Giới Tính Theo Cuộc Đời

7. – Phần 39 Những dị bản của thái độ tình dục



Sự độ lượng

Người ta không thể đếm được có biết bao nhiêu sự sai lệch, xiên xẹo về thái độ tình dục trong không gian và thời gian. Thời gian chu kỳ cuộc sống cũng như thời gian của lịch sử và không gian địa lý. Ngành dân tộc học đã chỉ cho ta thấy một dạng thức như thế nào là đồng tính luyến ái, là thói giả trang, hay dạng thức làm tình bằng miệng được chấp nhận bởi một nền văn hóa này, nhưng có thể bị coi là đồi bại hoặc như một tội ác đối với nền văn hóa khác. Trải qua thời gian, cá nhân có thể thay đổi thái độ tình dục đối với thái độ của chính mình.

Trong lĩnh vực tình dục sự độ lượng về tính ái cần thiết hơn cả, chắc chắn đây không phải là vấn đề tạo thuận lợi tha thứ cho những kẻ phạm tội tình dục, mà phải hiểu rằng những quan niệm của chúng ta về hôn nhân, về sự chung thủy, tình yêu, tình dục được xây dựng trên những định nghĩa về văn hóa không có gì có thể bãi bỏ được. Sự không độ lượng làm nảy sinh nguy cơ trầm trọng có thể coi đó là việc không tốt, chưa phù hợp với những luật lệ mà nền giáo dục của chúng ta đang thiết lập. Quá dễ dàng định danh một kẻ dâm đãng hay một kẻ mắc chứng cuồng dâm mà không hề phải lo lắng về ý nghĩa của từ ngữ. Thường xuyên người ta thốt ra những lời chửi rủi để làm xuất hiện một sự phức tạp mà bên trong có sự cân bằng tạm thời và chắc chắn có cả một sự không thỏa mãn đối với tình trạng tình dục của họ. Sự không độ lường này chung với sự vu oan, nó thấm vào trong tâm thần và thối rữa ra giống như con sâu trong trái cây. Chúng tôi không miêu tả những thái độ lệch lạc về tình dục mà chỉ nêu ra một số suy nghĩ cổ điển, xâm nhập vào trong từng mục của sự đồi bại, các suy nghĩ mà chúng tôi muốn loại bỏ các giá trị không tốt của chúng, chúng tôi muốn đề cập ở đây dưới góc độ các nhà y học thực hành. “Dị bản” thường xuyên nhất là chỉ thỏa mãn tình dục bằng cách tuân theo những luật lệ của xã hội, còn ham muốn của chính mình chưa thỏa mãn thì không đi khám, chữa trị, cho dù anh ta không thỏa mãn với sự áp dụng những ảo ảnh, với cách xử sự của những kẻ thích khỏa thân hay cuồng dâm, anh ta mới chỉ gặp bác sĩ bởi những sức ép bên ngoài. Bên cạnh đó, một số ít người, mặt dù biết đến khoái cảm, lại bị thấm vào những sự ăn năn đem đến nỗi sợ hãi về những hậu quả sẽ xảy ra. Điều trên cản trở họ thỏa mãn mọi xung năng tình dục trong một sự bình yên hoàn toàn mà xã hội hay một phần trong chính họ cố tình không quan tâm đến nó. Kẻ bạo dâm

Đôi khi ở những người đàn ông bạo dâm gặp sự bất lực, thúc đẩy việc đi khám. Ban đầu anh ta gần như đạt được sự thỏa mãn tình dục nhờ những hình phạt thường xuyên bằng roi của người cha mà Freud đã nhấn mạnh. Khi bị trừng phạt hoặc bị tấn công, một lúc nào đó anh ta có thể cương cứng và tiết dịch. Freud viết, những người mà tới tận lúc đó có thể thực hiện giao phối với sự trợ giúp của một biểu tượng hay dàn cảnh bạo dâm. Bất ngờ Freud khám phá ra rằng: sự kết hợp đối với anh ta là dễ chịu, nhưng không còn phản ứng trước sự kích thích bạo dâm nữa. Trong trường hợp này, chữa trị chỉ bám vào triệu chứng, không quan tâm tới cấu trúc bạo dâm của bệnh nhân. Trường hợp để minh họa

