Dạy Con Làm Giàu – Tập 8

CHƯƠNG KẾT



Cái giá của việc sửa chữa “phiếu điểm tài chính”

“Kế toán là nền tảng của việc giải trình”

Người cha giàu.

Tôi thường nghe người ta nói: “Tôi không thích học kế toán. Tôi chẳng hứng thú gì với việc cập nhật các báo cáo tài chính.” Khi nghe những câu nói đại loại như thế, tôi đồng ý mỗi người có quyền lựa chọn học những gì mà họ thích học. Và khi đó tôi thường lặp lại câu nói của người cha giàu: “Kế toán là nền tảng của việc giải trình,” Nói cách khác, một trong những ích lợi của việc học kế toán và không ngừng cố gắng hoàn thiện những báo cáo tài chinh của bạn là: quá trình này giúp bạn phát triển khả năng giải trình tài chính với bán thân mình. Và khả năng giải trình tài chính với bản thân chính là cái giá mà bạn phải trả nếu thật sự muốn trở thành triệu phú.

Khi công việc kinh doanh đầu tiên của tôi thất bại, người cha giàu bảo tôi: “Khi xe của con bị hỏng con đem ra những người thợ máy chuyên nghiệp và họ sửa cho con. Nhưng khi con gặp rắc rối tài chính, người duy nhất có thể giải quyết những vấn đề đó chính là bản thân con.” Ông tiếp tục nói: “Tài chính cũng giống như một trận chơi golf. Con có thể đọc sách, tham dự hội thảo, thuê huấn luyện viên và tập luyện, nhưng cuối cùng thì chỉ có con mới có thể nâng cao thành tích của mình mà thôi.” Một trong những lý do khiến rất ít người trở nên giàu có là vì khi người ta gặp rắc rối tài chính, họ thường không biết cách giải quyết. Không ai dạy họ những điều cơ bản về cách phân tch những vấn đề tài chính mà họ có thể gặp. Kết quả là nhiều người biết rằng mình đang gặp rắc rối tài chính nhưng vì không biết đọc báo cáo tài chính hay không biết ghi chép sổ sách đúng cách nên thậm chí họ không biết vấn đề tài chính của mình nghiêm trọng đến mức nào chứ đừng nói đến xem xét và giải quyết vấn đề.

Với tôi đối mặt với những báo cáo tài chính nát bét của mình quả là một kinh nghiệm cay đắng. Thế nhưng điều tốt nhất mà tôi từng làm chính là đương đầu với chúng. Khi đương đầu với những vấn đề của mình thay vì phung phí thời gian giả vờ như chằng có chuyện gì xảy ra, tôi đã gặt hái dược những kinh nghiệm tài chính tốt nhất trong cuộc đời mình. Khi đối mặt với chúng, tôi đã tìm ra chính xác những gì mình chưa biết cũng như những gì cần học hỏi để cứu chữa tình hình tài chính của mình.

Nhìn tôi than vãn và rên rỉ với các báo cáo tài chính thất bại của mình, người cha giàu bảo: “May mắn là khi con phạm sai lầm, con đã phạm những sai lầm nghiêm trọng.” Ông cũng nói: “Nếu con sẵn sàng đối mặt với sự thật và rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình, con có thể học được gấp nhiều lần so với những gì cha có thể dạy con về tiền bạc.” Ông tiếp tục giải thích: “Khi con giải quyết những báo cáo tài chính của con, con phải đương đầu với bản thân và những thử thách tài chính của riêng con. Con bắt đầu nhận ra những gì con biết và những gì con chưa biết. Khi nhìn vào bản báo cáo tài chính, con bắt đầu ý thức được rằng mình phải tự chịu trách nhiệm với bản thân mình.” Việc đương đầu với những rắc rối tài chính của mình và tự giải quyết chúng chính là sự giáo dục tốt nhất mà tôi nhận được, bởi vì nhờ đương đầu với những sai lầm của mình nên tôi có thể tự chịu trách nhiệm về chúng. Khi giải quyết các báo cáo tài chính, tôi nhận ra “phiếu điểm tài chính” của mình rất tệ hại. Về mặt tài chính, tôi không giỏi như mình vẫn tưởng. Và khi tìm cách cải thiện những điểm số này, tôi đã học được những gì cần học để có thể trở thành một triệu phú, đó chính là cái giá mà tôi phải trả.

Ý TƯỞNG CUỐI CÙNG

Có nhiều cách để trở thành triệu phú. Một cách là làrn thẻ tín dụng và sống tằn tiện. Tôi không chọn cách này vì cái giá của nó quá đắt. Một cách khác là cưới một cô gái giàu có làm vợ. Tôi cũng có thể làm như vậy nhưng một lần nữa, cái giá của nó cũng rất đắt dù đó là một cách phổ biến để làm giàu nhanh chóng. Một con đường khác là lừa gạt, nhưng với tôi rõ ràng là cái giá này cũng đắt không chịu nổi. Và một cách nữa để trở thành triệu phú là bổ sung kiến thức tài chính và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước bản thân, trước kết quả tài chính của mình, trước sự học hỏi không ngừng và sự phát triển cá nhân để trở thành một con người tốt hơn. Đó mới là cái giá mà tôi sẵn lòng chấp nhận để trở thành một nhà triệu phú.

Trước khi kết thúc cuốn sách, tôi mong bạn hãy xem lại bản báo cáo tài chính này một lần nữa, như một lời nhắc nhở của người cha giàu về những điều quan trọng.

Cám ơn bạn đã đọc cuốn sách này và tôi hy vọng bạn sẽ trở thành một triệu phú trong tương lai nếu hiện tại bạn chưa Phải là triệu phú.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.