Dạy Con Làm Giàu – Tập 8

AI KHÔNG MUỐN TRỞ THÀNH TRIỆU PHÚ ?



Gần đây, có một chương trình khá phổ biến trên truyền hình Mỹ tên là “Ai muốn trở thành triệu phú”. Chương trình thành công vượt trội không chỉ ở Mỹ mà còn trên khắp thế giới qua mạng truyền hình các nước. Tất cả những gì bạn phải làm là trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm mỗi câu trả lời đúng, bạn sẽ được thưởng một số tiền. Tồng số tiền mà bạn thu được có thể lên đến một triệu đôla!

Câu hỏi “Ai muốn trở thành triệu phú?” trở thành một câu nói cửa miệng khắp nơi. Và với các đáp án của chương trình về tiến bạc, về cách làm giàu, về những triệu phú trong thị trường chứng khoán, về những khoảng tiền trúng sổ xố khổng lồ v.v, tất cả dẫn chúng ta đến một câu hỏi khác: “Ai không muốn trở thành triệu phú?”.

Và đúng vậy, bạn hoàn toàn có thể chiến thắng một triệu đôla trong chương trình này. Bạn cũng có thể có được một triệu đôla nếu bạn trúng số. Và bạn cũng có thể trở thành một triệu phú bằng cách đầu tư vào các cổ phiếu lần đầu tiên được phát hành ra công chúng. Sau đó bạn có thể ngồi chơi xơi nước và không phải tiếp tục còng lưng đi làm nữa. Trên thực tế, ngày nay chúng ta có rất nhiều cách để làm giàu. Có thể đó là lý do vì sao cơn sốt làm giàu đang nóng bỏng cả trái đất này – và làm giàu càng nhanh càng tốt.

Không lâu trước đây, tôi được mời tham gia một chương trình truyền hình giới thiệu về cuốn sách Dạy Con Làm Giàu – tập 1. người phỏng vấn nói với tôi: “Thôi nào, anh nói thật đi! Anh viết cuốn sách đó đơn giản chỉ để lợi dụng cơn sốt làm giàu nhanh chóng hiện nay thôi phải không?”

Câu hỏi khiến tôi sửng sốt đến mức không nói được lời nào. Sau khi bình tĩnh lại, tôi trả lời: “Cô biết đấy, tôi không bao giờ suy nghĩ theo cách đó. Tôi hiểu vì sao cô lại nghĩ như thế. Thật sự tôi không cho rằng mình thông minh đến mức có thể lựa chọn đúng thởi điểm lịch sử này để viết sách. Tôi đã viết cuốn sách này chỉ vì tôi muốn chia sẻ với mọi người những bài học về tiền bạc mà tôi đã học từ hai người cha của mình.”

Khi tôi viết cuốn sách vào năm 1997, tất cả các nhà xuất bản mà chúng tôi tìm đến đều lắc đầu từ chối. Vào năm 1997, chương trình

“Ai muốn trở thành triệu phú” cũng chưa ra đời. Tôi nói: “thực sự, cuốn sách của tôi đem đến một thông điệp hoàn toàn trái ngược với những thông điệp của chương trình này, triệu phú thị trường chứng khoán và các trò xổ số, v.v.” Tôi ngừng lại một chút rồi tiếp: “Ngày nay thật sự có một cơn sốt làm giàu nhanh chóng, và mặc dù cuốn sách của tôi nói về việc làm giàu nhưng nó không hề nói về việc làm giàu nhanh chóng.”

Cô gái dẫn chương trình mỉm cười ranh mãnh: “Thế ra anh không tham gia vào cơn sốt làm giàu nhanh chóng này à? Vậy ý anh là nên làm giàu từ từ phải không?”

Tôi có thể cảm thấy sự mỉa mai và thách thức của cô gái này. Trước hàng triệu khán giả, tôi cần phải giữ bình tĩnh. Vì vậy, để đáp lạ lời bình luận chói tai của cô, tôi bật cười: “Không, cuốn sách của tôi không nói về việc làm giàu nhanh chóng hay làm giàu từ từ.” Sau đó tôi không nói nữa và bình thản chờ đợi câu hỏi tiếp theo.

Cô gái mỉm cười và hỏi tiếp: “Thế cuốn sách của anh nói về cái gì?”

Tôi trả lời: “Về cái giá của việc làm giàu.”

“Cái giá à?”, cô tỏ vẻ ngạc nhiên. “Ý anh là thế nào?”.

Vào lúc này, chủ nhiệm chương trình ra dấu với cô là đã hết giờ. Cô gái thúc tôi trả lời nhanh. Tôi đáp, kết thúc cuộc phỏng vấn: “Hầu hết mọi người đếu muốn làm giàu. Nhưng vấn đề là rất ít người sẵn sàng trả giá cho việc đó.”

Người dẫn chương trình nói lời cảm ơn và chết thúc. Vấn đề là tôi vẫn chưa trả lời câu hỏi: cái giá của việc trở thành triệu phú là gì? và cuốn sách này sẽ trả lời cho câu hỏi đó.

