Dạy Con Làm Giàu – Tập 4

CHƯƠNG 12 Học với tiền thật



Khi bố mẹ tôi thông báo rằng họ không có tiền cho tôi học đại học thì tôi chỉ thưa: “Không sao đâu. Con sẽ tự tìm cách lo liệu khoản học phí cho mình.” Sở dĩ tôi dám tự tin nói thế vì tôi đã biết kiếm tiền rồi. Nhưng thứ giúp tôi hoàn thành việc học của mình không phải số tiền tôi kiếm được, mà chính là những bài học về cách kiếm tiền – bắt đầu với bài học Người bố giàu trả công tôi 10 xu một giờ. Vào lúc 9 tuổi tôi biết mình có thể tự lập.

TÔI NGỪNG GIÚP CON TRAI TÔI VÀ BẮT ĐẦU DẠY DỖ NÓ

Mới đây một ông bố tới gặp tôi và nói: “Tôi nghĩ con trai tôi có thể là một Bill Gates thứ hai. Brian mới 14 tuổi nhưng cháu đã ham thích việc kinh doanh và đầu tư. Sau khi đọc những quyển sách của ông, tôi liền nhận ra là mình đang làm hư con cái. Từ sự mong muốn giúp cháu nên tôi đã thật sự ngăn trở cháu. Và vì vậy, khi cháu đòi mua những cây gậy đánh golf mới, tôi bèn cho cháu một thách thức mới.”

“Ông đã ngăn trở cậu ấy như thế nào?” tôi hỏi.

“Tôi dạy nó làm việc để có tiền. Bình thường nếu nó tới hỏi xin tiền mua những cây gậy đánh golf, tôi sẽ bảo nó đi kiếm tiền và tự mua lấy. Nhưng sau khi đọc những quyển sách của ông, tôi nhận ra nếu mình làm thế tức là mình đang lập trình cho con nó trở thành một kẻ tiêu xài tích cực. Nó đang được lập trình, để trở thành người làm việc như điên thay vì trở thành người giàu, biết cách bắt tiền của mình làm việc cho mình.”

“Vậy ông đã làm gì khác đi?”

“Ồ, tôi bảo nó hãy đi tìm quanh vùng những công việc cần làm.”

“Thật thú vị,” tôi bình phẩm. “Thay vì cho nó thấy rằng nó xứng đáng được cho tiền, ông đã dạy nó đi tìm những cơ hội kiếm tiền.”

Gật đầu, ông bố tự hào tiếp: “Tôi nghĩ nó sẽ rất giận, nhưng ngược lại nó hăng hái bắt đầu công việc của mình, nó biết tự lực cánh sinh hơn là xin tôi tiền. Thế là nó đi cắt cỏ thuê vào mùa hè, và nhanh chóng kiếm được 500 đôla – lớn hơn số tiền cần để mua gậy đánh golf. Nhưng tôi lại làm khác.”

“Ông đã làm gì?”

“Tôi dẫn nó tới một công ty môi giới chứng khoán và nó mua 100 đôla quỹ tương hỗ. Tôi bảo nó đấy là tiền để dành cho nó học đại học.”

“Rất tốt! Rồi ông có để cho cậu ta mua gậy đánh golf không?”

“Không,” người bố đáp liền, gương mặt bừng sáng niềm tự hào. “Tôi đã làm điều mà người bố giàu của ông đã làm.”

“Là gì vậy?”

“Tôi lấy 400 đôla đó của nó và bảo tôi sẽ giữ số tiền này cho tới khi nó tìm ra một tài sản sẽ mua gậy đánh golf cho nó.”

“Cái gì? Ông bảo cậu ta đi mua một tài sản? Vậy là ông làm chậm nhu cầu được thỏa mãn của cậu ta lâu hơn nữa?”

“Đúng vậy. Ông bảo rằng chậm đáp ứng nhu cầu là sự khôn ngoan về cảm xúc rất quan trọng trong việc phát triển. Vì vậy tôi giữ tiền của cháu và…”

“Và điều gì xảy ra?”

“Ồ, nó giận dữ nhưng khoảng nửa tiếng đồng hồ sau lại nhận ra điều tôi đang lầm. Khi nó nhận ra tôi đang cố dạy nó cái gì đó, nó bắt đầu ngẫm nghĩ và khi nó đã hiểu điều tôi làm, nó nhận được một bài học.”

“Và bài học đó là gì?”

