Dạy Con Làm Giàu – Tập 12

Phần kết



Một nhà tiên tri hy vọng sẽ sai lầm

Người cha giàu thường nói: ”Cha mong rằng dự đoán của mình sẽ không thành hiện thực.”

Ông tin rằng khi ông đã cảnh báo đầy đủ cho tôi và con trai ông thì chúng tôi có đủ thời gian để chuẩn bị trong trường hợp dự đoán của ông trở thành hiện thực. Ông nói, “Câu hỏi dặt ra không phải là dự đoán của cha đúng hay sai mà câu hỏi đặt ra là các con đã chuẩn bị chưa trong trường hợp dự đoán của cha trở thành hiện thực.”

Dự đoán của người cha giàu đã thúc đẩy tôi nỗ lực hơn chứ không tự thỏa mãn với chính mình rồi dứng yên tại chỗ. Để chuẩn bị, tôi và Kim đã tự xây dựng con thuyền cho chính mình. Trong quá trình xây dựng con thuyền, chúng tôi đã thu được nhiều kinh nghiệm tài chính, kiến thức tài chính và cả sự tự do tài chính nữa. Vì vậy, cho dù thị trường không bao giờ đi xuống hay dự đoán cửa người cha giàu không đúng thì sự chuẩn bị của chúng tôi sẽ càng giúp chúng tôi vững vàng hơn trong cuộc sông mà thôi.

Một cuộc khủng hoảng thị trường đang đến gần, nhưng đó không phải là vân đề. Dự đoán trước sự tuột dốc của thị trường cũng không phải là một ý tưởng gì lớn lao cả. Tất cả mọi thị trường đều có lúc lên và xuống. Chu kỳ thị trường là một phần của cuộc sống. Dự đoán thị trường cũng giông như dự báo một mùa đông đang tới vậy. Điều đáng quan tâm là những vấn đề nảy sữih sau khi thị trường đi xuống. Đợt suy thoái tiếp theo của thị trưởng sẽ đặc biệt nghiêm trọng vì có đến ba thế hệ đã đẩy vấn đề của mình lại cho tương lai, vấn đề kế hoạch hưu trí. Vấn đề đó đang ngày càng nghiêm trọng và gây trăn trở cho nhiều người.

Warren Buffett nói, “Chỉ khi thủy triều xuống bạn mới biết ai đang bơi mà không mặc quần áo.”

Đúng vậy, trong cuộc suy thoái thị trường sắp tới chúng ta sẽ biết ai đang bơi mà không mặc gì cả, và một số trong đó là những người của chính phủ. Trước nay, chính phủ vẫn luôn hứa với công chúng những điều mà họ không thể làm được. Nhưng việc không giữ lời hứa không phải là vấn đề thực sự. Cái chính là mọi người đều tin tưởng một cách ngây thơ vào những lời hứa của chính phủ. Rất nhiều người tin rằng chính phủ sẽ hỗ trợ họ khi họ khó khăn. Nhiều người tin rằng chính phủ giống như một bà tiên đầy quyền lực, người có thể xóa bỏ mọi khó khăn tài chính của họ chỉ bằng một cái vung cây đũa thần. Một xã hội vẫn còn tín vào câu chuyện thần thoại này là một xã hội chưa thực sự trưởng thành.

Trong thế giới hiện thực của thương trường và đầu tư, bà tiên đó chính là Cục Dự trữ Liên bang. Theo thuật ngữ tài chính, đó được gọi là “người vay mượn cuối cùng” Ngay sau sự kiện ngày 11-9-2001, Cục Dự trữ Liên bang đã tăng lượng tiền vào thị trường để cứu nền kinh tế với hy vọng phần nào giảm bớt nỗi đau của những người còn sống. Khi ngành hàng không bị tổn thất sau cuộc tấn công thì Cục Dự trữ Liên bang đã đóng vai trò người cho vay cuối cùng để cứu giúp những công ty này. Hành động này giông như một ông bố từ tâm dang tay che chở cứu giúp những đứa con đã trưởng thành của mình vậy. Vấn đề là Cục Dự trữ Liên bang có thể làm được như vậy trong bao lâu nữa?

