Dạy Con Làm Giàu – Tập 3

Lời tựa



LỜI KHUYÊN VỀ ĐẦU TƯ CỦA NGƯỜI BỐ GIÀU

Cách đây nhiều năm, tôi hỏi người bố giàu, “Bố sẽ khuyên gì với một người đầu tư trung bình?” Người đáp, “Đừng trung bình.”

QUY TẮC TIỀN BẠC 90/10

Hầu hết chúng ta đều biết quy luật 80/20. Tức là, 80% thành công của chúng ta được tạo ra từ 20% những cố gắng của mình. Quy tắc này do một nhà kinh tế học người Ý sáng lập vào năm 1897 – ông Vilfredo Pareto, và được gọi là Quy tắc về sự cố gắng tối thiểu.

Người bố giàu đồng ý với quy tắc đó về sự thành công đạt được trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ lĩnh vực tiền bạc. Khi đề cập đến tiền bạc, Người tin vào quy tắc 90/10. Người bố giàu nhận xét chỉ có 10% dân số chiếm đến 90% tiền bạc. Người chỉ ra trong thế giới điện ảnh, 10% các diễn viên kiếm được tới 90% tiền bạc. Thực tế đó cũng xảy ra tương tự trong môi trường thể thao, thế giới nghệ sĩ, thế giới các nhà đầu tư – điều đó giải thích lý do tại sao mà Người khuyên, “Đừng trung bình”. Một bài báo mới đây đăng trên tạp chí Wall Street đã chứng minh điều nhận xét của Người. Bài báo đó cho thấy hết 90% cổ phiêu ở Mỹ chỉ do 10% dân số Mỹ sở hữu.

Quyển sách này sẽ giải thích cách làm thế nào các nhà đầu tư chiếm 10% dân số lại sở hữu đến 90% của cải xã hội và làm thế nào bạn.có thể đạt được điều đó.

BẠN SẼ HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ QUYỂN SÁCH NÀY

Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) định nghĩa một nhà đầu tư đủ điều kiện như sau:

1. Người có thu nhập hàng năm từ 200.000 đô trở lên; hoặc

2. Người ấy và vợ hoặc chồng người ấy có tổng thu nhập hàng năm từ 300.000 đô trở lên; hoặc

3. Người ấy có tài sản trị giá thực từ 1 triệu đô trở lên.

SEC đã đưa ra các quy định đòi hỏi này nhằm bảo vệ một nhà đầu tư trung bình trước những khoản đầu tư có nhiều rủi ro nhất và tệ hại nhất trong giới đầu tư. Vấn đề lại phát sinh ở chỗ những đòi hỏi này cũng đồng thời ngăn cản một nhà đầu tư trung bình không có cơ hội tiếp cận những khoản đầu tư hời nhất trên thế giới. Và đó chính là một lý do mà tại sao người bố giàu đã đưa ra lời khuyên cho một người đầu tư bình thường, “Đừng trung bình.”

KHỞI SỰ TỪ TAY TRẮNG

Quyển sách này bắt đầu với thời điểm cột mốc vào năm 1973 – lúc tôi từ Việt Nam trở về. Điều đó cũng có nghĩa là trong vòng một năm tới, tôi sẽ thất nghiệp, không có tiền và không có tài sản gì cả. Do đó, quyển sách này bắt đầu từ điểm cột mốc đó – cột mốc mà nhiều bạn sẽ đồng cảm khi lập nên sự nghiệp cho chính mình từ đôi bàn tay trắng.

Viết nên quyển sách này thật là một thử thách đối với tôi. Tôi đã viết đi viết lại quyển sách tới bốn lần. Khi tôi viết xong bản thảo đầu tiên, chính cô Sharon Lechter – đồng tác giả, đã nhắc tôi nhớ lại nguyên tắc 90/10 về tiền bạc. Cô ấy nói: “tôi tin rằng không quá 3% dân số có mức thu nhập tối thiểu đủ để được công nhận là nhà đầu tư theo tiêu chuẩn của SEC.” Vấn đề đó đã đưa ra cho tôi một thách thức mới: phải viết làm sao để bao gồm những khoản đầu tư của người giàu – tức là những khoản bắt đầu với mức thu nhập tối thiểu 200.000 đô, nhưng đồng thời cũng bao quát đến tất cả mọi đối tượng đọc giả cho dù các bạn có tiền đầu tư hay không.

