Diệc Thứ Và Kha Tuyết

CHƯƠNG 12: ĐAU THƯƠNG



Tôi ngừng bước chân.
Cô đi tiếp về phía trước vài bước, thấy tôi không theo sau, cũng ngừng chân lại.
“Vì sao từ đầu đến cuối nhân vật nữ chính đều không nhỏ lệ?”
“Vì tôi không muốn rơi nước mắt.”
“Vậy lúc cô đau long thì sao?”
“Thì vẽ tranh thôi, như vậy thường có thể bình yên trải qua cơn đau đó.”
“Nếu nỗi đau quá lớn thì sao? Hay là đau long tới mức trời long đất lở thì sao?”
“Đau thương thật sự là nước mắt chẳng thể tuôn rơi.”
Tôi vẫn đứng ngây ra ở đó, nhấp nháp từng lời giảng giải của cô ấy.
Cô ấy thấy tôi mãi không bước tới bèn quay lại, đi tới cạnh tôi.
Tôi khôi phục tinh thần, mỉm cười, chúng tôi lại bắt đầu bước tiếp về phía trước.
Đi chưa được bao lâu đã thấy Lễ Yên và cô Lý ở phía xa đang bước xuống.
“Hi!” Cô Lý vẫy vẫy tay, cao giọng gọi: “Kha Tuyết!”
Tôi và Kha Tuyết cùng dừng chân, Kha Tuyết cũng vẫy vẫy tay với hai người.
“Tôi và Lễ Yên đang định đi uống cà phê.” Khi tới gần, cô Lý nói: “Đi cùng nhé.”
“Hay lắm.” Kha Tuyết trả lời xong bèn nhìn tôi, tôi gật đầu.
Tôi lại trở lại quán cà phê đó lần thứ ba.
Nữ chủ quán trông khoảng bốn mươi tuổi, cuối cùng không nhịn nổi, nói với tôi:
“Cậu đúng là khách hàng thần kỳ. Lần đầu đến một mình; lần thứ hai đến hai mình, lần thứ ba lại biến thành bốn mình rồi. Lần sau thì sao? Sẽ thành bao nhiêu người?”
Tôi chỉ mỉm cười, không nói gì.
Uống cốc cà phê đàu tiên còn là hưởng thụ, cốc thứ hai vẫn có thể chấp nhận được, tới cốc thứ ba thì đúng là chịu đựng rồi.
Chúng tôi ngồi xuống, Kha Tuyết ngồi bên cạnh tôi, Lễ Yên ngồi đối diện với tôi.
Cô Lý vừa ngồi xuống bèn nói: “Kha Tuyết có vẽ chị đấy, Lễ Yên, em có muốn xem không?”
“Có chứ.” Lễ Yên đáp.
Kha Tuyết lấy bản vẽ ra, ba người bọn họ bắt đầu thưởng thức bức tranh đó, hơn nữa còn vừa xem vừa cười.
“Hâm mộ không?” Cô Lý nói với tôi.
Tôi cười gượng hai tiếng.
“Có muốn xem không?” Cô Lý lại nói. “Nếu muốn xem thì xin tôi đi.”
“Tôi xin cô đừng cho tôi xem.”
“Tên nhóc nhà cậu!” Cô Lý gõ đầu tôi một cái, hai người Kha Tuyết mỉm cười rất vui vẻ
“Cô vẽ đẹp lắm.” Lễ Yên nói: “Cô học hội họa phải không?”
“Ừ.” Kha Tuyết gật đầu. “Tôi là người học nghệ thuật.”
“Vậy giờ cô làm ở đâu?”
“Tôi làm tổng đài kiêm tạp vụ ở một trung tâm ngoại ngữ Anh Mỹ.”
“Cũng giống tôi vậy.” Lễ Yên nói.
“Thế à?” Kha Tuyết hỏi. “Cô học…”
“Tôi học âm nhạc.” Lễ Yên trả lời.
“Chúng ta đều không dung tới những gì mình học tập.” Kha Tuyết cười nói.
“Thế nhưng tôi cảm thấy công việc này khiến tôi có nhiều cảm giác hơn đối với cuộc sống.” Lễ Yên nói.
“Tôi thì ngược lại, vì cuộc sống mà làm công việc này.” Kha Tuyết nói.
Chúng tôi im lặng một lúc, cô Lý vẫn tập trung ngắm bức họa mà mình là model.
Lễ Yên và Kha Tuyết nhìn nhau mỉm cười, không tiếp tục trò chuyện.
Tôi quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, nhưng bên ngoài suối nước nóng tỏa hơi nước liên tục khiến cửa sổ luôn phủ một lớp sương mơ hồ.
“Chuyện cô muốn làm nhất là gì?” Lễ Yên hỏi, phá vỡ bầu không khí trầm lắng.
“Tôi muốn mở triển lãm cá nhân.” Kha Tuyết nói. “Cô thì sao?”
“Tôi muốn mở buổi trình diễn cá nhân.” Lễ Yên trả lời.
Có lẽ vì đáp án của cả hai rất ăn ý, vì thế hai người đều cùng mỉm cười.
“Anh thì sao?” Kha Tuyết hỏi tôi. “Anh muốn làm gì nhất?”
“Đúng rồi.” Lễ Yên cũng phụ họa. “Anh muốn làm gì nhất?”
“Tôi muốn tới xem triển lãm tranh của Kha Tuyết, cả buổi trình diễn của Lễ Yên nữa.” Tôi nói.
Câu trả lời của tôi lại khiến hai người bọn họ mỉm cười.
“Cô muốn làm gì nhất?” Tôi thử đánh thức cô Lý vẫn đang cúi đầu ngắm nghía bức tranh.
“Hả…” Cô Lý từ từ ngẩng đầu, chỉ vào mình trong tranh, nói: “Tôi muốn giảm béo.”
Ba người chúng tôi không hẹn mà cùng mỉm cười, tôi cười lớn nhất, thậm chí có phần không khống chế nổi.
Lúc tính tiền, cô Lý kiên quyết nhận phần chủ chi và Kha Tuyết đã tặng bức tranh kia cho cô ấy.
Rời quán cà phê, bốn người chúng tôi đi thành hang ngang lên trên núi.
Dần dần, Lễ Yên cùng Kha Tuyết đi phía trước, tôi cùng cô Lý đi phía sau.
Lễ Yên và Kha Tuyết nói nói cười cười suốt dọc đường, âm thanh tuy nhỏ nhưng vẫn nghe rõ dưới màn đêm vắng vẻ.
Vì cô Lý chân ngắn lại bước không nhanh nên khoảng cách giữa tôi và hai cô ấy cùng càng lúc càng xa.
Tiếng cười nói của hai cô gái cùng theo khoảng cách mà càng lúc càng nhỏ.
Cuối cùng tôi chỉ nghe thấy tiếng của Lễ Yên.
Đầu tiên tôi rất hiếu kỳ, cho rằng Kha Tuyết không nói gì nữa nên mình mới chỉ nghe thấy giọng của Lễ Yên.
Sau nhìn kỹ lại, hai cô gái vẫn nói chuyện với nhau không ngừng.
