Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy

CÁC CÂU LẠC BỘ TƯ DUY



Phần các câu lạc bộ tư duy được trình bày ở phần cuối của cuốn sách  này. Không ai bắt buộc phải thành lập hoặc tham gia câu lạc bộ tư duy. Cấu trúc câu lạc bộ tư duy dành cho những người muốn sử dụng tốt cơ hội:

 

–                     Một gia đình hoặc một vài gia đình muốn xem lại những gì đã được viết trong cuốn sách này và phát triển các kỹ năng tư duy.

 

–                     Những người đã học các kỹ năng tư duy trong cuốn sách này nhưng nhận ra rằng nếu không thực hành thường xuyên thì các kỹ năng đó có thể bị mai một. Những người như vậy cũng có thể muốn hoàn thiện hơn các kỹ năng tư duy họ có.

 

–                     Những người yêu thích công việc tư duy và muốn có thêm cơ hội để tư duy trở thành một trong các sở thích, giống như với sở thích thể thao. Thật là tốt nếu mọi người có địa điểm, thời gian và có người tham gia để thực hiện điều này.

 

–                     Những người biết rằng tự họ sẽ không có nguyên tắc để học và thực hành các kỹ năng tư duy, và họ muốn tìm thêm mọi người để cùng học.

 

–                     Những người muốn có một nền tảng mà mục đích để gặp nhau.

 

Mục đích của câu lạc bộ tư duy

Những người khác nhau có thể có những mục đích khác nhau trong việc thành lập hoặc tham gia một câu lạc bộ tư duy.

Thường thì có 5 mục đích chính sau:

 

–                     Học và phát triển các kỹ năng tư duy theo một cách cẩn trọng. Học trực tiếp cách tư duy như là một kỹ năng.

 

–                     Đó là một cơ hội cụ thể để thực hành các kỹ năng tư duy. Cơ hội để hoàn thiện những kỹ năng đó, để ngăn ngừa việc thụt lùi kỹ năng và thêm yêu thích việc tư duy.

 

–                     Áp dụng các kỹ năng tư duy để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ và dự án. Điều này có thể liên quan đến con người, thực tế và cả những điều chưa xảy ra. Việc thực hành các bài tập luyện kỹ năng tư duy luôn là việc làm có giá trị.

 

–                     Một lý do để gặp là tìm hiểu và yêu thích những người khác. Tư duy luôn tạo ra cơ hội thú vị để mọi người giao tiếp và trao đổi với nhau theo hướng tích cực. Thay vì những cuộc tranh luận lịch sự, mọi người thảo luận theo những khung nhất định.

 

–                     Một nơi để mọi người có thể thuyết phục những người khác rằng tư duy là một kỹ năng đáng được yêu thích, tư duy có thể học và tư duy xây dựng là phần quan trọng đóng góp vào tương lai tốt đẹp của thế giới.

 

Các hoạt động của câu lạc bộ tư duy.

 

Các hoạt động của câu lạc bộ tư duy được miêu tả kỹ hơn ở những trang sau. Những hoạt động này bao gồm:

–                     Học các kỹ năng tư duy.

–                     Thực hành các kỹ năng tư duy.

–                     Áp dụng các kỹ năng tư duy vào những dự án cụ thể.

–                     Áp dụng kỹ năng tư duy đối với con người hoặc vấn đề nội bộ.

–                     Nghĩ và thảo luận những vấn đề cơ bản.

 

Ngoài ra còn nhiều hoạt động kết hợp của các hoạt động trên do các thành viên của câu lạc bộ đề xướng và thúc đẩy. Ví dụ, một câu lạc bộ bao gồm những người trẻ có thể muốn chú trọng tới kỹ năng phát triển. Một câu lạc bộ của những người trưởng thành ham thích hoạt động lại thích ứng dụng các dự án cụ thể. Một câu lạc bộ gồm nhiều thành viên cao cấp lại thích thảo luận các vấn đề thế giới.

 

Nguyên tắc.

Nói chung, những nguyên tắc để duy trì một quá trình tư duy tốt đã được trình bày ở phần trên của cuốn sách này cũng được áp dụng đối với câu lạc bộ tư duy. Chúng ta sẽ xem lại 5 nguyên tắc cơ bản đó.