Ông bố rạng rỡ nói tiếp: “Nó đến bên tôi và nói: ‘Ba đang cố giữ gìn, bảo quản tiền cho con phải không? Ba không muốn con vứt nó vào những cây gậy đánh golf. Ba muốn con có những cây gậy này nhưng vẫn còn tiền. Đó chính là điều ba muốn con học?’. Và nó đã có một bài học. Nó biết nó có thể giữ lại những đồng tiền làm lụng vất vả và vẫn có những cây gậy đánh golf. Tôi rất tự hào về con trai mình.”

“Chao!” đó là tất cả những gì tôi thốt ra. “Ở tuổi 14, cậu ta đã hiểu rằng mình có thể vừa giữ tiền mà vẫn có những cây gậy đánh goft.”

“Đúng thế. Nó hiểu là nó có thể có cả hai.”

Một lần nữa tôi chỉ thốt lên được.”Chao”. Rồi mãi sau tôi mới bảo.”Hầu hết người lớn không bao giờ học được bài học đó. Vậy cậu ta có thể làm điều đó như thế nào?”

“Nó bắt đầu đọc những mẩu rao vặt trên báo. Rồi nó tới cửa hàng bán dụng cụ chơi goft và nói chuyện với những tay goft nhà nghề xem họ cần và muốn cái gì. Một ngày kia nó về nhà và bảo nó cần lấy lại tiền. Nó đã tìm ra cách vừa giữ tiền của mình vừa có gậy đánh goft.”

“Vậy hãy nó cho tôi biết đi,” tôi thúc giục, chờ đợi câu trả lời.

“Nó đã tìm ra một người đang cần bán những máy bán kẹo tự động. Nó tới gặp chủ cửa hàng dụng cụ chơi goft và hỏi xem nó có thể đặt hai máy bán kẹo tự động trong cửa hàng của ông được không. Ông ta đồng ý nên nó về nhà bảo tôi đưa tiền. Chúng tôi cùng tới chỗ người bán kẹo dạo, mua hai cái máy cùng một số loại kẹp và bánh chừng 350 đôla rồi đem đặt ở cửa hàng bán dụng cụ chơi goft. Một tuần một lần nó tới cửa hàng thu tiền trong máy và mua thêm kẹo bánh cho vào máy. Sau hai tháng nó đã có gậy đánh goft và vẫn có thu nhập đều đặn từ sáu chiếc máy bán kẹo tự động, tài sản của nó.”

“Sáu cái máy? Tôi nghĩ cậu tẩ chỉ mua có hai cái thôi chứ?”

“Đúng vậy. Nhưng khi nó nhận ra những cái máy này là tài sản nên nó tiếp tục mua thêm. Giờ quỹ để học đại học của nó vẫn gia tăng đều dặn, và số máy bán kẹo cũng tăng lên. Nó có thời gian và tiền bạc để chơi golf như ý muốn, bởi vì nó không cần phải làm việc để có tiền mà trả cho trò chơi golf nữa. Quan trọng hơn cả, nó đang học nhiều hơn chuyện tôi có cho nó tiền hay không.”

“Nghe có vẻ như ông đi từ Tiger Woods đến Bill Gates vậy.”

Ông bố cười ngất. “Ông biết đấy, điều đó không thật sự quan trọng. Quan trọng là nó đã biết rằng nó lớn lên và có thể trở thành bất cứ ai mà nó muốn.”

CẬU TA CÓ THỂ TRỞ THÀNH BẤT CỨ AI CẬU TA MUỐN

“Cha tôi nói: ‘Thành công là có thể trở thành bất cứ ai mà con muốn’… và nghe có vẻ như con trai ông đã thành công rồi.”

“Phải, nó rất hạnh phúc,” ông bố hồ hởi. “Nó không hòa lẫn vào trong đám đông ở trường. Nói nôm na là nó đi theo một nhịp trông khác biệt. Và vì vậy giờ nó đã có công việc kinh doanh và tiền bạc của riêng mình, nó cũng có chân giá trị riêng… một ý thức về an toàn cá nhân. Nó không cố phải bận tâm xem mình nổi tiếng như thế nào với những người còn lại “trong” đám đông. Tôi nghĩ việc có đặc trưng ổn định cho nó thời gian để nghĩ nhiều hơn đến việc mình muốn trở thành ai, hơn là cố làm điều mà bạn bè nó nghĩ là tuyệt đỉnh. Điều này đã hun đúc cho nó thêm nhiều tự tin.”