Mà trong vài phút tiếp đó, tôi vẫn chỉ nghe thấy giọng của Lễ Yên.
Tuy không nghe được giọng nói của Kha Tuyết, cũng không thể thấy rõ khuôn mặt cô dưới ánh sang mờ mờ buổi tối,
Nhưng sắc mặt Kha Tuyết khi nói chuyện lại như bừng sang lên trong đầu tôi.
Tôi đột nhiên có cảm giác, nếu dung tranh để minh họa về Lễ Yên và Kha Tuyết, vậy Lễ Yên sẽ là bức tranh khiến tôi nghe thấy tiếng động còn Kha Tuyết lại là bức tranh khiến trong lòng tôi nảy sinh cảm xúc.
Tôi vô thức đẩy bước chân nhanh dần, bỏ cô Lý lại phía sau.
Không cẩn thận làm rơi bản thảo tiểu thuyết đang cuộn lại thành hình ống trên tay xuống đất, tôi ngồi xổm xuống định nhặt lên.
Trang đầu chỉ có năm chữ “Diệc Thứ và Kha Tuyết”, Kha Tuyết nằm ngoài chỗ sang, còn Diệc Thứ thì bị bóng của tôi che khuất, trốn trong chỗ âm u.
Ngay khi nhặt bản thảo lên, trong đầu thoáng hiện lời nói của Kha Tuyết về hai loại người muốn trở thành nhà tạo mẫu tóc giỏi nhất và muốn có được kiểu tóc đẹp nhất.
Nhà tạo mẫu tóc giỏi nhất chắc chắn không có kiểu tóc đẹp nhất, vì ông ta không thể tự làm đầu cho mình.
Thế nên cho dù Kha Tuyết có là họa sĩ giỏi nhất, cô cũng không thể vẽ hoàn chỉnh bản thân trong bức tranh.
Cũng cùng một đạo lý, cho dù tôi là tác giả tốt nhất, nhưng khi tôi biến bản than thành Diệc Thứ, liệu có phải tôi cũng không cách nào mô tả hoàn chỉnh bản than trong cuốn tiểu thuyết?
Còn lý do khiến Đại Đông không thấy được tình yêu ở đâu trong “Diệc Thứ và Kha Tuyết” liệu có phải bởi tôi không cách nào miêu tả hoàn chỉnh tìm cảm của Diệc Thứ?
Kha Tuyết có thể thấy được toàn bộ bản than mình trong cuốn tiểu thuyết, vậy tôi thì sao?
Nhớ lại những bức tranh được xem ở chỗ Kha Tuyết, tôi phát hiện bóng dáng và cảm giác của mình đã hiện ra hoàn toàn trong đó.
Hóa ra tôi cũng tìm ra bản hoàn chỉnh của mình trong những bức tranh của Kha Tuyết.
“Ngây ra làm gì thế?” Cô Lý vỗ nhẹ lên đầu tôi một cái.
Tôi khôi phục tinh thần, thấy mình vãn đang ngồi xổm trên mặt đất, bèn đứng đậy.
“Đi thôi, hai cô ấy đang chờ chúng ta đấy.”
Tôi nhìn lên trên, hai cô gái đã đến cửa nhà nghỉ suối nước nóng, đang vẫy vẫy tay ý bảo chúng ta mau lên một chút.
Chúng tôi rảo bước nhanh hơn, chạy tới.
“Lại vào tắm suối một lúc nữa đi.” Cô Lý đề nghị với hai người.
“Hay lắm.” Lễ Yên nói.
“Ừ.” Kha Tuyết cũng gật đầu.
“Nếu tắm suối nước nóng có thể khiến mình gầy đi thì hay quá.” Cô Lý nói.
“Chấp nhận sự thật đi. Tắm nhiều sẽ chỉ tróc da chứ không hao mỡ.” Tôi nói.
“Cậu cũng chấp nhận sự thật đi.” Cô Lý cười nói: “Ba mỹ nữ chúng tôi đi tắm suối nước nóng tiếp, cậu chỉ nước một mình về phòng ngủ.
“Sự thật là chỉ có hai mỹ nữ.”
Tôi nói xong lập tức co giò chạy, không để cho cô Lý có cơ hội dùng bạo lực trả đũa.
Tôi trở lại phòng, một đồng nghiệp khác không ở, không biết đang phiêu bạt chốn nào rồi.
Dựa nằm vào giường, lại lật tiểu thuyết của mình ra xem, kiểm tra tỉ mỉ thế giới nội tâm của Diệc Thứ.
Tôi phát hiện, cũng như người trong bức tranh “Tình yêu ở nơi đâu” kia, vẫn là dung ánh nhìn và lắng nghe để đi tìm tình yêu.
Mà lại chẳng biết tình yêu đã ở trong lòng từ lâu, chỉ cần dung trái tim cảm nhận là có thể phát hiện ra.
Tôi cầm bút lên, thử khiến nội tâm mình bình tĩnh lại, nhưng bản thân những câu chữ viết xuống lại không khỏi kích động.
Cũng như thả câu vậy.
Trong quá trình sang tác, đầu óc không ngừng hiện lên những bức tranh Kha Tuyết đã vẽ, bức này nối tiếp bức kia.
Nhất là ba bức tranh đã từng thấy trong nhà Kha Tuyết: “Đau khổ”, “U buồn” và “Thiên đường”.
Tôi cảm thấy ba bức tranh này tiết lộ nhiều nhất về Kha Tuyết, cũng là bức tranh mô tả bản thân tới gần hoàn chỉnh nhất trong số những bức tranh cô vẽ.
Tôi lại nhớ Kha Tuyết đã từng nói, nếu anh có cảm giác với một bức tranh, vậy anh có thể là người thân hoặc người yêu của bức tranh đó.
Nếu đã nói vậy, đối với bức tranh của Kha Tuyết mà nói, tôi là người thân hay là người yêu.
Cứ suy nghĩ miên man rồi chìm vào giấc ngủ, sau khi tỉnh dậy lại chuẩn bị bắt đầu ngày du lịch thứ hai.
Lễ Yên và cô Lý có vẻ rất thích Kha Tuyết, mỗi khi tới một danh lam thắng cảnh nào đó, hai người luôn xoay quanh Kha Tuyết.
Có lúc Tiểu Lương muốn chen vào góp vui nhưng cô Lý luôn khiến hắn biết khó mà lui đúng lúc.
Cô Lý như một nhân viên bảo vệ, thể hình lại càng giống.
Tôi thường trầm tư hoặc ngủ trong xe, lúc xuống xe cũng lung lay lắc lư một mình.
Thi thoảng tiếp xúc với ánh mắt Kha Tuyết cũng chỉ mỉm cười.
Chỉ có một lần tôi dạo chơi cùng ba người là lúc vô tình gặp nhau ở cạnh biển.
“Biển miền tây như pizza, hơi mỏng mỏng.” Cô Lý nói. “Biển miền đông lại như hambuger hai tầng, cảm giác rất đầy đặn. Lễ Yên, em thấy sao?”
“Biển miền tây là nhạc nhẹ, biển miền đông là nhạc hòa tấu.” Lễ Yên cười nói.