 

–                     Tư duy luôn luôn phải có bản chất là tư duy xây dựng.

–                     Tư duy là một hoạt động được định hướng ( kỹ năng thực hiện) và tư duy theo hướng hiệu quả. Mục đích của câu lạc bộ tư duy không phải là sự suy nghĩ về mặt triết học.

–                     Luôn có sự yêu thích cụ thể đối với việc phát triển và hoàn thiện kỹ năng tư duy. Không cố chứng tỏ mình là người thông minh cũng như không ham muốn mình là người thắng cuộc.

–                     Luôn luôn coi tư duy là một công việc yêu thích. Không nên tư duy quá phức tạp hoặc quá sáng tạo hoặc quá thiên về tình cảm.

–                     Câu lạc bộ phải được thành lập dựa trên một trong các cách tiếp cận tư duy mà tôi đã trình bày trong cuốn sách này, bởi vì sự hòa trộn các cách tiếp cận khác nhau có thể tạo ra sự nhầm lẫn chúng mà không mang lại điều gì tốt đẹp. Cũng giống như một đội bóng có quá nhiều huấn luyện viên, có thể tạo nên một đội bóng lộn xộn.

 

Các vấn đề được đem ra thực hành.

Những đề xuất dưới đây được xem như là các gợi ý. Chúng có thể được điều chỉnh hoặc sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên của từng nhóm nhất định.

 

Nguyên tắc.

Bởi vì bản chất của tư duy là tự do, cho nên các nguyên tắc đóng vai trò quan trọng. Không có nguyên tắc, câu lạc bộ sẽ nhanh chóng trở thành nơi hội họp để một vài người tranh luận và đưa ra các ý kiến của họ nhằm tìm cách gây ấn tượng với những người khác.

Nguyên tắc chính là về thời gian và trọng tâm. Nếu có một nguyên tắc thời gian  nghiêm khắc, mọi người trở nên nguyên tắc hơn về những vấn khác. Nguyên tắc thời gian chính là đặt ra thời gian cho thời điểm bắt đầu và kết thúc cụ thể. Nó cũng chính là việc đặt ra thời gian cho mỗi bài tập cụ thể, thời gian này nên được giới hạn chặt chẽ nhất.

Với kinh nghiệm nhiều năm của mình, tôi nhận thấy rằng nguyên tắc thời gian trong tư duy có thể cho phép chúng ta tư duy hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn. Không có nguyên tắc về thời gian, tư duy của chúng ta bị trôi dạt và thiên sang tranh luận.

Trọng tâm cũng là một nguyên tắc quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc nêu rõ nhiệm vụ, công cụ tư duy hoặc bài tập. Nguyên tắc trọng tâm đồng nghĩa với việc chỉ ra được rằng bạn đang ở đâu và chính xác là bạn đang cố gắng đạt được điều gì. Điều này khiến tư duy của chúng ta cụ thể, không bị lan man. Nếu bạn biết được bạn đang cố làm gì, bạn được tự do để có thể đạt được điều đó. Nếu bạn không biết được bạn muốn gì, bạn không được tự do đạt được điều đó, bởi vì bạn luôn bị lẫn lộn mọi thứ. Thường thì chúng ta nhầm lẫn giữa sự lộn xộn và tự do.

Thời gian gặp gỡ.

 

Các cuộc gặp nên tiến hành dài nhất là ba tiếng. Thời gian gặp gỡ có thể từ một tiếng, hai tiếng và dài nhất là ba tiếng. Thời gian này phụ thuộc hoàn toàn vào các thành viên của câu lạc bộ và yêu cầu thực tế, chẳng hạn như thời gian nào trong ngày, sự di chuyển và một vài yêu cầu khác.

Trong một câu lạc bộ tư duy, đôi lúc có những cuộc gặp gỡ kéo dài nhưng cũng có những cuộc gặp gỡ nhanh chóng. Nhưng chúng ta nên đặt trước thời gian gặp cụ thể.