Quyển sách này sẽ bắt đầu từ những cấp bậc đầu tư sơ đẳng nhất cho đến bậc đầu tư chuyên nghiệp. Đối với riêng bản thân tôi, cột mốc khởi đầu là năm 1973 khi mà trong tay tôi không hề có một của cải nào. Những gì tôi có lúc ấy chỉ là những lời khuyên hướng dẫn của người bố giàu và một giấc mơ làm giàu, một ước nguyện trở thành một nhà đầu tư đủ điều kiện để có thể tham gia vào những cuộc chơi lớn trong thế giới người giàu – những cuộc chơi mà mọi người chưa từng nghe đến, chưa từng được đề cập đến trên những trang báo tài chánh, thậm chí chưa từng được các nhà môi giới đầu tư giới thiệu “bán lẻ” ra công chúng.

Như vậy, cho dù bạn có tiền hay không để đầu tư đi chăng nữa, cho dù bạn hiểu biết như thế nào về đầu tư, quyển sách này cũng sẽ có ích cho bạn. Nội dung quyển sách sẽ cố trình bày thật đơn giản về một đề tài phức tạp. Và nhất là quyển sách này nhắm đến những người thích thú quan tâm việc trở thành một nhà đầu tư hiểu biết cho dù họ có bao nhiêu tiền trong tay đi chăng nữa.

Và bất cứ ai khi đọc “Dạy con làm giàu” đều biết, những gì mà tôi và Sharon yêu cầu ở bạn là một ý chí mong muốn học hỏi và thái độ tiếp thu cởi mở.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỪNG TRUNG BÌNH?

Khi đề cập đến chứng khoán, quy luật 90/10 về tiền bạc vẫn giữ nguyên giá trị.

Về mặt cá nhân, tôi rất quan tâm đến thực tế này bởi vì ngày càng có nhiều hộ gia đình dựa vào các khoản đầu tư làm nguồn thu nhập chủ yếu trong tương lai. Vấn đề ở chỗ, trong khi càng có nhiều người nhảy vào đầu tư, thì càng rất ít người có hiểu biết về đầu tư. Chuyện gì sẽ xảy ra với những tay mơ đầu tư này một khi thị trường sụp đổ?

Ý định của tôi khi viết quyển sách này là để giúp các bạn tìm ra những giải đáp cho những câu hỏi đại loại như thế. Và giả như các bạn không thỏa mãn với những giải đáp ấy, quyển sách vẫn có thể tiếp thêm nguồn hứng khởi để giúp bạn đào sâu thêm và khám phám những phương cách có thể áp dụng trong đời bạn. Cách đây hơn 40 năm, điều quan trọng nhất mà người bố giàu đã để lại cho tôi chính là sự khơi dậy tính hiếu kỳ trong tôi về đề tài đầu tư. Tôi nhận thấy người bố giàu đã có được một sức mạnh mà bố tôi không hề có, và tôi cũng muốn chính mình chiếm hữu được sức mạnh kỳ diệu đó.

Tôi nhận ra rằng không phải đồng tiền đã làm cho người bố giàu trở thành một nhà đầu tư giàu có. Tôi nhận ra người bố giàu có cách suy nghĩ và lôgíc hoàn toàn đối lập với bố tôi. Tôi nhận ra mình cần phải hiểu cho được kiểu suy nghĩ ấy của người bố giàu nếu như tôi muốn có được trong tay những sức mạnh mà Người đang có.

Tôi tò mò. Và chính sự tò mò cũng như nỗi khát khao muốn làm chủ sức mạnh của người bố giàu, còn được gọi là kiến thức và khả năng, đã mở ra cho tôi một chân trời mới trên con đường học hỏi và tìm kiếm.

