Gió Vĩnh Cửu

CHƯƠNG 22 – MỤC ĐÍCH CUỘC SỐNG



Ngôi sao Cực Mới vẫn chưa lộ rõ bộ mặt bí ẩn của mình. Nhưng Biata thật là sai lầm khi nói rằng Trái đất ung dung với cuộc sống vô tư, không muốn chống lại những nguy cơ đang đến, không hiểu toàn bộ sự nghiêm trọng của hoàn cảnh… Sự xuất hiện ngôi sao Cực Mới nay mai đã choán hết những quan tâm thường ngày. Những nhà bác học của các lục địa sẽ hợp lực giải quyết một vấn đề: sự bức xạ của ngôi sao tác hại đến đâu và tìm mọi cách để tránh tác hại đó. Kinh nghiệm của con người tích lũy trong thời kỳ thế giới bị phân chia, khi những tiếng nổ của bom hạt nhân làm ô nhiễm khí quyển, nước và trái đất bằng những trận mưa phóng xạ. Người ta chế tạo thuốc bảo vệ các tế bào của cơ thể con người và động vật tránh đột biến và suy thoái ác tính trong một qui mô lớn. Người ta xây dựng nơi ẩn nấp. Họ đưa trẻ em đi khỏi Bắc bán cầu là nơi có độ phóng xạ của ngôi sao Cực Mới đặc biệt mạnh. Họ tăng cường nhịp độ xây dựng các hạm đội ở dưới sâu.
Loài người cùng nhau chống lại cuộc tấn công của vũ trụ không hề mệt mỏi.
Tôi say mê nghe và xem phim tài liệu trong những ngày gần đây. Giẻc Đen đã đẩy chúng tôi lui lại đến suốt một thế kỷ; tôi và Côxchia thậm chí quên mất là mình đang sống ở thời kỳ nào. Ngồi gần tôi là Paven Mêphôđiêvích. Ông cũng hào hứng nhìn lên màn ảnh… Khi “ đề tài Ngôi sao “ biến mất và bắt đầu chiếu “ Tạp chí khảo cổ học “ ông nói:.
– Bận công việc nhà, chúng ta đã quên mất rằng bà Mẹ – Đất của chúng ta bị cái sa mạc có những con quỉ đang bị nhốt kín trong bình từ thuở khai thiên lập địa đến nay bao vây. Giờ đây một trong những con quỉ đó được tự do, nó phì vào chúng ta và chẳng bao lâu nữa nó sẽ hiện nguyên hình của nó.
Không khí lạnh ban đêm cùng với tiếng sóng ồn ào bất tận rót vào qua những ô cửa sổ bỏ ngỏ. Ở tít đằng xa kia có tiếng chơi bi-a lóc cóc và tiếng Côxchia nói oang: cậu ta đang được cuộc và nói với anh bạn cùng chơi những lời khuyên châm chọc.
Kỳ chơi đàn dương cầm. Tiếng đàn mềm mại. Cậu ta hòa giọng với đại dương, xen vào âm điệu của nó những làn điệu du dương của đất nước mình.
Trauri Xinkhơ và Giăng Lagơrănggiơ chơi cờ. Paven Mêphôđiêvích, Pêchia và tôi ngồi trong những chiếc ghế bành bằng trúc đặt trước cửa sổ, dọc theo bức tường. Sóng vọt lên thành từng tia nước đập vào mặt kính.
Người máy phục vụ mang cho Paven Mêphôđiêvích cốc nước quả có đá. Còn tôi và Pêchia thì được uống rượu thập cẩm.
Anh chàng Côxchia thở hổn hển đi đến gần chúng tôi. Cậu ta bắt đầu kể ván bi-a của mình:
– Mình thắng! Thắng ba, riêng cuộc thứ ba thì được 6 quả liền. Thế mà có người lại bảo là Ninxen chơi được…
Viện sĩ mỉm cười nghe chuyện Côxchia.