Thời gian của cuộc gặp gỡ có thể diễn ra sau các hoạt động xã hội của các thành viên, thường thì chúng không có giới hạn. Tuy  nhiên, chúng ta cố gắng không để thời gian của câu lạc bộ ảnh hưởng đến thời gian hoạt động xã hội của mọi người.

 

Số lần gặp gỡ:

Theo tôi thì tôi thích mọi người gặp nhau một tháng hai lần. Nếu đó là những cuộc gặp nhanh chóng và diễn ra trong nội bộ gia đình, nó nên được tiến hành hàng tuần để phát triển tốt hơn các kỹ năng tư duy. Nếu mọi người trong câu lạc bộ ở xa nhau, có thể gặp nhau một tháng một lần.

Các cuộc gặp nên được tiến hành vào thời gian cố định ( ngày trong tuần và thời gian trong ngày). Đây là cách làm hiệu quả nhất. Khi thời gian gặp bị thay đổi để cho phù hợp với những người khác nhau, câu lạc bộ thường có xu hướng tan rã. Trong mọi trường hợp, thời gian của cuộc gặp gỡ tiếp theo luôn cần được nêu cụ thể tại thời điểm kết thúc cuộc gặp hiện tại.

 

Người tổ chức.

 

Sự thành công và tiếp tục của bất kỳ một câu lạc bộ nào đều phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và năng lực của người tổ chức ban đầu. Người này phải có lòng nhiệt tình, khả năng hòa đồng với mọi người và một vài khả năng tổ chức nhất định. Người này không cần phải là một người tư duy lỗi lạc hoặc là người hiểu rõ tất cả những kỹ năng tư duy. Nếu cần thiết, sẽ có một người khác có thể tổ chức các bước cụ thể của một cuộc gặp.

Trong một câu lạc bộ nên có một người tổ chức. Nếu có nhiều người tổ chức khác nhau có thể không có sự ăn khớp trong phần việc của mỗi người. Người tổ chức có thể thành lập một ủy ban hỗ trợ để chia sẻ công việc.

 

Nơi gặp gỡ.

Nói chung, cuộc gặp có thể được tổ chức tại nhà của một người nào đó trong câu lạc bộ. Đôi khi cuộc gặp cũng có thể được tổ chức tại một nơi kiểu khác. Cuộc họp có thể luân phiên diễn ra từ nhà của thành viên này tới nhà của thành viên khác. Người tổ chức sẽ làm việc với người chủ nơi sẽ diễn ra cuộc họp tiếp theo để bàn về cuộc họp.

 

Số người tham gia.

Không có một con số giới hạn cụ thể, nhưng về mặt thực hành, chúng ta nên giới hạn số người. Sáu người là con số tối đa có thể có trong một nhóm để thực hành tư duy. Nếu với số người lớn hơn số trên, thời gian để nghe tất cả mọi người nói ( trong mỗi tình huống bài tập) là rất dài. Nếu có 8 người, chúng ta có thể chia làm 2 nhóm 4 người. Với 12 người, chúng ta có thể chia làm 3 nhóm 4 người hoặc 2 nhóm sáu người. 12 người là con số tối đa cho một câu lạc bộ. Nếu có nhiều người hơn, chúng ta có thể chia thành hiệp hội các câu lạc bộ.

Nếu một người vắng mặt 3 lần trong một kỳ, người đó bị loại ra khỏi câu lạc bộ ( trừ khi người đó phải nằm viện hoặc đi xa trong thời gian dài). Những thành viên mới có thể tham gia câu lạc bộ với tư cách khách mời trong hai cuộc gặp. Sau đó nhóm sẽ thảo luận xem họ có muốn người đó tham gia nhóm hay không. Đây là một cuộc thảo luận thẳng thắn, chứ không phải là cuộc bầu kín.

 

Sổ sách ghi nhớ.

Mỗi câu lạc bộ thường cần có những ghi chép thông thường. Người tổ chức hoặc bất cứ người tình nguyện nào cũng có thể làm điều này. Những ghi chép thông thường trong sổ ghi chép về một cuộc gặp không nên ít hơn 250 từ nhưng không nên nhiều hơn 500 từ.

