Gió Vĩnh Cửu

CHƯƠNG 3 – CON NGƯỜI BÍ ẨN



Tôi và Côxchia là những hành khách cuối cùng. thấy chúng tôi đến, người máy kiểm soát bảo:
– Phải ngồi vào chỗ mình không chậm quá một phút trước khi nắp đậy. Các anh chỉ còn năm giây… Bốn… Ba… hai… một! – Cánh cửa tròn sập xuống, khóa tự động cài lại. Người máy tiếp tục cằn nhằn:
– Chỗ các anh ở phòng tròn lớn số chín trăm sáu ba và chín trăm sáu tư. yêu cầu về chỗ mình, nhanh lên! Chín mươi giây nữa tàu “ Hải âu số bảy trăm sáu ba gạch chéo năm “ sẽ cất cánh..
– biết rồi, ông lão ạ! – Côxchia nói. – cảm ơn. Xin lỗi.
– Đừng nói chuyện ngoài lề. Chỉ nên nếu câu hỏi có liên quan đến chuyến bay của anh. Đi theo tôi. – Người máy trượt trên lối đi màu xanh giữa những hàng ghế.
Các hành khách mỉm cười nhìn chúng tôi. Giờ đây người máy không để chúng tôi yên thân. Vừa đọc bản nội qui trong khi bay, người máy còn lường trước từng nguyện vọng của chúng tôi. Đây cũng là một cách trừng phạt đối với việc vi phạm kỷ luật.
– Đây là chỗ của các anh, chín trăm sáu ba và chín trăm sáu tư.
– cảm ơn ông lão, cảm ơn. Bây giờ thì đi mà nạp điện đi! – Côxchia nói.
– Tôi đủ điện năng cho cả chuyến bay. Nạp điện vào lúc sáu giờ ba nhăm, – người máy trả lời, không tỏ vẻ bực dọc, và nhìn chúng tôi bằng cặp mắt màu vàng, nói tiếp: – Phòng vệ sinh ở đuôi tàu, ở đó có cả phòng tắm điện, phòng người máy tẩm quất và cắt tóc.
– Chúng tôi biết cả rồi, ông lão ạ, – Côxchia nói, – ông có thể đi về chỗ mình được đấy.
– chuyến bay kéo dài bốn giờ bốn mươi tám phút rưỡi.
– Hắn còn nói lâu, – Côxchia rên rỉ. – Làm thế nào mà ngắt được hắn đây.
Phía sau chiếc lưng ghế tựa cao trước mặt chúng tôi hiện lên khuôn mặt cô gái có đôi mắt to. Cô ta thông cảm nói:
– Không ngắt được đâu. Những người thiết kế đã tính đến phương án này. Người máy không ngắt được, chương trình dành cho những ai vi phạm kỷ luật dài ba mươi phút, để lần sau đừng có đi chậm.
chiếc “ Hải âu “ bắt đầu lúc lắc nặng nề: chúng tôi bị kéo ra đường bay.
Côxchia bắt chuyện với cô gái. Người máy tập trung mọi chú ý vào tôi và không hiểu sao lại chuyển sang nói chuyện thân mật.
– ống kính thu toàn cảnh có khả năng quan sát bề mặt trái đất trong suốt chuyến bay.
– Ồ, thì ra là anh đến trại nuôi cá voi! – cô bạn gái mừng rỡ thốt lên.
Từ chiếc loa phóng thanh bên sườn người máy hướng về tai tôi tuôn ra một loạt những số liệu về con tàu: trọng tải, tốc độ, độ cao.
– chiếc tàu bay lớn chở hành khách và hàng hóa loại “ Hải âu “ ngoài hai ngàn hành khách, còn chở ba trăm năm mươi tấn hàng. Tốc độ ở độ cao ba mươi kilômét là năm ngàn…
Côxchia hích vào sườn tôi:
– Vêra khuyên phải làm phân tán sự chú ý của tên ngốc nghếch này. Cậu đến phòng điều khiển đi, còn mình sẽ đến phòng phục vụ sinh hoạt. Cô ta sẽ đến vườn thực vật ở Xâylan. Đi thực tập hè mà. – Cậu ta nói thêm rồi vội vã đi về đuôi tàu.