CÂU TRẢ LỜI CỦA NGƯỜI BỐ GIÀU

Cuối cùng, tôi cũng thu hết lòng can đảm của một đứa nhỏ 12 tuổi hỏi người bố giàu, “Bố làm thế nào mà mua được 10 mẫu đất đắt tiền dó trong khi bố con không thể nào mua nổi?” Người choàng tay qua vai tôi, chậm chạp bước tới và ấm áp giải thích cho tôi nghe những điều cơ bản về tiền bạc và đầu tư. “Ta cũng không mua nổi nó con à, mà chính sự nghiệp kinh doanh của ta đã mua lấy giùm ta.”

Cách đây vài năm, tôi dạy một lớp học đầu tư dài ba ngày tại thành phố Sydney, Úc. Hết một ngày rưỡi đầu, tôi tập trung thảo luận và giảng giải về những thủ thuật và chiến lược xây dựng kinh doanh. Một thành viên trong lớp cuối cùng có lẽ hết chịu nổi đã giơ tay chất vấn tôi, “Tôi bỏ tiền đến đây cốt để học hỏi về đầu tư. Sao ông lại phí quá nhiều thời giờ bàn về việc kinh doanh đến thế?”

Tôi trả lời, “Có hai lý do. Lý do thứ nhất là vì trước sau gì chúng ta cũng đều đầu tư vào việc kinh doanh. Nếu anh đầu tư vào cổ phiếu, tức là anh đang đầu tư vào một việc kinh doanh của một doanh nghiệp. Nếu anh mua một miếng địa ốc để đầu tư cho thuê, miếng địa ốc đó chính là một việc kinh doanh. Nếu anh mua trái phiếu, anh cũng đang đầu tư vào kinh doanh. Do đó để trở thành một nhà đầu tư giỏi, trước hết anh cần phải giỏi về kinh doanh. Lý do thứ hai là vì cách đầu tư tốt nhất chính là sử dụng việc kinh doanh của mình đầu tư cho mình. Cách đầu tư dở nhất là đầu tư như một cá nhân đơn độc. Một nhà đầu tư trung bình biết rất ít về kinh doanh và thường đầu tư đơn lẻ. Chính vì thế mà tôi đã bỏ nhiều thời gian để nói về đề tài kinh doanh trong khóa học đầu tư bạn ạ.”

Và cũng thế, quyển sách này sẽ đề cập đến các đề tài xây dựng kinh doanh cũng như cách phân tích một doanh nghiệp. Phần còn lại sẽ đề cập đến đầu tư thông qua việc kinh doanh. Cách đây 40 năm, người bố giàu đã nói, “Ta không mua nổi miếng đất đó, mà chính sự nghiệp kinh doanh của ta đã mua lấy giùm ta.” Nói cách khác, quy tắc của người bố giàu chính là “Lấy việc kinh doanh mua đầu tư cho mình.” Hầu hết mọi người đều không giàu là vì họ chỉ biết đầu tư với tư cách cá nhân riêng lẻ, chứ không phải với tư cách chủ doanh nghiệp. Qua quyển sách này, bạn sẽ thấy ngay tại sao hầu hết 10% những nhà tỷ phú sở hữu 90% số lượng cổ phiếu cũng đồng thời là các chủ doanh nghiệp và đầu tư thông qua chuyên kinh doanh của mình. Từ đó, quyển sách sẽ chỉ cách làm thế nào bạn có thể thực hiện được giống như thế.

Ngay sau đó, vị tham dự ấy đã vỡ lẽ ra được tại sao tôi dành nhiều thời gian về đề tài kinh doanh. Cuối khóa học, cả lớp bắt đầu nhận ra rằng những nhà đầu tư tỷ phú trên thế giới không đi mua các khoản đầu tư mà tự mình tạo ra chúng. Hiện tượng nhiều thanh niên chưa quá 30 tuổi đã trở thành tỷ phú không phải là do những thanh niên ấy đi mua các khoản đầu tư, mà chính họ đã tạo ra cơ hội đầu tư cho hàng triệu người khác đầu tư vào.