Những ghi chép cần kèm theo ngày, thời gian, độ dài cuộc họp và số người tham dự. Một số kỹ năng tư duy liên quan đến” buổi học” thông thường này cũng nên được liệt kê lại. Chúng ta không cần ghi lại các mục tư duy được sử dụng cụ thể để luyện tập các kỹ năng tư duy. Những mục thực hành cụ thể được áp dụng nghiêm túc trong việc tư duy cũng được liệt kê. Cũng cần liệt kê các vấn đề và nhiệm vụ một cách rõ ràng. Nhưng chúng ta không cần liệt kê các bước tư duy hoặc kết quả, trừ khi đó là một ý tưởng đáng chú ý.

Khi cuộc tư duy được áp dụng để xem xét một cách nghiêm túc một dự án, hoặc một vấn đề nội bộ, những ghi chép quá trình tư duy có thể được lưu giữ như một dự án hoặc một tài liệu về vấn đề, tách hẳn với những ghi chép thông thường. Nếu có được một chiếc đài ghi âm để tóm tắt kết quả cuộc gặp trong khi thảo luận về vấn đề quan trọng thì rất tốt. Chúng ta có thể nêu cả những điểm cần nhớ trong đó.

Các hoạt động trong khi tiến hành một cuộc gặp của một câu lạc bộ tư duy.

Tôi sẽ trình bày cấu trúc của một cuộc gặp lý tưởng. Cấu trúc này nên được áp dụng mỗi khi bạn tổ chức cuộc gặp cho các thành viên câu lạc bộ.

Một câu lạc bộ thường bị sụp đổ thành một cuộc bàn bạc hoặc tranh luận và các thành viên ngừng không đến câu lạc bộ nữa cũng chính vì nó không có các cuộc gặp được tổ chức theo nguyên tắc nhất định. Đầu tiên, mọi người có thể không thích cấu trúc nguyên tắc này nhưng dần dần mọi người sẽ nhận ra giá trị của nó, bởi vì nó cho phép chúng ta thực hành và yêu thích các nhiệm vụ tư duy.

1-                 Vấn đề thông thường.

–                     Đọc bản ghi nhớ của kỳ gặp lần trước.

–                     Đọc và thông qua lời cáo lỗi của các thành viên vắng mặt trong kỳ gặp này.

–                     Giới thiệu khách.

–                     Nêu ra bất cứ dự định đã được lên kế hoạch trước cho tương lai.

( thời gian cho phép ở giai đoạn này là 5 phút).

2-                 Tập hợp các nhiệm vụ tư duy.

Chúng ta nên nghĩ về điều gì? Thật không dễ để tìm ra những điều chúng ta cần tư duy. Những ví dụ được nêu ở phần cuối mỗi mục trong cuốn sách này có thể cung cấp cho bạn một vài tình huống để tư duy, bạn cũng nên áp dụng các bài tập được nêu ra đó để thực hành kỹ năng tư duy liên quan.

Phần đầu của tất cả các cuộc gặp là thời gian để mọi thành viên của câu lạc bộ đề xuất các mục nhiệm vụ và vấn đề cần tư duy. Chúng ta có thể viết những điều này ra và đặt chúng vào phần tập hợp các nhiệm vụ tư duy. Mỗi thành viên đều cần phải đặt ra mục, nhiệm vụ tư duy và viết chúng ra.

Những mục tư duy này bao gồm:

–                     Những mục thực hành: đây là những tình huống cụ thể để thực hành các kỹ thuật tư duy. Nên nhớ rằng những mục này không nên quá nghiêm túc mà nên chứa đựng sự hài hước. đó cũng có thể là mục không liên quan gì đến chủ đề.

–                     Những mục cá nhân: đây là những vấn đề, nhiệm vụ và khó khăn mà mỗi thành viên trong câu lạc bộ ( hoặc bạn của các thành viên này ) đều phải đối mặt. Đây là những khó khăn trong cuộc sống thực. Bạn có thể trình bày chúng thông qua cách đề cập sự việc về người thứ ba: tôi có một người bạn gặp phải vấn đề này…, hoặc bạn cũng có thể đề cập trực tiếp đến vấn đề của cá nhân bạn: “ tôi gặp phải vấn đề này…”. Nếu đó là vấn đề cấp bách hoặc đang được chú ý, bạn có thể trình bày chúng ngay tại cuộc họp này thay vì sắp xếp chúng vào tập hợp nhiệm vụ tư duy.