“Tôi lại cảm thấy vẽ biển miền tây phải dung màu nước, biển miền đông thì tốt nhất nên dung sơn dầu để vẽ.”
Kha Tuyết nói xong bèn nhìn tôi.
“Bờ biển đông là bờ đá, thường thấy những mỏm đá hình dáng kỳ lạ được mài dũa sắc sảo, lại cực ít chỗ nước cạn.” tôi nói. “Bờ biển đông là bờ cát, có thể thấy rõ bãi biển, khoảng cách giữa những đợt triều vừa xa lại vừa rộng.”
Tôi nhìn biển ngay trước mặt, nói tiếp: “Thế nên nói biển phía đông và biển phía tây…”
“Đi thôi đi thôi.” Cô Lý không đợi tôi nói xong, hai tay đã kéo Lễ Yên và Kha Tuyết bỏ đi. “Thằng nhóc này bệnh rồi, ở nơi cảnh đẹp thế này lại nói những lời chẳng ra đâu vào đâu.”
Tôi ngây ra ở đó một lúc rồi mới gọi với theo bóng lung ba người: “Này! Tôi còn chưa nói xong mà!”
Sauk hi lên xe, Kha Tuyết chủ động ngồi bên cạnh tôi, nói: “Anh còn chưa nói xong đấy.”
“Nói cái gì?”
“Biển phía đông và biển phía tây.”
“Biển miền tây rất ôn nhu, mỗi ngày luôn tiễn người người yêu đi khỏi rồi lại giang hai tay ôm người yêu trở về. Thế nên biển miền tây như người thường xuyên đi khỏi song lại quyến luyến tình yêu.”
“Rất sinh động.” Cô mỉm cười. “Biển miền đông thì sao?”
“Biển miền đông rất kiêu ngạo, hai tay khoanh trước ngực, mặc cho sóng biển đánh, luôn không cử động. Thế nên biển miền đông như một người bất khuất luôn hang hái truy tìm tình yêu.”
“Ồ. Trí tưởng tượng của anh rất tuyệt.”
“Vậy còn cô?” Tôi nói.
“Biển miền tây là người yêu, phải dùng màu nước để tạo được độ sáng, tạo được cảm giác ấm áp. Còn biển miền đông lại là người yêu, màu sắc không thể pha loãng, tốt nhất là dung sơn dầu để mô tả sự sâu đậm và nhiệt tình.”
Tôi nghe cô lại dung người thân và người yêu để mô tả, không khỏi sửng sốt.
“Sao vậy?” Cô nói. “Tôi nói không được hay à?”
“Không.” Tôi khôi phục tinh thần, nói: “Mô tả rất hay.”
“Cám ơn.” Cô mỉm cười.
Trên đường về hầu hết mọi người trên xe đều chìm vào giấc ngủ, Kha Tuyết và Lễ Yên cũng vậy.
Tôi thì ngược lại, chẳng ngủ nổi
Thử nhắm mắt lại nhưng luôn cảm thấy trong lòng có thứ gì đó đang quay cuông mãi vẫn không cách nào ngủ nổi.
Dứt khoát cầm bản thảo tiểu thuyết lên, chỉ xem được vài tờ, mỉ mắt đã cảm thấy nằng nặng.
Không biết nên cảm thấy vui vẻ vì tiểu thuyết của mình có thể khiến tâm trạng người ta bình tĩnh lại,
Hay nên xấu hổ vì đọc nó khiến người ta cảm thấy buồn ngủ?
Lúc xe trở lại dưới cao ốc công ty đã là chuyện lúc mười giờ đêm.
Tạm biệt nhau xong, mọi người như chim thú bỏ đi tứ tán. Tiểu Lương chạy tới nói với Lễ Yên:
“Đã khuya rồi, con gái về nhà một mình rất nguy hiểm. Để tôi đưa cô về.”
“Không cần đâu.” Lễ Yên lắc đầu: “Cha tôi đã cho người đến đón rồi.”
“À.” Tiểu Lương có vẻ rất thất vọng.
“Đừng thất vọng.” Cô Lý vỗ vỗ vai Tiểu Lương. “Cậu đưa tôi về đi.”
“Cái này…” Tiểu Lương muốn nói lại thôi.
“Tôi cũng là con gái, cũng phải về nhà một mình mà.” Cô Lý nói.
Một chiếc xe màu đen có rèm tre đón Lễ Yên, cô Lý kéo Tiểu Lương cùng đi, tôi và Kha Tuyết thì bước về phía quán cà phê.
Lúc tới quán, lại phát hiện chủ quán đang đứng ở cửa.
“Ơ?” Tôi nhìn đồng hồ. “Giờ này đáng lẽ anh phải đóng cửa rồi chứ.”
“Cậu quản tôi à.” Chủ quán đáp trả một câu, rồi nói: “Vào uống một cốc cà phê đi.”
Kha Tuyết quay sang hỏi tôi: “Được không?”
Tôi chỉ do dự hai giây, chợt nghe chủ quán nói: “Không cần trả tiền.”
Tôi bèn gật đầu với Kha Tuyết, đồng thời bước vào quán cà phê.
Chúng tôi vẫn ngồi ở chiếc bàn “đã đặt chỗ”.
Tuy cùng một quán cà phê, cùng một chủ quán, cùng một chiếc bàn,
Nhưng cảnh sắc ngoài khung cửa sổ đã hoàn toàn thay đổi.
Trước đây luôn tới quàn cà phê vào buổi chiều, còn giờ đã là đêm khuya.
Thiếu đi ánh sang ngoài song cửa sổ, thiếu đi những bức tranh cô vẽ, dáng vẻ tôi khi viết tiểu thuyết,
Khiến tôi cảm thấy ngồi trên ghế cũng thật xa lạ, mất tự nhiên.
Kha Tuyết đường như đang suy nghĩ một chuyện gì đó, sau đó đột nhiên nở một nụ cười kỳ quái.
“Cười gì vậy?” Tôi hỏi.
Cô thu lại nụ cười kỳ quái đó, đổi một dáng cười bình thường: “Anh chắc chắn rất thích cô ấy.”
“Thích ai cơ?”
“Lễ Yên ấy.”
Tôi đột nhiên cảm thấy bên tai nóng bừng lên, có phần bối rồi.
Chủ quán bưng cốc cà phê lại, đặt lên trên bàn rồi nói:
“Cô gái ấy cũng rất tốt.”
“Anh biết à.”
“Lần trước khi cậu cùng cô ấy tới uống cà phê tôi đã biết rồi.”
“Anh và Lễ Yên cùng tới?” Kha Tuyết trợn tròn hai mắt.
“Cái này…” Tôi lại bắt đầu thấy da đầu tê dại, hai tay xoắn vào nhau. “Là vì…”
“Vì sao?” Kha Tuyết hỏi.
“Nói ra dài lắm.” Tôi đáp.
Kha Tuyết cười cười, nhìn tôi đang cực kỳ bối rối, không truy hỏi tiếp nữa. Uống một ngụm cà phê xong, cô bèn nói:
“Nói một chút về Lễ Yên đi.”
“Muốn nói gì?”
“Nói vì sao anh lại thích cô ấy.”