Tôi gật đầu, hồi tưởng lại những ngày còn học phổ thông trung học. Tôi đau khổ nhớ mình là kẻ ngoài cuộc chứ không phải là kẻ trong cuộc. Tôi nhớ mình không ở “trong” đám đông và cô đơn như thế nào khi không được nhận ra hay được chấp nhận bởi đám đông. Nhớ lại, tôi nhận ra việc học hỏi từ Người bố giàu đã cho tôi ý thức về an toàn cá nhân và tự tin. Tôi biết mặc dù mình không phải là học sinh hay ho nhất, ấn tượng nhất trường, nhưng ít ra tôi cũng biết một ngày nào đó mình sẽ giàu có… và rằng đó là chân giá trị tôi muốn có nhất.

“Xin ông vui lòng cho tôi biết,” ông bố hỏi, lôi tôi ra khỏi những ký ức thời học sinh, “ông thấy cần phải dạy thêm con trai tôi gì nữa? Nó đã tiến bộ tới mức vậy rồi và nó đang làm tốt, nhưng tôi biết nó vẫn còn cần phải học thêm nữa. Ông có lời đề nghị nào không?”

“Ồ, một câu hỏi hay. Thế công việc sổ sách cậu ta làm ra sao?”

“Sổ sách?”

“Phải, sổ sách lưu trữ… những bản báo cáo tài chính. Chúng có được cập nhật?”

“Không. Nó chỉ báo cáo miệng với tôi hàng tuần về những gì đã thu được từ những cái máy, cũng như những biên lai mua kẹo để đổ vào những chiếc máy. Nhưng không có bản báo cáo tài chính chính thức. Chẳng phải việc đó quá khó khăn sao?”

“Không phải khó khăn đâu. Nó rất đơn giản.”

“Ý ông bảo là hãy thực hiện một bản báo cáo tài chính thật sự, giống như cách làm trong trò CASHFLOW phải không?”

“Phải! Không nhất thiết phải khó khăn như thế. Điều quan trọng nhất là cậu ta thấy được bức tranh tổng thể từ những bản báo cáo tài chính; rồi từ từ chậm nhưng chắc cậu ta có thể bổ sung thêm những chi tiết, những khác biệt tinh tế hơn. Khi làm thế, đầu óc nó sẽ minh mẫn hơn, và sự thành công trong tài chính của nó cũng sẽ tăng theo.”

“Chúng tôi sẽ làm,” ông bố hứa. “Tôi sẽ gởi cho ông một bản sao bản báo cáo tài chính chúng tôi làm.”

Chúng tôi bắt tay rồi chào tạm biệt. Khoảng một tuần sau tôi nhận được một bì thư có bản sao bản báo cáo tài chính của Brian. Nó như thế này:

Bản báo cáo tài chính của Brian vào tháng 6

Thu nhập

Thu nhập từ sáu máy bán kẹo tự động 465 đôla

Chi phí

Kẹo và bánh                     85 đôla

Lương của Brian                      100 đôla

Quỹ học đại học                     150 đôla

Tiết kiệm                   130 đôla

Tài sản

Tiết kiệm                       680 đôla

Tiêu sản

Quỹ học dại học                     3700 dôla

0 đô la

Sáu máy bán kẹo tự động                 1000 dôla

Tôi gởi lại lời chúc mừng và nhận xét. Tôi hỏi lại họ: “Thế còn những chi phí cá nhân của cậu ta đâu?”. Ông bố email lại: “Nó ghi những chi phí cá nhân vào bản báo cáo tài chính riêng khác. Nó không muốn làm rối rắm, mập mờ giữa những chi phí kinh doanh với những chi phí tiêu xài cá nhân.”

Tôi e-mail lại: “Phương pháp rèn luyện tuyệt vời. Quan trọng là biết sự khác nhau giữa tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp. Thế còn thuế?”

Ông bố hồi âm: “Tôi chưa muốn làm cho nó sốc vội. Chúng tôi sẽ bàn tới diều đó vào năm sau. Lúc này tôi chỉ muốn để cho nó chiến thắng cái đã. Nó sẽ học về thuế nhanh thôi.”