– Bi-a, trò chơi của các vua chúa, – ông nói. – Hình như trong thời Lútvích thứ mười bốn ai muốn chơi bi-a, phải xin phép nhà vua. Trò chơi này vốn là đặc quyền của quí tộc.
Tôi nhìn nghiêng người ông và thấy rằng trông ông có vẻ rất cổ, đến nổi tôi tưởng như thầy được cả Lútvích thứ mười bốn. Ông không uống nước quả, mà đưa cho Côxchia. Cậu ta cảm ơn, xong uống cạn cốc nước thon nhỏ bằng thuỷ tinh kim cương.
Tôi chợt nghĩ: “ Da ông cụ tựa như chất dẻo dùng để bảo quản những tiêu bản thực nghiệm sinh vật. Thiết bị gì hoạt động trong con người ông cụ? Tay ông cụ mới run làm sao! “
Côxchia nói thầm:
– Mình đã bảo cậu… Nhìn kìa, máy ngắt.
Paven Mêphôđiêvích ngồi nhắm mắt, gục đầu xuống ngực.
Pêchia thì thầm:
– Ta đi đi các cậu. Những ngày gần đây thầy giáo hoàn toàn không ngủ được vì những động vật cao đẳng của biển.
Chúng tôi đứng dậy va phải ghế. Viện sĩ mở mắt, ngửng đầu lên:
– Hượm đã! Các anh hãy ngồi lại đây. Tôi đã tỉnh ngủ rồi. Các anh có thể tưởng tượng tôi vừa mơ một giấc mơ lý thú lạ thường. Một giấc mơ rất buồn. Tất cả mọi người đều đi… Các anh đã thấy bức ảnh ở nhà tôi. Trong ảnh là toàn đội “ đồng chí “… Varơnốp, họa sĩ và nhà thơ, là chỉ huy; Đubốp là nhà hàng đạo thiên văn. Ông ta chuyên ghi chép tập hợp tiếng chim. Trong những lúc nguy hiểm nhất, khi chúng tôi bị nổi hiu quạnh của vũ trụ bao trùm, ông ta đã mở băng ghi âm và thế là cái nặng nề chán nản liền mất đi. Xáptrencô là người phụ lái, ông ta thích nói câu: “ thế là mình sẽ trở về Pôntava… “ Hai anh em Bưxtơritxki. Người máy điều khiển Bôrít và nhà ngôn ngữ học Arơcađi. Công trình nghiên cứu của ông ta hồi còn là sinh viên là cơ sở ngôn ngữ vũ trụ hiện đại. Ông ta đã tìm ra chìa khóa để dịch tiếng nói của các động vật cao đẳng ở biển. Và bác sĩ. Bác sĩ Piliavin. Chắc là các anh không nhớ đến tên của những người ấy. Chúng ta chỉ nhớ những người đầu tiên và những người cuối cùng trên con đường phát kiến. Từ đó đến nay đã có hàng ngàn người đi vào vũ trụ.
Ông nói ngắt quãng, chẳng giải thích gì cả, chuyển từ sự kiện này sang sự kiện khác cứ như đang nói chuyện với những người chỉ cần nửa lời đã có thể hiểu nhau. Nhưng dần dần câu chuyện của ông có mạch lạc hơn, những cái tên người không nói gì với chúng tôi đã có tính cách.