“Đâu có.” Tôi hơi chột dạ.
“Anh đừng quên.” Kha Tuyết mỉm cười nói: “Tôi đã đọc tiểu thuyết anh viết rồi đấy nhé.”
“Thật sự phải nói à?”
“Ừ.” Cô gật đầu. “Vì tôi muốn nghe.”
“Lần đầu tiên thấy Lễ Yên, tôi phát hiện cô ấy rất đẹp, không bao lâu đã cảm giác mình thích cô ấy.”
Tôi uống một ngụm cà phê rồi nói tiếp: “Như vậy có nông cạn quá hay không?”:
“Nông cạn?” Kha Tuyết hỏi. “Sao lại nói vậy?”
“Tôi còn không biết cô ấy là người ra sao, chỉ đơn giản là thấy cô ấy xinh đẹp bèn thích, thế còn không nông cạn à?”
“Nếu thích những thứ gì đẹp đẽ bị gọi là nông cạn, vậy mọi người học nghệ thuật đều rất nông cạn.”
“Vì sao?”
“Vì tất cả những người học nghệ thuật đều theo đuổi cái đẹp.” Cô mỉm cười rồi nói tiếp. “Con người ta thích những người, vật, sự việc đẹp đẽ, đó là bản tính, không phải nông cạn.”
“Vậy sao?”
“Lý do chúng ta thích một bức tranh rất đơn giản, chỉ vì đẹp mà thôi. Lẽ nào anh thích bức tranh vì tâm địa nó rất tốt, tính cách lương thiện, hiếu thuận với cha mẹ và đền đáp quốc gia?”
Cô nói xong cũng tự thấy buồn cười nên cười một tràng dài.
“Hơn nữa, người thích tranh đẹp gọi là có khiếu thưởng thức, còn người thích vẻ bề ngoài của người khác lại gọi là nông cạn. Vậy quá bất công.”
Cô vẫn đang cười, tôi cũng cười theo.
“Có những bức tranh tuy vẽ rất đẹp, nhưng cũng chỉ là đẹp mà thôi, cảm giác thích rất đơn giản; nhưng có những bức tranh lại khiến người ta đồng cảm hoặc có cảm xúc, vậy đó mới là thích sâu đậm hơn.”
“Ừ.” Tôi gật đầu ra vẻ đã hiểu.
“Nếu Lễ Yên là một bức tranh, cảm giác của anh sẽ là gì?”
“Lúc mới bắt đầu chỉ là thích đơn thuần, sau lại cảm thấy có thể nghe được âm thanh.”
“Sau đó thì sao?”
Tôi suy nghĩ kỹ lại đôi chút rồi nói: “Không có sau đó nữa, chỉ như vậy mà thôi.”
“Vậy tôi thì sao?”
“Cô?”
“Ừ. Nếu tôi là một bức tranh, cảm giác của anh sẽ là gì?”
Tuy rằng đã có sẵn đáp án cho câu hỏi này, nhưng lúc đối mặt tôi lại đột nhiên cảm thấy không cách nào trả lời thẳng thắn và trực tiếp được.
Hơn nữa câu hỏi này cũng chẳng phải đơn giản như ăn no không, thời tiết ra sao, bây giờ là mấy giờ.
“Đóng cửa rồi.”
Chủ quán xuất hiện bên cạnh bàn chúng tôi, nói một câu.
“Sao đột nhiên đòi đóng cửa?”
“Về muộn quá không tốt.” Chủ quán bắt đầu thu dọn cốc chén trên mặt bàn.
“Sao lại quan tâm tới tôi như vậy?” Tôi hỏi.
“Người tôi quan tâm không phải là cậu.” Chủ quán đáp.
Kha Tuyết mỉm cười, thu dọn đồ đạc. Tôi bước cùng cô, cùng ra khỏi quán cà phê.
Chúng tôi bước từ từ tới bên xe cô ấy, tôi giúp cô xắp đồ lên xe xong, cô khởi động máy.
“Câu cô vừa hỏi, tôi nghĩ…”
“Không sao.” Cô hạ cửa kính xe xuống. “Đợi lúc nào anh nghĩ xong thì nói cho tôi nhé.”
Sau đó cô nâng kính xe lên, vẫy vẫy tay rồi đi khỏi.
Tôi còn đang do dự xem nên trả lời cô ấy ra sao thì chiếc xe đã chìm vào trong màn đêm.
Đón chuyến tàu cuối cùng, tôi về đến nhà.
Phòng khách tối đen, tôi đoán chắc Đại Đông không ở nhà bèn về thẳng phòng mình.
Tắm rửa xong, mở máy tính, định đem tiến độ hai hôm nay đưa vào trong “Diệc Thứ và Kha Tuyết”.
Có điều mới gõ được vài phút đã ngáp ngắn ngáp dài.
Tắt máy tính, nhào thẳng tới giường, không bao lâu sau đã chìm vào giấc mộng đẹp.
Sáng sớm lúc tỉnh lại cảm thấy tinh thần rất tốt, chắc hẳn do tối qua ngủ ngon giấc.
Lúc ra ngoài đi làm còn nhặt được mười đồng rơi trên mặt đất, đúng là rất may mắn.
Vừa bước vào cửa công ty, nhìn đồng hồ trên tường, vừa vặn tám giờ, khuôn mặt không khỏi nở mọt nụ cười.
Lễ Yên cũng mỉm cười, làm trong cổ họng rồi bắt đầu hát.
“Biển thân yêu ơi, có phải anh cũng có nhiều lời muốn nói hay chăng?
Vì sao những lời anh dãi bày luôn từng đợt từng cơn?
Đừng nghĩ rằng em không cách nào cảm nhận được những gợn sóng mãnh liệt nơi anh
Em biết đóa đóa hoa sóng anh gợi lên
Là lời thăm hỏi ân cần tới người dấu yêu
Xin hãy nhìn trái tim em, đã bị anh xói mòn lâu lắm rồi.
Nhưng em là tảng đá cứng rắn, chỉ có thể chọn cách im lặng.”
Lời ca và giai điệu của bài hát này tôi đều chưa từng nghe thấy, chắc lại do Lễ Yên tự sáng tác.
“Thấy sao?” Lễ Yên hỏi.
“Rất hay, có một cảm giác dâng trào. Bài hát tên là…”
“Tôi còn chưa đặt tên.”
“Bài hát hay như vậy sao lại không có tên cho được?”
“Vậy đi…” Cô suy nghĩ một lát. “Vậy, gọi là ‘Biển và đá’ đi.”
“’Biển và đá’?” Tôi hỏi. “Ừm, cũng hay.”
“Cám ơn.” Cô mỉm cười.
Trên đường đi tới bàn làm việc, trong đầu vẫn vang vọng lời bài hát này.
Cách đặt tên của Lễ Yên rất giống với tôi, tôi đặt tên tiểu thuyết là: “Diệc Thứ và Kha Tuyết”;
Còn cô đặt tên bài hát là “Biển và đá”.
Xem ra tôi và cô ấy đều là người không giỏi đặt tên.
Có điều bài hát đó thật sự rất hay.