–                     Những mục nội bộ: đây là những vấn đề liên quan tới mọi người trong vùng. Tư duy những điều như vậy sẽ khiến mọi người quan tâm và thích thú. Một mục nội bộ cũng có thể được phát triển thành một dự án.

–                     Mục dự án: đây là những đề xuất dự án cụ thể. Một dự án bao gồm nhiều nhiệm vụ tư duy cần được thực hiện trong thực tế. Nó có thể là một dự án nội bộ: tăng tiền quyên góp cho từ thiện, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi, phản đối việc phá hủy môi trường…Nếu không còn điều gì khác để đem ra bàn bạc, mỗi câu lạc bộ tư duy nên cứ hai tháng lại tổ chức một bữa tiệc. Những gợi ý này có thể dẫn tới các dự án mới. Vì thế, trong khi thực hiện dự án hiện tại, một vấn đề mới có thể nảy sinh và được đưa ra xem xét.

–                     Những vấn đề thế giới: đây là những mục tư duy nghiêm túc liên quan đến những vấn đề nằm ngoài cộng đồng: có thể trên phạm vi toàn quốc hoặc trên phạm vi thế giới. Những mục này có thể bao gồm các vấn đề về ma túy, hiệu ứng nhà kính, thất nghiệp, thiếu chỗ ở, xung đột cụ thể, vấn đề chủng tộc, quyền bình đẳng, điều trị bệnh nhân AIDS…

Thời gian cho giai đoạn này từ 10 đến 15 phút.( Nếu trong thời gian này mọi người vẫn chưa đủ thời gian, chúng ta có thể viết và nêu ra các mục cụ thể).

 

3-                 Kỹ năng học và thực hành.

Đây là phần quan trọng nhất của cuộc gặp. Mọi người cùng nhau học và thực hành các kỹ năng tư duy được trình bày trong cuốn sách này hoặc những cuốn sách khác, chẳng hạn như trong chương trình giảng dạy tư duy CoRT. Mỗi thành viên của câu lạc bộ nên có một phiên bản của cuốn sách này hoặc một bản của tài liệu dùng trong buổi học và thực hành, và tìm hiểu kỹ kỹ năng được học. Kỹ năng được học cũng nên được tổng kết lại một cách ngắn gọn xem liệu tất cả mọi người đã nắm vững kỹ năng đó chưa. Nếu trong câu lạc bộ có nhiều thành viên trẻ tuổi, cha mẹ hoặc thầy cô giáo có thể trình bày kỹ năng tư duy một cách trực tiếp để dạy con trẻ.

Sau khi học kỹ năng, mọi người chuyển ngay sang thực hành kỹ năng. Những mục cụ thể nên được đặt ra đối với mỗi mục thực hành. Từng người ( thường là như vậy) hoặc một nhóm người có thể thực hiện những mục thực hành này, sau đó trao đổi ý tưởng với nhau và cuối cùng đưa ra một kết quả. Thời gian cụ thể cho mỗi mục nên kéo dài từ 1 đến 3 hoặc 4 phút. Mỗi người nên thực hiện ít nhất 5 hoặc 6 mục tư duy.

Bài tập tư duy và sự thực hành tư duy là cần thiết trong việc học các kỹ năng tư duy khác nhau. Kết quả của mỗi người hay cả nhóm không quan trọng bằng việc phát triển kỹ năng tư duy. Nếu bạn tư duy về điều gì đó, bạn muốn ai đó nghe bạn trình bày kết quả. Kết quả nên được trình bày càng vắn tắt càng tốt, không nên có tranh cãi hoặc bất đồng về quan điểm của từng người. Mặt khác, kết quả của phần thực hành có thể được nêu ra bất cứ  thời điểm nào trong khoảng thời gian luyện tập. Việc thực hành 5 mục và cho kết quả ngắn gọn còn hữu ích hơn việc chỉ thực hành được hai mục nhưng kết quả lại dài dòng.

Thời gian cho phần này thường kéo dài từ 30 đến 45 phút.

4-                 Nhận xét về kỹ năng tư duy.