Gần như mỗi ngày tôi đều nghe có người nói, “Tôi có một ý tưởng sản phẩm mới có thể làm ra được hàng triệu đô.” Đáng tiếc thay, hầu như những ý tưởng sáng tạo đó không bao giờ trở thành những tài sản giàu có đồ sộ cả. Phân nửa quyển sách này sẽ tập trung làm thế nào các nhà tỷ phú đã biến những ý tưởng của mình thành những khoản đầu tư trị giá hàng triệu, hàng tỷ đô mời gọi các nhà đầu tư khác. Do đó, nếu bạn từng cho rằng suy nghĩ có thể giúp mình giàu có, thậm chí có thể đưa bạn trở thành hội viên của câu lạc bộ những người giàu 90/10 đó, tôi xin trân trọng tặng bạn phân nửa của quyển sách này.

MUA, GIỮ VÀ CẦU NGUYỆN

Trong nhiều năm, người bố giàu đã chỉ cho tôi thấy đầu tư có ý nghĩa rất khác nhau đối với những hạng người khác nhau. Ngày nay tôi thường nghe mọi người nói những câu như:

– “Tôi vừa mới mua 500 cổ phiếu của công ty XYZ với giá 5 đô một cổ phiếu. Sau đó, giá cổ phiếu tăng lên 15 đô và tôi bán ra, kiếm được 5.000 đô trong vòng không đầy một tuần.”

– “Vợ chồng tôi mua lại những căn nhà cũ, sửa chữa lại và sau đó bán đi kiếm được lời.”

1
– “Tôi mua bán các hợp đồng hàng hóa bán trước giao sau. ”

– “Tôi có hơn một triệu đô trong tài khoản hưu trí.”

– “Chẳng có gì an toàn bằng bỏ tiền vào ngân hàng.”

– “Tôi có một danh mục đầu tư đa dạng hóa.”

– “Tôi đầu tư với quan điểm dài hạn.”

Trong khi những câu nói trên phản ánh những loại sản phẩm và những kiểu đầu tư khác nhau, người bố giàu dã không đầu tư như vậy. Mà thay vào đó, Người nói, “Hầu hết mọi người không phải là nhà đầu tư mà chỉ là những kẻ tích lũy cơ hội hoặc cờ bạc. Hầu hết mọi người đều mang cùng một hội chứng “mua – giữ – và cầu nguyện cho giá tăng.” Họ sống chập chờn trong hy vọng thị trường sẽ đi lên và sợ hãi khi thị trường đi xuống hoặc sụp đổ. Một nhà đầu tư đúng nghĩa đều kiếm được tiền bất kể thị trường đi lên hay đi xuống, bất kể họ thắng hay thua, và họ đều chơi cả “ngắn” lẫn
2

“dài” . Người đầu tư trung bình không biết làm như thế, và cũng chính vì thế mà hầu hết những nhà đầu tư trung bình dó đều thuộc về nhóm 90% chỉ kiếm được 10% tiền bạc.”

KHÔNG PHẢI IÀ MUA, GIỮ VÀ CẦU NGUYỆN

Đầu tư đối với người bố giàu không phải là việc mua, giữ và cầu nguyện đơn thuần. Quyển sách này sẽ đề cập đến các đề tài như sau:

1. 10 kỹ năng kiểm soát của nhà đầu tư: Nhiều người cho rằng đầu tư là rủi ro, người bố giàu lại nói, “Đầu tư không rủi ro, mà không kiểm soát được nó mới chính là rủi ro.” 10 kỹ năng kiểm soát được trình bày trong quyển sách này sẽ giúp bạn có thể giảm mức rủi ro và tăng lợi nhuận.

2. Kế hoạch của người bố giàu gồm 5 giai đoạn đã hướng dẫn tôi từ chỗ không có một đồng trong túi đến chỗ đầu tư với lượng tiền mặt dư dả. Giai đoạn đầu tiên là chuẩn bị tinh thần để trở thành một nhà đầu tư. Đối với mọi người, đây là giai đoạn nghe qua có vẻ đơn giản nhưng lại hết sức quan trọng trong việc đầu tư một cách tự tin.

3. Các luật thuế khác nhau áp dụng cho các nhà đầu tư khác nhau. Trong quyển Dạy Con Làm Giàu tập II, tôi đã phác họa chân dung bốn nhóm người trong thế giới tiền bạc. Đó là:

L là nhóm người làm công; T là nhóm người làm tư; C là nhóm chủ doanh nghiệp; và Đ là nhóm nhà đầu tư.