– Và con tàu “ đồng chí “ của chúng tôi không một ai nhớ đến, ngoài những nhà sử học. Từ đấy đến nay đã có vài con tàu vũ trụ mang tên “ đồng chí “. Chúng tôi tham gia vào một trong những chuyến khảo sát tập thể đầu tiên, bay vào vũ trụ. Năm chiếc tàu phái đi khảo sát góc Thiên hà của chúng ta nằm trong giới hạn quỹ đạo của sao Hỏa. Chỉ có chúng tôi là cần phải xuyên qua được giới hạn này và tiến đến vành đai của hành tinh nhỏ. Ngày nay đó là một vấn đề đơn giản, nhưng lúc đó!.. Trong vòng hai năm toàn đội lái tàu được chuẩn bị và những con tàu đã được xây dựng. Đó là thời kỳ hưng thịnh chưa từng có. Nhân loại đã thoát khỏi thảm họa chiến tranh. Mọi ngành công nghiệp, ngành nào cũng ra sức sản xuất những vật dụng cần thiết cho con người. Năm mươi vạn nhà bác học, kỹ sư chuẩn bị chuyến bay cho chúng tôi. Mọi phát minh bí mật nằm trong két sắt được lôi ra. Nhiệm vụ cực kỳ to lớn khó khăn, hiển nhiên rằng riêng một nước không đủ sức đảm đương mà rất đơn giản và bình thường đối với thế giới. Lúc đó để giải quyết bất kỳ một vấn đề nào trong phạm vì hành tinh đều không cần một thời gian dự phòng lâu. Xin lỗi vì tôi đã nói với các anh những chuyện học sinh, thế mà tôi thấy xúc động lạ. – Ông thò tay vào vạt áo trái, nhăn trán. – Chúng tôi đều lãng mạn, chỉ sống với vũ trụ. Có lẽ hệt như đã xảy ra với con người ở thế kỷ của những phát kiến lớn về địa lý, vào thời kỳ trẻ trung của loài người khi vũ trụ mở rộng ra và trái đất từ dẹt trở thành một ngôi sao tròn. Các anh đã hoàn thành chuyến bay vào vũ trụ. Các anh đã có những tình cảm kiêu hãnh vì các anh thuộc loài người. Các anh đều đã từ trên cao nhìn thấy Trái đất – một quả cầu xanh lơ, đã gửi tới trái đất tình cảm dịu dàng như đối với các bậc cha mẹ cao tuổi. Vấn đề sẽ khác hẳn khi các anh đứng hàng tháng trong khoảng không. Chính là vì đứng trên màn ảnh quan sát và trong những cửa sáng chẳng thấy gì thay đổi. Khoảng không và những vì sao bất diệt. Dù sao chúng tôi cũng đã chịu đựng được trong chuyến bay. Chế độ nghiêm khắc, kỷ luật, lao động và cái chính là tình bạn đã tô điểm cho cái ngày vũ trụ vô tận với bầu trời màu đen cùng với các vì sao. Và nếu các anh muốn thì có thể gọi là tô điểm cho cái đêm vô tận. Ở đó có những khái niệm khác. Đặc biệt là ở những quỹ đạo sao Hỏa. Mặt trời chiếu sáng dịu hơn, sáng hơn Mặt trăng một chút. Còn Trái đất thì biến thành một ngôi sao màu xanh lơ.
Các anh sẽ tìm thấy hàng ngàn bản tổng kết về các chuyến bay loại này. Trong một vài bản có những trang mô tả cách loại trừ các sự cố, chuyện bay qua dòng thiên thạch ( nhưng thực ra dòng thiên thạch đáng khủng khiếp chỉ trong bản tổng kẽt ), các cuộc gặp gỡ với các vệ tinh và các hành tinh nhỏ, v.v.. Thường thì mảnh chân lý được giới hạn bởi bàn tay của họa sĩ, nhưng ở đây không có sự dối trá, bịa đặt cũng như trong các truyện kể của các nhà ảo tưởng: thiên nhiên sáng tạo hơn và mọi cái đang được viết ra đã hoặc sẽ xảy ra ở một trong những vô số Thiên hà. Tất nhiên là không kể đến sự vô lý có tính chất thần bí.
những cuộn băng ghi chép thường trực trên con tàu “ đồng chí “ được lưu trữ ở Viện bảo tàng khoa du hành vũ trụ. Các anh sẽ chẳng nghe thấy có gì lý thú ở trong đó. Toàn là giọng nói. Những giọng nói sôi nổi của các bạn bè tôi. Họ nói lên các tọa độ so với các vì sao tương đối cố định, lượng nhiên liệu, thực phẩm, nước, dưỡng khí, cường độ phóng xạ và hàng chục câu đối đáp đã nêu sẵn trong qui trình thuộc loại đó.
chỉ có một cuộn băng – cuộn cuối cùng và cũng là cuộn ngắn nhất là có khác với tiêu chuẩn. Điều ghi trong đó là chủ đề của câu chuyện.