Sau khi học và thực hành kỹ năng tư duy, chúng ta sẽ thảo luận về kỹ năng vừa được học. Mục đích của việc thảo luận này là để củng cố lại việc học kỹ năng đó, để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều:

–                     Hiểu rõ về kỹ năng đó.

–                     Thảo luận về sự hữu ích của kỹ năng đó.

–                     Kiểm tra lại sự ứng dụng kỹ năng đó.

Như tôi đã luôn trình bày, những cuộc thảo luận như thế này luôn là các cuộc thảo luận xây dựng:” tôi luôn thu được điều gì từ kỹ năng này?”; “lý do để cuộc thảo luận luôn là xây dựng, vì nếu mọi người thảo luận theo bằng cách chỉ ra nhược điểm ( bởi vì họ sẽ tìm ra cả ưu điểm và nhược điểm) mọi người sẽ nỗ lực để tìm ra những nhược điểm đó. Và những nhược điểm này, ngay cả khi là rất nhỏ, cũng làm giảm sự hữu ích của kỹ năng vừa được học. Trong trường hợp đối với người thợ mộc, chúng ta có thể tuyên bố rằng một cái cưa cắt gỗ thường để lại mép cắt rất sắc và nguy hiểm hoặc trong khi dùng đục có thể trượt và cắt vào tay bạn, nhưng nói chung, đục và cưa là hai dụng cụ rất có giá trị đối với người thợ mộc.

Thời gian dành cho phần này là từ 10 đến 15 phút.

 

5-                 Ứng dụng đối với những vấn đề cá nhân.

Đây là cơ hội để cho các thành viên trong câu lạc bộ cùng luyện tập kỹ năng thông qua việc giải quyết một vấn đề hoặc nhiệm vụ. Mọi người có thể trình bày vấn đề qua nhân vật người thứ ba: “tôi có một người bạn gặp phải vấn đề này” hoặc trình bày trực tiếp:”đây là vấn đề của tôi”.

Điều quan trọng trong việc thực hành giải quyết vấn đề là mọi người không ngồi và chờ đợi kết quả đến như một phép màu. Tôi cũng không hy vọng chỉ mất 20% thời gian mọi người đã đưa ra được kết quả.

Điều quan trọng ở phần này là mọi người không được sử dụng quá thời gian cho phép. Những mục thảo luận có thể được chọn từ tập hợp các mục hoặc là những mục mới vừa nảy sinh.

Trong quá trình xem xét các mục, chúng ta nên vận dụng một kỹ năng tư duy cụ thể và không nên chỉ thảo luận chung chung.

Thời gian cho phần này thường kéo dài từ 20 đến 30 phút.

 

6-                 Áp dụng đối với các vấn đề nội bộ.

Bạn có thể chọn lựa vấn đề cụ thể từ tập hợp ý tưởng hoặc chọn một vấn đề vừa mới nảy sinh. Một vấn đề nội bộ và một vấn đề sẽ ảnh hưởng tới cộng đồng trong vùng. Điều này cũng có nghĩa rằng nó có ảnh hưởng rộng lớn hơn so với phạm trù từng cá nhân hoặc gia đình nhưng nhỏ hơn so với ảnh hưởng tới xã hội nói chung hoặc cả nước.

Việc xác định xem vấn đề  này liên quan đến những gì là rất quan trọng. Điều này có nghĩa là chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng về nhân tố con người, giá trị và tác động. Sẽ nảy sinh bất đồng và tranh luận.

Tại thời điểm này, chúng ta chỉ tư duy về vấn đề ( hoặc nhiệm vụ hoặc thiết kế) nội bộ. Nếu thành viên của câu lạc bộ quyết định rằng họ muốn làm điều gì đó cụ thể đối với vấn đề đó, mục đó có thể trở thành một kế hoạch cụ thể.

Điều quan trọng là kết quả tư duy nên được khẳng định rõ ràng, như một kết luận hoặc một kiểu kết quả bất kỳ.

 

7-                 Thông báo kế hoạch và tư duy.

Một kế hoạch bao gồm những bước tư duy sẽ được thực hiện thành hành động.

