Giới Tính Theo Cuộc Đời

8. – Phần 46



Thời kỳ sau sinh con

Lúc này, vai trò quan trọng đầu tiên của người tham vấn cho các ông bố phải hiểu: sau khi đẻ là lúc ở
cữ, người phụ nữ có cảm giác như cô bị cắt một phần nào của cơ thể. Khi đứa con trong bụng chui ra chào đời như một điều gì đó quan trọng đã tách khỏi người mẹ. Thời kỳ ở cữ kết thúc một quá trình sinh học được thiết lập.

Các cô gái trẻ ở cữ có cảm giác khác nhau, trong chín tháng các bà mẹ đã làm tròn “ một cuộc thám hiểm” lớn lao hết sức đa dạng. Bà mẹ trẻ không hiểu tại sao khoan khoái đẻ được một đứa con, nhưng có một tình trạng xen lẫn xuất hiện như, luyến tiếc buồn khi nhìn thấy sự suy sút hình hài cơ thể mình.

Tình trạng không vui ấy của các cô ngược lại với suy nghĩ của người chồng. Anh ta khẳng định tác dụng cường tráng và tư cách làm cha của mình thông qua đứa trẻ, đó không phải là tình yêu đột nhiên anh dành cho đứa con mới sinh mà tình cảm yêu thương đó đã bắt đầu kết tinh ngay từ khi vợ có thai.

Sự mất cân bằng nội tiết, sự căng cơ đáy chậu, thỉnh thoảng kéo theo đau đớn phụ ở thời kỳ hậu sinh khó khăn này.

Người tham vấn nên luôn theo sát và giúp vợ chồng trẻ giải quyết các vấn đề. Người này phải như một thầy thuốc, như nhà liệu pháp tâm lý và như một nhà giới tính học, anh ta nên quan tâm nói với người phụ nữ rằng: ham muốn tình dục của cô chỉ yếu đi trong một tuần thôi khi chuẩn bị có sữa, hoóc môn tiết sữa là rất nhiều. Người thầy thuốc cũng phải đưa ra những bài tập rèn luyện các cơ đáy chậu để các bà mẹ trẻ chóng hồi phụ sức khỏe và trở lại nhanh các chức năng giới tính của mình. Tác động của việc sinh đẻ đến quan hệ vợ chồng

Việc sinh một đứa trẻ làm thay đổi cuộc sống lứa đôi nhiều hơn là làm đám cưới. Trở thành bố mẹ, cặp vợ chồng nhìn rõ chính bản thân mình một cách khác nhau vai trò của ông bố, bà mẹ mà họ đảm nhiệm góp phần nhấn mạnh hơn công việc và đặc điểm của nam giới và nữ giới. Nhiều cặp vợ chồng đã nhìn thấy ở đó một phương thức mới của công việc thực hiện, nhưng con đường này đánh dấu sự thỏa mãn ngang bằng với những điều bất hạnh.

Người bố thường có sức quyến rũ đối với đứa con của mình. Cuộc đời này ngày càng biến đổi, nó trở thành trung tâm thế giới của đứa con. Ông bố phải học cách bế con một cách lý thúc, học cách giáo dục, tắm táp, vuốt ve, giao tiếp với con bằng hàng nghìn tiếng líu lo. Và ông ta phải tham gia nuôi nấng, nhận thấy hàng ngày những nét phát triển đặc thù của đứa con mình. Những động tác ân cần, cái nhìn xen lẫn những câu trả lời sinh động và phản xạ bất ngờ của đứa con, giúp con mình làm quen trong tất cả đám đông, dần dà việc chăm sóc con trở thành mối quan tâm với một nhiệm vụ mà ông ta phải làm.

Việc chăm lo cuộc sống vợ chồng và mối quan hệ ba người trong gia đình từ nay càng mạnh mẽ hơn, sự tham gia vào việc nuôi con của các ông bố phải chịu sự ủy quyền hay nói đúng hơn là những thử thách do người vợ giao cho, những quy tắc này thường có nhiều mâu thuẫn giữa cặp vợ chồng.

Khi bắt đầu trở thành những ông bố bà mẹ, việc chăm sóc và quyền lợi của họ đối với đứa con mạnh đến nỗi nhiều khi họ phải rút lui khỏi người bạn đời của mình vì có quá ít thời gian vợ chồng quan tâm đến nhau.