Tôi nhớ từng tiếng:
“ Toàn đội bị ốm. Ốm bất thình lình. Truyền nhiễm khuẩn chuỗi hạt. Không rõ nguyên nhân. Chúng tôi đang áp dụng mọi biện pháp “.
Sau đó đứt quãng liền bốn mươi tám giờ và tiếp đến những lời cuối cùng của chỉ huy tàu.
“ Bác sĩ Antôn Piliavin tiến hành mổ tim cho Paven Pôlicácpồpế Giải phẫu làm tốt, nhưng Antôn chết đột ngột “.
Không còn lời nào ghi trong cuốn tài liệu chính thức này nữa.
Có những cuốn băng ghi của cá nhân, những nhật ký, nhưng tất cả những cái đó mang tính chất tâm tình. Cũng có gửi đi một số thông báo về sự thay đổi hướng và từ trường một cường độ khủng khiếp. Chúng tôi đang chết vì vi khuẩn chuỗi hạt.
Côxchia đứng phắt dậy:
– Không thể được. Thời đó đã có những phương thuốc kháng sinh hảo hạng. Và theo như em biết thì mọi bệnh đều chữa được.
– đúng thế đây. Chúng tôi không còn biết đến những căn bệnh trước đây đã tiêu diệt hàng triệu người. Cũng như bây giờ, lúc đó trong máu chúng tôi có sẵn những vi khuẩn đã “ thuần hóa “ ( nếu như có thể nói được như thế ), chúng cộng sinh với những huyết cầu. Cho đến một lúc nào đó chúng vẫn sống bình thường. Sự việc như vậy đã xảy ra với chúng tôi trong khi tàu “ Đồng chí “ chưa bị rơi vào từ trường với một cường độ khủng khiếp. Từ trường át bản tính chất đề kháng của cơ thể và kẻ thù như ngày xưa thường nói, khác nào “ dậu đổ bìm leo “ đã lợi dụng thời cơ. Chúng tôi cũng có mang kháng sinh và nhiều loại thuốc khác. Nhưng tất cả đều vô dụng. Quả thật, vi khuẩn chuỗi hạt có hơi chịu lui một chút, nhưng cũng đã kịp làm tê liệt tim chúng tôi. Lúc đó bác sĩ Antôn giải phẫu cho tôi. Tại sao cho tôi đầu tiên? Chỉ huy tàu đã quyết định như vậy. Tôi là người trẻ nhất. Tôi hai mươi sáu tuổi. Chỉ huy ba mươi. Những người còn lại đều lớn tuổi hơn tôi. Dự kiến giải phẫu cho tất cả. Bác sĩ Antôn mới chỉ kịp đặt cho tôi quả tim nhân tạo.
Côxchia hỏi:
– Những người còn lại áp dụng tiềm sinh? Tất cả đều sống chứ?
– suốt một năm trường trên đường về vi khuẩn đã phá hoại tim họ, làm nhiễm độc máu.
– thế còn thầy? Thầy thế nào? thấy là một trong những người đó?
– Bác sĩ Antôn cho tôi ngủ đầu tiên. Tôi thức dậy trên mặt đất…
– Ai lái con tàu? Chỉ huy đã chết? Đã có chương trình rồi hay sao ạ?
– Đúng. Ông ta cùng với Bôrít đã tính toán đường cong ngắn nhất cần bay trước khi có mưu toan cuối cùng nhằm bảo vệ được cuộc sống cho mình. Hôm nay tôi trông thấy họ tất cả đều mạnh khoẻ, vui vẻ. Chúng tôi ngồi trong rừng và nghe chim hót…
Côxchia tiến đến gần ông thấy và nói:
– Thưa thầy, em phải xin lỗi thầy.