Bởi vì câu lạc bộ tư duy chú trọng đến khía cạnh thực hiện và hiệu quả, vì thế chúng ta nên có một số kế hoạch cụ thể để tư duy ( nếu không, các hoạt động tư duy có thể rơi vào tình trạng thảo luận triền miên, tranh cãi…).

Trước tiên, những kế hoạch được chọn nên là những kế hoạch nhỏ để có thể đưa ra một kết quả. Khi mọi người đã có sự thành thục trong kỹ năng và có sự tự tin, những kế hoạch được trình bày có thể là những kế hoạch tham vọng hơn.

Mỗi kế hoạch nên được lưu giữ trong một tập tài liệu riêng, tách biệt khỏi cuốn sách ghi nhớ của câu lạc bộ.

Một kế hoạch được giải quyết bởi một đội kế hoạch, trong đó có người điều hành kế hoạch ( tự nguyện) và các thành viên khác.

Trong phần này, có một số điều cần làm là:

–                     Thảo luận và lựa chọn kế hoạch.

–                     Nghĩ và thực hiện kế hoạch đó.

–                     Thông báo lại tiến trình của kế hoạch.

–                     Xác định vùng trọng tâm và vấn đề mới vừa nảy sinh mà đòi hỏi chúng ta phải tư duy về nó.

Tất cả mọi hoạt động tư duy về kế hoạch không phải bắt buộc diễn ra trong các cuộc gặp của câu lạc bộ. Các thành viên của đội kế hoạch có thể gặp nhau tại thời điểm khác để bàn bạc thêm.

Khi không có kế hoạch nào khác ( thậm chí ngay cả khi có) thì câu lạc bộ cũng nên cứ hai tháng lại tổ chức một bữa tiệc. Đó là cơ hội để khiến mọi việc không trở thành nhàm chán. Trong buổi tiệc, nên có khách mời đến tham dự.

Thời gian cho phần tư duy này là từ 30 đến 45 phút.

 

8-                 Những vấn đề thế giới.

Ở phần này, chúng ta ứng dụng tư duy về những mục quan trọng. Có lẽ các thành viên trong câu lạc bộ dường như không có khả năng nhiều khi bàn bạc về những vấn đề như vậy. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên xem xét những điều như vậy. Mục tư duy có thể bao gồm các vấn đề như: nợ của các nước thuộc thế giới thứ 3, cháy rừng, bảo hộ thương mại, di cư, bảo toàn năng lượng, ảnh hưởng của ti vi tới chính trị, khủng hoảng giáo dục, vấn đề suy thoái nội bộ thành phố…

Những mục được đem ra thảo luận cũng có thể được chọn từ tập hợp ý tưởng hoặc từ những sự kiện đang diễn ra. Ví dụ, bạn có thể lấy tờ báo ngày hôm nay và chọn một mục.

Phần thảo luận này nên được xem như một phần ứng dụng chính xác các kỹ thuật tư duy hơn là một cuộc nói chuyện và trao đổi quan điểm. Mọi người không nên coi đây là cơ hội để bộc lộ quan điểm và trình bày quá nhiều.

Thời gian cho phần này là từ 20 đến 30 phút.

 

9-                 Vấn đề cuối cùng.

Vấn đề cuối cùng bao gồm những chi tiết đã được lập kế hoạch ( ví dụ chi tiết cho buổi gặp lần sau) hoặc bất cứ vấn đề gì khác.

Thời gian cho phần này là 5 phút.

Tổng thời gian.

Tổng thời gian cho một cuộc gặp của các thành viên trong câu lạc bộ có thời gian tối thiểu là 150 phút ( từ 2h 30’) cho tới thời gian tối đa là 210 phút ( 3 giờ 30 phút).

Thời gian này có thể được rút ngắn bằng những cách sau:

Không cần phải thực hiện hết lần lượt các mục trong tất cả cuộc gặp. Trong những cuộc gặp thời gian ngắn, có những mục được xem xét thay phiên nhau. Ví dụ ở cuộc gặp này chúng ta bàn mục vấn đề nội bộ thì ở cuộc gặp lần sau chúng ta bàn về vấn đề cá nhân.