TÁM THÁNG SAU

Chừng 8 tháng sau, ông bố gởi email cho tôi bản sao bản báo cáo tài chính, mới nhất của Brian. “Tôi muôn cho ông biết về sự tiến bộ của Brian. Giờ đây nó đã có gần 6.000 đôla trong quỹ học đại học. Nó đã có 9 máy bán kẹo tự động và giờ đang nghĩ đến việc thành lập một doanh nghiệp được điều hành tự động bằng cách nhét đồng xu vào khe.. như là từ trò CASHFLOW. Nó thuê một kế toán làm việc bán thời gian, bởi vì sổ sách của nó giờ quá phức tạp. Và đã đến lúc tôi phải nói cho nó biết về thuế và giới thiệu nó với một kế toán viên. Nó đã được 15 tuổi, và tôi nghĩ nó đã sẵn sàng bước vào thế giới thực. Bản báo cáo của nó rất tốt và học bạ ở trường cũng vậy. Khi lòng tự tin của nó tăng thì điểm số của nó cũng tăng.”

PHẦN ĐÁNG HÀI LÒNG NHẤT TRONG CÔNG VIỆC CỦA TÔI

Hầu hết các thư từ – thư điện tử cũng như thư tay – chúng tôi nhận được là tích cực và động viên. Tôi cảm ơn tất cả những người gởi những lời thân ái tới chúng tôi. Điều đó truyền cảm hứng cho công ty chúng tôi tiếp tục phát triển. Trong khi 99% thư của chúng tôi là tích cực thì vẫn có những thư tiêu cực. Chúng tôi nhận được những lời chỉ trích như: “Ông sai rồi. Tôi không đồng ý với ông,” hoặc “Ông làm tôi mất niềm tin”. Như tôi đã nói đa số thư từ là tích cực, chúng tôi cám ơn vì những sự ủng hộ quý báu, cho chúng tôi thêm nguồn năng lượng để tiếp tục phát triển. Điều này không có nghĩa là chúng tôi không đánh giá cao những người chỉ ra lỗi để chúng tôi khắc phục. Vậy hãy cứ góp ý, chúng tôi sẽ tiếp thu và biết ơn.

Một loại hồi âm khác tôi liên tục nhận được là: “Tôi ước gì đã đọc quyển sách và chơi những trò chơi của ông cách đây 20 năm.” Với những người này, tôi hồi âm: “Không bao giờ là trễ cả. Và tôi cảm phục ông đã thừa nhận rằng mình đã làm được vài điều khác biệt.” Một số người bênh vực điều họ đã làm trong quá khứ lại lên án tôi, cho rằng tôi đã phỉ báng niềm tin của họ, và rồi vẫn bám lấy những gì họ làm trong quá khứ, thậm chí bây giờ không còn hiệu nghiệm nữa.

Điều hài lòng nhất trong công việc của tôi là nghe từ những bậc bố mẹ có con cái dang học cách, an toàn, độc lập và tự tin về tài chính. Những đứa trẻ không chờ tới 20 tuổi mới bắt đầu học về tài chính đã làm cho công việc của tôi đặc biệt thật đáng làm. Những đứa trẻ được tạo cơ hội đạt đến mức độ an toàn và tự tin về tài chính sớm trong đời sẽ có cơ hội lớn để có cuộc sống chính xác như mình muốn.

Một nền tảng tài chính vững vàng không cho con cái bạn câu trả lời về cuộc sống. Một nền tảng chỉ là nền tảng. Tuy nhiên, nền tảng đó sẽ giúp con bạn lớn lên và tìm ra những câu trả lời nó cần để được tự do sống theo ý thích của mình.

NHỮNG TRIỆU PHÚ TƯƠNG LAI TRẺ TUỔI

Kể từ khi cuốn Dạy Con Làm Giàu phát hành, ngày càng có thêm nhiều bậc bố mẹ tới gặp tôi và kể về con họ. Như ba câu chuyện sau dây, mỗi câu chuyện minh họa sự sáng tạo và tài năng của từng đứa trẻ cụ thể, khiến tôi ngạc nhiên.

Một cậu bé 16 tuổi ở Adelaide, Úc, tới gặp tôi và nói: “Sau khi đọc quyển sách và chơi trò CASHFLOW của ông, cháu liền đi mua bất động sản đầu tiên của mình, bán đi một phần rồi bỏ túi 100.000 đôla.” Cậu kể rằng với sự giúp đỡ của bố và một luật sư, cậu đã ký kết hợp đồng qua điện thoại di động trong khi đang ở giảng đường. “Mẹ cháu sợ cháu sẽ mải lo nghĩ đến tiền mà quên hết mọi thứ, nhưng mà không, cháu biết sự khác nhau giữa tài sản và tiêu sản, và cháu lên kế hoạch dùng 100.000 đôla ấy để mua thêm tài sản… không phải tiêu sản.”