Quan sát – Rodolphe

Rodolphe một nam giới 28 tuổi, là một công chức, anh quá yêu bản thân và ý thức tự mê luôn ám ảnh, anh thiếu sự nhiệt tình của con người bởi anh luôn thỏa mãn về mình. Hai năm đầu sau kết hôn được diễn ra trôi chảy không gặp trắc trở nào, cho đến khi sinh ra một bé gái, nó là nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của cặp vợ chồng.

Rodolphe đột nhiên bắt đầu buộc tội người vợ lơ là đối với con cái: cô ta để mặc cho nó kêu ca lâu đến như vậy? Cô ta để mặc nó ngâm lâu trong cái giường ẩm ướt như thế nào?… Cô ta cũng không hiểu ngôn ngữ mang tính thuyết phục như thế nào? Qua việc xác nhận với đứa trẻ ấy, nó đã không khóc và nói lạ một cách chắc chắn rằng luôn có tình yêu với mẹ của nó. Cuộc sống vợ chồng trở nên một địa ngục đối với cô, cô quyết định cùng đứa con trốn về nhà bố mẹ đẻ. Từ đó Rodolphe kêu lên là cô phản bội.

Người phụ nữ nhận thức được vai trò mới của người làm mẹ cũng như việc giữ gìn lòng ham muốn làm mẹ của mình. Mối quan hệ tình dục và sự âu yếm với người chồng rất mạnh mẽ và cuối cùng cô ta đã có thể mang thai và thực hiện thí nghiệm kỳ diệu của việc sinh con.

Một vài phụ nữ cảm thấy trên cơ thể lúc sinh đẻ một tình cảm thoải mái sảng khoái, nó đặt họ vào trạng thái thứ hai có thể so sánh với cơ thể lúc là con gái. Đó là lý do một vài người sau khi sinh không thừa nhận tình trạng mất cảm giác ở vùng khung chậu mà nó làm mất đi cảm giác ở vùng sinh dục (nghiên cứu của Pierre Velay).

Tình yêu và lòng ham muốn được làm mẹ trẻ, đã thu hút sự chăm lo không ngừng của cô đối với đứa con. Cô ta cố gắng làm mọi việc cho con nhưng con cô không đáp ứng được cố gắng đó. Những ngày con ốm làm cô lo sợ. Sự có mặt và việc giúp đỡ của người chồng là chỗ dựa vững chắc cho các bà mẹ trẻ. Cô biết mình đã mất biết bao ngày nghỉ cuối tuần vì con.

Tất cả những bà mẹ, đặc biệt là những bà mẹ trẻ không có khả năng chịu đựng những thất vọng làm mẹ. Người đàn ông thường không tính hết được sự hy sinh của vợ mà hay nghĩ đó như một điều kiện áp đặt. Ngay từ lúc sinh, đứa trẻ thường độc quyền hóa toàn bộ thời gian và sự chăm lo của mẹ mình, nó cản trở những tham vọng và các quan hệ giữa bố mẹ nó, nhất là làm giảm hoạt động ham muốn tình dục. Khi đó bà mẹ trẻ có thể như người chịu trách nhiệm làm biến dạng cơ thể bà ta. Trong điều kiện như vậy gánh nặng mâu thuẫn có thể ẩn dấu đằng sau sự ân cần của người mẹ.

Sự cần thiết đảm bảo vai trò mới làm cha, làm mẹ bắt nguồn từ tinh thần căng thẳng âm ỉ hoặc vui vẻ của cuộc sống với đứa con. Đứa trẻ cũng có thể tăng thêm sức mạnh của tuổi thơ gắn với cuộc đời của đôi vợ chồng trẻ, tất cả như đem lại những tiền đề mang tính xung đột ở phía trước hoặc tạo ra nhiều cái mới khác.