Nói cách khác, lý do thứ hai của thực tế 90/10 là vì chỉ có nhóm người 10% biết cách đầu tư từ bốn nhóm khác nhau để có thể tận dụng các ưu đãi về thuế khác nhau. Trong khi đó, một nhà đầu tư trung bình thông thường chỉ biết đầu tư vào một nhóm.

4. Tại sao và làm thế nào một nhà đầu tư thực sự vẫn có thể kiếm tiền bất kể thị trường lên xuống hay sụp đổ.

5. Sự khác nhau giữa các nhà đầu tư chứng khoán theo trường phái nền tảng và
3
trường phái kỹ thuật .

6. Trong tập II, tôi đã phân tích sáu cấp bậc đầu tư. Quyển sách này sẽ bắt đầu từ hai bậc đầu tư cuối cùng và chia chi tiết hai bậc này ra thành các nhóm sau:

Nhà đầu tư đủ điều kiện

Nhà đầu tư chuyên môn

Nhà đầu tư lão luyện

Nhà đầu tư nội bộ

Nhà đầu tư thực sự

Khi đọc hết quyển sách này, bạn sẽ biết được những kỹ năng và kiến thức cần có đối với mỗi nhóm đầu tư khác nhau.

7. Nhiều người nói, “Khi kiếm được nhiều tiền, tôi sẽ không còn gặp khó khăn về tiền bạc nữa.” Thế nhưng họ không nhận thấy rằng có quá nhiều tiền cũng tệ hại như không có tiền. Trong quyển sách này, bạn sẽ nhận biết sự khác nhau giữa hai vấn đề khó khăn về tiền bạc: không có tiền hoặc có quá nhiều tiền.

Một trong nhiều nguyên nhân khiến cho rất nhiều người vẫn trở nên túng quẫn sau khi kiếm được nhiều tiền là bởi vì họ không biết cách giải quyết vấn đề có quá nhiều tiền.

Quyển sách này không những chỉ cho bạn cách kiếm nhiều tiền mà cả cách giữ chúng. Như người bố giàu của tôi đã từng nói, “Có nghĩa lý gì khi con kiếm được nhiều tiền để rồi mất hết?”

Một người bạn môi giới từng tâm sự với tôi, “Người đầu tư trung bình không kiếm ra tiền trên thị trường. Không nhất thiết họ bị lỗ, mà chỉ là họ không kiếm được tiền mà thôi. Tớ chứng kiến khối người kiếm lời trong năm nay nhưng năm sau lại mất hết.”

8. Làm thế nào kiếm được tiền nhiều hơn mức tối thiểu của một nhà đầu tư đủ điều kiện. Người bố giàu đã nói, “Tiền chỉ là một ý tưởng con ạ Làm sao có thể giàu được nếu như con cứ khăng khăng cho rằng 200.000 đô là một số tiền lớn? Nếu con muốn trở thành một nhà đầu tư giàu có, con cần phải nhìn thấy số tiền 200.000 đô đó chỉ là một hột muối bỏ bể.” Và điều đó giải thích tại sao Phần 1 của quyển sách này lại hết sức quan trọng.

ĐIỀU GÌ LÀM MỘT NHÀ ĐẦU TƯ THUỘC NHÓM 90/10 KHÁC BIỆT?

Một trong những khía cạnh chủ chốt nhất của quyển sách này chính là sự khác nhau cơ bản về cách suy nghĩ giữa một nhà đầu tư 90/10 và một người đầu tư trung bình. Người bố giàu thường nói, “Nếu con muốn giàu, hãy tìm hiểu xem những gì mà mọi người khác làm và hãy làm ngược lại.” Khi đọc quyển sách, bạn sẽ thấy giữa nhóm người giàu 90/10 và những người khác không có sự khác biệt về các phương tiện đầu tư, mà chỉ khác biệt ở lối suy nghĩ và lập luận. Tôi xin đưa ra vài ví dụ:

1. Hầu hết những người đầu tư thường nói, “Đừng chấp nhận rủi ro.” Nhà đầu tư giàu có dám chấp nhận rủi ro.

2. Hầu hết những người đầu tư thường “đa dạng hoá”, trong khi nhà đầu tư giàu có lại tập trung.

3. Người đầu tư trung bình cố giảm nợ càng nhiều càng tốt, trong khi nhà đầu tư giàu có biết tăng nợ có lợi cho mình.

4. Người đầu tư trung bình cố giảm thiểu chi phí càng nhiều càng tốt, trong khi nhà đầu tư giàu có biết cách tăng chi phí làm cho mình giàu hơn.