Ông B. 48 tuổi đến với chúng tôi vì mười năm nay ông phải chịu đựng chứng dương vật không còn cương cứng linh hoạt và tự nhiên nữa. Ông đã li dị được 5 năm. Ông chỉ có thể cương cứng được khi cầu cứu tới ảnh ảo của sự cuồng dâm, bạo dâm hay những ảo ảnh bằng lời, ở đó ông tưởng tượng mình là đối tượng của sự nhục mạ, tấn công bạo lực và bóp cổ. Vợ ông thì chán ngấy và đã bỏ ông. Từ đó chính ông phải đảm nhiệm “tự vươn lên” sự cương cứng của ông chỉ xuất hiện khi ông bị trói hay bị đánh đập, ở đây không phải tưởng tượng mà là trong thực tế, ông thường xuyên bị xoáy vào những trò giả trang làm phụ nữ, sự đồng tính luyến ái hay là sự cuồng dâm. Nhưng mỗi trò lại được trả lại bằng sự thất bại bởi người ta đã không nhầm ông với một cô gái thực sự. Ông từ bỏ sự trá hình, từ bỏ cả sự đồng tính luyến ái bởi ông ghê tởm những cơ quan sinh dục nam. Hơn nữa sự phản ứng của cơ thể không còn cho phép ông chịu đựng những hành hạ bạo dâm và hiện nay người bệnh nhân này đã hoàn toàn bất lực. Ông ta có xu hướng ngập trong suy nhược tồi tệ, nó làm ông sợ hãi và mất khả năng của mình. Trong trường hợp này, mâu thuẫn nội tâm là hàng đầu, việc cầu cứu tới nhà tâm thần học có vẻ như một giải pháp đang được mong muốn.

Nhiều cá nhân, với vẻ ngoài rất cân bằng nhưng chỉ có thể đạt tới việc giao phối thông qua những ảo ảnh “dị bản” của họ. Sự giao phối qua hậu môn được nói đến bởi hầu tước Sade trong những tác phẩm của ông. Nhiều hành động tình dục đã vi phạm nghiêm trọng vào điều cấm cần phải phân biệt những thái độ không tổn hại của những người có nguy cơ “dị bản” trong tình dục. Nên có sự giáo dục nghiêm khắc nhưng khéo léo đối với hành vi phạm tội tình dục để hoàn thành chức năng cân bằng tâm lý tình cảm của cá thể hay của cặp vợ chồng, tránh những gì đáng tiếc xảy ra.

Đối với những người phạm tội tình dục, ngày nay y học có giải pháp “lịch thiệp” và hợp lý hơn là “án tù”. Việc chống hoóc môn đực buộc người ta phải thừa nhận, điều này làm giảm cường độ hoóc môn một cách vừa phải mà không làm thay đổi hướng của xung năng tình dục. Từ đó, bệnh nhân có thể kiểm soát được tốt hơn. Thật vậy, những bệnh nhân thừa hoóc môn thường dấn thân vào sự phô bầy cơ thể trước mọi người, đôi khi là sự cưỡng dâm, loạn luân, một cuộc tấn công được tính trước với sự tái phạm cưỡng bức trẻ em vị thành niên. Xã hội chúng ta phải chịu đựng những xung lực không thể cưỡng lại được, sự đe dọa tống giam kẻ bạo tình cũng không đủ để cảnh báo trước. Biện pháp “chống hoóc môn đực” có tác dụng làm trung lập hóa những hoóc môn nam mà không hề nữ tính hóa nó. Vì thế mà một số tòa án và Thụy Sĩ đã không ngần ngại chấp nhận, khuyến khích việc điều trị bằng biện pháp này để chữa trị chống lại số tội ác tình dục nghiêm trọng. Việc bỏ tù không làm thỏa mãn được tâm trí và ý thức bệnh nhân. Những kết quả chữa trị bằng chống hoóc môn đực được đánh giá cao đối với các bệnh nhân mắc chứng thích phơi bầy cơ thể (để hở các cơ quan sinh dục), chứng “thích trẻ em”, chứng loạn luân, cưỡng dâm hay một sự cưỡng dâm chết chóc. Những vấn đề đặc biệt đặt ra của người đồng tính luyến ái

Số người đồng tính luyến ái đến khám bệnh chỉ chiếm 2% số những người đồng tính (theo Garrone). Tại sao người đồng tính luyến ái lại đến khám? Thường vì những vấn đề y tế như: sự suy nhược gây ra do một sự đổ vỡ tình cảm, một sự bất lực hay một rối loạn ham muốn tình dục, những chứng sợ hãi, những nỗi ám ảnh…

Đôi khi một cậu thiếu niên hay một người đàn ông trẻ đến gặp bác sĩ trình bày nguy cơ đồng tính luyến ái của họ, cuộc gặp gỡ có thể chứng thực những khó khăn tình dục hay những mâu thuẫn với bạn gái. Sự dai dẳng của nỗi ám ảnh đồng tính luyến ái cần thiết tới biện pháp trị liệu tâm thần sâu hơn.

Khi có một sức ép gia đình xảy đến, hay ham muốn tình dục thực sự, người đồng tính luyến ái tới gặp bác sĩ để yêu cầu sự thay đổi trạng thái của anh ta. Bác sĩ hãy thật cẩn thận: Lời đề nghị này mập mờ và chứa đựng những lo âu. Đằng sau cái vẻ tự nguyện bề ngoài, thường ẩn giấu nhu cầu được đối thoại, được hiểu và được chấp nhận. Khi vấn đề là những “dị bản” đồng tính luyến ái, bác sĩ không được phép cho mình chỉ chữa trị trong những tiêu chí của tính tiêu chuẩn, suy đồi hay sức khỏe và bệnh tật. Vị trí của bác sĩ không nên luôn thoải mái chấp nhận yêu cầu của bệnh nhân đưa ra. Định hướng chữa cho người đồng tính luyến ái thường hướng tới phương pháp điều trị luân chuyển. Đó chính là nhận biết đặc biệt không bình thường của sức hút anh ta.

