Dạy Con Làm Giàu – Tập 9

CHƯƠNG 3



Bí mật đồng tiền của người cha giàu: Làm việc để học, đừng làm việc vì tiền

MỘT CÁCH HỌC KHÁC

Hãy đối diện điều này: Có thể bạn đang đọc tựa của chương này và bạn đang nghĩ tới “làm việc” và “học” không được đánh giá cao trong danh sách những việc phải làm của bạn. Hay có thể bạn đang nghĩ, “Tôi phải làm việc để kiếm tiền. Gia đình tôi không có nhiều tiền.” Cho dù nhà bạn có cần thu nhập hay không, có được việc làm cũng là một cách để học và thấy được những cơ hội để bắt đầu kinh doanh riêng. Và bạn có thể đoán được là quyển sách này viết về một cách làm việc khác, một cách học khác.
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN CỦA TÔI

Sau khi tôi và Mike “làm ra” được mẻ tiền đầu tiên, cha ruột tôi bèn nói, “Các con chỉ có nghèo đi nếu các con từ bỏ. Điều quan trọng nhất là các con phải làm điều gì đó. Nhiều người chỉ nói và mơ về chuyện làm giàu. Các con đã làm vài thứ rồi đó. Cha rất tự hào về hai con. Cha muốn nhắc lại lần nữa. Tiếp tục tiến lên. Đừng bỏ cuộc.”

Chúng tôi đã không bỏ cuộc. Chúng tôi đi tìm cha Mike để nói chuyện như lời đề nghị của người cha ruột tôi. Cha của Mike làm việc ở đồn điền mía, nhưng ông cũng nắm quyền sở hữu những kho hàng, một công ty xây dựng, chuỗi cửa hàng, và ba nhà hàng. Ông ấy đề nghị chúng tôi làm việc cho ông ở một trong những cửa hàng với tiền công là 10 xu một giờ.

“Các con làm việc cho cha,” ông bảo, “và cha sẽ dạy các con, nhưng cha sẽ không dạy theo kiểu ở nhà trường. Cha có thể dạy các con nhanh hơn nếu các con chịu làm việc, và cha sẽ phí mất thời gian của mình nếu các con chỉ muốn ngồi và lắng nghe giống như trong lớp học. Đó là đề nghị của cha. Đồng ý hay không là tùy các con.”

Cha của Mike đang nói về toàn bộ cách học mới. Chúng tôi đồng ý làm việc cho người cha giàu. Lúc đó thật sự tôi vẫn còn nhiều thắc mắc, thậm chí tôi còn mấy trận đấu bóng chơi với bạn bè nhưng tôi cảm thấy (dùng tài năng “nội tâm” và “tầm nhìn”, những tài năng mà lúc đó tôi không biết là mình có) đây là lựa chọn đúng đắn.

Và vì thế kiến thức về tài chính được học tại chỗ và mang tính thực hành bắt đầu. Tôi và Mike báo cáo cho bà đốc công Martin. Bà Martin quản lý một trong những cửa hàngMike. Bà bắt chúng tôi phải khiêng những thùng hàng hóa trên kệ xuống, phủi sạch bụi bằng một cây chổi lông gà, sau đó sắp xếp chúng lại gọn gàng. Nói thật với các bạn đó là một công việc đáng chán nhất mà tôi đã từng làm. Như vậy mà gọi là làm việc sao? Tôi không chắc là mình có biết công việc là gì không, nhưng tôi chắc chắn mình sẽ không nhĩe công việc là khiêng những thùng hàng xuống, phủi bụi, và đặt chúng lên trở lại. Trong cửa hàng đó nóng như thiêu như đốt. Mỗi cuối tuần tôi bực bội khi nghĩ đến những thứ mà tôi mong muốn được học từ người cha giàu, như ông đã hứa. Khi nào những điều ông hứa bắt đầu đây?

Mike và tôi ghét cay ghét đắng từng phút làm công việc đó. Sau ba tuần làm việc mỗi cuối tuần, tôi hoàn toàn chán đến tận cổ và muốn bỏ công việc ngay. Tôi cảm thây vô cùng khó chịu, bị lừa dối và bị bóc lột. Chúng tôi bao nhiêu là việc như thế chỉ để nhận được có 10 xu một giờ! Ngay cả năm 1956 lúc bấy giờ, số tiền đó chẳng thấm vào đâu. Tôi quyết định phải ra tay chứ không để như vậy hoài được. Tôi bèn đi gặp cha Mike.
ĐỨNG THẲNG TRƯỚC MẶT ÔNG CHỦ CỦA BẠN
Ngày thứ bảy sau đó, tôi đến nhà Mike lúc tám giờ sáng. “Kiếm chỗ ngồi và đợi theo thứ tự đi,” cha của Mike bảo tôi, rồi bước vào phòng làm việc cạnh phòng ngủ của ông. Vì thế tôi đợi trong phòng khách cùng những người làm việc cho ông và cũng có mong muốn được gặp ông… và chờ đợi… và chờ đợi.