Một cô gái 19 tuổi ở Perth, Úc, sau khi đọc quyển sách của tôi liền bắt đầu mua tài sản cho thuê cùng một đối tác là mẹ. Cô nói với tôi: “Cháu đã kiếm được nhiều tiền hơn từ số tiền vay chứ không phải từ số tiền làm công ở một cửa hàng bán lẻ. Cháu không nghĩ mình sẽ dừng. Trong khi đa cố bạn bè cháu đang vui chơi ở các quán cà phê hay quán bar, cháu đang tìm thêm nguồn đầu tư mới.”

Một bà mẹ đơn độc, 26 tuổi tới một trong những điểm ký tặng sách của tôi ở Auckland, New Zealand và nói: “Tôi đã phải sống nhờ vào tiền trợ câp xã hội cho tới khi một người bạn là bác sĩ đưa cho tôi quyển sách của ông và nói: ‘Hãy đọc cái này đi’. Sau khi đọc xong, tôi trở lại bạn tôi và nói: ‘Chúng ta hãy cùng nhau làm cái gì đó đi’. Và chúng tôi đã làm. Cô ấy và tôi tậu một bệnh viện chuyên khoa. Qua công việc kinh doanh, tôi từ một người sống nhờ trợ cấp thành một người tự do về tài chính. Ngày nay tôi ngồi nhìn những bác sĩ của bệnh viện mình đi làm, trong khi tôi ở nhà với con tôi. Tôi và cô bạn giờ đang tìm kiếm thêm cơ hội đầu tư, vì bây giờ chúng tôi đã có thời gian để tìm kiếm.”

KHUYỂN KHÍCH VÀ BẢO VỆ Óc SÁNG TẠO CỦA CON BẠN

Bạn có thể thấy rằng nhiều người trẻ tuổi không sợ dùng tiền vay để làm giàu. Họ không nói: “Hãy kiếm chỗ an toàn và đừng liều mạng”. Họ không sợ phạm lỗi hay thất bại. Thay vì thế, họ được khuyên khích hãy dấn thân để học hỏi. Khi một đứa trẻ được dạy sợ phạm lỗi, thì sức sáng tạo của nó sẽ cùn nhụt đi, thậm chí là biến mất. Điều tương tự cũng diễn ra khi bố mẹ bảo: “Hãy làm theo cách của ta”. Chỉ khi được khích lệ hãy tự suy nghĩ, đương đầu rủi ro và tự đi tìm những câu trả lời cho mình, thì tính cách của con bạn mới được rèn luyện và óc sáng tạo của chúng mới được bảo vệ.

Tôi luôn kinh ngạc về sức sáng tạo của những người trẻ. Những câu chuyên trên là ví dụ. Hãy cổ súy óc sáng tạo về tài chính của con bạn khi chúng còn nhỏ. Tốt hơn việc bảo con phải làm cái gì thì hãy cho phép chúng sử dụng óc sáng tạo tự nhiên của chúng và sống theo ý muốn của chúng.

RỦI RO LỚN NHẤT LÀ KHÔNG CHỊU NHẬN LẤY THÁCH THỨC

Một trong những lời phàn nàn tôi thường nhận được từ các bậc bố mẹ là: “Con tôi luôn đánh bại tôi. Chúng học nhanh hơn người lớn chúng tôi nhiều.” Có rất nhiều lý do tại sao lại như vậy. Một lý do là trẻ con chưa bị sự sợ hãi hạn chế. Chúng còn trẻ và biết rằng nếu chúng ngã xuống thì chúng sẽ bật dội trở lên. Xem ra chúng ta càng lớn càng sợ ngã.

Tôi có những người bạn luôn làm một điều cũ mèm suốt trên 20 năm và đa số họ luôn ngặt nghèo về tài chính. Lý do là họ không mắc đủ lỗi khi họ còn trẻ. Giờ nhiều người không còn thời gian và tiền bạc – trong hai điều đó, thời gian là quan trọng hơn. Vậy hãy khuyên khích con bạn hãy bắt đầu chơi với tiền thật và học những thói quen về tài chính vốn làm tăng tình trạng tài chính dồi dào khi về già. Rủi ro lớn nhất là không chịu nhận lấy thách thức và học từ lỗi lầm khi còn trẻ. Càng lớn thì ta càng phạm những lỗi lầm lớn hơn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.