Thời gian cho từng phần cũng có thể được rút ngắn. Trong những cuộc gặp có ít thời gian thì thời gian cho mỗi phần có thể giảm xuống còn 5 phút.

Tuy  nhiên, ở phần học và thực hành kỹ năng, chúng ta không nên giảm bớt thời gian đã nêu ở phần trên. Thời gian cho phần này không nên ít hơn 30 phút. Trong những cuộc gặp có ít thời gian thì phần “nhận xét” có thể được giảm tối thiểu thời gian hoặc có thể bỏ qua.

Ví dụ, trong một cuộc gặp một giờ đồng hồ sẽ không bao giờ gồm thời gian cho vấn đề thông thường (5 phút), học kỹ năng tư duy ( 30 phút), một phần ứng dụng (10 phút), tư duy theo kế hoạch và thông báo ( 10 phút) và tổng kết (5 phút).

Điều quan trọng là chúng ta đặt ra thời gian và làm theo kế hoạch đó. Bạn đừng ngại việc cắt giảm thời gian tư duy, ngay cả khi vấn đề được đem ra thảo luận là vấn đề quan trọng.

 

Các tài liệu.

 

Cuốn sách này có trình bày các kỹ năng tư duy cơ bản và nên được xem là tài liệu chính để mọi người áp dụng trong câu lạc bộ tư duy. Trong một cuộc gặp, mọi người chỉ nên luyện tập một kỹ năng ( hoặc thói quen) tư duy. Trên thực tế, nếu chúng ta dành thời gain của hai cuộc gặp để học, luyện tập và thảo luận một kỹ năng tư duy. Với những kỹ năng phức tạp thì thời gian này có thể tăng lên. Sau này bạn cũng có thể học một chương trình tư duy hoàn thiện, chương trình CoRT. Đây cũng là một tài liệu quan trọng.

Mỗi câu lạc bộ nên tự xây dựng cho câu lạc bộ một tập hợp các nhiệm vụ và kế hoạch tư duy. Một câu lạc bộ cũng có thể giới thiệu và chia sẻ tập hợp các nhiệm vụ với các câu lạc bộ khác.

Việc học một vài công cụ và có khả năng sử dụng chúng hiệu quả còn quan trọng hơn nhiều so với việc đọc quá nhiều các tài liệu. Việc luyện tập các kỹ năng tư duy không phải là vấn đề ta có hiểu quá trình tư duy mà là vấn đề ta có thể vận dụng một kỹ năng tư duy trong thực tế.

 

Luyện tập.

Chúng ta có thể tổ chức đào tạo cụ thể đối với những người muốn tham dự một câu lạc bộ tư duy đăng ký tham gia câu lạc bộ.

Tất cả các câu lạc bộ có thể tự hoạt động hoàn toàn độc lập trong việc học và luyện tập các kỹ năng tư duy.

Tuy nhiên, tôi gợi ý rằng, thành lập một câu lạc bộ cho phép các cá nhân đăng ký tham gia là cách hoạt động có hiệu quả nhất của câu lạc bộ. Việc cho phép đăng ký được dựa trên nguyên tắc không nhận đăng ký thành viên cho đến tận khi có thành viên hiện tại của câu lạc bọ vắng mặt quá 5 buổi gặp. Mọi người có thể sao chép lại ghi nhớ của những cuộc gặp đó như là một báo cáo tổng quát và gửi cho tôi.

Tóm tắt.

 

Câu lạc bộ tư duy tạo nên một cấu trúc thông lệ và duy trì đều đặn giúp phát triển các kỹ năng tư duy và làm cho mọi người yêu thích việc tư duy giống như yêu thích một môn thể thao hoặc một sở thích nào đó. Tôi cũng vừa trình bày những nét chính để tổ chức và hoạt động một câu lạc bộ tư duy. Phần câu lạc bộ tư duy là một phần tách rời với nội dung cuốn sách này. Mọi người vẫn có thể học trực tiếp nội dung của cuốn sách này mà không cần tạo ra một câu lạc bộ tư duy.

 


[1] Theo Lược sử về GS. Edward de Bono, website Thư viện Khoa học

[2] Theo lời giới thiệu đăng trên Website Chợ Điện tử Việt Nam


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.