Việc sẵn sàng đón nhận, lắng nghe dư luận xã hội sẽ cho phép anh ta biểu hiện những lo âu, sợ hãi, những mối bận tâm của riêng mình. Những cái đó thường sinh ra bởi sức ép bên ngoài, bác sĩ cần hiểu điều đó để tham vấn cho bệnh nhân.

Một cuộc đối thoại tự do có thể giúp người thiếu niên biểu lộ những xu hướng đồng tính luyến ái mà không cảm thấy mình có tội. Cuộc đối thoại này cho phép người đồng tính luyến ái đối thoại, bàn luận về nỗi sợ hãi của mình đối với phụ nữ, hay về sự nóng nảy thô bạo, nó đẩy anh ta vượt qua những lời dị nghị hoặc điều cấm kỵ của xã hội. Trị liệu tình dục học có thể đem đến sự hiểu biết tốt nhất và những đường hướng, sức mạnh, đưa người có trạng thái đồng tính luyến ái kia nhìn lại mình thông qua nỗi sợ hãi, ám ảnh về việc bị mang nữ tính hay nam tính. Bệnh nhân đồng tính khi quan hệ tình dục khác giới luôn gắn với nỗi sợ hãi khủng khiếp. Cơ quan sinh dục của bạn tình bị coi như đồ vật xấu. Vai trò của cha mẹ vô cùng quan trọng, nhiều cha mẹ ngay từ nhỏ, họ có mối quan hệ tình cảm quá âu yếm nuông chiều với đứa con cùng giới, vô tình họ đã xây dựng cho chúng một tình cảm đồng tính luyến ái.

Cuộc đối thoại trị liệu có thể giúp con người đồng tính luyến ái chấp nhận mình tốt hơn, cảm thấy thỏa mái hơn, bớt đi những biểu lộ tình cảm lo âu, buộc tội, bị hất ra ngoài lề xã hội.

Đừng đòi hỏi gì nhiều ở người bệnh vì trạng thái đồng tính thường đã hằn sâu vào trong nhân cách của anh ta, quá cần thiết cho sự cân bằng với tính tự phụ của bệnh nhân để tự anh ta thực sự muốn loại bỏ nó. Một thái độ quá xâm phạm và quá “trị liệu” hoặc thái độ quá coi thường của bác sĩ, lời yêu cầu của bệnh nhân có nguy cơ làm trầm trọng hơn sự khó ở của người bệnh. Ngày nay những nhà thần kinh học đã khẳng định điều mà Freud đã từng nhấn mạnh: đồng tính luyến ái không phải là một căn bệnh, cũng không phải là một sự đồi bại hay một khuyết tật. Từ năm 1974, sau một cuộc thảo luận dữ dội của các nhà thần kinh học tại Mỹ về đồng tính luyến ái, bệnh này vẫn chưa được xếp vào trong danh sách các chứng bệnh về tình dục.

“Le DSMIII” (cuốn sách về chuẩn đoán và thống kê những rối loạn tâm thần) đã phải đối đầu với sự cần thiết để tìm thấy những cái tên cho các trường hợp đồng tính luyến ái hoặc từ chối xu hướng đồng tính của mình. Sau khi đã hình dung đến việc đưa những chủ đề này trong mục “những rối loạn của việc định hướng giới tính” rồi sau đó đặt tên cho nó dưới thuật ngữ “hômdysphilia”, cuối cùng người ta đã ấn định về dạng: “homosexualité egodystonique” tức là: “Loạn luân đồng giới tự loạn trường lực”.

Vì thế người ta trở lại quan tâm tới việc nhận biết và chấp nhận những thành phần đồng tính (homosexualité – egosyntonique hay homosexualité – ego dystonique) như vậy, trong lần xuất bản mới đây nhất, sách chuẩn đoán và thống kê những rỗi loạn tâm thần “DSMIII” (1987), thuật ngữ ô-mô-xếch-xuy-a-li-tê (tức là loạn dâm đồng tính – homosexualité) được sử dụng cho toàn bộ tác phẩm.

Từ đó người ta chấp nhận rằng người đồng tính luyến ái đang tồn tại và có tình trạng tình dục nên không cần trấn an mình: họ có thể có những cuộc gặp gỡ dài đầy ham muốn nguyên bản đối với bạn tình cùng giới. Vả lại, người đồng tính luyến ái cũng có thể phải chịu đựng cùng những rối loạn tình dục như những người bình thường (đơn tính), như vậy việc trị liệu cho những người đồng tính cũng không khác gì những người đơn tính như Masters đã đưa ra.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.