Nửa bên trái màn ảnh Mátxcơva tràn ngập ánh sáng huyền ảo của mặt trăng nhân tạo đang bồng bềnh trôi.
Khi tôi đứng dậy, người máy rùng mình, cặp mắt màu vàng của nó lơ đãng nhắp nháy: nó đang chọn giải pháp. Vài giây sau ánh sáng con mắt người máy trở lại bình thường: giải pháp đã chọn xong. Người máy đi theo tôi. Tôi đi về phía phòng điều khiển con tàu, người máy không rời nửa bước, lắp bắp thông báo những số liệu bổ ích. Người máy còn cho tôi biết trên tàu “ Hải âu “ có thể mượn đọc được bản sao bất kỳ một cuốn sách nào không quá nửa tiếng sau khi đặt mượn ở thư viện tàu. Tôi chợt nhớ ra là đã quên không mang theo cuốn sách “ ngôn ngữ và tâm lý loài động vật có vú cao đẳng ở biển cá “. Cái công trình đặc biệt này đã gây một ấn tượng mạnh mẽ trong giới bác học thế giới và được các độc giả trên khắp các lục địa hoan nghênh.
Từ thời cổ sơ đenphin đã đứng ở vị trí thứ hai sau con người. Nhưng vị trí đó, theo truyền thuyết đã định, bị coi thấp hơn nhiều so với những điều mà các anh em ở đại dương đã đạt được về mặt trí tuệ. Tôi đã được đọc và được nghe một số đoạn của cuốn sách đó. Cuốn sách được xuất bản đúng vào lúc có đợt tự kiểm tra kiến thức. Nhưng cho đên nay tôi vẫn chưa có dịp đọc toàn bộ.
Hòn đảo mà chúng tôi bay đến được coi là một trong những trung tâm chủ yếu nghiên cứu tổng hợp các động vật có vú cao đẳng ở biển. Tôi không muốn mang tiếng dốt nát khi gặp các nhà bác học, hơn nữa những động vật có vú cao đẳng luôn luôn được tôi quan tâm. Từ đó tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc rằng mình nên đóng góp một cống hiến vào ngành khoa học rất lý thú này.
Người máy lẵng nhẵng đưa tôi đến tận cửa thư viện, vừa đi vừa đọc bản chỉ dẫn thái độ của hành khách trong lúc bay.
Trong một gian phòng không lớn có một người cao gầy, mặc bộ quần áo kiểu rất cổ đứng cúi xuống bàn điều khiển. Đầu ông hói lên tận đỉnh, ông đội một chiếc mũ vải bạc màu; hẳn đây là loại mũ đã lâu đời, tôi thường thấy ở bảo tàng Xamá”an. Người đó nhanh nhẹn ấn tay lên các phím màu khác nhau, đặt mượn một vài cuốn sách nào đó. Xong việc, ông ta đứng vươn thẳng người lên. Khuôn mặt ông ta làm tôi rất ngạc nhiên: rất rám nắng; và mặc dù không có một nếp nhăn nào, nhưng là một khuôn mặt cổ kính, khi ông ta lặng lẽ ngồi im thì chả khác mặt một pho tượng hay một người máy. Thật chỉ muốn sờ vào má ông ta xem có phải bằng chất dẻo hay không. tương phản với khuôn mặt là cặp mắt đen, sinh động với ánh mắt giễu cợt.
Ông ta nhường chỗ cho tôi, nhưng không hiểu sao vẫn chưa bỏ đi. Tôi bối rối xem xét thiết bị của thư viện. Tôi chưa từng sử dụng những phím khác màu có chữ số như thế này. Không những thế, sự kỳ lạ trong con người, hay có thể nói là trong cái thực thể giống con người này làm tôi ngạc nhiên: trong người ông ta, trong thân thể ông ta có tiếng gì kêu tích tắc như tiếng máy một chiếc đồng hồ chính xác cổ kính nào đó. Tôi không thể lầm lẫn được, vì rằng các máy móc điện tử trong thư viện đều làm việc không một tiếng động, còn ông ta thì đã đến sát tôi như tôi có thể chạm vào người ông ta được. Ông ta nói chuyện với tôi. Giọng ông không lớn, âm điệu dễ chịu.
– rất đơn gián anh bạn ạ. Đây là qui trình sử dụng. Không cần đọc tất cả. Anh cần gì nào?
