám dỗ của một cái chuồng rất lôi cuốn. Một trong những điều đã khích lệ tôi đứng dậy và từ bỏ công việc đó chính là câu chuyên đơn giản của người cha giàu về cái chuồng gà.

Mặc dù phải mất thêm mười lăm năm nữa tôi mới thấy rằng cuộc sống bên ngoài chuồng gà thật thoải mái, nhưng có thể nói quá trình này là cả một khoảng thời gian xứng đáng. Ngày nay, khi tôi nghe người ta bị mất việc, mất các khoản tiết kiệm để dành về hưu, mất nhà, mất hy vọng vào tương lai, tuy không thể giúp đỡ nhưng tôi lại nhớ đến câu chuyện đơn giản của người cha giàu về cái chuồng gà. Tôi biết thế giới bên ngoài chuồng gà có lẽ đã gây sợ hãi cho rất nhiều người. Công việc dường như khan hiếm, đồng tiền dường như ít ỏi, và cơ hội thì dường như không có. Nhưng tôi bảo đảm với bạn, cuộc sống bên ngoài chuồng gà rất mạnh mẽ, lạc quan, sôi nổi và đầy ắp cơ hội hơn lúc nào hết. Tôi và các bạn tôi thường giở lại những trang sách quá khứ và cùng đọc những câu chuyện về những lúc sụp đổ và ảm đạm, nhưng trong thế giới của chúng tôi, có sẵn tiền hơn, nhiều cơ hội hơn, và hứng thú hơn bất cứ nơi đâu. Theo tôi, việc nhìn thế giới từ bên trong hay bên ngoài chuồng gà đều rất đơn giản. Dù bạn có nghe lời khuyên của những người đang ở bên trong hay bên ngoài chuồng gà thì người ta đều nói, “Ở đây thật tốt.”

Một cách hiển nhiên, vào năm 1974, tôi đã chọn tìm hiểu về cuộc sông bên ngoài chuồng gà. Sau quyết định đó, người cha giàu bảo tôi, “Cuộc sống bên ngoài chuồng gà đầy rẫy những tên dối trá, gian lận, trụy lạc, hèn nhát, lừa đảo, ngu dốt, thất bại, và lừa bịp. Nhưng đó cũng là nơi đầy những vị thánh, những chiến sĩ, những người cao thượng, những người chiến thắng, và những anh hùng.” Rồi ông nói, “Nếu con chọn sống một cuộc sống bên ngoài chuồng gà, con phải học cách kinh doanh với tất cả bọn họ… đơn giản vì con sẽ không biết họ thật sự là ai mãi đến khi con đã bắt đầu làm ăn với họ.” Nói cách khác, mỗi cuộc thỏa thuận mà tôi tham gia ở bên ngoài chuồng gà, mỗi người đều để lộ ra khuôn mặt của những vị thánh, những chiến sĩ, những người cao thượng, và những anh hùng. Đôi khi tham gia vào những cuộc thỏa thuận, bất chấp mọi việc đi theo chiều hướng tốt hay xấu, bạn vẫn thấy được rẵng những người bạn dang làm ăn chung là những tên dối trá, gian lận, trụy lạc, hèn nhát, lừa đảo, ngu dốt và lừa bịp… hoặc họ thật sự là những vị thánh, những chiến sĩ, những người cao thượng, và những anh hùng trọn vẹn như khi bạn gặp họ lần đầu tiên.

Người cha giàu giải thích với tôi rằng nhiều người bỏ học và tìm một công việc bảo đảm nơi các công ty lớn hoặc công ty nhà nước, đó là họ đang tìm kiếm một nơi mà họ sẽ được bảo vệ khỏi thế giới thực. Khi họ đầu tư, họ thường tìm kiếm những khoản đầu tư cùng loại để bảo vệ họ khỏi thế giới thực. Đó là lý do tại sao các quỹ hỗ tương trở thành phương tiện chọn lựa đầu tư trong những năm gần đây. Như Rolf Parta bạn tôi, một người đã có bằng MBA, CPA, và từng là một nhà quản lý sản phẩm cho một ngân hàng trước đây, nói rằng, “Người ta thích quỹ hỗ tương vì họ tin rằng chúng trong sạch. Nhiều nhà đầu tư cảm thấy an toàn với quỹ hỗ tương vì họ nghĩ rằng nhà quản lý quỹ có thể quét sạch mầm bệnh khỏi thế giới thực và mang lại cho họ một cuộc đầu tư an toàn và bảo đảm.”

Sau vụ tai tiếng Enron và sự sáp nhập của quá nhiều các công ty lớn có cổ phiếu thuộc hàng cao giá, nhiều nhà đầu tư đã thức tỉnh trước một thực tế là cuộc sống bên trong chuồng gà đang bắt đầu có nhiều điểm giống với cuộc sống bên ngoài chuồng gà. Vấn đề là hầu hết mọi ngưởi đều chưa được chuẩn bị cho một cuộc sống bên ngoài và đó là lý do tại sao chúng ta đang đi dần đến một cuộc sụp đổ thị trường chứng khoán nghiêm trọng.

Bài báo “Nhà đầu tư bị phản bội” của tờ Business Week nói về các nhà đầu tư vẫn ở trong thị trường và vẫn hy vọng chính phủ có thể thắt chặt mọi thứ để bảo vệ cho họ. Thay vì học cách trở thành những nhà đầu từ chuyên nghiệp, tôi có thể thấy trước hầu hết những nhà dầu tư bị phản bội nhưng đã khôn ngoan hơn này sẽ tiếp tục ở lại thị trường và ngay trước khi về hưu, họ sẽ bán các quỹ hỗ tương của họ để đeo bám vào cái mà họ biết rõ và tin tưởng nhất: tiền mặt. Khi điều dó xảy ra, một cuộc sụp đổ thị trường chứng khoán lớn nhất lịch sử sẽ bắt đầu, và những người sống bên ngoài chuồng gà sẽ thấy cuộc sống của họ hứng khởi hơn bao giờ hết. Thật không may, những người sống bên trong chuồng gà lại thấy cuộc sống sao mà đáng sợ, rất rất đáng sợ.

Nhiều người chọn năm 2000 như một năm thế giới chuyển mình từ Thời đại Công nghiệp sang Thời đại Thông tin. Chính sự chuyển đổi này là nguyên nhân của rất nhiều điều không ổn định trong thị trường cũng như trong cuộc sống chúng ta. Vì những trận gió của cơn bão hoàn hảo đang tăng tốc nên có những người bên trong chuồng gà đang dọn dẹp nhà cửa để đi tìm một cái chuồng mới “an toàn” hơn, hoặc ngồi im không dám cục cựa, thậm chí sợ phải mở xem các bản kê tài khoản hưu trí. Nhiều người khác có thể nhận ra mình đang bị rơi ra ngoài chuồng gà một cách không hề tự nguyện, khi họ bị tinh giảm biên chế và thất nghiệp, họ sợ hãi và họ không được giáo dục về tài chính để có thể sinh tồn. Trong khi âm thanh của tiếng gió gầm rít gây ra sợ hãi cho nhiều người thì những người khác sống bên ngoài chuồng gà lại đang hăm hở với những bữa tiệc cuồng nhiệt. Trong phần tới của cuốn sách này, tôi sẽ đi sâu vào việc làm thế nào để chuẩn bị cho những năm sắp tới, bất chấp bạn dự định sẽ sống bên trong hay bên ngoài chuồng gà.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.