Cuối cùng tôi là người duy nhất ở lại, và người cha giàu vẫn chưa ra khỏi phòng làm việc của ông để gọi tôi vào nói chuyện. Tôi có thể nghe thấy ông đang nói chuyện điện thoại bên trong và tiếng giấy tờ sột soạt Điều này làm tôi giận tím cả người. Tôi có thể tưởng tượng hơi nóng trong lỗ tai mình bốc ra (như trong truyện tranh vậy!). Người cha giàu đã làm mất cả buổi sáng thứ bảy của tôi! Tôi đang ngồi đợi ông trong căn phòng khách cũ kỹ và tối tăm vào một ngày nắng đẹp ở Hawaii.

Cuối cùng người cha giàu cũng ra hiệu cho tôi vào, từ bé tới lúc đó tôi chưa bao giờ giận như thế. Tôi nói cho ông nghe hết suy nghĩ của tôi. “Cha hứa dạy cho con, vậy mà cha đã không giữ lời hứa,” tôi kết tội ông. Tôi đứng thẳng như một người trưởng thành và cảm thấy tốt hơn nhiều khi nói ra những điều ấy, nhưng thú thật ngay lúc đó tôi cũng có cảm giác sợ.

Thay vì quay sang giận dữ với tôi, người cha giàu dường như hài lòng với những gì tôi nói. “Vậy,” ông hỏi tôi, “Dạy cho con nghĩa là phải đứng thuyết giảng à?”.
“Dạ, vâng,” tôi trả lời.
“Đó là cách dạy ở nhà trường,” ông cười nói. “Nhưng đó không phải là cách cuộc đời dạy các con, và cha muốn nói là cuộc đời là người thầy tuyệt vời nhất. Hầu như không có bao nhiêu lần cuộc đời thuyết giảng cho con. Cuộc đời chỉ là một loại lực đẩy con hoạt động. Mỗi lực đẩy là lời kêu gọi, ‘Thức dậy và học hỏi’.”

Điều đó làm cho tôi suy nghĩ về những thứ tôi đang học. Kể từ đó tôi bắt đầu làm việc, điều duy nhất tôi nghĩ tới là tiền, tiền và tiền. Tôi nghĩ về số tiền còm cõi mà tôi kiếm được sau từng ngày vất vả. Tôi không muốn tiền bạc có sức điều khiển tôi như thế. Tôi chỉ muốn trở thành “ông chủ của đồng tiền”.

Người cha giàu khuyên tôi là khi cuộc đời đẩy tôi tiến lên thì tôi cần có bước lùi. Bằng cách đến gặp người cha giàu để hỏi và xin ý kiến ông về những việc có liên quan đến công việc, tôi đã học được cách bước lùi. Và thay v giận người cha giàu, tôi cần phải hành động.
NGƯỜI CHA GIÀU: HỎI VÀ ĐÁP
CÓ PHẢI “BƯỚC LÙI” LUÔN LUÔN LÀ CÁCH LÀM ĐÚNG?

Không phải lúc nào cũng đúng. Ngay cả người cha giàu đã dạy cho tôi “bước lùi”, nhưng ông cũng dạy tôi không được để những cảm xúc – đặc biệt nỗi sợ – quyết định thay tôi. Dưới đây là những ví dụ điều bạn có thể nói khi cảm xúc suy nghĩ và quyết định thay bạn:

– Bạn nói: Điểm số của tôi thấp vì thầy giáo không thích tôi. Tôi chẳng thèm quan tâm học hành chăm chỉ cho bài kiểm tra tới làm chi.

Bạn nghĩ: Người ta chống đối lại tôi.
Bạn sợ: Tôi đã trù trước là thất bại rồi.
– Bạn nói: Bạn tôi lúc nào cũng nói chuyện với tôi trong giờ học là tôi chẳng tập trung học được môn nào cho ra hồn cả.

Bạn đã nghĩ rằng: Đó là lỗi anh/cô ta, không phải lỗi của tôi.
Bạn sợ: Tôi không kiểm soát được tình huống này.
– Bạn nói: Tôi không có tài sản như những người bạn giàu của tôi. Tôi thấy chẳng có ích gì khi cố gắng làm giàu mà khởi đầu không có gì cả.

Bạn nghĩ rằng: Tôi bực bội bạn của tôi vì cô ta có tài sản và tôi thì không.
Bạn sợ: Lợi thế không đứng về phía tôi.

CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN CỦA BẠN DẠY BẠN ĐIỀU GÌ? Ngay cả nếu khi bạn còn khá trẻ, bạn đã bắt đầu đi làm việc –

không cần quan tâm là bạn có được trả lương hay không. Bạn có làm những công việc lặt vặt trong nhà? Có những thứ gì bạn thường quan tâm đều đặn, như lau nhà, quét dọn lá cây khô, hay đổ rác? Rồi thì bạn đã có công việc đầu tiên rồi đó. Bạn có thể không được trả tiền công khi làm những công việc nhà, nhưng bạn nên rèn cách gắn chặt vào những gì bạn bắt đầu làm bằng cách làm một cách có trách nhiệm.