Tôi nói lên tên sách.
Ông ta mỉm cười.
– Vâng, cuốn sách khá được phổ biến. Nhưng thật là lạ, chúng tôi chỉ tìm được sự hiểu biết chân thực tư tưởng nếu ra trong cuốn sách này ở giới độc giả rộng rãi, như trước đây đã từng nói và viết. tư tưởng của cuốn sách này được giới thanh niên đặc biệt hoan nghênh; trong khi đó đa số các nhà bác học đáng kính lại viết những điều mà chẳng ma nào hiểu được. Anh đã đọc thông báo gần đây của Viện hàn lâm chưa? Chưa hả? Càng tốt. Tôi mà có được mái tóc đen như của anh, thì nó cũng sẽ bạc đi khi đọc cái mà nếu có thể được, gọi là tư tưởng của các ông bác học ấy. Thật là lạ ngay cả ở thời đại các anh, – ông ta nhấn mạnh chữ “ các anh “, – nhóm các nhà bác học mang nặng kinh nghiệm hàng ngàn năm cũng không hiểu được rằng sức sáng tạo của thiên nhiên không thể bị mất đi hết do việc chế tạo ra một cái máy duy nhất nào đó, – ông gõ vào trán mình, – đem nhét máy đó vào hộp sọ một vật tạo ra chưa được hoàn chỉnh gọi là con người. – Ông ôm lấy đầu như muốn bảo vệ nó và mỉm cười. – Cái bệnh nặng nề và trì trệ của con người là sự bảo thủ của tư duy. Điều này bất kỳ lúc nào cũng có thể thấy được. Anh cũng đã học qua lịch sử phát triển của nhận thức. Dĩ nhiên chúng ta có nhích được đôi chút trong lĩnh vực này, nhưng, đáng tiếc là vẫn chưa cân đối so với sự tiến bộ chung. Rõ ràng đây là cái gánh entropi tích lũy trong hàng trăm năm. Tôi muốn nói rằng cái này chỉ liên quan đến nhà bác học nào bị cái khuôn khổ chuyên môn hóa hẹp hòi bó buộc. Nhưng dù sao cũng không có lý do để than thở. Bài ca của họ đã tiêu tan. Giờ đây một nhà bác học chân chính có thể lên tiếng kêu gọi toàn nhân loại. Anh thử hình dung xem, – ông ta bóp khuỷu tay tôi, – năm triệu bức thư! Trong nửa năm! Tôi đành phải trả lời chỉ qua báo chí mà thôi… À, xin tự giới thiệu: tôi, Pôlicácpốp Paven Mêphôđiêvích. Vâng, đúng, đúng, chính là tôi. Đại diện toàn quyền của đenphin, một trong những đồng nghiệp rất thông minh của tôi đã gọi tôi như vậy. thế nhưng chính ông ta lại không nhận ra rằng mấy tiếng đó mang đến cho tôi một sự mãn nguyện như thế nào. Đại diện toàn quyền cho dân cư sống ở môi trường nước. Chả đến nổi nào!
Tôi thấy cái tên gọi ấy nghe có lý.
Khi tôi giới thiệu tên mình và mục đích của chuyến đi, ông ta nắm lấy vai tôi lắc lắc:
– Thật là tuyệt! Sinh viên đi thực tập hè. Anh tưởng tượng xem tôi cũng sẽ đến đó thực tập. Chắc chắn là lần đầu tiên anh đến vùng này, còn tôi thì đã đến năm thứ mười chọn hòn đảo trôi này làm phòng thí nghiệm của mình. Mấy hôm trước đây tôi được báo tin về anh và một anh nữa; và được biết là sẽ hướng dẫn các anh. Này, tôi và anh có lẽ chúng ta nên đến tiệm rượu uống mừng buổi gặp gỡ này bằng một thứ gì đó cay hay mát chứ?.. Có lẽ chúng ta sẽ phải uống nước mát thôi – trên chiếc tàu loại này không chửa chất “ cay “. Nào, ta đi đi cho khỏi mất hứng thú trong cái tiệm rượu thiếu chất “ cay “ này. Còn mi, xin hãy thôi cái trò lảm nhảm đi và biết thân biết phận thì trở về cái giàn của mình, – ông ta nói với người máy.