Dù muốn hay không thì trong vài năm nữa, hàng triệu người Mỹ thuộc thế hệ bùng nổ dân số sẽ bắt đầu bước sang tuổi 70. Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu người trong số họ có thể tự đảm bảo cho cuộc sông của mình sau khi nghi hưu? Bao nhiêu người trong số họ phải trông chờ vào sự bảo hộ của chính phủ?

Thỗng điệp của cuốn sách này là mọi người rồi sẽ sớm nhận ra rằng chính phủ hay thị trường chứng khoán chẳng thể cứu giúp gì nhiều cho cuộc sống của họ.

TIN XẤU

Tin xấu là sự sụp đổ thị trường sẽ phơi bày tầng lớp nghèo khổ của Mỹ và sẽ gây sốc cho cả thế giới. Cả thế giới sẽ đặt câu hỏi tại sao một ctíờng quốc giàu mạnh nhất lại có nhiều người nghèo đến vậy?

Tồi tệ hơn là sự cáu giận và suy yếu của nền kinh tế sẽ lan rộng ra trên khắp thế giới. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta lúc đó sẽ phải đương đầu với một vấn đề có tính toàn cầu chứ không chỉ là một vấn dề quốc gia nữa.

Như Warren Buffett nói: “Chỉ có chiến tranh hạt nhân mới có thể khiến mọi người coi nhẹ vấn đề này.”

TIN TỐT

Tin tốt là trong những khoảng thời gian tồi tệ, mọi người thường có những biểu hiện tốt nhất. Ngay sau sự kiện ngày 11-9, hàng triệu người đã tìm thấy mặt tích cực trong con người mình và bản tính anh hùng của mình. Tôi tin rằng cuộc khủng hoảng tài chính sắp tới cũng sẽ khơi dậy con người tiềm năng trong mỗi cá nhân. Thay vì chán chường và tuyệt vọng, tôi tin mọi người sẽ đứng lên và tự giải quyết “vấn đề của sự nghèo khó trên mảnh đất giàu có này. Thậm chí tin tốt hơn nữa là chúng ta có thể dựa vào sức mạnh của truyền thông điện tử để giải quyết nghèo đói trên phạm vi thế giới.

Trong những phần trước của cuốn sách này tôi đã đề cập đến ba loại giáo dục sau:

1. Giáo dục học viện

2. Giáo dục nghề nghiệp

3. Giáo dục tài chính

Ở Mỹ hiện nay, tôi có thể đánh giá khả năng dạy dọc viết của chúng ta là điểm C, khả năng dạy nghề là điểm A nhưng khả năng giáo dục tài chính thì chỉ là điểm F mà thôi. Thiếu sót này cần được sửa chữa bổ sũng ngẩy lập tức, nếu chứng ta còn muốn là một quốc gia hùng mạnh.

Trong Thời đại Công nghiệp, mọi người đều cần phải có giáo dục học viện và giáo dục nghề nghiệp. Trong Thời đại Thông tin, những người chỉ có hai bậc giáo dục trên vẫn chưa đủ. Trong Thời đại Thông tin, mọi người cần được trang bị thêm giáo dục tài chính, bên cạnh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục toong nhà trường. Một công việc được trả lương cao là chưa đủ. Chúng ta cần phải biết cách để tự sinh sống sau nghỉ hưu và điều này đòi hỏi phải được giáo dục tài chính tốt.

HAI NGHỀ NGHIỆP

Trong Thời dại Công nghiệp, tất cả những gì chúng ta cần là một công việc hoặc một nghề nghiệp tốt. Trong Thời đại Thông tin, chúng ta cần tới hai nghề nghiệp. Một nghề giúp chúng ta đếm tiền và nghề thứ haí giúp chúng ta dầu tư tiền bạc. Để có được nghề thứ hai thì chúng ta cần có tri thức và tiếp thu giáo dục tài chính tốt.

