Gió Vĩnh Cửu

CHƯƠNG 12 – CON GIẾC KHỔNG LỒ



Chúng tôi đi trong bóng xanh đen dày đặc ngay dưới hòn đảo trôi, bên cạnh những chiếc cột giống như những thân dừa khổng lồ. Đó là những sợi cáp do những đám tảo mọc bám xung quanh tạo nên hình thù như vậy. Khối đá badan của đảo dựa trên những chiếc neo cố định.
Rừng san hô chậm rãi bơi ngược chiều. Những cây bằng đá ấy nom tựa xà cừ, trông nhẹ bỗng như không có trọng lượng. Đàn cá ngũ sắc tung tăng bơi trên đám rừng san hô hoặc lượn lờ trong các bụi rậm. Rừng thưa lớp lớp trải ra, xa trông như cánh đồng trên núi mùa xuân.
Khi muốn minh họa phong cảnh dưới nước mà vô tình dùng bảng pha màu thô thiển trên mặt đất thì thật không sao thích hợp. Trên mặt đất không có những màu sắc ấy. Màu sắc ở đây không cố định. Khó mà nói màu sắc nào đúng là của các cư dân dưới nước.
Trước mắt chúng tôi là đàn cá nục màu hồng ánh bạc. Nhưng khi chúng tôi vừa đến gần, chúng đã biến thànhmàu vàng tươi. Sau đó nhanh chóng chuyển sang giải màu rực rỡ hơn và lập tức lại biến sang màu hồng ngọc và vàng luyện. Màu của chúng nhạt dần và bây giờ đúng là những viên ngọc xám. Nhưng ngay cái trang phục “ nhũn nhặn “ ấy cũng không giữ được lâu. Trước khi khuất tầm mắt chúng tôi, đàn cá đã biến sang màu vàng hoàng ngọc.
Trauri Xinkhơ nói:
– giống cá thay đổi màu sắc tùy thuộc vào góc độ ánh sáng chiều vào vây chúng. Đơn giản nhưng không giải thích nổi. Chúng ta hầu như hoàn toàn còn chưa biết gì về ngôi nhà vĩ đại, nơi chúng ta đã sinh ra. Ngôi nhà này đối với chúng ta còn xa lạ. Từ lâu loài người vẫn tưởng rằng họ có quá nhiều việc cần kíp trên mặt đất và trong vũ trụ. Tuy vậy, cũng còn phải hàng trăm năm nữa con người trên trái đất mới có thể có may mắn đụng chạm đến cái thế giới sâu thẳm của vũ trụ có thể so sánh với đại dương. Đúng hơn thế, điều đó sẽ không xảy ra. Thiên nhiên rất hào hiệp; có thể ở đây đạt được một sự sáng tạo cao hơn, còn ở kia chỉ là những phương án; những phương án trang trọng, phức tạp khác thường, nhưng thiếu hơi ấm của trái đất và vô số hình thái khác.
Trauri Xinkhơ ấn vào một số phím và nhìn vào bảng chỉ độ sâu. Vạch đồ trên thang hạ thấp dần.
– Không có gì nguy hiểm cả, – anh nói. – Một trong những nhánh của dòng chảy dưới sâu đang cuốn chúng ta xuống dưới. – Anh gật đầu chỉ đồng hồ. – Anh trông đây, dòng chảy lạnh chỉ có tám độ Xen-xi. Dòng chảy lạnh chảy qua sườn núi làm đậm muối ăn trong nước biển… Nhánh sông này tương đối hẹp chảy giữa làn nước nóng như chảy trong ống. Ở danh giới của hai dòng chảy lạnh và nóng sự sống phát triển đặc biệt mạnh mẽ…
Trong những lời của anh, ta cảm thấy có một mối lo âu. Rõ ràng anh đang nghĩ về chuyện khác quan trọng hơn.
Hoàng hôn đỏ kệch dần dần bao phủ phía bên ngoài nắp kính. Những tia lửa xanh nhạt bừng lên. Đường kẻ đỏ trên máy đo độ sâu hạ xuống đến hai trăm năm mươi mét.
Bên cạnh Trauri Xinkhơ sơ đồ động cơ con tàu nhỏ nhắn của chúng tôi rực sáng những ánh lửa nhiều màu. Nhà bác học trầm ngâm xem xét trong mấy phút. Anh rời chỗ ngồi đến ngó vào gian máy. Vầng trán rám nắng của anh hằn lên một vệt nhăn sâu. Anh nhăn trán đúng là vì đau đầu.