– Ồ, Ồ, chú bạn của tôi, tôi hiểu rồi, không cần.
– Không, xin thầy tha thứ cho em. Em đã tưởng thầy là người máy. Ngay cả lúc nãy, khi thầy đang kể chuyện.
– Tôi cũng đoán thế, nhưng không hiểu nguyên nhân. Ở người già, những mối liên hệ lôgich thường bị lẫn lộn. Trong người tôi có cái gì đó giống như ở người máy à? Trông tôi đẹp trai, da dẻ trắng trẻo, hồng hào mà… – cặp mắt thầy giáo ánh lên láu lỉnh.
– tiếng gõ này em thấy từ ở trên tàu “ Hải âu “.
– À ra thế! Tôi đã quen nó như quen cái đồng hồ lò so treo ở buồng tôi. Người ta đã đề nghị thay cho quả tim mới hoàn chỉnh hơn, không có tiếng ồn, nhưng tôi đã quen. Tôi chỉ thay các van cứ mười năm một lần. Mọi chi tiết khác đều hoạt động tốt… Trái tim của các bạn tôi… Có lẽ tôi phải cùng đi với nó… ừ, mà hồi tưởng lại những điều không vui như vậy đủ rồi. Thanh niên họ không thích. Nhưng sao tôi lại kể cho các cậu nghe để làm gì nhỉ? Giấc mơ đã xúi giục tôi hay sao? Đúng một phần, mặc dù một vài lần tôi muốn kể cho các cậu nghe; nhưng có cái gì đó cản trở. Buổi chiều vừa rối hồi ức bị cô Diểm Lệ đến phá. Giờ thì các cậu đã hiểu cá. Hiểu cặn kẽ mọi điều sâu kín của nhân vật bí ẩn này rồi. Tôi muốn tránh cho các cậu những hoài nghi. Và tôi nghĩ rằng các cậu sẽ thấy lý thú và bổ ích. Không phải chỉ mọi cái lý thú mới cần thiết cho con người. Giờ đây có vô số những điều lý thú. Có điều cái vì sao này có làm hỏng chút ít tâm trạng phấn hứng chung. Ái chà, còn một nguyên nhân nữa! – ông già đứng dậy. – Có thông báo về bệnh cúm. Đây là một loại bệnh nặng. Sự phóng xạ của cái vì sao quái gở này đã có thể mang lại tai họa. Cần phải báo ngay cho Trung tâm bảo vệ sức khoẻ. Mấy ngày nay tôi thấy có cái gì đó đè nặng lên tôi. Chẳng nhớ được cái gì cả. Nhưng may sao giấc mơ đã đến. – Ông không nhìn chúng tôi, nhanh chóng bước ra khỏi phòng.
Côxchia trợn mắt:
– Các cậu thấy thế nào? Ông cụ bao nhiêu tuổi? Hượm đã! Cuộc thám hiểm đầu tiên hả? Đúng là vào chín mươi sáu năm trước đây! – Đột nhiên Côxchia quay sang tôi. – Cậu khá lắm, không nói gì cả! Bao giờ cậu cũng biết rằng thế nào mình cũng nói dại, thế mà lại im lặng. Cậu đã làm cho mình lâm vào hoàn cảnh thế nào trước con người kỳ diệu này. Mình sẽ không tha thứ cho cả cậu và cả mình về chuyện này.
Chúng tôi bước ra ban công. Một cơn gió hanh ào ào thổi phía trên cao. Gian buồng hướng về phía gió. Mây đen phủ kín bầu trời. Giữa những quãng không có mây lấp lánh những ngôi sao đơn độc. Phía dưới chúng tôi có sáu đenphin phát quang dang lặng lẽ bơi. Đội tuần đêm.