LỰA CHỌN CỦA BẠN

Noah có thể dự đoán những thay đổi tương lai và ông đã chuẩn bị cho những thay đổi đó. Nếu bạn nhìn thấy một tương lai giống như người cha giàu dự đoán thì bạn cũng cần chuẩn bị nhiều thứ khi vẫn còn đủ thời gian để chuẩn bị. Đương nhiên ai cũng mong sự sụp đổ thị trường không bao giờ xảy ra. Có thể sẽ có ai đó vẫy cây đũa thần và chúng ta lại tiếp tục sống trong hạnh phúc như chúng ta vẫn sống từ trước tới nay. Nhưng tôi vẫn tin rằng thị trường khó tránh khỏi sự tuột dốc trong thời gian sắp tới. Và tôi cũng không nghĩ rằng hàng triệu người thuộc thế hệ bùng nổ dân số sẽ ngay lập tức tiết kiệm đủ số tiền dể có thể tự chăm lo cho cuộc sống của họ sau này. Tôi tin rằng chúng ta sẽ phải đối mặt với một vấn đề nóng bỏng, và sau khi nó đi qua, một thị trường tài chính mới sẽ ra đời. Tôi tin vào điều này và cũng mong nó tới. Đợt suy thoái sắp tới của thị trường sẽ phơi bày những vấn đề mà chúng ta và cả xã hội này đã cố che giấu trong nhiều năm. Một khi vấn đề được vạch ra thì chúng ta hoàn toàn có cơ hội giải quyết triệt để, không phải chỉ cho chúng ta mà là cho cả thế giới.

VƯỢT QUA NHỮNG LÊN XUỐNG

Với sự quảng bá rầm rộ cho kế hoạch (401 )k, chính phủ Mỹ cũng như nhiều chính phủ các nước khác mong muốn hàng triệu người đầu tư không đủ kiến thức sẽ trở thành những nhà đầu tư thực sự. Khi những người không phải là nhà đầu tư bước vào thị trường, hầu hết họ đều chỉ được giải thích một cách đơn thuần rằng tính trung bình thì thị trường cổ phiếu luôn tăng. Với giả thiết đó, một trái bom nguy hiểm đang hình thành trong thị trường các quỹ hỗ tương.

Sự thật là các nhà đầu tư thực sự luôn biết rằng tất cả các thị trường, bất kể là thị trường chứng khoán, bất động sản hay dầu khí, quỹ hỗ tương hay tiền tiết kiệm… đều có lúc lên lúc xuống. Một nhà dầu tư thực sự sẽ chẳng bao giờ đầu tư vào một danh mục đầu tư mà chỉ hoạt động tốt theo một hướng hay không cho phép họ rút lui trong lúc đang hưng thịnh. Nhưng đó lại những gì kế hoạch (401)k đang làm. Nó đẩy mọi người đầu tư vào các danh mục mà họ không có quyền kiểm soát, chỉ hoạt động khi thị trường đi lên và họ không thể rút lui mà không bị khấu trừ một vài khoản nào đó. Điều này cũng giông như còng tay một vận động viên bơi lội rồi quẳng anh xuống đáy hồ.

Do không được giáo dục tài chính đầy đủ nên hầu hết các nhà đầu tư đầu tư vào kế hoạch DC đều phải mua các danh mục với tinh thần lạc quan chờ đợi vận may. Một nhà đầu tư thực sự luôn biết rằng thị trường nào cũng có lúc lên lúc xuống. Đối với những ai muôn nắm quyền kiểm soát cao hơn với các quỹ tài chính của mình thì họ cần phải vượt qua những lên xuống này. Nếu muốn trở thành một nhà dầu tư thực sự, bạn cần phát triển giáo dục tài chinh của mình, trau dồi kinh nghiệm và khả năng nhìn xa hơn sự lên xuống của thị trường, đồng thời phải luôn phải nhìn thấy những cơ hội tốt phía trước.