Hôm nay giám đốc gọi mọi người vào họp, ông nói tình hình đang dần dần khôi phục, công ty nghiệp vụ cũng bắt đầu phát triển.
Không bao lâu sau, sẽ trở lại làm việc như bình thường, tiền lương cũng trở lại như trước.
Theo lý thuyết, đây đáng lý là một tin tức tốt, thế nhưng vừa nghe được điều này, phản ứng đầu tiên của tôi là:
Sau khi đi làm về còn có thể tới uống cà phê cùng Kha Tuyết không?
Nếu khôi phục lại giờ làm bình thường, vậy thời gian tan tầm sẽ là năm giờ rưỡi, nhưng thường kéo dài tới tận sáu giờ.
Sáu giờ rưỡi Kha Tuyết phải có mặt ở chỗ làm, sáu giờ mười phút phải rời quán cà phê.
Vậy chẳn phải lúc tôi vừa tới quán cà phê thì vừa hay Kha Tuyết phải đi khỏi?
Cũng như tình tiết trong bộ phim “Ưng nữ”:
Chàng trai ban ngày là người, buổi tối là sói; cô gái ban ngày là chim ưng, buổi tối là người.
Hai người đã định sẵn là không cách nào dùng hình dạng người để gặp nhau, chỉ có thể thấy nhau trong một thoáng lúc ngày và đêm chuyển đổi.
“Thật quá đau lòng.”
Tôi không khỏi thở dài một tiếng, lắc đầu ngán ngẩm.
“Thật ra cậu có thể không cần đau lòng.” Giám đốc nói.
“Thật không?”
“Cậu không làm việc ở đây nữa là được.”
Suy nghĩ của tôi lập tức trở lại trong hội trường, giám đốc đang lườm lườm tôi, tôi gãi gãi đầu, lập tức im miệng.”
Nếu nghiệp vụ của công ty đã bắt đầu phát triển, vậy cuộc sống làm việc tương đối nhàn nhã hiện giờ, sợ là chỉ có thể coi như hồi ức rồi.
Viết tiểu thuyết đã lâu, như quên hẳn công việc của mình, cho rằng viết tiểu thuyết mới là trọng tâm của cuộc sống, nhưng hiện thực không hẳn là như vậy.
Lại phải nói, viết tiểu thuyết có thể bỏ qua, nhưng muốn tôi bỏ qua cơ hội uống cà phê cùng Kha Tuyết, vậy tuyệt đối không được.
Chỉ suy nghĩ thôi cũng đã thấy đây là một chuyện rất đau lòng.
Sau khi đi làm về, lúc tới quán uống cà phê cùng Kha Tuyết, trong đầu vẫn luẩn quẩn chuyện này.
Kha Tuyết hỏi tôi làm sao vậy? Tôi thuật lại chuyện giám đốc đã nói trong buổi họp.
Cô nói không sao, còn thứ bảy, chủ nhật cơ mà.
Tôi nghĩ lại cũng đúng, bèn không phiền não nữa.
Có điều, tôi lại quên không nói với Kha Tuyết: cô là bức tranh khiến trong lòng tôi nảy sinh cảm xúc.
Còn cô ấy cũng không hỏi tiếp.
Tôi nghĩ như vậy cũng tốt, vì như bài hát của Lễ Yên:
Tôi là tảng đá cứng rắn, chỉ có thể chọn cách im lặng.
Trên đường ngồi tàu điện ngầm về nhà, tôi đột nhiên nghĩ tới: mình có thể không cần nói rõ với Kha Tuyết.
Tôi chỉ cần đưa cảm giác đối với Kha Tuyết vào trong “Diệc Thứ và Kha Tuyết” là được.
Như vậy, Kha Tuyết đọc tiểu thuyết xong sẽ hiểu.
Nghĩ thông điểm đó, tôi lập tức cười ha hả trên tàu điện ngầm.
Sau khi về đến nhà, lại có một tin tức tốt: kịch bản của Đại Đông rốt cuộc cũng viết xong.
Đại Đông rất vui vẻ, gọi cậu cú và cô rắn tới, cũng để Tiểu Tây xuống bếp mời mọi người ăn cơm.
Lúc Tiểu Tây đang bận rộn trong phòng bếp, Đại Đông ngồi ngoài phòng khách giảng giải kết cục của kịch bản.
Cậu ta càng kể càng đắc ý, còn đứng hẳn lên ghế sô pha ra vẻ gảy đàn, vừa đắc ý vừa hả hê.
“Lúc bình thường cậu quá trầm ổn, nhưng gặp chuyện hung phấn lại có vẻ quá kích động.” Tôi nói.
“Đúng vậy.” Cậu cú nói: “Cái này coi như khuyết điểm.”
“Ừ.” Cô rắn cũng gật đầu.
“Sư tử, đã là vua của vạn thú, không thể, vì nó không biết bay, mà bảo nó không tốt được.”
Tiểu Tây từ trong nhà bếp đi ra, nói một câu thâm ảo khiến miệng ba người chúng ta đều đồng thời cứng lại, Đại Đông cũng thiếu chút nữa ngã nhào từ trên ghế sô pha xuống.
Lúc ăn cơm, bầu không khí vốn đang rất sôi động nhưng cô rắn lại đột nhiên rơi lệ.
Bạn đã từng thấy rắn rơi lệ bao giờ chưa? Hay nên nói, bạn có thể tưởng tượng nổi không?
Thế nên tôi kinh ngạc tới mức không nói nên lời.
“Sao lại khóc?” Cậu cú hỏi.
Cô rắn lau nước mắt khó nhọc, nói: “Giờ tôi xấu xí lắm, thế nên đừng nói chuyện với tôi.”
“Cô đã có lúc nào từng đẹp à?” Cậu cú hỏi.
Sắc mặt cô rắn lập tức từ trắng chuyển xanh, còn nhanh hơn so với kịch đổi mặt của Tứ Xuyên.
Sau khi cậu cú trúng ba đòn nghiêm trọng, Đại Đông mới hỏi cô rắn: “Sao vậy?”
“Không sao.” Cô rắn trả lời. “Chỉ đột nhiên cảm thấy đau lòng.”
“Hả?” Tôi hiếu kỳ.
“Chỉ cần thấy hạnh phúc của người khác, tôi sẽ tự cảm thấy đau lòng cho mình.”
Cô rắn nói xong, liếc mắt nhìn Đại Đông và Tiểu Tây.
“Tôi thì ngược lại, lúc người khác cảm thấy đau lòng mình lại thấy rất hạnh phúc.” Cậu cú nói.
“Cậu còn muốn ăn đòn hả?” Cô rắn nói.
Cậu cú rất thức thời, ngậm chặt miệng lại.
Ăn cơm xong, Đại Đông thảo luận cùng cậu cú và cô rắn ở phòng khách, Tiểu Tây cũng ở đó.
Chủ đề của bọn họ xoay quanh kịch bản tiếp theo của cô rắn và cậu cú.
Tôi nghe một lúc rồi trở về phòng mình viết tiểu thuyết tiếp.
Viết được một lúc, lại nghĩ tới chuyện đau thương.
