Dạy Trẻ Phương Pháp Tư Duy

TIẾN LÊN HAY ĐỒNG THUẬN



Tư duy thường diễn ra theo hai hướng chính: tiến lên hoặc đồng thuận.

 

Bạn có thể đi dọc con đường hoặc bạn có thể dừng lại để nhìn xung quanh khu vườn.

 

Biểu đồ trang 108 minh họa sự khác nhau giữa sự đồng thuận và tiến lên. Trong lối tư duy tiến lệ, nếu chúng ta đang ở a, chúng ta sẽ tiến tới b và sau đó là c. Nếu chúng ta đã ở a và b, sau đó chúng ta sẽ tiến tới c. Nói theo cách khác, nơi mà chúng ta tiến đến được xác định nhờ vào vị trí hiện thời của chúng ta.

 

 

Trong lối tư duy đồng thuận, chúng ta có a, b và sau đó là c. Tất cả đồng thuận với nhau. Điểm này không hề dẫn đến vị trí của điểm khác. Chúng tồn tại đồng thuận. Chúng ta có thể tìm kiếm xung quanh để tìm ra chúng.

 

Thức ăn được đặt ở trên bàn, và chúng ta thì đang đói. Vì thế, chúng ta ngồi xuống và ăn. Cách suy nghĩ này là cách suy nghĩ tiến lên.

 

Nếu với cách suy nghĩ đồng thuận, chúng ta sẽ nói rằng, trên bàn có bánh mỳ, có bơ, có súp…tất cả chúng cùng tồn tại song song.

 

Những người lạ đứng xung quanh một đám đông là những người đồng thuận. Một phụ nữ tiến tới ai đó và nhận ra đó là một người bạn. Đó là cách tư duy tiến lên.

 

Câu hỏi mấu chốt cho cách tư duy đồng thuận là:

 

Liệu còn gì khác không?

 

Có thể là những điều khác, những lựa chọn, những cái nhìn, những nhận thức khác…

 

Câu hỏi mấu chốt cho tư duy tiến lên là:

 

Tiếp theo là gì?

 

Nếu chúng ta có cái này, cái tiếp theo nó là gì? Chúng ta sẽ từ đây và đi đến đâu? Chúng ta có thể suy luận điều gì?

 

Một người bước vào phòng và nhìn xung quanh. Anh ta để ý thấy có nhiều quyển sách về luật trên giá sách và do đó anh ta kết luận rằng chủ nhân của căn phòng này là một luật sư. Đây là lối tư duy tiến lên.

 

Một người khác bước vào phòng và cũng nhìn xung quanh. Chị ấy để ý đến những bức tranh treo trên tường, màu của thảm sàn nhà, những cuốn sách luật, một chiếc bàn học hợp kiểu, những bức ảnh gia đình và một con mèo nằm trong góc nhà. Đây là cách suy nghĩ đồng thuận. Nếu người này muốn suy luận nghề nghiệp của chủ nhân căn phòng, có lẽ cô ấy cũng gợi ý rằng anh ta là một luật sư. Nhưng đó không phải là kiểu tư duy mà cô ấy sử dụng.

 

Tư duy tiến lên và tư duy đồng thuận đều là hai kiểu tư duy quan trọng. Không có ai trong số chúng được xem là quan trọng hơn kiểu còn lại. Điều quan trọng ở đây là chúng ta nhận biết đượC và Sử dụng chúng.

 

Có đôi khi người ta gọi tư duy đồng thuận là tư duy phân kỳ, nhưng tôi cảm thấy cách gọi này gây ra một ấn tượng sai lầm về việc tách khỏi thứ gì đó. Tương tự như vậy khi người ta gọi tư duy tiến lên là tư duy hội tụ. Tiến lên hay đồng thuận dường như là những từ đơn giản hơn: chúng ta tiến lên phía trước hoặc chúng ta nhìn xung quanh.

 

Nếu cho chúng ta phép cộng 5+3, câu trả lời là 8. Đây là tư duy tiến lên.

 

Câu trả lời 8 có thể là kết quả của phép cộng 5+3, nhưng nó cũng có thể là kết quả của các phép cộng 4+4; 7+1; 6+2. Đây là tư duy đồng thuận.

 

Chúng ta sử dụng kiểu tư duy đồng thuận để khám phá xem nó là gì và những khả năng là gì?

 

Chúng ta sử dụng kiểu tư duy tiến lên để đi đến một giải pháp hoặc một kết luận.

 

Hai câu hỏi quan trọng nên được hỏi như thói quen là:

 

Liệu còn gì khác không?

 

Tiếp theo sẽ là gì?


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.