Trở thành một nhà đầu tư thực sự dồng nghĩa với việc bước chân vào thế giới đầu tư thực sự. Những người lạc quan yêu thích các ý tưởng mua bán, nắm giữ, đa dạng hóa, và ngồi cầu nguyện. Nhưng nếu bạn có kế hoạch nắm quyền kiểm soát tương lai của chính mình thì bạn cần có những kinh nghiệm thực tế để có thể phầt hiện ra những cơ hội tốt đằng sau mây mù của cơn bão giảm giá. Nếu trở thành một nhà đầu tư thực sự thì bạn sẽ không cần quan tâm tới việc thị trường đang đi lên hay đi xuống bởi vì bạn có thể kinh doanh hiệu quả ở mọi thị trường. Khi đó bạn sẽ không bị yếu thế trong cuộc đối đầu với những người có khả năng kiểm soát khác cũng như những khi thị trường lên xuống. Nếu trở thành một nhà đầu tư thực sự, bạn sẽ chỉ đơn thuần nhìn thị trường đi lên hoặc đi xuống như một trò chơi của cuộc sống.

Lẽ dĩ nhiên là bạn đang sống trong thời kỳ hỗn độn. Và thực sự chứng ta đang là một xã hội toàn cầu với đầy thử thách trước mắt. Một trong những thách thức là việc phát triển tài chính, không chỉ với các nước thuộc thế giới thứ ba mà cả với những quốc gia đã phát triển như nước Mỹ. Khoảng cách giàu nghèo cần phải được thu hẹp. Một trong những lý do mà cuốn sách này được viết đặc biệt cho các giáo viên bởi vì giáo viên là người nắm giữ chiếc chìa khóa tương lai. Họ chính là những người đào tạo cho con cái chúng ta biết xây dựng và nắm giữ tương lai. Cha ruột tôi cũng là một giáo viên, thường lo lắng rằng trường học dang tập trung quá nhiều vào quá khứ lịch sử hơn là tương lai. Ông thường nói, “Nếu tôi có thể thấy trước tương lai, tôi có thể biết nên dạy gì cho lũ trẻ.” Vì lý do đó, cuốn sách được viết cho các giáo viên có tâm huyết muốn truyền đạt cho sinh viên của họ những kỹ năng cần thiết trong tương lai. Nếu chúng ta có nhiều giáo viên và sinh viên có giáo dục tài chính tốt thì lời dự đoán về tương lai thị trường chứng khoán của người cha giàu có thể sẽ sai. Và đó chính là nghề của những nhà tiên tri. Họ dự đoán tương lai, đưa ra lời cảnh báo đầy đủ dể mọi người có thể thấy trước và đối phó, và sau đó, vì mọi người đã lo dối phó nên lời dự đoán lại trở thành một tiên đoán sai, và cuộc sống lại phát triển tốt hơn nữa cho tất cả chúng ta.

Cuốn sách này không phải là một cuốn sách chỉ toàn viết về những điều u ám mịt mù. Cuốn sách này chỉ khuyến khích bạn trau dồi các kỹ năng cần thiết để phát triển một bức tranh toàn cảnh cuộc sông tốt hơn, tươi sáng hơn. Một cuộc sống vượt lên trên đám mây u ám của cơn bão giá. Tương lai luôn tươi sáng cho những ai đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống.

Người cha giàu nói, “Giờ phút tăm tối nhất là giờ phút trước lúc bình minh.” Đó là cách mà ông nhắc nhở chúng ta phải luôn rèn luỵện những kỹ năng cần thiết để giữ cho mình luôn vững vàng, nhất là trong những giờ phút tăm tối nhất, và đủ dũng cảm để đi tới trong khi những người khác thoái lui.

Bạn có cơ hội để nắm giữ tương lai của chính bạn. Bằng việc xây dựng con thuyền tài chính với đầy đủ các danh mục đầu tư hoạt động kiếm tiền cho bạn, bạn có thể chuẩn bị tài sản cho mình mà không bị ảnh hưởng bởi cơn bão thị trường sắp tới

Để khép lại cuốn sách, tôi xin trích dẫn một câu của Warren Buffett, một trong những người giàu nhất nước Mỹ và là một nhà đầu tư thành công nhất. Ông nói rằng ông luôn thích mua những cổ phiếu mà “các nhà đầu tư khác đã từ bỏ.”

Cảm ơn các bạn đã dọc cuốn sách này.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.