Tôi cũng ngó vào khoang chiếc tàu “ Cá Bơn “ sáng rực của chúng tôi. Tàu có một động cơ khá đơn giản hoạt động bằng những bình ắc-quy “ vĩnh cửu “. Tàu làm việc hàng năm không hỏng hóc ở bất kỳ điều kiện nào. Những động cơ này thường đặt ở các xe đua lội nước.
– Lần lau chùi các tiếp điểm cuối cùng vào lúc nào? – tôi hỏi.
– Tôi không biết. Tôi chưa làm bao giờ. Thông thường việc xem xét máy móc là của anh bạn đồng nghiệp Giăng Lagơrănggiơ của tôi và nhân viên kiểm tra an toàn. Giăng bay về Tôkiô để dự hội nghị bàn về san hô thủy túc thể. Đây là sở thích của anh ta. Chúng tôi cũng tiến hành những khảo sát cơ bản, những ý kiến đề xuất thí nghiệm của anh ta về bạch tuộc. À mà anh đang hỏi về các tiếp điểm hả?
– Vâng, anh có dao không?
– Chờ một lát! – anh ta lục lọi hơi lâu trong túi sau đó ở dưới chân. Sau cùng anh chìa ra một con dao thông dụng.
Tôi cạo sạch những tiếp điểm và suy nghĩ: không hiểu nhà bác học đãng trí này sao lại không đơn gián bơm khí vào bể chứa, để chúng tôi có thể nổi lên không bận bịu gì; rồi ở đó dưới ánh sáng mặt trời chúng tôi có thể sửa chữa cái chỗ hư hỏng dớ dẩn này. Rõ ràng đây là do cái tính cầu kỳ đã sinh ra trong hàng năm lao động cần cù. Tôi suy nghĩ: “ Mỗi cái ở những con người này cần phải uốn nắn và tìm hiểu rõ ràng ngay lập tức. không những thế, những con người như thế này, cũng phạm những sai lầm không kém chúng ta – những con người còn nhiều lầm lẫn “. Kết luận cuối cùng mà tôi đưa ra hoàn toàn có tính chất khoan nhượng, còn cái việc mà anh ta không biết đánh sạch cái tiếp điểm như thế nào làm cho tôi rất tự mãn.
“ Tôi hình dung chỉ cần một mình anh ta, hay với một người nào đó cũng đãng trí như anh ta, là cả hai sẽ tha hồ mà mắc sai lầm, chừng nào những người đi cứu chữa vớt họ lên “.
Động cơ lại hoạt động, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục hạ xuống. Đáp lại cái nhìn dò hỏi của tôi, Trauri Xinkhơ nói:
– dòng sông sâu rất hẹp, đôi chỗ lại bị vòm cuốn chắn. rất nhiều chỗ lồi ra. Có thể làm hỏng vỏ tàu hay rơi vào chỗ đá ngầm. Anh cho rằng phải nôải lên ngay khi tôi thấy có hỏng hóc phải không? Lúc đó chúng ta có nguy cơ bị cuốn xuống đáy hòn đảo. Anh thấy đấy, triển vọng không tốt đẹp lắm đâu. Lâm vào tình trạng thật nực cười bi đát không kém việc không biết được sơ đồ động cơ của quả cầu đo độ sâu, – anh ta cười vô tư như trẻ con.
Tôi thật xấu hổ qua, con người kỳ lạ này đã hiểu thấu tâm can tôi và chỉ cho tôi biết cần phải đối xử một cách tinh tế với những nhận xét tâm lý nông cạn của tôi như thế nào. Tôi vô tình nhớ lại những kết luận vội vã của mình về những hành động của bè bạn. thế mà giáo sư tâm lý Cauphơman đã khen các biểu đồ hằng số tâm lý của tôi. Dựa trên cơ sở đó tôi đã rút ra phép “ chẩn bệnh “ chớp nhoáng, “ xác định “ tính nết và lập những bảng bói toán tâm lý. Đặc biệt là đối với Côxchia.
Lần giận nhau cuối cùng với Biata cũng từ đó mà ra. Tôi định thuyết phục cô ta không những rời bỏ vì sao của mình mà còn bỏ cả ngành vật lý thiên văn nữa. Tôi cho rằng cái tính đa cảm quá cao của cô không đem lại cái gì có giá trị cho khoa học. Lúc đó tôi đã nói:
“ Nhà thiên văn cần phải có một trí tuệ toán học lãnh đạm. Bản chất của cô là hay bị xúc động, cô cần nghiên cứu thơ ca, hội họa cùng lắm là lập ra những “ giả thuyết man rợ “ cho Viện dự đoán những điều bổ ích “.