– Cái tiếng “ biết thân biết phận “ thật khó hiểu. Trong trí nhớ của tôi không có tiếng đó. Xin hỏi phòng tra cứu ngăn số mười, phòng băm hai.
– Cảm ơn anh bạn. Cứ nhìn đến anh là tôi lại thầy anh thật đáng thương và đần độn.
– Tôi không phải là anh bạn và không phải là dần độn. Tên tôi là “ người máy có liên hệ ngược số ba bê tám không ba “. Tôi có trách nhiệm phục vụ hành khách và giải đáp những mắc míu ban đầu.
– thế thì xin phục vụ bằng cách bước đi cho.
– Như thế là vì phạm. Không nên cản trở “ tôi trong khi thi hành nhiệm vụ; như thế ngài chỉ kéo dài thời gian nói chuyện của chúng ta mà thôi.
Paven Mêphôđiêvích cười khà khà.
– thế mới đúng kiểu chứ! Anh có nghe thấy không? Hài hước thật không thiếu.
May sao anh thợ máy trên tàu đi ngang qua hành lang đã cứu chúng tôi thoát cái người máy ngán ngẩm này.
– Tôi sẽ trung hòa cái anh chàng hay nói này. – Anh thợ nháy mắt, đưa tay ra sau gáy người máy. Một tiếng búng nhẹ vang lên, người máy dậm bàn chân cao su, lui ra.
Côxchia và Vêra đã ngồi trong tiệm ăn. Cậu ta tỳ khuỷu tay lên bàn, mắt chăm chú nhìn vào cặp mắt đang cười của Vêra, nói gì đó với cô ta và vẫn giữ vẻ đạo mạo. Thấy tôi, Vêra chìa tay mời lại bàn mình. Chúng tôi rót hai cốc nước dứa và ngồi cạnh cô cậu ta. Paven Mêphôđiêvích nhìn Vêra và để ý hơi lâu đến mái tóc rồi bù của Côxchia và hỏi:
– thế nào, gió cuốn hả? Bây giờ thì sẽ bị gió cuốn đi đấy. Khó mà dừng lại được đâu. Dù có căng buồm thì gió vẫn cuốn đi. Mặc cho nó cuốn. Có điều là phải học lái. Còn lâu mới đến đích. Ồ, còn xa lắm. Đừng vội nghĩ đến chuyện thả neo. Dây neo sẽ đứt. thế nào người già nói có khó hiểu không?
– Không, hiểu cả ạ, – Vêra trả lời thay mọi người. – Diễn đạt rất hay ạ.
– thế thì tuyệt. “ Quan trọng là đồng tâm nhất trí “ – người xưa nói như vậy. Nhưng tôi đã ngắt lời các bạn. Có điều gì mà cô Vểra lại hăng hái thuyết phục anh thế? – ông hỏi Côxchia.
Côxchia tỏ thái độ kính trọng nói lại câu chuyện của Vêra, và liếc nhìn tôi:
– Vêra cho rằng bằng sự tiến hóa định hướng có thể tạo được các giống thực vật biết suy nghĩ. Và cô ấy cùng người hướng dẫn của mình là Côkixi Môkimôtô không nản chí trong việc cô gắng để có được dù là một động vật dạng cây. Theo tính toán của họ, sắp tới đây một trong những thực vật thí nghiệm sẽ bắt đầu biết đi.
Viện sĩ cười mỉa và hỏi:
– Ông Môkimôtô này hoành hành ở Xâylan thì phải?
– “ Hoành hành “ là gì ạ? – Vêra không hiểu, hỏi lại.
– ừ, thì cho là lao động, là nghiên cứu. Vào cái thời của tôi đôi khi hai từ này có từ đồng nghĩa là từ hoành hành.
– Vâng, hoành hành, – Vêra cười. – Em vừa kể với anh Côxchia những nét chung về cuộc hoành hành của chúng em. Gớm cái từ thật khó nhớ!.. Còn cậu ta thì bịa ra một cuộc đàm thoại giữa hai loài cây có trí tuệ đang bay trong tên lửa.