Bạn có biết ai để lại dấu vết của những dự án không hoàn thành không? Có thể thậm chí bạn là một trong số những người có thói quen bắt đầu một dự án rồi ngưng giữa chừng khi bạn thấy không thích dự án đó nữa. Bắt đầu một dự án nào đó rồi mới phát hiện ra là nó không hợp với bạn là chuyện cũng khá bình thường thôi, nhưng để thành công về tài chính bạn phải học cách theo đến cùng những kế họach, dự án của bạn. Ngoài ra, hoàn thành một công việc – và làm thật tốt – bạn sẽ có một cảm giác tuyệt vời.
NÓI TỚI CÔNG VIỆC LÀ NÓI TỚI GÌ
Vì vậy tôi đã suy nghĩ nghiêm túc về công việc và về tiền bạc.
Tôi đã đưa ra cam kết. Tôi đa việc trong một khoảng thời gian hạn định. Tôi không đời nào dừng được một kế hoạch một khi tôi đã thực sự thích nó, ngay cả khi tôi mệt. Tôi có trách nhiệm phải tôn trọng cam kết của mình.

Và tôi đang làm việc cho bà Martin, bà ta trả lương cho tôi. Lúc đầu đây dường như là cuộc trao đổi khá công bằng, nhưng rồi tôi không thấy đồng tiền mình kiếm được xứng đáng với những trò chơi mà tôi phải bỏ đi để làm việc.

Người cha giàu bảo tôi, “Tiền là ảo tưởng.” Ông bảo tôi hãy tưởng tượng một con lừa kéo xe trong lúc người chủ treo lủng lẳng một củ cà rốt trước mũi nó, mỗi bước con lừa đi làm củ cà rốt càng về phía trước. Con lừa sẽ không bao giờ chạm được củ cà rốt, dù cho nó có cố gắng đến mấy. Con lừa chỉ đuổi theo ảo tưởng mà thôi.

Điều này cũng đúng với việc làm, người cha giàu giải thích. Củ cà rốt giống như một món đồ chơi. Càng về già chúng ta càng muốn những món đồ chơi này càng lớn và đắt tiền hơn. Lúc còn trẻ, chúng ta có thể thích thú kéo con thú nhồi bong rách rưới cũ kỹ đi khắp cả nhà. Rồi khi bước vào tuổi trưởng thành, chúng ta càng muốn nhiều hơn. Điều này là tự nhiên thôi! Ngành quảng cáo không muốn chúng ta hài lòng với những gì mình có. Những quảng cáo trên truyền hình và radio, xen kẽ trong các bộ phim, hay ngoài đường, ở những nơi mua sắm dùng những người rất đẹp với điện thoại di động đời mới nhất, máy tính xách tay, và quần áo rất mốt. Khi chúng ta bị “oanh tạc” bởi những hình ảnh này, rõ ràng chúng ta khó có thể cưỡng lại thôi thúc nghĩ về những thứ “tốt hơn”, “lớn hơn”, “đắt tiền hơn”, hay “mới hơn” ngang bằng với “tốt hơn”.

Người lớn cũng trở thành “mồi” của sự cám dỗ này. Người lớn cũng có “đồ chơi”. Đồ chơi của người lớn thì to hơn, đắt tiền hơn, và nó là những thứ như xe hơi, xe máy, TV màn hình LCD, nội thất, và những ngôi nhà thứ hai… Khi muađồ chơi” này tiền đặt cọc cũng lớn hơn.

Vậy đâu là giải pháp? Những người đã giàu rồi thì biết rằng: Làm việc để học và buộc tiền bạc làm việc cho bạn. Người cha giàu muốn tôi tìm thấy sức mạnh để tạo ra tiền hơn là phải làm việc vì tiền. Ông dạy tôi là không cần tiền. “Nếu con không cần đến tiền,” người cha giàu nói, “con sẽ làm ra được rất nhiều tiền.” Điều này nghe có vẻ cực kỳ trái khoáy, nhưng khi tôi nghĩ đến điều này lúc ngồi trong phòng làm việc của ông ngày hôm đó, tôi mới bắt đầu hiểu ra.

Người cha giàu dạy tôi những bài học quan trọng về cách nắm được sức mạnh của tiền bạc và sức mạnh của chính bản thân tôi. Tôi đã học để không đổ lỗi cho bà Martin, bà sếp của tôi, hay những người khác vì những mong muốn và quyết định của riêng tôi. Tôi học được cách sống có trách nhiệm. Tôi cũng học để không cho đồng tiền điều khiển tôi.
SUY NGHĨ SÁNG TẠO

Những chuyện lặp đi lặp lại bạn phải làm trong công việc và những thứ vặt vãnh khác làm cho bạn đủ chán và bạn dễ đi vào giấc ngủ! Nhưng sự thật là khi bạn có thái độ đúng, làm công việc lặp đi lặp lại có thể đem lại cho bạn những suy nghĩ mới và tiếp thêm nghị lực cho bạn. Nó có thể cho bạn cơ hội có những lúc yên tĩnh để bạn có thể giải phóng đầu óc, suy nghĩ sáng tạo… và suy nghĩ sáng tạo là then chốt cho những bí mật thành công của người cha giàu.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.