Cô ta đã đáp lại rằng:
– Anh chính là cái “ giả thuyết man rợ “ của cái viện những điều vô bổ ấy!
xuống đến độ sâu tám trăm mét. Những luồng ánh sáng tập trung từ những đèn
chiếu của chúng tôi xuyên qua lớp nước không màu sắc bị bao phủ bởi một bóng tối dày đặc.
Người lái tàu của tôi bắt chiếc “ Cá Bơn “ quay 360°. Phía bên phải, tia sáng lướt trên các mồm đá ba-dan và các cột neo đảo. Máy định vị chỉ khoảng cách gần giống nhau đối với thành vực.
– Chúng ta đang bơi qua chỗ hẹp nhất. Nếu để một đôi tiếp điểm han rỉ thì hơi nguy hiểm, – nhà bác học nói. – Tôi và Giăng đã nhiều lần phải qua lối này. Dòng chảy nằm ngang, hướng về phía đông, ở độ sâu một ngàn năm mét. Đến đây vực ngầm biến thành lũng rộng có thể nối lên một cách an toàn.
Tôi muốn hỏi mục đích của những chuyến đi thăm táo bạo ấy. Trauri Xinkhơ lại đoán được ý:
– Thỉnh thoáng chúng tôi đến thăm con Giắc Vĩ đại. Lagơrănggiơ vẫn gọi con mực hết sức lý thú ấy như vậy. Chúng ta sắp đi qua cung điện của nó. Nhìn sang bên trái kìa: một tiêu bản hiếm có đấy.
chiếc “ Cá Bơn “ ở một vị trí ổn định, quay mình sang bức tường bên trái gần đấy. tốc độ dòng chảy có tới năm kilômét. Phong cảnh đơn điệu, ảm đạm thay đổi như trên màn ảnh.
– Nó đây! – Trauri Xinkhơ trịnh trọng nêu lên. – Giắc đã quen với những chuyến thăm của chúng tôi nên không lộ vẻ lo lắng. Không như lần đầu.
chiếc “ Cá Bơn “ dừng lại, các “ bánh lái “ chèo ngược dòng chảy. Những chiếc đèn chiếu sáng rọi vào những chiếc cột bất tận của một thành phố chết. Tôi bỗng thấy một cặp mắt phản chiếu ánh đèn pha. Cặp mắt khổng lồ, đường kính đến hơn năm chục xentimét. Cái mỏ khổng lồ dữ tợn chìa ra giữa hai vòi đầu dài không dưới ba chục mét. Tám vòi tay ngắn hơn một chút. Tất cả đều bất động trên tấm thân tròn. Giắc Lớn nép cái thân mười thước của mình sau hàng cột badan, tựa như một chàng sinh viên tỏ vẻ hờ hững chờ đợi bạn gái của mình.
Từ loa phóng thanh nghe rõ tiếng phì phì liên hồi. Bị lóa mắt, Giấc mở cơ quan định vị và mò ra chúng tôi bằng làn sóng siêu âm của nó. Bề ngoài nó vẫn thản nhiên bất động, chỉ có những chiếc vòi dài chìa về phía chúng tôi như những cánh tay giơ lên che mặt khỏi luồng ánh sáng khó chịu.
– Đây chính là Con mực Vĩ đại ấy? – không hiểu sao tôi bỗng hỏi thầm.
– có những con lớn hơn. Đây là loài có tầm vóc trung bình. Ở đây hiếm thấy cá nhà táng – kẻ thù duy nhất của mực. Mười năm nữa nó sẽ thành một Con mực Vĩ đại thực sự.
bất chợt tôi linh cảm có cái gì đó đáng sợ không tránh khỏi sẽ xảy đến với chúng tôi. Tâm trạng giống như trong cái đêm có đàn cua vàng tràn lên đảo.
Trauri Xinkho nói:
– Không được đầu hàng! Chúng ta sẽ nhanh chóng ra khỏi môi trường tác động lực thôi miên của nó. Hôm nay Giắc có vẻ không ưa chúng ta lắm. Có lẽ nó muốn xác định đến cùng xem cái quả “ cầu lượn “ của chúng ta là cái gì. Chén được không? nếu chén được thì… T – Anh chưa nói hết câu, cả hai chúng tôi bỗng bị tung lên đập đầu vào tấm lưới bảo hiểm ở phía trước bàn điều khiển.