– Hẳn là chuyện của họ thú vị lắm, – viện sĩ nói. – Ông gõ gõ vào thành cốc rồi nhìn chúng tôi, cười: – Nói đúng ra, trước kia tôi cũng quan tâm đên vấn đề này. Tôi nhớ đã có viết về đề tài này. Cũng được khen ngợi. thần kinh hệ của cây trinh nữ, hay của cây sồi chẳng hạn. Tôi cũng đã bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc rằng về phương diện đạo đức mình có quyền ăn rau sống không? Hồi đó chúng tôi cũng rất lo ngại vấn đề người máy biết suy nghĩ, có khả năng sản sinh ra chính mình, cuối cùng chinh phục vũ trụ và tiêu diệt nhân loại. thế rồi các mô hình đối lập nhau được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn giai cấp thời đó. Mất bao nhiêu là tâm trí, bao nhiêu là giấy mực để thể hiện những thế giới khác nhau và để mô tả những cuộc gặp gỡ với người sao Hỏa, sao Mộc, với cư dân của các Hệ thống hành tinh khác. Đâu đâu chúng tôi cũng tìm những người anh em cùng có trí tuệ của các hành tinh khác; ấy vậy mà lại bỏ sót họ ngay trước mũi mình.
Trong ánh mắt Vêra loé lên một cái nhìn láu lỉnh.
– Thầy nói sao vậy? Chẳng lẽ họ bí mật lẻn đến chúng ta hay sao?
Ông giơ ngón tay đe dọa, nheo mắt, nói tiềp:
– Hẳn cô đã rõ là tôi đang nói về ai rồi. Nói thẳng ra, tôi có đủ bằng chứng rằng ông Côkixi Môkimôtô đáng tôn kính của các cô đang giam hãm mười hai động vật cao đẳng của biển cả. – Ông lắc lắc vai. – Đang xảy ra một điều thật khó hiểu: con người đi tìm hệ thần kinh của bắp cải và không muốn nhận thấy hệ thần kinh của động vật có trí tuệ. Mà điều đó đang xảy ra ở thời đại chúng ta, khi ta đi trên mặt Trăng, sao Hỏa, sao Kim! Chúng ta ước mơ, không chỉ ước mơ, – chúng ta còn chuẩn bị chế tạo những con tàu dành cho các chuyến bay tới các mặt trời khác. Tôi chịu không hiểu được cái gì đang xảy ra ở trên thế giới này! – Ông đứng dậy nhìn chúng tôi, như chúng tôi là những kẻ có lỗi vì những lý thuyết và quan điểm sai lầm.
Ông chép miệng vẻ hoàn toàn không tán thành rồi quay ngoắt, đi ra khỏi tiệm.
Vêra nói:
– Tôi chưa từng gặp người nào độc đáo như vậy.
Côxchia phá lên cười:
– Ông cụ thật giống đenphin và cũng chép miệng như đenphin. Cậu tìm đâu ra
ông cụ đấy?
Tôi nói ông cụ là người hướng dẫn thực tập của chúng tôi.
Côxchia khẽ rít lên:
– Thật là tai bay vạ gió. Mình cũng hình dung kiến thức của chúng ta sẽ được trao giải như thế nào nhờ cái lý trí ấy.
Vêra chớp mắt nói:
– Tôi rất thích ông cụ. Có lẽ đây là một nhà bác học chân chính cũng như Côkixi của chúng tôi. Một nhà bác học tầm cỡ lớn, không khoan nhượng với những sai lầm của người khác và có lẽ rất nghiêm khắc với bản thân. Trên nét mặt ông cụ có cái gì đó rất đặc biệt. Ông cụ nói về gió mới hay chứ. Thật chẳng khác nhân vật trong một bức tranh cổ hay bức bích họa. tiếc là tôi đã làm ông cụ bực minh. Phải xin lỗi mới được. – Và cô ta vội đứng lên, đi ngay.
Côxchia nói:
– Cậu may thế, vớ được một cuộc gặp gỡ thật lý thú. Mà cậu lại rơi vào nhóm của một nhà bác học kỳ quặc thì thật đúng lúc.
Cuộc tranh cãi của chúng tôi bị ngắt quãng vì mười phút liên lạc với Mặt trăng. Trên màn ảnh hình bầu dục hiện lên khuôn mặt Nađia Pavơlôva, người phát thanh của bộ phận khoa học Hội truyền thanh quốc tẽ. Cô ta thông báo rằng bây giờ sẽ truyền đi tin tức từ Mặt trăng.