Đau thương thật ra là một loại cảm xúc thần kỳ, luôn im hơi lặng tiếng nhưng lại đột nhiên xuất hiện.
May là tôi ngủ rất yên bình, không bị thứ cảm xúc đó làm ảnh hưởng.
Nhưng sáng sớm hôm sau tới phòng làm việc lai cảm thấy đau lòng, vì đã quá tám giờ một phút.
Tôi đang ủ rũ bước đi thì nghe Lễ Yên nói: “Đừng quên tiệc cuối năm đêm nay nhé.”
“Tiệc cuối năm?” Tôi dừng bước chân, nghi hoặc hỏi lại.
“Hôm qua giám đốc Chu lúc mở cuộc họp đã nói rồi mà, tối nay tổ chức tiệc cuối năm.”
“Thật không?”
“Chắc chắn lúc họp anh không tập trung rồi.” Cô mỉm cười nói.
Tôi xấu hổ cười trừ, hôm qua lúc họp vẫn luôn suy nghĩ tới chuyện uống cà phê cùng Kha Tuyết, thế nên vốn chẳng biết tối nay có tiệc cuối năm.
Lễ Yên nói thời gian và địa điểm tổ chức tiệc cho tôi. Bữa tiệc được tổ chức ở một nhà hàng gần công ty, thời gian thì là bảy giờ tối.
Lần này công ty tổ chức tiệc cuối năm chung với ba nhà khác có liên quan nghiệp vụ, tính ra có khoảng hai mươi bàn.
Có bữa tiệc này, tôi bắt đầu vui vẻ và mong đợi.
Năm ngoái bắt thăm trúng cái chăn tơ tằm, rất mềm mại thoải mái, sau còn dùng nó để hình dung nụ cười của Kha Tuyết.
Năm nay sẽ trúng cái gì đây?
Lúc đang tưởng tượng xem có trúng giải đặc biệt hay không thì giám đốc gọi tôi lên phòng làm việc.
Ông ấy gọi tôi lên thảo luận xem hồ sơ vừa nhận nên tiến hành ra sao, chuyện thảo luận này chiếm trọn một ngày.
Đã quá năm giờ, tôi bắt đầu nhấp nhổm bất an, nhưng giám đốc vẫn không có dấu hiệu ngừng lại.
Tới sáu giờ, rốt cuộc tôi không nhịn nổi nói: “Có thể chưa?”
“Có thể cái gì?”
“Có thể kết thúc thảo luận ở đây được không, tiếp tục thảo luận sẽ mãi mãi sánh ngang với trời đất đấy.”
“Là nhật nguyệt vô quang hả.”
“Hiểu thì tốt rồi.”
“Hả?” Giám đốc kéo dài âm cuối.
Tôi không dám nói nữa, đành ngồi đó, có điều eo lung như cô rắn, không an phận giãy dụa liên tục.
“Được rồi.” Giám đốc liếc mắt nhìn tôi. “Mai lại tiếp tục.”
Tôi lập tức lao khỏi phòng làm việc của giám đốc, toàn bộ nhân viên trong công ty đều đã về hết.
Thở hồng hộc chạy tới quán cà phê, đẩy cửa ra, chuông trên cửa còn kêu “leng keng” không ngừng.
“Tôi…” Tôi chóng hai tay trên bàn, hơi trước không nối hơi sau.
“Không cần gấp.” Kha Tuyết mỉm cười. “Tối nay tôi không phải đi làm.”
“Thế à?” Tôi ngồi xuống. “Nhưng tối nay tôi phải tới ăn tiệc cuối năm ở công ty.”
“Không sao, tôi chờ anh ở đây.”
“Ừ.”
“Vậy anh đi đi.”
“Không.” Tôi mỉm cười. “Uống một cốc cà phê trước đã.”
Kha Tuyết cũng mỉm cười.
Uống cà phê xong, tôi tới thẳng nhà hàng. Rất gần, đi nhanh một chút chỉ tốn mười phút.
Bước vào trong nhà hang, hội trường ầm ĩ như mọi người đang cùng to tiếng nói chuyện.
Đang nhìn quanh khắp nơi định tìm chỗ ngồi thì thấy cô Lý ngoắc tay với tôi, tôi bèn đi qua bên đó.
“Tôi giữ cho cậu một chỗ này.” Cô Lý cầm chiếc áo khoác mình đặt trên ghế bên phải lên.
Đang chuẩn bị ngồi xuống, cô Lý lại nói tiếp: “Tôi cũng giữ cho Lễ Yên một chỗ.”
Tôi nhìn chiếc ví da đặt trên ghế trái cô ấy, thầm hiểu tối nay lại được ăn chay rồi.
Lễ Yên tới, một bộ lễ phục với sắc màu xanh nhạt, sáng rực nơi của vào xa xa.
Lúc cô từ từ bước tới, âm lượng trong hội trường chắc phải giảm đi phân nửa.
“Tối nay có thể để tôi ăn mặc chỉnh chang như thế này được không?”
Cô chỉ vào vài món đồ trang sức trên quần áo, mỉm cười với tôi.
Tôi cũng cười đáp lại, không nói gì, chỉ đột nhiên cảm thấy chiếc áo khoác mình mặc thật cũ nát.
Đồ ăn được bưng lên, tôi vẫn chưa thấy Tiểu Lương đâu, thầm thở phào một hơi trong lòng.
“Hi!” Tiểu Lương xuất hiện sau lung tôi, hai tay đặt lên hai vai tôi. “Nhớ tôi à?”
Hai tay tôi buông xõng xuống, chiếc đũa rớt xuống đất.
“Tôi về nhà tắm rửa thay quần áo, thiếu chút nữa thì không kịp.” Cậu ta ngồi xuống.
“Lễ Yên, trông cô đêm nay thật xinh đẹp.”
“Cám ơn.” Lễ Yên cười đáp.
Cô Lý lấy khuỷu tay đẩy đẩy tôi. “Cậu cũng nói vài lời khen đi.”
Tôi thực sự không cách nào khen ngợi Lễ Yên một cách tự nhiên được, đành phải nói với cô Lý: “Tối nay trông chị thật cường tráng.”
“Cậu muốn chết hả!” Đầu tôi lại trúng một đòn móc phải của cô Lý.
Trên đài thi thoảng lại hô lên dãy số trúng thưởng, tôi lấy phiếu của mình ra so có điều giải thưởng luôn sượt qua người.
Lễ Yên đột nhiên đứng dậy, kéo vạt áo, cầm chiếc cốc lên nói:
“Cám ơn các vị đồng nghiệp đã chiếu cố trong suốt mấy tháng qua, giờ em xin phép lấy nước trái cây thay rượu, kính mời mọi người một ly.”
Cô Lý lén lút nói với tôi: “Câu này là tôi dạy cho cô ấy đấy.”
Tiểu Lương đứng dậy, cũng giơ cao cốc: “Lễ Yên là vinh quang của công ty chúng ta, chúng ta cũng kính cô ấy một ly nào.”
Tôi nói thầm trong lòng, nếu Lễ Yên là vinh quang, vậy cậu là xỉ nhục rồi.
Tuy rất không tình nguyện nâng chén theo Tiểu Lương, nhưng nể mặt Lễ Yên, tôi vẫn uống cạn cốc này.