Thế rồi “ Cầu lượn “ lật úp và chúng tôi dốc ngược đầu xuống. Lớp chất dẻo xốp đã đỡ đòn cho chúng tôi. Một cú hất đột ngột làm tôi ngã nhào vào người bên cạnh mình.
Trauri Xinkhơ trấn an tinh thần cho tôi:
– Đừng lo ngại, tôi đã phóng vào nó tất cả những ống thuốc. Nó…
Chưa kịp nói xong, nhà bác học đã lại ngã nhào vào tôi. “ Cầu lượn “ quay chậm dần. Tôi bị tung sang chỗ ngồi phía sau, và áp chặt cả chân lẫn tay vào tường. Tôi có cảm giác như đang bám vào một chiếc bánh xe huấn luyện. Trauri Xinkhơ cũng tìm được điểm tựa và nhanh nhẹn ấn lúc thì phím này lúc thì phím nọ trên bàn điều khiển.
Tôi chờ đợi cái giây phút quả “ cầu lượn “ của chúng tôi sẽ kêu răng rắc, nước tràn vào và thế là hết. Nghĩ đến điều đó không hiểu sao tôi không thấy sợ hãi; ngược lại, tôi lại dại dột mong muốn điều đó sẽ xảy ra càng nhanh càng tốt.
“ Cầu lượn “ ngừng quay, – Trauri Xinkhơ dán mắt vào cửa sổ. Tôi lấy lại được bình tĩnh và cũng đưa mắt nhìn từ bảng đồng hồ đền cửa sổ. “ Cẩu lượn “ đứng nghiêng 45°. Những tia sáng của đèn chiếu chìm vào bóng tối. Những ánh sáng tản mạn của nó chỉ đủ để nhìn thấy con mực. Giắc bấu chặt lấy một tảng đá, căng vòi giữ lấy chúng tôi; cặp mắt nó rực sáng màu tím nhìn thẳng vào tôi. Những chiếc vòi căng như dây đàn, tưởng như hai con đường nhỏ làm cho ta bỗng cảm thấy muốn bước lên trên đó mà đi tới cặp mắt trợn trừng…
Trauri Xinkhơ lẩm bẩm:
– Liệu nó còn muốn ngắm chúng ta bao lâu nữa?
Tôi tỏ vẻ dịu dàng với loài thân mềm, liền nói:
– Giắc ngủ. Thôi không đánh thức nó. Xin đừng.
– Tôi cũng không muốn làm việc đó bây giờ. Và nó cũng không ngủ đâu. Một liều lượng rất nhỏ thuốc ngủ ngấm vào nó; phần còn lại bị dòng chảy cuốn đi mất. Dù sao chúng ta cũng phải cố gắng thoát khỏi vòng tay của nó trong khi nó còn đang trong trạng thái mơ màng này.
Tôi theo dõi những ngón tay rám nắng của Trauri Xinkhơ và màn ảnh. Những chiếc vòi có màu xanh tối như của nắp cuộn chặt lấy nắp “ cầu lượn “. Những bàn tay cơ khí nâng lên, túm chặt lấy các vòi, không tài nào dứt chúng ra khỏi kim loại. Da bị rách, màu xanh của giống thân mềm bị nước cuốn đi. Những chiếc kìm thép nâng các vòi lên chưa được bao nhiêu thì, chính bản thân chúng cũng bị cuốn chặt ba vòng. Tôi bị đập trán vào tấm kính khá đau. Có tiếng răng rắc và chúng tôi bị văng đi với một tốc độ vô cùng lớn. tiếp theo lại một lần văng nữa, rồi có tiếng răng rắc và bắt đầu im ắng. “ Cầu lượn “ lại trở về vị trí thăng bằng.
– Nó đã cắt “ tay “ chúng ta, – Trauri Xinkhơ nói. – Anh có thấy rằng chúng ta đã thoát ra được dễ dàng, nếu như nó không có ý định làm lại từ đầu. Không, chúng ta đi thôi. Có lẽ nó muốn “ tìm hiểu “ cơ cấu của những bàn tay cơ khí. – Trauri Xinkhơ phá lên cười.