5. Người đầu tư trung bình có việc làm. Nhà đầu tư giàu có tạo ra việc làm.

6. Người đầu tư trung bình làm việc quần quật. Nhà đầu tư giàu có lại làm việc ít hơn mà vẫn kiếm nhiều tiền hơn.

MẶT BÊN KIA CỦA ĐỒNG TIỀN

Như vậy, điều quan trọng khi dọc quyển sách này là bạn hãy cố nhận biết những suy nghĩ của mình khi nào hoàn toàn mâu thuẫn và đối chọi với những tư tưởng hướng dẫn của người bố giàu. Người nói, “Một trong những lý do khiến cho ít người trở nên giàu có là vì mọi người thường bị kẹt vào một lối mòn suy nghĩ. Họ cho rằng chỉ có một cách suy nghĩ hay làm một điều gì đó theo một cách thông thường nào đó. Trong khi người đầu tư trung bình suy nghĩ, “Hãy chơi an toàn và đừng chấp nhận rủi ro,” nhà đầu tư giàu có phải suy nghĩ làm thế nào cải thiện những kỹ năng của mình để có thể chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Đó chính là cách suy nghĩ “ở cả hai mặt của đồng tiền.” Nhà đầu tư giàu có thường suy nghĩ linh hoạt và sáng tạo hơn người đầu tư trung bình rất nhiều. Chẳng hạn, trong khi cả hai đều nghĩ về vấn đề an toàn, nhà đầu tư giàu có cũng đồng thời nghĩ cách làm thế nào có thể dám chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Đối với nợ, trong khi người đầu tư trung bình chỉ biết cách giảm nợ, nhà đầu tư giàu có lại nghĩ cả cách tăng nợ. Khi người đầu tư trung bình luôn sống trong nỗi sợ thị trường bị khủng hoảng, nhà đầu tư giàu có lại chờ đợi có khủng hoảng. Những điều đó nghe có vẻ vô lý đối với một người đầu tư trung bình, nhưng chính những kiểu suy nghĩ ‘vô lý’ đó lại làm giàu cho nhà đầu tư giàu có.”

Khi bạn đọc quyển sách này, hãy luôn ý thức sự đối lập khác nhau trong suy nghĩ lập luận giữa người đầu tư trung bình và nhà đầu tư giàu có. Như người bố giàu đã nói, “Nhà đầu tư giàu có luôn ý thức rõ về hai mặt của mỗi đồng tiền. Trong khi đó, người đầu tư trưng bình chỉ lo nhìn có một mặt của đồng tiền mà thôi. Thế nhưng chính mặt đồng tiền mà người đầu tư trung bình không thấy dã kềm hãm họ không bao giờ giàu lên được, trong khi nhờ nó mà người kia lại càng giàu hơn.” Phần thứ hai của quyển sách này sẽ đề cập đến ‘mặt bên kia của đồng tiền.’

BẠN CÓ MUỐN VƯỢT HƠN CẤP BẬC ĐẦU TƯ TRUNG BÌNH KHÔNG?

Quyển sách này không chỉ nói về đầu tư, những mách nước, hay những bí quyết làm giàu. Một trong những mục đích chính của chúng tôi là tạo cơ hội cho bạn có được một cách nhìn khác về đầu tư. Bốn mươi năm trước đây, tôi đã nhận thấy sự khác nhau giữa người bố nghèo và người bố giàu còn sâu sắc hơn cả số tiền mà mỗi người bố có để đầu tư. Sự khác nhau đó chính là khao khát mãnh liệt vượt xa hơn cấp bậc đầu tư trung bình. Nếu bạn có niềm khát khao đam mê đó, vậy thì xin mời bạn bắt đầu đọc quyển sách này.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.