AI SẼ TRẢ GIÁ?

Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi Xã hội của Mỹ đã tiến hành một cuộc khảo sát những người từ 20 đến 65 tuổi. Sau đây là kết quả khảo sát của họ:

Ở tuổi 65, cứ 100 người thì có: – 1 người giàu có
– 4 ngưởi khá giả

– 5 người vẫn còn phải làm việc kiếm sống

– 54 người sống nhờ gia đình hoặc trợ cấp chính phủ

– 36 người đã chết

Ngoài ra, hơn 35% trong 1% người giàu có là được thừa hưởng gia tài, và một số lớn trong số 4% người khá giả cũng vậy. Theo định nghĩa của tạp chí Forbes, người giàu là người có thu nhập cá nhân hơn 1 triệu đôla một năm.

Với quả bom kinh tế bùng nổ trong 10 năm cuối thế kỷ 20, số người giàu có và khá giả ngày càng tăng lên. Nhưng câu hỏi vẫn còn ở đó: 5% người giàu nhất này đã làm điều gì mà những người khác không làm? Đâu là sự khác biệt giữa cái giá mà 5% người này đã trả trong khi những người khác không trả?>

CÓ MỘT NGÔI NHÀ LỚN NGHĨA LÀ BẠN GIÀU CÓ?

Khi tôi còn nhỏ, có lần người cha giàu đưa tôi đến chơi nhà một người bạn học của ông nằm giữa một khu nhà sang trọng. Khi tôi hỏi người bạn của ông rất giàu phải không, ông mỉm cười đáp: “Một công việc lương cao, một ngôi nhà lớn, những chiếc xe bóng loáng và những kỳ nghỉ phung phí không có nghĩa là con giàu có. Thật sự, điều đó có ý nghĩa hoàn toàn ngược lại. Một lối sống xa hoa không có nghĩa là con khôn ngoan và có kiến thức tài chính tốt.”

Hầu hết chúng ta đều hiểu người cha giàu muốn ngụ ý gì với câu nói đó. Và tôi nghĩ một trong những lý do khiến nhiều người trung thành với trò chơi xổ số là vì họ cũng muốn có một ngôi nhà lớn, những chiếc xe đẹp và tất cả những thứ đồ chơi mà tiền bạc có thể mua được. Và dù thực tế bạn có thể kiếm được hàng triệu đôla bằng cách trúng số nhưng trên thực tế, cơ hội cực kỳ mỏng manh. Cũng như có một ngôi nhà lớn không nhất thiết nghĩa là bạn giàu có, việc ngồi xem một trò chơi truyền hình hay đánh cá những con số may mắn chắc chắn không phải là cái giá mà 1% những người giàu có nhất nước phải trả để làm giàu.

ĐÂU LÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ ĐỂ TRỜ THÀNH TRIỆU PHÚ?

Có rất nhiều cách làm giàu khác nhau. Trúng số hay đoạt giải trò chơi truyền hình chỉ là hai ví dụ nhỏ. Bạn cũng có thể làm giàu bằng cách ti tiệ keo kiệt, hay thậm chí bằng cách kết hôn với một triệu phú. Dĩ nhiên là cần phải lưu ý: Bất cứ một cách làm giàu nào cũng đều có cái giá của nó, và cái giá không phải lúc nào cũng được đo bằng tiền.

Cái giá của việc ngồi xem trò chơi truyền hình và mua vé số là đại đa số người xem sẽ không bao giờ giàu có và đó là một cái giá quá cao. Có nhiều cách tốt hơn để làm giàu, với nhiều cơ hội tốt hơn, nhưng hầu hết mọi người lại không sẵn lòng trả giá. Trên thực tế, có những cách làm giàu hầu như bảo đảm thành công, nhưng một lần nữa, vấn đề là người ta không muốn trả giá cho việc làm giàu của mình. Và đó là lý do tại sao, theo Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi Xã hội của Mỹ, chỉ có 1 trên 100 người thật sự trở nên giàu có, ở một đất nước giàu nhất thế giới. Họ muốn trở thành triệu phú, nhưng họ lại không muốn trả giá cho điều đó.

Vậy người cha giàu muốn nói gì? Môt ví dụ khác để giải thích khái niệm giá ở đây. Giả sử tôi nói: “Tôi muốn có một cơ thể vạm vỡ như Arnold Schwarzenegger.” Điều đầu tiên mà hầu hết mọi người sẻ bảo tôi là: “Mang giày vào, đi bộ 5 cây số một ngày, tập thể lực 3 giờ một ngày, và đừng có nhồi pizza vào miệng nữa.” Khi đó tôi sẽ hỏi: “Thế có cách nào khác để có được một cơ thể vạm vỡ như Arnold không?”. Và đó là những gì tôi muốn nói về cái giá. Hàng triệu người muốn có được một cơ thể tuyệt vời nhưng rất ít người sẵn lòng trả giá. Và đó là lý do tại sao bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền với những câu quảng cáo như, “Chỉ cần uống vài viên thuốc thần, bạn sẽ có thể giảm cân mà không phải ăn kiêng.” Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm quảng cáo này đều không có kết quả, không phải vì bản thân chúng mà bởi vì người mua chúng không sẵn lòng trả giá.