Quan sát – Charlotte

Charlotte, ngày xưa hoàn toàn đáp ứng với công việc bề ngoài, và cô đã giúp chồng thành đạt trong con đường nghề nghiệp bằng sự chăm sóc ân cần của mình. Đột nhiên, cô ta muốn lập ra một cuộc tiếp xúc khác lạ với chồng con, chồng cô tán thành ý đồ đó và còn giúp cho cô thực hiện. Cô ta đã sửa đổi lại cách cư xử khéo léo âu yếm của mình trước kia, thành các biểu hiện rất vụng về thiếu trìu mến và ôm ấp âu yếm. Mỗi đổi thay trong cách tiếp xúc này thường thiếu tự nhiên và đứa con đáp lại bằng các cơn đau bụng liên tiếp. Nó hay khua tay múa chân kêu khóc to đến nỗi không có cái gì yên tĩnh được cả. Nếu đặt bé lên xe lăn hay đặt lên bụng mẹ thì không có điều gì xảy ra cả. Charlotte biết rằng các thầy thuốc chuẩn đoán căn bệnh của con mình là nó quá được yêu chuộng, đến mức tôn thờ nó. Những hiểu biết trí thức của nguyên nhân này thường không giải quyết được vấn đề mà phải dựa vào thực tế.

Trong quan hệ mẹ con, cái chủ yếu vẫn là sự quý mến tế nhị và kín đáo, nó đặt mẹ con vào trong sự tiếp xúc không tự giác. Đứa trẻ coi mẹ là sự cần thiết yên ổn chứ không mấy khi là sự tham gia có hiệu lực đối với cuộc sống ảo tưởng của nó. Cha mẹ quá chăm chú đến sự thỏa mãn của con cái, quá lo lắng, giành cho nó nhiều may mắn nhất của sự phát triển, và đứa trẻ được sống trong thế giới của cha mẹ nó. Khi bố mẹ nó đưa ra một tình cảm làm nó không an tâm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng làm cha mẹ và ảnh hưởng đến hoàn cảnh vợ chồng.

Không có gì quan trọng hơn đối với đứa trẻ là không khí tin tưởng và an tâm. Tin tưởng không có nghĩa là giáo điều và cứng rắn. Cái mà cha mẹ có thể đem lại quyết định đến sự cân bằng của đứa trẻ, đó là hạnh phúc riêng tư của họ và sự thỏa mãn của họ trong cuộc sống vợ chồng, gia đình.

Bố mẹ có quyền và bắt buộc làm thỏa mãn những nhu cầu của họ với cương vị các cá nhân, nhưng với cương vị cặp vợ chồng, họ không cần hy sinh những ham muốn sinh lý vì chức năng làm cha làm mẹ, vì làm như vậy họ sẽ bị mất cân bằng sinh học nghiêm trọng.

Kinh nghiệm cho thấy: việc sinh một đứa con thường xuyên là nhân tố mất cân bằng. Tác động của đứa trẻ đến cuộc sống tình dục và sự âu yếm trìu mến giữa cha mẹ giữ nhiều nhân tố tự nhiên sinh học, cá nhân, và văn hóa xã hội.

Quan sát – Jocelyne

Jocelyne, một người mẹ trẻ 23 tuổi đã bị kiệt sức từ khi sinh. Trách nhiệm làm mẹ thuộc phận sự của cô, và cô không chắc chắn làm tròn trách nhiệm đó. Cho dù cô ta bận tâm cả ngày lẫn đêm. Trọng lượng văn hoá, tư cách làm mẹ được cân trên trái tim và tinh thần cô, hơn nữa bà mẹ chồng luôn đon đả xung quanh cô để chú ý hơn tới những cố gắng của cô. Trong điều kiện đó, ham muốn tình dục của cô đã bị mất bởi nỗi lo sợ quá đáng. Chồng cô phàn nàn: “Cô ấy không giống trước đây. Cô ta đã ngừng cảm giác giới tính, không còn chấp nhận một cái vuốt ve nào của tôi cả”. Jocelyne phản kháng lại “anh ta không hiểu tôi, tôi rất lo sợ và đã kiệt sức”.

Thời kỳ quá độ này được đánh dấu bằng sự sinh một đứa trẻ. Đây là giai đoạn khó khăn của công việc giao tiếp và quá trình này giúp cặp vợ chồng trưởng thành hơn. Mặc dù người ta đưa ra một tỷ lệ li dị đặc biệt cao vào lúc này. 2/3 cặp vợ chồng qua giai đoạn này không gặp trắc trở khó khăn gì. Phần lớn các cặp li dị là các cặp vợ chồng trẻ nhất, bởi họ còn quá non nớt khi làm cha, làm mẹ


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.