Tôi ngồi im lặng hồi lâu, cảm thấy một sự mềm yếu dễ chịu trong khắp thân thể, như sau khi được tắm nước thật nóng. Tôi bỗng thầy buồn cười, nhưng cố nín ngay. Khó khăn lắm mới tự chủ được.
Trauri Xinkhơ nói:
– Lần gặp gỡ sau với Giắc sẽ không gây cho anh một ân tượng mạnh mẽ như vậy. Cần phải chống lại “ ý chí “ của nó. Tôi biết là khó, nhưng cần phải buộc mình cứng rắn hơn.
– Tôi không muốn gặp nó nữa, – tôi thú nhận và lo lắng nhìn vào bảng đo độ sâu.
Một ngàn năm trăm mét. gần như là giới hạn đối với chiếc “ Cá Bơn “. Chúng tôi còn bơi khoảng một kilômét trong lòng dòng chảy dưới nước và bắt đầu nổi lên. Trauri Xinkhơ tắt đèn chiếu. Bóng tối hoàn toàn bao bọc chiếc “ Cá Bơn “. Ánh sáng leo lét trên bảng huỳnh quang của các máy đo chi làm tăng màu đen lý tưởng ở bên kia cứa kính. Chúng tôi lặng lẽ, một sự im lặng do bóng tối chế ngự hoàn toàn.
bất thình lình thấy thấp thoáng một đóm lửa, một đóm khác lướt qua và một dãy những đốm lửa tiếp theo nhau, trông như những ô cửa sổ của một quả cầu đo độ sâu tuần tiểu. Xung quanh “ quả cầu “ bừng lên những tia sáng nhiều màu.
Trauri Xinkhơ nói:
– Màu sắc rực rỡ ở đây cũng có chức năng như ở phần chiếu sáng của sinh quyển. Đó là kích thích tố để bảo toàn giống loài và định hướng cho những loài ăn thịt. Ở đây mọi con vật đều thuộc loài ăn thịt. Ánh sáng là cái mồi, mồi câu độc đáo của bọn đi câu. Ánh sáng đem lại sự sống và cái chết. Nhưng mà đẹp biết bao! Xem kìa! Một họa sĩ cần có một trí tưởng tượng như thế nào mới tạo nổi một hình ảnh quý giá như vậy.
ở chéo góc với chúng tôi là một dãy các đồ trang sức thực sự bằng kim cương, hồng ngọc, bích ngọc rực rỡ, rồi lại còn một loạt những đá quý mà tôi chưa biết. Những thứ châu báu này lúc thì mờ tối lúc thì bừng sáng, lẫn lộn, như có những bàn tay vô hình quay lộn chúng trước một nguồn ánh sáng vô hình.
Đèn pha của chúng tôi chiếu lên và tôi thấy tạo vật đáng ghét chỉ có một hàm. Con cá có cặp mắt to, nhưng nó không để ý đến ánh sáng, chậm rãi bơi theo hướng của mình.
. Đèn pha tắt và lại lấp lánh những đá quí, phân bố kỳ lạ trên một nền trang trí phức tạp.
Trauri Xinkhơ trầm ngâm nói:
– Cái đẹp có thể giả dối làm sao! Chắc hằn trong nhận thức về cái tuyệt đẹp có cái chung cho những sinh vật có Hệ thống thần kinh phát triển cao.
Tavi và các bạn của nó đón chúng tôi ở độ sâu một trăm mét. Máy dò âm dưới nước vang lên giọng nói hồi hộp của chúng.
– Chúng ta làm cho chúng hồi hộp, – Trauri Xinkhơ cười. – đối với chúng những độ sâu lớn hoàn toàn bí ẩn, cũng như vũ trụ xa xăm đối với chúng ta.
bất chợt một niềm vui dâng lên trong tôi, thậm chí nó còn như một niềm hân hoan. Hình như tôi mới quay về Trái đất sau nhiều năm lạc lõng ở nơi xa thẳm. Ánh sáng thật hân hoan đang tràn đầy buồng lái. Những sinh thể vui vẻ kỳ lạ biết bao bao quanh chúng tôi.
Trauri Xinkhơ nói:
– phản ứng sau khi ở độ sâu quay về rất dễ chịu. Tôi luôn luôn ở tình trạng như sau một trận ốm nặng, khi nguy hiểm đã qua và trước mặt là sự lao động, niềm vui sướng, bè bạn và tất cả là của tôi, cả mặt trời lẫn đại dương.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.