Giải thưởng càng lúc càng lớn nhưng danh sách trúng thưởng lại càng lúc càng ít, tôi nhìn tờ phiếu trong tay, đang vô cùng căng thẳng thì trên bục đột nhiên vang lên tiếng gọi: “Xin mời cô Lễ Yên.”
Tôi đang phiền muộn bỗng thấy Lễ Yên đứng dậy nói: “Tới lượt tôi lên sân khấu ồi.”
Cô chậm rãi bước tới bục, toàn trường yên tĩnh them một phần ba, cô ngồi trước dương cầm, hội trường yên tĩnh thêm một phần ba nữa, khi cô mở đàn, đánh vài nốt, một phần ba cuối cùng cũng yên tĩnh lại.
Sau đó là một tràng vỗ tay.
Lễ Yên đàn một ca khúc như nước chảy mây trôi.
Tôi không biết ca khúc cô ấy đang đàn là gì, nhưng nghe lại có cảm giác rì rào.
Rì rào, rì rào, rì rào…
Không ngờ lại khiến tôi liên tưởng tới bức tranh “rì rào” kia.
Vì sao ca khúc mà Lễ Yên đàn lại khiến tôi nghe thấy tiếng rì rào cơ chứ?
Tôi còn chưa nghe được đáp án, ca khúc đã kết thúc.
Hội trường vang lên tiếng vỗ tay sôi động, còn cả một số người cao giọng hô: nữa đi.
Lễ Yên đứng dậy, xoay người đáp lễ.
Sau đó lại ngồi xuống, toàn hội trường lại khôi phục sự yên tĩnh.
Nàng làm trong lại cô họng, điều chỉnh microphone ở bên cạnh, bắt đầu hát bên cạnh chiếc đàn:
“Làm sao để khiến anh nghe thấy em, sau khi anh quay đi.
Đâu phải em không thể mở miệng, chỉ có điều còn chưa đến lúc.
Mỗi ngày một phút, em chỉ sống vì anh.
Một phút cuối cùng, anh lại chẳng thể dừng lại vì em.
Ma quỷ ơi, tôi nguyện dùng chút sinh mạng cuối cùng, đổi lấy cái quay đầu của anh, dù chỉ trong chốc lát.”
Lần đầu Lễ Yên hát cho tôi nghe chính là bài hát này, lúc đó tôi đã sửng sốt.
Giờ cùng vậy.
Sau này vì lời giao hẹn, cô hát trước sau khoảng hai mươi ca khúc, nhưng bài hát này thì không hề hát lại.
Tôi nhớ lần đầu tiên được nghe đã cảm thấy giai điệu của bài hát này rất tuyệt, tuy mang chút đau lòng, nhưng loại đau thương đó nhưng quả anh đào trên kem, không làm ảnh hưởng tới hương vị của kem.
Thế nhưng giờ tôi lại nghe thấy một âm thanh đau thương.
Âm thanh đó không phải tới từ giai điệu, cũng không phải đến từ tiếng ca, mà đến từ người biểu diễn.
Nói cách khác, thần sắc của Lễ Yên khi hát khiến tôi nghe thấy âm thanh đau thương.
Giống như bức tranh khiến tôi nghe thấy tiếng động vậy.
Lễ Yên hát xong, toàn trường vỗ tay sôi nổi, nhưng tôi đã quên chuyện vỗ tay.
Làm sao tôi vỗ tay vì âm thanh đau thương được?
Cho dù khi ngón tay Lễ Yên rời phím đàn, tiếng ca ngưng lại, toàn trường dậy tiếng vỗ tay như sấm động, tôi vẫn nghe thấy âm thanh của đau thương.
Nó vốn không thể bị tiếng vỗ tay triệt tiêu, cũng không thể bị che giấu.
Lễ Yên trở lại chỗ ngồi, tôi phát hiện trên khuôn mặt cô không có vệt nước mắt, thần sắc tự nhiên.
Nhưng bên tai tôi vẫn lưu lại một chút âm thanh của đau thương.
Tôi cảm thấy mình không cách nào nhìn vào nàng, ít nhất là bây giờ không thể, còn cô ấy có vẻ cũng có tâm trạng tương tự.
Vì vậy ánh mắt chúng tôi như hai khối nam châm cùng tính, vừa tiếp cận đã cùng văng ra.
Bữa tiệc cuối năm kết thúc, tôi không trúng bất cứ giải thưởng gì, cũng coi như một chút đau lòng nho nhỏ.
Ra khỏi nhà hàng, thấy bóng dáng màu xanh của Lễ Yên ở xa xa, tôi chần chừ một chút, song vẫn bước tới.
“Đi cùng tôi một chút nhé.” Lễ Yên nói
“Ừ.” Tôi gật đầu.
Sau đó tôi nhìn khắp nơi xung quanh, sợ Tiểu Lương đột nhiên xuất hiện.
“Anh yên tâm.” Cô nói: “Ngọc San kéo Tiểu Lương đưa chị ấy về rồi.”
“Cô Lý đúng là người tốt.” Tôi cười nói.
Chúng tôi song vai đi vài bước, Lễ Yên nói: “Muốn nghe chuyện về tôi không?”
“Ừ.”
“Tôi là con gái duy nhất trong nhà, từ nhỏ cha đã rất chiều chuộng tôi, lớn vậy rồi nhưng chưa từng mắng tôi nửa câu.”
Tôi không nói tiếp, chỉ ừ nhẹ một tiếng, coi như biểu đạt lễ phép cơ bản nhất của người nghe.
“Tôi như đóa hoa trong nhà kính, không biết trên thế giới này còn có mưa với gió.”
“Thật ra không biết thì tốt hơn.”
Tôi mỉm cười, Lễ Yên cũng mỉm cười.
“Tôi học âm nhạc, tuy học không tốt nhưng vẫn rất nhiệt tình, yêu thích nó.”
“Cô quá khách khí rồi.”
“Sau tôi lại phát hiện, âm nhạc của tôi đường như thiếu mất một thứ…” Cô như đang suy nghĩ dùng từ nào thích hợp để mô tả. “Một thứ như sức sống.”
“Hả?”
“Cũng như chú chim bị nhốt trong lồng sắt, cho dù tiếng ca vẫn rất hay nhưng luôn cảm thấy thiếu chút âm thanh.”
“Những âm thanh gì?”
“Tiếng vỗ cánh.” Cô nói. “Hay nên nói tiếng vọng khi bay qua sơn cốc.:”
“Ừm.”
“Tôi như chú chim trong lồng sát, nhưng tôi luôn nghĩ cách bay khỏi chiếc lồng, ra sức vẫy cánh liên tục.”
“Ừm.”
“Thế nên tôi muốn hòa vào đoàn người, thử tự mình sinh sống.”
“Cha cô chắc sẽ phản đối?”
“Ừ.” Cô mỉm cười. “Nhưng cuối cùng ông vẫn chịu thua sự kiên trì của tôi.”
“Đẫu sao cha cô cũng vẫn thương cô.”
“Thế nhưng cha tôi có một điều kiện.”
“Điều kiện gì?”