Côxchia soi chiếc cốc của mình ra ánh sáng nói:
– Cuộc gặp gỡ với ông già đáng kính này làm cho mình bắt đầu có suy nghĩ về những điều tuyệt diệu đang chờ đợi chúng ta ở công trình bằng đá ba – dan nổi trên mặt nước nóng, mặn… – Cậu ta im lặng khi trông thấy các nhà du hành vũ trụ đi trên bề mặt ánh bạc của Mặt trăng.
Hình ảnh thay đổi đột ngột, các nhà du hành vũ trụ đang di chuyển giữa các khối đá kỳ quái, lúc lúc biến thành bóng tối đen như mực. Gương phản xạ cực mạnh chiếu sáng bao khối đá giống như những chiếc vòm cuốn kỳ lạ. Các nhà du hành vũ trụ gồm ba người đang đi vào vòm cuốn.
Người phát thanh thấp giọng vẻ bí ẩn, giải thích từng bước đi của những người khảo cứu. Kìa, họ đang đi trong cái hang bằng những bức tường lỗ chỗ màu nâu. Bất thình lình khắp màn ảnh tràn ngập ánh lửa nhiều màu.
Đó là những tinh thể lấp lánh, hình dáng lạ lùng. Những tinh thể này tựa như các cây mẫu đơn biển.
Người phát thanh nói:
– Đá mặt trăng.
Một trong các nhà du hành vũ trụ vung chiếc búa địa chất và cây “ mẫu đơn “ lớn vỡ vụn không một tiếng động, biến thành bụi long lanh.
– Hang này hẳn là do hoạt động của núi lửa tạo thành, – người phát thanh nói.
Côxchia thầm thì:
– Giờ thì có thể yên tâm mà dọn lên Mặt trăng được đấy. Cái hang này có thể chứa được cả một thành phố; không một thiên thạch nào có thể lọt tới.
Vêra đi tới. Cô nói:
– Các bạn ạ, ông cụ ngủ ngay trên ghế bành. Tôi để mảnh giấy lại… Ồ, những con người thật đáng thương! – cô ta nói về các nhà du hành vũ trụ. – suốt ngày ở trong chân không; lại còn phải mặc những bộ quần áo gớm ghiếc. Ở dưới này khác hẳn – màu xanh, rừng cây! Các anh không muốn ngủ à?
– Ngủ trong một đêm đẹp như thế này! – Côxchia cố không ngáp. – Nói chung, tôi không ngủ trong những chuyến bay ngắn.
– thế càng tốt. Tôi sẽ cho các anh xem một băng ghi. Anh Côxchia tắt cái Mặt trăng khủng khiếp này đi và chiếu “ Sao MỘC “ của tôi lên màn ảnh.
Thay cho cảnh lạnh lẽo của Mặt trăng, trên màn ảnh tràn ngập màu xanh lộng lẫy của vùng nhiệt đới. Bao chú vẹt vàng, đỏ đang bay chuyền cành cây… Thoang thoảng hương vị của hoa. Tôi nhắm mắt và ngủ thiếp ngay trên chiếc ghế bành có đệm.
Tôi bỗng trông thấy Biata. Cô mặc quần áo bảo hộ lao động đi trên một núi lửa của Mặt trăng và đang cười gì đó. Tôi cũng cười và đi bên cạnh. Thật là lạ, chúng tôi thở hít không khí trong chân không và cảm thấy trong người rất khoan khoái.
Đâu đây dưới bóng trăng mờ ảo có tiếng cười to. Tôi choàng mở mắt tiếng cười, tiếng sóng vỗ vọng từ màn ảnh. Trong một bể bơi lớn một đám thanh niên đang cưỡi trên lưng đenphin tổ chức đuổi nhau. Qua tiếng ồn ào ấy tôi nghe thầy tiếng Côxchia:
– Cô bỏ qua cho, hôm nay cậu ta có nhiều suy nghĩ và không được thanh thản trong lòng lắm. Cậu ta đã làm đúng là đã tắt máy… Cậu ta cần phải trở lại trạng thái bình thường. Nhiều chuyện khó chịu dồn dập… Một cô gái ngành thiên văn… Trường tâm lý của họ hoàn toàn không gần cận nhau.
Tôi thò tay sờ tấm tích kê của Biata ở trong túi, nắm chặt trong tay và ngủ thiếp đi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.