Pêchia nói:
– Mình thích ý nghĩ của ông cụ cho rằng ở trên Trái đất chúng ta chẳng có thể làm được một cái gì, dù rằng những cái đó sẽ xảy ra ở một trong những hằng hà sa số các hành tinh trên kia. – Cậu ta khoát tay lên phía trên đầu. – Và chúng ta không được quên rằng từng bước tìm hiểu vũ trụ và trái tim của ông cụ đáng giá biết chừng nào… – Cậu ta trầm ngâm liếc nhìn mặt nước phát sáng, sau đó lo lắng hỏi: – Cậu có nhận thấy Machinđa hôm nay có vẻ ốm không? Nó có vẻ buồn rầu, nom diện mạo nó như được tập trung tư tưởng không tốt lắm.
Tôi trả lời cậu ta là tôi chưa biết xác định trạng thái tình cảm của cá voi theo biểu hiện trên nét mặt của chúng.
– Không có gì đơn giản hơn và chớ nên giễu cợt. Cậu hãy thử nhìn vào mắt nó xem. Hôm nay mắt nó có vẻ buồn rầu. Mình nhận ra ngay. Cậu Kỳ cũng nhận thấy thế.
– Có lẽ nó lo lắng cho con nó?
– Cậu cho đó là do những tiếng đồn về Con mực phải không? Nhảm nhí tất. Con mực hoàn toàn không đáng sợ và nó cũng không đến nổi ngốc đi gây sự với cá voi. Chẳng qua là vì hôm nay cá voi đi ăn trên đường của Con mực đi vào khu vực số sáu. Ở đó con mồi nhỏ hơn và thỉnh thoảng Con mực cũng “ để ý “ đến lũ cá nhám voi. – Cậu ta chìa tay ra: – Sáng mai lại gặp nhau!.. Tí nữa thì quên: ngày mai bọn mình rất bận – vắt sữa buổi sáng xong, sẽ đi tiêm chủng. Thuốc tiêm chủng mình đã nhận được ở tàu chở thư từ hôm qua… À mà mình còn nảy ra một ý nghĩ: có nên chuẩn bị cho ông cụ một điều gì đó dễ chịu không nhỉ?
Anh chàng Côxchia lặng lẽ, trầm ngâm nói rằng cậu ta sẽ đến phòng thí nghiệm và đi ra. Pêchia Xamôilop cũng đi nốt.
Tôi dạo bước trên con đường sáng trưng, lá cây rì rào và thầm nghĩ đến việc trò chuyện với Biata về chuyến bay bi thảm của thấy giáo mình, cả hai chúng tôi đều kinh ngạc về trình độ văn hóa thấp của thời đó. Chết vì nhiễm khuẩn chuỗi hạt còn có gì vô lý hơn! Sao lại có thể tổ chức một chuyến bay mà không tính hết mọi chuyện bất trắc. Thời đó kỹ thuật máy tính đã cho phép giải quyết an toàn đến mức giới hạn. Thật là vô lý khi đã tiêu phí sinh mạng của những con người tuyệt diệu! Mục đích có đúng không? Và nói chung có tồn tại một mục đích nào đó của con người không?.. Đến đây tôi nghẹn lời tưởng như có Biata đang nhìn mình. Mỗi khi câu chuyện lái về mục đích cuộc sống, thì cô ta hăng hái đứng về quan điểm có tồn tại một mục đích như vậy. Đồng thời, cô ta không tin vào sự vô số của cái thế giới có cuộc sống lý trí. Cô ta tin rằng cuộc sống là một hiện tượng đặc biệt hiếm có. Và có thể, – cô ta nói, – Trái đất là nguồn gốc duy nhất của sự sống trong Thiên hà chúng ta… “ Không, không, – cô ta sẽ nói, – họ không chết uổng. Họ là những người tình báo, tiên phong của loài người đang tìm đường vào vũ trụ “.
Bất chợt tôi bước ra hàng lan can sát bờ đảo và tôi trông thấy dáng cao cao của Paven Mêphôđiêvích lẫn trong bóng tối. Ông đang đứng và nhìn đâu đó vào bóng tối.