Nhiều năm trước, tôi đã tham dự một khóa họ đầu tư bất động sản với giá 385 đôla từ một chương trình quảng cáo trên truyền hình. Tôi còn nhớ lúc đó mình đang ngồi ở nhà xem lướt các kênh truyền hình thì bỗng bắt gặp mẩu quảng cáo một hội thảo miễn phí buổi tối ở Hilton Hawaiian Village, một khách sạn trên bở biển Waikiki ngay kế bên cư xá mà tôi đang ở. Tôi gọi điện đặt chô và đến tham dự hội thảo miễn phí này, sau đó tiếp tục đăng ký một hội thảo cuối tuần khác với giá 385 đôla. Vào thồi gian đó, tôi vẫn còn đang ở trong quân đoàn Thủy quân Lục chiến nên đã mời một người bạn động ngũ cùng tham dự. Cuối buổi hội thảo, anh ta tức tối bảo rằng cái giá đó thật cắt cổ và lãng phí thời gian, rồi anh ta đòi trả tiền lại. Khi quay về quân đoàn, anh ta bảo tôi: “Tôi đã biết trước cái giá đó là một sự lường gạt, thế mà anh cứ thuyết phục tôi. Lần sau tôi không nghe anh nữa đâu.”

Cảm nhận của tôi lại khác hẳn. Tôi rời buổi hội thảo, mang sách và băng về nhà nghiên cứu, và rồi kiếm được hàng triệu đôla nhờ những thông tin học được từ buổi hội thảo này. Một người bạn đã bảo tôi vài năm sau đó: “Vấn đề là anh bạn đồng ngũ của anh quá khôn ngoan nên không học được gì từ khóa học đó cả. Còn anh thì không khôn ngoan lắm nên đã tin và làm theo lời người hướng dẫn.”

Ngày nay, tôi vẫn tiếp tục khuyên mọi người nên đăng ký tham dự các hội thảo để học hỏi những điều cơ bản nhất vể việc mua bất động sản, bắt đầu một doanh nghiệp, đầu tư chứng khoán, v.v… Tôi thường gặp phản ứng của mọi người: “Nhưng nếu hội thảo đó chẳng có gì hay ho thì sao? Nếu người ta lừa gạt chúng tôi để thu tiền thì sao? Nếu tôi không học được gì cả thì sao?”. Và khi đó, tôi thường trả lời: “Nếu thế thì tốt nhất anh chị không nên tham dự hội thảo. Khi anh chị đã có suy nghĩ như thế thì chắc chắn buổi hội thảo đó sẽ là một sự lường gạt đối với anh chị.” align=”justify”>Tôi đã thấy nhiều người ra sức tìm kiếm những giải pháp giúp cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn theo một cách nào đó. Vấn đề là họ lại tìm ra những giải pháp mà họ không thích, cũng như tôi không thích giải pháp “đi bộ 5 cây số một ngày, tập thể lực 3 giờ một ngày, và đừng có nhồi pizza vào miệng nữa” khi muốn có một cơ thể vạm vỡ như Arnold Schwarzenegger. Hay nói cách khác, chừng nào tôi chưa tìm được một giải pháp mình thích thì tôi sẽ chẳng làm gì để đạt được mục đích đó cả. Lý do khiến hầu hệt mọi người không bao giờ làm giàu được đơn giản là vì họ không thích giải pháp mà họ tìm ra. Và tôi cho rằng điều này không liên quan gì đến bản thân giải pháp đó cả; chính cái giá phải trả đi kèm với giải pháp đó mới chính là điều mà người ta thật sự không thích. Như người cha giàu đã nói: “Hầu hết mọi người đều muốn làm giàu. Họ chỉ không muốn phải trả giá mà thôi.”

Trong cuốn sách này, tôi sẽ thảo luận về cái giá để làm giàu mà không phải ti tiện, không phải keo kiệt, hoặc không phải cưới một anh chàng hay một cô nàng giàu có nào đó. Bạn sẽ học cách làm thế nào để giàu có mà vẫn được hưởng thụ một cuộc sống thoải mái. Nhưng có một cái giá phải trả. Và như người cha giàu thường bảo: “Cái giá không phải lúc nào cũng được đo bằng tiền.” Tôi chia sẻ các giải pháp và cái giá mà tôi đã trả. Nếu bạn không thích giải pháp của tôi hay của người cha giàu thì hãy nhớ rằng luôn có nhiều hơn một cách để làm giàu. Luôn có một trò chơi xổ số mới hay một trò chơi truyền hình mới đặt ra câu hỏi “Ai muốn trở thành triệu phú?”.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.