“Chỉ có một năm.”
“Một năm?”
“Tôi chỉ có thể sống ở bên ngoài một năm.”
“Hả.”
“Lúc mới bắt đầu, tôi tới công ty bách hóa làm MC.” Nàng làm trong cổ họng rồi nói: “Quý khách Tào Lễ Yên, mời tới quầy phục vụ tầng một, có bạn bè đang tìm ngài.”
Tôi mỉm cười, đột nhiên nghĩ trước đây lúc đi dạo qua công ty bách hóa, không khéo đã từng nghe giọng cô.
“Sau lại tới chỗ chú Chu làm việc.”
“Chú Chu?”
“Chú ấy là bạn tốt của cha tôi.” Cô mỉm cười. “Trong công ty tôi phải gọi chú ấy là giám đốc Chu, lúc tan tầm tất nhiên có thể gọi là chú Chu rồi. Đêm nay tôi có thể lên bục hát cũng nhờ có chú Chu giúp đỡ.”
“Ra là thế.” Tôi cũng mỉm cười.
“Chuyện của tôi xong rồi.” Cô ngừng bước chân.
“Chuyện của cô hệt như tiểu thuyết vậy.” Tôi cũng dừng bước chân.
“Thật không?”
“Ừ.”
Chúng tôi nghỉ chân một lúc lâu, cả hai đều không có ý đi khỏi.
“Từ khi sinh sống ở bên ngoài tới giờ, tuy cuộc sống tương đối khó khăn, nhưng những trải nghiệm thu được cũng rất nhiều.”
Cô thở dài: “Thật ra tôi rất luyến tiếc.”
“Luyến tiếc điều gì?”
“Giờ đã sắp tới hạn một năm rồi.”
Cổ họng tôi đột nhiên cứng lại, nói không nên lời.
“Cám ơn anh đã chiếu cố suốt mấy tháng qua.”
Tôi vẫn không nói nên lời, ngay cả những lời khách sáo cũng không thốt lên được.
“Bài hát tôi hát tối nay có hay không?”
Tôi gật đầu.
“Tôi hát riêng cho anh nghe đấy.” Cô cười khẽ, sau đó nói. “Vậy anh có thể kể tiếp một câu chuyện cho tôi nghe không?”
Tôi ho khan vài tiếng, cuối cùng cũng nói ra lời: “Được.”
“Cám ơn.” Cô nói.
“Trước đây có một chàng trai học khoa học, rất thích một cô gái trong công ty, ngày ngày đều mong đợi được nhìn cô ấy thêm một đôi lần. Nhưng lúc đầu, cô gái không thích chàng trai, không bao lâu sau, cô gái phát hiện mình hiểu lầm chàng trai, không ghét anh ta nữa. Chàng trai vì muốn cô gái được vui thường hay kể chuyện cho cô gái nghe, cũng làm chút việc ngốc nghếch. Sau này, cô gái phải rời công ty, trong lòng chàng trai rất đau buồn.”
“Sau đó thì sao?”
“Không có sau đó nữa, câu chuyện kết thúc.”
“Những câu chtruyện anh kể trước đây đều có sau đó mà.”
“Những câu truyện tôi kể trước đây đều là hư cấu, còn giờ là sự thật. Câu truyện hư cấu có thể tiếp tục được, nhưng câu truyện chân thực lại không có sau đó.”
“Chàng trai vẫn có thể ở bên cô gái mà.” Lễ Yên nói.
“Cô cảm thấy có thể sao?” Tôi hỏi ngược lại cô ấy.
Cô ấy không trả lời. Nhưng thật ra không trả lời chính là một loại trả lời.
“Cô biết vì sao chàng trai và cô gái không cách nào ở bên nhau không?” Tôi lại hỏi.
“Vì sao?”
“Vì chàng trai và cô gái đều sống trong thế giới thật chứ không phải tồn tại trong tiểu thuyết.”
“Kết cục này không hay.”
“Không phải kết thúc của câu chuyện không hay mà do chúng ta yêu cầu quá cao đối với kết thúc của câu chuyện.”
Lễ Yên nghe xong im lặng một lúc lâu, tôi cũng im lặng theo.
“Tôi muốn chơi lại trò nói chữ cái đầu hồi trước.” Lễ Yên phá vỡ bầu không khí trầm lắng.
“Được.” Tôi gật đầu.
“Hôm nay tôi phải đi đây.”
“Hôm.”
“Sẽ không trở lại đâu.”
“Không.”
“Có một việc muốn nói cho anh.”
“Có.”
“Tôi thích một người, là ai?”
“Tôi.”
“Xe đón tôi tới rồi.”
“Ừ.”
“Gặp lại sau.”
Lễ Yên nói xong bèn mở cửa xe, quay đầu lại, cuối cùng nước mắt cũng tuôn rơi.
Chiếc xe màu đen có rèm che nhanh chóng biến mất trong màn đêm.
Tôi không nghe thấy tiếng xe, chỉ nghe thấy tiếng đau thương.
Thử mở miệng nói chuyện, nhưng mãi không nói nên lời.
Cho dù cổ họng phát ra tiếng âm a, nhưng khi tai nghe được, cũng rất đau thương.
Âm thanh của đau thương cứ quanh quẩn bên tai tôi, đuổi cũng chẳng đi.
Tuy rất muốn che lỗ tai lại, song nghĩ tới đây là âm thanh cuối cùng của Lễ Yên, bàn tay giơ lên phân nửa lại buông xuống.
Không biết đứng bao lâu, cuối cùng cắn rang, dùng sức che lỗ tai lại.
Một lúc sau, tay mới từ từ hạ xuống, âm thanh của đau thương đã nhỏ đi, dần dần không nghe nổi nữa.
Ngắm nghía bốn phía, mới phát hiện tôi và Lễ Yên nãy giờ vẫn đứng ở phía đối diện quán cà phê.
Đột nhiên nhớ ra Kha Tuyết vẫn còn trong quán cà phê chờ tôi, tôi lập tức băng qua đường.
Dùng sức đẩy cửa quán cà phê ra, lại không thấy Kha Tuyết đâu.
Chỉ thấy chủ quán lạnh lung nhìn tôi.
“Cô ấy đi rồi.” Chủ quán nói.
“Hả?”
Cuối cùng tôi cũng có thể phát ra âm thanh bình thường.
“Cô ấy để cái này lại cho cậu.”
Chủ quán nói xong bèn đưa tôi một bức tranh.
Trong bức tranh chỉ có một cô gái, khuôn mặt không chút biểu tình.
Còn tay phải cô đang cầm bút, vẽ vài giọt nước mắt lên khuôn mặt.
Tôi hoàn toàn không nghe thấy bất cứ âm thanh gì, chỉ cảm thấy trước ngực như có thứ gì lôi kéo, rất đau.
Thử điều hòa hơi thở nhưng dưỡng khí luôn như không đủ
Càng chăm chú nhìn bức tranh này, nước mắt trên khuôn mặt cô gái càng nhiều, tôi như bị những giọt nước mắt này nhấn chìm.
Tôi biết tên của bức tranh này rồi.
Chắc chắn nó tên là “đau thương”.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.