Ông hỏi:
– Anh không buồn ngủ à?
– Thưa thầy không, đêm đẹp qua.
– Đêm thì vẫn là đêm. Câu chuyện của tôi đã tác động đến các anh. Các anh đi dạo, còn tôi thì cảm thấy buồn. Trong những phút này, tôi cầu mong sự hổ trợ của người xưa. Giợ đây tôi bỗng nhớ đến lời của nhà thơ Muyxê: “ Khi trái tim nhận ra rằng nó đã già nua, thì mọi nguyên nhân của sự vật mới mở ra cho nó “. Không còn nói gì hơn được nữa. Đó là một niềm an ủi đẹp đẽ. Chỉ có một khuyết điểm là không đúng. Trái lại, càng sống lâu càng tin chắc rằng những nguyên nhân đó ẩn náu rất sâu kín. Và lại càng khó hiểu hơn rằng khi anh đã già, anh nên nhường chỗ cho người khác. Nhưng có lẽ tôi đã bắt đầu hiểu. Đã đến lúc chưa? Hừm! Có lẽ đã. Vì vậy, tôi muốn quay về dĩ vãng. Năm mươi năm chẳng kể với ai. Mà con người lại có tính hay chia sẻ ý nghĩ của mình về dĩ vãng. Và tự mình ở đó… Sống trong thời đại của người khác thật không dễ dàng. Thời đại cũng như âm nhạc vốn có sắc điệu và nhịp điệu của mình. Mọi cái đó nãy sinh trong con người. Và tôi nghĩ các bạn phi công vũ trụ của chúng tôi sẽ phải sống trong những nền văn minh khác khó khăn như thế nào. Chả phải là thế hay sao?
Tôi nói lại ý nghĩ của Biata về tính đặc biệt của cuộc sống.
– Không có gì mới. Mọi học thuyết tôn giáo đều giữ quan điểm này. Một số học giả nghiêm túc cũng có những ý kiến như vậy. Mọi cái đều do tính hủ lậu. Chính vì vậy mà thật khó tin rằng ở đâu đó lại có hai anh chàng vô danh tiểu tốt đang triết lý với nhau. Khi nào có những ý nghĩ này, hãy hướng tầm mắt vào bầu trời sao. Bản thân cậu đã hình như đồng tình với cái ý nghĩ thông minh về tính vô tận của mọi biểu hiện trí tuệ trên hành tinh chúng ta. Thế mà bây giờ lại phủ nhận nó ở đó. Không! Hãy nhìn kỹ vào con đường trắng được hàng tỉ mặt trời bao phủ! bao nhiêu hành tinh quay xung quanh các mặt trời đó? Hãy nhìn ra xa hơn nữa! Không, Ivan ạ, chẳng bao lâu nữa như một nhà thơ nào đó đã nói, chúng ta có thể “ tâm tình “ với các vì sao, phân biệt được giọng nói của người “ anh em tìm thấy “. Mọi cái sẽ đến và bây giờ thì sắp sửa rồi. – Ông cười. – Tôi vừa nói chuyện với bác sĩ trưởng. Có lẽ vừa mới ngủ dậy. Tôi có báo cáo với ông ta một cách ngắn gọn về trường hợp của chúng tôi. Anh có thể hình dung xem ông ta làm tôi sửng sốt biết chừng nào. Ông ta nói: cảm ơn, nhưng trường hợp của các ông đều được mô tả chi tiết trong mọi sách thuốc. Thế có ngượng không!.. Nào, những bông hoa huệ biến của anh ra sao rồi? Ta đi xem đi. Bà Mẹ Thiên nhiên đã cho chúng ta những câu đố thú vị, – ông già vừa nói, vừa rảo bước đi về đảo, – và chúng ta đủ sức để phỏng đoán, nhưng vẫn còn một phần nhỏ. Đó chính là cuộc sống với mọi nội dung của nó, cậu bạn của tôi ạ!

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.